Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Hàng chục tấn thủy sản trong đầm của ông Đoàn Văn Vươn "bốc hơi"


Chiều 26.1, PV Thanh Niên đã về khu đầm bị cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng. Trên nền nhà từng bị san phẳng mới dựng lên một túp lều bạt tuềnh toàng, đó là nơi bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý) ở.
 
Túp lều 5 chị em nhà bà Hiền dựng lên từ hôm mùng 1 tết ngay trên nền căn nhà hai tầng đã bị đập - Ảnh: Lê Quân
Trong căn lều chỉ có một tấm chăn, một bát hương, không có người. Qua điện thoại, bà Hiền cho biết bà đang ở Hà Nội tìm đường kêu cứu cho chồng. “Mãi hôm 29 tết, những người của xã rút đi, đến sáng mùng 1, chúng em xuống lại khu đầm để dựng tạm căn lều bạt, em và chị Thương ở đó từ mùng 1 tết”.
Đáng chú ý, theo bà Hiền, toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống đã bị đánh bắt hết. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỉ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối.
“Khi em về thì người ta đã đánh bắt gần hết, trong đầm bây giờ em không thấy tăm cá, cua nào ngoi lên. Chính những người từng mua cua, cá nhà em những năm trước đã đến đây mua của họ”, bà Hiền nói.
Chúng tôi hỏi “họ” là ai, bà Hiền cho biết, đó là người nhà gia đình T.K, một chủ đầm gần đó. “Chính nhà này đã cho người xuống tiếp quản đầm nhà em ngay sau khi anh Vươn bị bắt”, bà Hiền nói.
Trong khi đó, ông H., một chủ đầm ngay cạnh đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn cũng xác nhận: “Sáng hôm 6.1 (vụ cưỡng chế xảy ra sáng 5.1), tôi tỉnh dậy thì thấy đầm nhà anh Vươn đã bị tháo nước, hôm sau thì thấy nhiều người bắt cá, tôm. Có hôm tôi thấy 3 người dùng kích điện để bắt cá ở khu đầm này”.
Hôm 20.1 đoàn giám sát của Ủy ban T.Ư Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xuống làm việc tại H.Tiên Lãng để tìm hiểu vụ việc cưỡng chế đầm của ông Vươn. Trong cuộc làm việc với cơ quan đoàn thể, chính quyền, MTTQ TP.Hải Phòng, H.Tiên Lãng, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Công Nguyên lưu ý: Căn nhà của ông Vươn, ông Quý đã bị san phẳng, vợ con hai ông này không có nơi ở, MTTQ huyện cần quan tâm, thăm hỏi gia đình những người này. Đại diện MTTQ TP.Hải Phòng khẳng định sẽ không để gia đình nào không có tết, MTTQ TP giao cho MTTQ H.Tiên Lãng quan tâm tới hai hộ này. Tuy nhiên, bà Hiền cho biết, mấy ngày tết vừa qua, bà chỉ nhận được sự hỏi thăm, giúp đỡ từ bà con nhân dân ở trong và ngoài Hải Phòng chứ không hề có cơ quan đoàn thể hay cán bộ MTTQ của xã, huyện hay TP đến thăm hỏi.
Đông Bắc - Hải Đăng

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Mời các bạn đọc lại bài thơ này.


Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi 
Việt Phương (1969)


Năm xưa ta nói rất nhiều “cực kỳ” và “hết sức”
Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực
Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình.
Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường.
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
 
Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao
Một phần tư thế kỷ đã qua đi và có lẽ bây giờ ta đã biết
Thế nào là yêu thương thế nào là chém giết
Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh:
“Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao”
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn.
Ta đã gặp những điều không hề chờ gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
Những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta
Ta suy nghĩ 8000 đêm đánh giặc
Nghiền tâm tư cùng những hạt ngô bung
Giữa đạn bom ta lọc ra hạnh phúc
Tim dần trong sáng mãi đến vô cùng
Ta đã sống những phút giờ sự thật
Tầm dân tộc ta và kích tấc loài người
Bừng vẻ đẹp chắc và bền của đất
Thung lũng đau xưa vàng rực những mùa vui...
Ta hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai
Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa
Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người
Phía trước đằng sau bên ngoài và chính giữa
Như Quảng Bình, Vĩnh Linh càng yêu trong khói lửa
Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười
Mở đài địch như mở toang cánh cửa
Nghe nó chửi mà tin ở ngày mai
Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở
Cuộc đời thân như hơi thở ta ơi
Ta vui lắm những niềm vui cởi mở
Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi...

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Tôi không tin – Thư ngỏ gửi Tiến sỹ Nguyễn xuân Diện


Nghe đồn rằng vì sao đó nên thằng cha Thoại dưới Hải phòng bị kỷ luật cảnh cáo. Cùng lúc có vài cán bộ huyện xã cũng bị kỷ luật.
Các cán bộ khác thì tôi không nói đến ở đây nhưng trường hợp của cha Thoại thì tôi không tin khi Tiến sỹ gán ghép vụ kỷ luật nến có này vào vụ Tiên lãng.
Thưa tiến sỹ. Để kỷ luật phó chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương phải qua rất nhiều khâu chuẩn bị rất phức tạp. Đầu tiên phải họp chi bộ để cá nhân mắc lỗi đọc tự kiểm điểm. Rồi góp ý… rồi biểu quyết … rồi gửi lên cấp trên. Cấp trên họp đủ thành phần … lật đi lật lại vụ việc. . Rồi góp ý… rồi biểu quyết … Rồi ý kiến của UB kiểm tra … Rồi ý kiến của ban tổ chức … Rồi xin chỉ đạo của cấp trên. …
Nhưng nếu có đủ thời gian để trải qua bấy nhiêu khâu thủ tục thì việc kỷ luật thằng cha này nếu có xảy ra thì chỉ có thể vì việc khác. Bởi khi phát biểu Hà nội trong giao ban báo chí, Thoại đã trả lời rõ rằng rằng “các cuộc cưỡng chế thường có QUÂN – DÂN – CHÍNH – ĐẢNG cùng tham gia. Điều này thì tôi tin, bởi vì chỉ có đảng mới chỉ đạo được việc huy động BỘ ĐỘI chĩa súng vào đâu. Hải phòng đi đầu trong phong trào huy động bộ đội tham gia tỏ tình quân dân kiểu như vậy. Nhìn trang bị của các anh bộ đội Hải phòng đứng trong đội hình cưỡng chế mà rầu lòng ( cựu chiến binh đánh Pháp -  đánh Mỹ - đánh Tàu như chúng tôi nhìn các anh mà ước: giá ngày xưa với trang bị và lực lượng như thế bọn tôi đủ sức đánh tan hàng sư đoàn giặc ). 
Khi mà vụ cưỡng chế này có cả sự chỉ đạo của bí thư thành ủy thì sự VÔ LIÊM SỶ ( như cách nói của tướng Huỳnh Đắc Hương ) không dừng lại ở Thọai nên tại sao lại kỷ luật Thoại mà không kỷ luật người ra lệnh. Tại sao các vị đại biểu của dân trong các Hội đồng nhân dân không lên tiếng. Các vị đại biểu quốc hội của Hải phòng đâu rồi. Tôi thiết nghĩ đây là lúc các vị hành động vì lá phiếu đã nhận của dân Hải phòng chứ.
Nên với những lý lẽ như vậy, tôi muốn nói với Tiến sỹ là tôi không tin những gì tiến sỹ đưa về chuyện kỷ luật ở Hải phòng. Tiến sỹ đã vội tin và vội loan tin … vịt làm chúng tôi lầm tưởng ở Hải phòng cán bộ đau xót cho dân lắm. Họ đang lừa chúng tôi, kéo dài thời gian để tìm cách che chắn, bảo vệ nhau. Đài truyền hình Hải phòng đưa tin nhận tội của Anh Vươn khác gì chuyện ông Nguyên Ngọc với đài Hà nội. Cha Thoại nói hai ngày sau sẽ trả lời chính thức có thấy đâu. Nghe đồn có thể Vươn được tại ngoại ăn tết thấy đâu.
Tôi không tin là tiến sỹ cố tình “ phun nước “ để làm nguội dư luận giúp chính quyền Hải phòng. Và tôi tuyệt đối không tin ở Hải phòng các cấp chính quyền đang nỗ lực tìm ra kẻ đã gây ra sự việc động đất trời này.
Đôi lời chia sẻ. Mong tiến sỹ thứ lỗi cho những lời này vì nó là chân tình, nếu có sai sót  thì chỉ là do sự chưa cẩn thận của tôi.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Đây là cách gia đình ông Vươn bảo vệ chế độ.


Em dâu ông Đoàn Văn Vươn, bà Phạm Thị Hiền nói với BBC rằng bà "không ân hận" về những gì xảy ra và gia đình bà "chấp nhận mất" để xã hội được.
Bà Hiền nói bà không coi vụ cưỡng chế đất đai hôm 5/1 là thi hành công vụ mà là "cướp" và gia đình bà chỉ "tự vệ quá giới hạn".
Bà nói với Nguyễn Hùng hôm 20/1: "Gia đình em chấp nhận mất để xã hội được. Có nghĩa là thứ nhất là về Đảng của Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ loại bỏ được những u nhọt đứng trong hàng ngũ của Đảng.
"Thứ hai là nếu nhà em không chịu mất, không chấp nhận hy sinh thì tất cả bà con trên cả nước này, những người dân thấp cổ bé họng mà đang bị áp bức như nhà em không có chỗ nào để kêu cứu.
"Và cái được thứ ba nữa là các hộ nuôi trồng thủy sản của Tiên Lãng, họ sẽ được rất nhiều vì họ sẽ không bị chịu cái cảnh như gia đình em nữa.
"Thế nhưng mà em thấy là gia đình em sai ở một chỗ là mình đã làm quá một chút.
"Nhưng mà em chỉ nghĩ là mình tự vệ quá giới hạn thôi chứ em không cho rằng gia đình em đã chống những người thi hành công vụ bởi vì em nghĩ rằng đấy không phải là người thi hành công vụ, bọn em cho rằng đấy là cướp chứ không phải thi hành công vụ."
Về phía chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Tiên Lãng đã lên tiếng bảo vệ hành động của quan chức huyện và nói rằng cần thu hồi đất của gia đình ông Vươn để "đảm bảo công bằng", theo VnExpress.
Trong khi đó Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người mới có chuyến thăm và tặng quà gia đình ông Vươn và sáu công an, bộ đội bị thương, rằng ông đã nhận được 278 triệu đồng quyên góp để giúp đỡ ông Vươn và gia đình

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Những thằng đang phá hoại đảng


Theo VTC. Vụ nổ súng ở Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội
20/01/2012 00:05
Phát ngôn của ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng về việc nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị san phẳng là “do nhân dân bất bình nên vào phá” lập tức tạo sự bất bình trong dư luận xã hội.
Tại cuộc họp cuộc họp giao ban báo chí sáng 17/1, ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định việc ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn (ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) bị phá là do nhân dân bất bình với việc làm của ông Vươn chứ không phải do lực lượng cưỡng chế làm.

Phát biểu này của ông Thoại hoàn toàn trái ngược với những gì mà Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã nói trước đó vào ngày 12/1: Việc lực lượng chức năng phá nhà ông Vươn là do các đối tượng cố thủ trong đó.

Nói về ý kiến của ông Thoại, đại tướng Lê Đức Anh nhấn mạnh: “Bảo dân làm việc đó là không có. Dân đâu có quyền, mà dân không bao giờ làm được”.
Sáng 18/1, PV đã có mặt tại khu vực xảy ra vụ việc trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để nghe phản ánh của người dân. Bà Nguyễn Thị Hiếu ở xóm Kỳ bức xúc kể lại: "Ngay chiều 5/1, công an và một số lực lượng khác tiến hành đốt lều của nhà ông Vươn, khói ngập khu đầm. Hôm sau, họ lại đưa máy cẩu ra phá hủy toàn bộ khu nhà, công an cũng có mặt ở đó. Các ông ấy nói thế oan cho dân chúng tôi quá".
Anh Nguyễn Bách Khải ở xóm Chùa Dưới bày tỏ: "Hôm đó, chúng tôi ra đê xem còn bị công an ngăn cấm, hỏi sao dân xuống được khu vực trang trại của ông Vươn. Nói dân phá nhà ông Vươn là nói nhắng. Các ông ấy nói thế là các ông ấy làm giảm lòng tin của dân vào chính quyền".
Rất nhiều người dân khác khi tiếp xúc với phóng viên cũng bày tỏ nỗi bức xúc trước sự đổ tội của chính quyền cho họ. "Chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến dân để làm đơn phản ứng việc này. Không thể để thế được. Đừng vừa làm sai, vừa la làng" - một người dân nói.
 Theo VTC
Tất Thành nói :
Những thằng đang phá hoại đảng
Ối trời cao đất dày ơi. Ối đảng và chính phủ ơi. Dân chúng tôi hằng tưởng rằng chính quyền là “của mình – do mình – vì mình”. Chúng tôi hằng tưởng rằng chúng tôi đã có những đảng viên – đầy tớ tận tâm lo cho cuộc sống của mình. Chúng tôi hằng tưởng rằng mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn là có đảng. Thế mà trên đất nước ta, cách thủ đô chỉ trăm cây số. Quan chức đại diện cho đảng kéo hội đồng quyết đập cho chết thằng dân. Vác mặt lên nói điêu toa. Sáu cán bộ chiến sỹ QĐ và CA bị thương nguyên nhân đã rõ. Vậy mà PCT thành phố trực thuộc TƯ lẻo mép đổ vấy cho dân. Chính quyền Hải phòng mù, điếc à mà cho một người tên Thoại nói nhăng. Ba ngày rồi sau phát ngôn đó không có động tĩnh gì. Các vị cấp trên của Thoại có phải đang tìm cách chống đỡ cho Thoại như Thoại đang chống đỡ cho Hiền.
Kính thưa đảng và chính phủ. Lòng tin của chúng tôi còn chút nào thì ở đây đang bị chà đạp.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Những thằng đang phá hoại đảng ( 2 )

Ngày trước, đảng viên luôn là tấm gương chiến đấu, hy sinh vì dân. Trong những lúc gian nan, hiểm nghèo nhất thì tiếng hô: các đồng chí đảng viên, đoàn viên hãy tiến lên hàng đầu. Đáp lại lời kêu gọi đó là các anh và sau các anh bao giờ cũng có dân làm nên sức mạnh. Dân tin nên dân nghe theo, bảo vệ. Kể cả phải đổi cả mạng sống của mình và gia đình để bảo vệ cán bộ, bảo vệ đảng. “Con chim vành khuyên” và một điển hình.
Ngày nay, đôi lúc nghĩ đến chuyện xưa mà bực mình. Bực vì những thằng đỏ vỏ xanh lòng mà chết nỗi chúng nó lại là số đông, thường xuyên xuất hiện trên mặt báo chí và các phương tiện truyền thông. Nhưng trên cả cái nỗi bực bội đó lại là sự thất vọng, vì không phải ai khác mà thất vọng vì đảng đang dung dưỡng, bao che cho lũ dòi bọ đó tồn tại. Rồi trong cái sự tồn tại đó, chúng nó nhân danh đảng để đục ruỗng lòng tin của dân dành cho đảng.
Thu vén cá nhân, tham nhũng, hủ hóa, bao nhiêu tội lỗi nếu không có quyền thì không bao giờ phạm phải. Mà một việc đơn giản nhất, nhanh nhất để dân biết, dân tạm yên lòng là đưa ngay những người có lỗi đó rời khỏi vị trí công tác ( đình chỉ công tác ). Sau khi xem xét có kết luận rõ ràng thì phục chức cũng được – có sao đâu. Nhưng không những đảng không làm mà còn cố ra sức bao che.
Tồn tại một cách dai dẳng trong dân quan niệm: muốn dành nhiều quyền lợi thì phải giữ vị trí lãnh đạo. Từ câu: mỗi người làm việc bằng hai… của những năm xưa đã thể hiện điều đó. Rồi nay, ủy viên kiểm tra thành ủy đánh cờ bạc tỷ - ta hình dung lương kỹ sư 40 triệu một năm thì phải bao nhiêu năm mới đủ tiền cho thua một ván. Kiểm lâm thực ra là lâm tặc. Hủ hóa là thẩm phán. Mua dâm và môi giới thì điển hình là Hà giang. Nói theo kiểu Ngu ngơ là: Hu hu đừng nói nữa.
Diễn giải dài thực ra chỉ muốn nói là chưa có người nói và làm như cố TBT Nguyễn văn Linh để cho tôi tin, chưa có gương mẫu như Nguyễn lương Bằng để tôi tin. Mất mát gì cũng không đáng sợ, nhưng tôi sợ nhất là mất lòng tin. Không tin gì là mất nấy. Theo kiểu nói của ông Phạm Tuyên thì tôi sắp rơi vào tối tăm.
Có người lại sợ thứ khác. Sợ ăn nhiều thịt, sợ xe cháy nổ. Lớn lao hơn như ông Nguyễn sinh Hùng sợ kỷ luật cán bộ thì không còn người làm việc. Lật lại câu này để hiểu theo cách khác thì: Ô phải đuổi hết à. Thế thì nguy thật. Nguy vì không ai không có lỗi à nên cứ phải bám lấy nhau, dựa vào nhau mà sống. Nếu vậy thì thằng Lê văn Hiền – Tiên lãng sắp lên chức chủ tịch Hải phòng rồi khi mà nó sẽ cưỡng chế hàng loạt đầm hồ, sắp phá hàng loạt nhà dân. Đảng im cho nó làm, đảng đổ tội cho nó sau. Còn lúc này tôi đang nản lòng vì mong mỏi chờ một tiếng nói của ý đảng khi lòng dân đã rõ.
( còn tiếp )

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

NHỮNG THẰNG ĐANG PHÁ HOẠI ĐẢNG


Tôi suy nghĩ rất nhiều về những luận bàn xoay quanh mệnh đề SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG. Thời gian qua, có nhiều chuyện xảy ra buộc ta phải ngẫm nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân – nhất là những người quan tâm đến sự tồn vong của đảng.
Tôi được biết rằng tháng 6 năm 1930. Chi bộ đảng Chi nê – Thanh quả được họ thành lập tại nhà nhà thờ họ Phan ở Thanh chi ( Thanh chương Nghệ an ) với hơn 20 đảng viên. Ba tháng sau ( ngày 12 – 9 – 1930 ) tiếng trống Xô viết đã gióng lên, nhân dân đã cướp  huyện đường Thanh chương. Tri huyện phải đền tôi. Sức mạnh của đảng được dân nhân lên thành vô địch. Bọn cường hào ác bá phải đền tội trước nhân dân.

Nhưng ngày 27 – 6 – 1997 nhân dân mấy chục xã – khoảng hơn 2000 người  đem theo các khẩu hiệu như: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” cùng các khẩu hiệu như "Ðả đảo bọn tham nhũng!" bao vây các cơ quan công quyền ở Thái bình.
 '' Song rất tiếc là cuối cùng, do chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”

Báo cáo đã được công bố của Viện Xã hội học ở Hà Nội ngay trong năm 1997 cũng tổng kết mấy nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo động là:
Sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức; Cơ chế quản lý có vấn đề trầm trọng tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền, đối lập quyền lợi cán bộ với dân, các giải pháp quản lý can thiệp, xử lý biến cố bất hợp lý; Vi phạm dân chủ tại nông thôn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng và kéo dài.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự cuộc họp đã nói với các đại biểu, đại ý rằng Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên... nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu.
 
Đây có phải là do bọn cường hào ác bá mới không. Dân không chống đảng mà khi chống lại bọn chui vào đảng để phá đảng, hại dân chính là dân đang bảo vệ đảng. Đảng không tin dân, không bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân, không dựa vào dân mà cứ dựa vào mấy thằng đang giết dân, phá đảng đó thì dân làm sao sống nổi. Đừng đổ hết cho các thế lực thù địch bên ngoài, tiên trách kỷ hậu trách nhân cơ mà.
Hơn thế nữa. Việc bao che, kéo bè cánh, gian dối với đảng, bằng mọi cách chui sâu leo cao như gia đình ông chủ tịch huyện Tiên lãng Lê văn Hiền. Được tiếp tay bởi chính trưởng ban tổ chức thành ủy Hải phòng: Đưa ông Hiền là con rể của kẻ thù vào cấp ủy. Giữ nhiều trọng trách và lòi bộ mặt khốn nạn khi gây ra vụ Đoàn văn Vươn. Đây có phải hại dân, hại nước và phản đảng không. Có âm mưu nào của kẻ thù không. Chính sự bao che của cấp trên quá rõ nên thằng Hiền đó tỏ ra coi thường tất cả.
 Kính thưa các vị lãnh đạo cấp cao nhất.
Tôi không dám nói các vị nên thế này, nên thế kia. Tôi chỉ nói lên suy nghĩ của mình rằng: Những thằng chủ tịch huyện như thế này, những thằng thẩm phán ôm vợ người, những thằng cấp ủy đánh cờ bạc tỷ - nhiều lắm, không kể xiết vẫn nhơn nhơn ra mặt như vậy thì làm sao các vị nói mạnh được. Thần thiêng bởi bộ hạ, nhưng với bộ hạ thế này thì các ông có cảm thấy uất nghẹn không. Chúng nó đang đẩy đảng đến suy yếu, đến kiệt quệ đấy.
Kính thưa các ông, đây là lời khẩn cầu : DÂN CHÚNG TÔI KHÔNG CÓ NHỮNG THẰNG ĐẦY TỚ NHƯ THẾ.  



Tin nóng các bạn ơi

Các bạn ơi. Facebook của tôi không thể vào được. Tôi thông báo đến các bạn: Ai muốn sở hữu một quyển KỶ YẾU HOÀNG SA thì nhắn cho tôi. Tôi có thể giúp các bạn mua sách nhanh nhất. Giá bìa 215.000+phí vận chuyển 35.000=250.000 tại Hà nội. Chỉ có 1000 quyển thôi. Mại dô mại dô.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Chút suy nghĩ qua vụ Tiên lãng


Vụ Tiên lãng – nói vắn tắt như vậy nhưng tôi tin rằng ai cũng hiểu tôi đang định nói về việc gì – có rất nhiều cách gọi tên của nó như trên các mặt báo mấy ngày qua. Mọi phân tích, tìm tòi chỉ ra những khiếm khuyết của vụ này tưởng như gần cạn đến đáy ( kể cả bữa thịt chó của lũ đốn mạt sau khi lừa ông Vươn ). Nhưng tôi thấy không thỏa đáng và chưa đầy đủ vì bao nhiêu tội lỗi cứ đè anh em 2 thằng chủ tịch ( xã và huyện ) ra mà chửi. Bọ Lập sức cùng lực kiệt còn “ địt mẹ “ nữa thì biết đấy.
Huy động hàng trăm công an và bộ đội … mà không ai hỏi lại một câu ư ??? Chưa bắt được chồng thì lôi vợ con người ta ra đánh đập để gây sức ép ư ??? Tôi chỉ nhìn thấy một sự đểu cáng, khốn nạn của cái bọn cầm quyền sở tại đã gây ra vụ này. Tôi nhớ Martin Luther King nói ""Điều làm tôi kinh hãi không phải là sự đàn áp của kẻ ác, mà là sự thờ ơ của kẻ thiện"
Một ông Trương Tấn Sang hô hào diệt sâu bọ hình như không ai hưởng ứng. Một ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi “ vì sự sống còn của đảng “ hình như không si nhê gì.
Ngay ở Hoài đức – Hà nội – hai gia đình liệt sỹ bị chủ tịch huyện xử lý  Chúng tôi vừa nhận được lời kêu cứu, cùng 02 video clip và rất nhiều hình ảnh của hai gia đình liệt sĩ ở khu Cổ Bồng, xã Di Trạch huyện Hoài Đức, TP Hà Nội tố cáo Chủ tịch huyện Hoài Đức Vương Duy Hướng chỉ đạo phá nhà cướp đất của họ, đẩy hai gia đình này phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2010 đến nay. Xin đăng tải lên đây để chư vị được biết ( xem blog Nguyễn xuân Diện )
Thưa các ông. Sự tồn vong của đảng là đây chứ đâu mà phải đi tìm. Đảng chỉ là thiểu số trong dân nhưng nắm quyền lực tối thượng. Đảng xem quyền lợi của đảng và quyền lợi của dân như thế nào. Có lần phải làm việc với cơ quan an ninh tôi nói với các anh ấy ( đại ý ) : các anh đừng đổ tội cho ai và tìm lực lượng nào phá đảng. Đảng ta vĩ đại lắm. Đảng đại diện cho Dân nên dân không phá đảng đâu. Chỉ có đảng tự tha hóa và có thể dẫn đến sụp đổ thôi. Nghĩ đến chuyện có thể tan vỡ như những sự tha hóa khác mà tôi rùng mình vì không muốn điều đó xẩy ra. Nhưng khi một ông Nông Đức Mạnh ( thượng ) làm những việc xôn xao dư luận thì rồi dưới … tắc loạn thôi.
 Tôi không muốn liệt kê ra đây những thằng đểu giả, chui vào đảng, có chức có quyền rồi làm xấu đảng, vì nó đầy rẫy ra đấy và ai cũng biết rồi mà tôi muốn nói đến sự bao che cho nhau trong đảng. Bảo vệ đảng là phải tận diệt những kẻ đó chứ không phải che chắn cho nó. Nếu đảng viên những năm chống giặc mà tha hóa như ngày nay thì ai đánh giặc. Có lòng tin đảng của dân thì 5 nghìn đảng viên cũng làm nên CMT8. Mất lòng tin thì 5 triệu đảng viên cũng không làm nổi điều gì cho dân đâu. Vì chở thuyền là dân - lật thuyền cũng là dân ( Nguyễn Trãi )
Viết thì dài, toàn việc sờ sờ ra đấy, chỉ muốn chép lại hai câu thơ của Tố Hữu:    
                                          Gió hôm nay là bão nổi ngày mai
                                       Trời chớp giật tất đến ngày sét đánh
để thêm một lời nhắn gửi tới đảng là : đảng ơi – mau sửa mình kẻo hối không kịp.

Đứa mô dạy mi

- Thằng mô dạy mi?
Câu hỏi này, là lời lên án mạnh nhất đối với sự hỗn xược vô sỉ của một người có đi học.
Phạm lỗi nhẹ, chỉ bị cật vấn “Con cái nhà ai?”, “Ăn chi ngu rứa?” hay “Ai bày mà ác rứa?” “Ai xui mi, ai thuê mi?”. Nặng hơn thì “Đồ mất dạy!”, “Đồ vô học”, “Vô giáo dục”...
Nghĩa là, các ông thầy và nền giáo dục đang gần như vô can trong sự sai trái. Thậm chí, sai trái xảy ra, là do chưa được dạy dỗ chu đáo. Người đặt câu hỏi, đang vì nể các thầy và nền giáo dục.
Nhưng khi đã hỏi “Thằng mô dạy mi!” thì sự thể khác hẳn. Người hỏi không thèm chấp đứa gây tội nữa, mà định danh ngay thủ phạm chính là kẻ đã dạy nó. Kẻ dạy nên cái ác đó, không là “thầy” nữa, mà chỉ là “thằng”.
Nếu kẻ thủ ác còn liêm sỉ, khi thầy dạy mình bị sỉ nhục, hắn phải hổ thẹn mà phục thiện.
Hỏi: “Thằng mô dạy mi!”, thì cả “mi” lẫn “thằng dạy mi” đều là tội phạm, không ai còn băn khoăn. Hỏi cũng chính là trả lời !
Câu hỏi cũng là sự lên án tối thượng. Người buông câu hỏi, đã hết sức phẫn nộ trước cái ác xảy ra.
“Thằng đi dạy” còn tệ hại hơn “Thằng ăn cắp, thằng ăn cướp”. “Thằng đi dạy” là chính danh nguồn gốc của cái ác. Nguồn ác, có thể từ “một thằng”, “nhiều thằng” hoặc “rất nhiều thằng”.
Dù vậy, tiếng “thằng dạy mi” không phải dành cho tất cả các ông thầy của đứa trò hư. Mà nó chỉ dành cho “thằng” nào đã dạy thói hư đốn, và “thằng” đã dung túng, tiếp tay cho thói hư đốn mà thôi.
“Mi” cũng không dành để gọi học trò, “thằng dạy” cũng không dành để chỉ những ai đứng trên bục giảng.
Người hiền lành, khi nóng giận tất cũng sai lầm, nhưng họ luôn biết hướng thiện. Họ luôn giữ thể diện cho bản thân, giữ thể diện cho cha mẹ và thầy giáo của họ. Chó dữ nhà họ nuôi, cắn phải người khác, họ cũng biết xót thương và nhận lỗi.
Người dạy học chân chính, sợ nhất là học trò của mình phải nhận lấy câu hỏi “thằng mô dạy mi?”.
Chính vì vậy, các thầy giáo, không mấy khi dùng câu tàn độc đó để hỏi.
Nhưng có những khi, đó là câu hỏi không thể thay thế.
Nếu như các thầy giáo nhìn cảnh một con người được học hành lại có hành vi tội ác một cách vô lý, vô đạo đức với đồng loại thì họ sẽ băn khoăn điều gì, sẽ hỏi kẻ đó câu gì? Riêng tôi, tôi sẽ hỏi:
- Có vẻ có học, nhưng mi đã được thầy nào tử tế dạy hay chưa? Nhà trường mô lại đào tạo nên những kẻ bất lương như mi ?
- Răng mà mi ác rứa, “Thằng mô dạy mi?, thằng mô dạy mi!”
Có lẽ đó là câu hỏi đau đớn và xót xa nhất đối với các nhà giáo chân chính bất luận là ở đâu, lúc nào dẫu vẫn biết rằng đây là hậu quả không chỉ là do nền giáo dục gây nên!

 Của Trần Đình Trợ ( Tôi đăng lại vì  vụ học sinh nhảy lầu tự tử ở Thái bình )

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Nổ tại nhà giám đốc Công an Thái Nguyên


TTO - Khoảng 2g sáng 7-1, nhà riêng đại tá Nguyễn Như Tuấn, giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, tại 191 Lương Ngọc Quyến, TP Thái Nguyên đã bị phá tan hoang khu vực tầng 1 sau một tiếng nổ lớn.
Rất may mắn toàn bộ người nhà ông Tuấn và hàng xóm không ai bị thương.
Thông tin ban đầu cho biết khi toàn bộ người dân khu phố đang ngủ yên thì một tiếng nổ lớn rung chuyển cả khu vực phát ra từ nhà ông Tuấn. Người dân bừng tỉnh chạy ra thì chỉ thấy bụi mù mịt cả một đoạn đường.
Căn nhà của ông Tuấn bị tàn phá hoàn toàn phần phía trước của tầng 1, cửa trước sập hoàn toàn, tường nứt nẻ, bong tróc sơn vữa. Toàn bộ cửa kính của căn nhà này cùng hàng chục nhà dân xung quanh, bên kia đường (thuộc địa giới hai phường Hoàng Văn Thụ và Quang Trung, TP Thái Nguyên) trong bán kính khoảng 50m đều vỡ tan. Các biển quảng cáo đổ sập, cửa sắt cong, móp. Cửa hàng máy tính bên cạnh nhà ông Tuấn cũng bị thổi bay cửa cuốn, hàng phở liền kề cũng bị sập cửa.
Chỉ trong vài phút sau khi xảy ra sự việc, hàng chục ôtô với hàng trăm cảnh sát thuộc nhiều đơn vị, từ cảnh sát hình sự đến cảnh sát cơ động, cơ quan điều tra, kỹ thuật hình sự... đều được điều đến hiện trường. Thông tin ban đầu cho biết nhiều khả năng đây là một vụ ốp mìn trả thù cá nhân.
Đại tá Nguyễn Như Tuấn được bổ nhiệm làm giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên được vài tháng, vốn là người mạnh tay với việc trấn áp các loại tội phạm về trật tự xã hội và các băng, ổ nhóm tội phạm.
Sáng nay, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên đã từ chối trả lời về vụ việc này.
MINH QUANG

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Nguyên Tổng Bí thư và những trăn trở chỉnh đốn Đảng


Trong quá trình xây dựng Đảng ta, Hồ Chủ tịch từng nhắc phải luôn luôn chú ý hai vấn đề phải đề phòng:
Thứ nhất là sai lầm về đường lối. Do quan liêu tự mãn xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn.
Thứ hai nội bộ Đảng suy thoái biến chất. Thoái hóa biến chất là thoái hóa bản chất giai cấp công nhân của Đảng, suy giảm lòng yêu nước thương dân, suy giảm tinh thần phục vụ nhân dân, niềm tin vào giai cấp công nhân, suy giảm tinh thần xã hội chủ nghĩa, lý tưởng cách mạng. 
Những tồn tại trong Đảng ta hiện nay tuy đã có đấu tranh song đạt kết quả thấp, những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa vẫn kéo dài, niềm tin trong Đảng, trong dân đang bị ảnh hưởng, uy tín của một số đảng viên cộng sản bị giảm sút. Những nguyên tắc cơ bản của Đảng về tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình chấp hành chưa thật nghiêm và còn hình thức.
Quan hệ giữa Đảng, giữa Nhà nước với dân có những biểu hiện chưa thực hết lòng vì dân phục vụ. Chưa thực bảo vệ tính chất dân chủ, bảo vệ và giải quyết nguyện vọng chính đáng của dân, khiến lòng dân không yên.
Trong khi đó thì ta vẫn chủ quan chưa thấy sâu sắc sự giảm sút lòng tin của không ít người dân đối với Đảng, với Nhà nước, với những cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu về đạo đức, thiếu tầm cao về trí tuệ.
Phải thực sự phát huy dân chủ trong Đảng thì mới phát huy được dân chủ ngoài xã hội, thực hành dân chủ ngoài xã hội tốt cũng là nhân tố quan trọng để thực hành dân chủ trong Đảng. Vì vậy, phải đảm bảo quyền dân chủ của dân (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra), phải có những quy định cụ thể, thông báo rõ ràng, công khai và thực hiện một cách nghiêm túc.
Khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, xóa bỏ giáo điều xơ cứng, tạo ra trong Đảng, trong dân một không khí dân chủ, cởi mở, thoải mái mà vẫn giữ vững được nguyên tắc, kỷ cương.
Loại bỏ nạn "mua lòng nhau để kiếm phiếu"
Đảng phải đổi mới trong công tác cán bộ, từ việc bố trí, sắp xếp, đề bạt, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo ở Trung ương, các đoàn thể cho đến các địa phương.
Cán bộ Đảng, cán bộ nhà nước các cấp là cán bộ của nhân dân, cho nên phải thực hành dân chủ rộng rãi trong việc tham khảo ý kiến nhân dân, đánh giá, giới thiệu, đề cử, ứng cử, kiểm tra, thảo luận và bầu cử từ đại hội chi bộ lên đến Đại hội Đảng toàn quốc.
Nhất thiết không giới thiệu, không đưa vào danh sách, không bầu cử những người tham nhũng và thiếu trách nhiệm trong chống tham nhũng, những người không kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, không có khả năng thực tế, thiếu gắn bó với nhân dân, không dũng cảm tự phê bình và phê bình. Đấu tranh loại bỏ tệ chạy chức, chạy quyền mua lòng nhau để kiếm phiếu.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tư tưởng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, là biểu hiện cao đẹp của văn hiến Việt Nam, của bản chất xã hội chủ nghĩa. Học tập tư tưởng và đạo đức của Người chính là để củng cố và nâng cao tính giai cấp công nhân của đảng viên, lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta.
Đảng ta đã kinh qua bao gian nan thử thách. Trước tình hình trong nước và thế giới đang diễn ra, Đảng ta biết cách tự bảo vệ mình, bảo vệ những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc về lý tưởng, mục tiêu, về tổ chức, đẩy lùi các nguy cơ, nâng cao sức chiến đấu, giữ vững vai trò lãnh đạo, có quyết sách đúng, Đảng ta và chế độ ta sẽ vững vàng, đất nước ổn định, tiếp tục phát triển tiến lên vững chắc.


 Theo Việt báo

VN tăng cường năng lực hải quân

Nga đã bàn giao bốn chiếc máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam theo hợp đồng gồm 12 chiếc, hãng tin Interfax của Nga cho biết hôm 30/12.
“Theo lịch trình đã được đồng ý với khách hàng, bốn chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2 được gửi đến Việt Nam từ Komsomolsk-na-Amure (một thành phố trên bờ sông Amur ở Viễn Đông nước Nga),” Interfax dẫn lời một nguồn tin quốc phòng Nga cho biết.
Nguồn tin này cũng cho biết là bốn máy bay Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng này đã được bàn giao hồi tháng Sáu năm ngoái sau khi hợp đồng mua 12 chiếc Su-30 được ký kết vào tháng Hai.
Như vậy với đợt bàn giao này, phía Nga chỉ còn nợ Việt Nam bốn chiếc Su nữa và sẽ được bàn giao toàn bộ trong năm 2012, theo tin từ Bộ quốc phòng Nga.
Su-130MK2 hiện là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Việt Nam
Máy bay vận chuyển hạng nặng Antonoy An-124 được dùng để vận chuyển các máy bay Su-30MK2 bàn giao cho Việt Nam.
Đây là một phần của của hợp đồng quốc phòng giữa Nga và Việt Nam có giá trị đến gần 1 tỷ đô la, Interfax cho biết, bao gồm máy bay chiến đấu, vũ khí, dịch vụ và phụ tùng quân sự.
Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất.
Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển.
Chúng có thể mang theo đến 8 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển. Mỗi chiếc Su-30MK2 này trị giá khoảng 62 triệu đô la.
Hiện tại lực lượng hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đang có 24 chiếc Su-30MK2 và tất cả đều đã được đưa vào hoạt động từ năm 2010.
Trước đó, Nga đã cung cấp cho Việt Nam bốn chiếc Su-30 đầu tiên vào năm 2004. Cho đến năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng mua thêm 8 chiếc nữa và đã được bàn giao đầy đủ.
Như vậy, với hợp đồng 12 chiếc Su-30 mới này, phía Nga đã và sẽ cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 24 chiếc Su-30.
Su-30 tập trận
Lần đầu tiên, Su-30 tham gia vào một cuộc tập trận ở Việt Nam
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Việt Nam cũng đã tham gia vào một buổi tập trận bắn đạn thật của Quân đoàn 4 vào sáng ngày 30/12 tại Trường bắn quốc gia khu vực 3 ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Quân đoàn 4 có trụ sở bộ tư lệnh tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, và là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đoàn có các binh chủng bộ binh, pháo binh, phòng không, công binh và thông tin liên lạc.
Trong cuộc diễn tập này, một biên đội máy bay Su-30 (với ít nhất ba chiếc) đã tiến hành loạt dội 12 quả bom.
Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của pháo phòng không, xe tăng, trực thăng, xe thông tin vệ tinh và bộ binh.
Đây là đầu tiên máy bay chiến đấu Su-30 thuộc loại hiện đại nhất của không quân Việt Nam tham gia thao diễn trên quân trường.
Bản tin trên báo Quân đội nhân dân cho biết là thông qua cuộc diễn tập, Quân đoàn 4 ‘đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu’.
Tàu kéo cứu hộ
Cũng trong ngày 30/12, Xí nghiệp liên hợp Sông Thu thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng đã bàn giao chiếc tàu kéo cứu hộ cho Cục cảnh sát biển của Bộ quốc phòng tại thành phố Đà Nẵng.
Đây là chiếc tàu kéo cứu hộ thứ ba cùng loại được bàn giao cho Cục cảnh sát biển, theo tin từ báo Quân đội nhân dân, trước sự chứng kiến của Cục trưởng cảnh sát biển là Trung tướng Phạm Đức Lĩnh.
Chiếc tàu kéo này có số hiệu CSB 9003 và có công suất 3500 mã lực và do tập đoàn Daimen của Hà Lan thiết kế.
Tàu kéo cứu hộ CSB 9003 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với cấp sóng không hạn chế trong khoảng thời gian liên tục 30 ngày trên biển.
Tàu có chiều dài 46 mét, rộng 12 mét và cao 5,5 mét với lượng giãn nước 1.400 tấn.
Trực thăng EC 225
Trực thăng Ec 225 sẽ làm thành phi đội quan trọng trong đội hình chiến đấu của Việt Nam
Trước đó năm ngày, Hải quân Việt Nam cũng đã tiếp nhận hai máy bay trực thăng EC 225 do Pháp sản xuất tại sân bay Vũng Tàu.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng Quốc phòng đồng thời là tư lệnh Hải quân Việt Nam, đã tham dự lễ tiếp nhận và công bố thành lập phi đội trực thăng EC225. Phi đội này sẽ trực thuộc Bộ tham mưu hải quân.
Do hãng Eurocopter của Pháp sản xuất, trực thăng EC-225 là máy bay biển tầm xa có tầm bay hơn 900km, tải trọng 11 tấn và sức chứa 11 người.
Loại máy bay này có thiết kế phù hợp với việc bay tuần thám, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ trên biển.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói tại lễ tiếp nhận rằng phi đội EC-225 là lực lượng quan trọng trong đội hình chiến đấu của Hải quân Việt Nam.
Ông Hiến cũng phát biểu rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của hải quân và của lực lượng không quân thuộc hải quân.
Theo Đô đốc Hiến, việc hiện đại hóa hải quân và phòng không-không quân là ưu tiên của Việt Nam trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian gần đây.
Hồi đầu tháng 12, Quân chủng phòng không-không quân của Việt Nam cũng đã diễn tập bắn tên lửa phòng không ở huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 được tin là vào khoảng 52.000 tỷ đồng, tức là gần 2.6 tỷ đô la và chiếm khoảng 2.5% GDP

Trung đoàn không quân 940 nhận nhiệm vụ mới tại miền Trung

Từ ngày 4/1, Trung đoàn Không quân 940 (thuộc Sư đoàn Không quân 372) nhận nhiệm vụ mới: sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển miền Trung.

Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Không quân 372 chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ
Tin từ Sư đoàn Không quân 372 (đóng tại Đà Nẵng) cho hay, sáng 4/1, tại sân bay Phù Cát (Bình Định), Trung tướng Phương Minh Hoà, Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân đã trực tiếp giao cho Trung đoàn Không quân tiêm kích 940 (thuộc Sư đoàn Không quân 372) nhiệm vụ mới
Theo đó, Trung đoàn Không quân 940 có nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo ở khu vực miền Trung với loại máy bay tiêm kích SU 27. Đây là đơn vị có thời gian bay huấn luyện và đưa vào làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu sớm nhất, chỉ trong vòng 6 tháng.

Trước đây, Trung đoàn Không quân 940 là đơn vị làm nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện chuyển loại phi công chiến đấu trên 2 loại máy bay trực thăng MI 17 và tiêm kích MIC 21 nằm trong biên chế của Trường Sĩ quan Không quân, đã huấn luyện được 34 khoá, đào tạo hàng trăm phi công chiến đấu và giáo viên bay.

Hiện Trung đoàn Không quân 940 được biên chế vào đội hình chiến đấu của Sư đoàn Không quân 372. Đây là lần đầu tiên sau 32 năm thành lập, đơn vị chính thức làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu và phiên ban đầu tiên sẽ đúng vào dịp đón Tết Nhâm Thìn 2012.

(Theo Infonet)

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (http://www.scio.gov.cn/) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ".
Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?
Chủ quyền không thể chối cãi
Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.


Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974
Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)...

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn..."

Bìa chủ quyền Hoàng Sa ở Việt Nam được dựng vào những năm 1930. Ảnh: chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới "Đội Quế hương" cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn lý Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "Đội Hoàng Sa".

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.
Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để "xem xét và đo đạc thuỷ trình" (quyển 50,52...đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây", "vẽ bản đồ về hình thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền" (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).
Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :"Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v...
Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Đến cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đã tiến hành quản lý Hoàng Sa - Trường Sa. Trong những lần tranh cãi giữa chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đã 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ý.
Chủ quyền của Việt Nam còn được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đã bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đã tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào phản đối.
Chính phủ Sài Gòn, sau đó là cả Chính phủ Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Dưới đây là một vài bằng chứng:
Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.
Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân của Chính quyền Sài Gòn trên 4 đảo: Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).
Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 13-7-1961, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.
Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, v v...
Ngày 21-10-1969, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập xã Định Hải vào xã Hoà Long cũng thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.
Tháng 7-1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền địa Sài Gòn tiến hành khảo sát đảo Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.
Tháng 8-1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài Gòn tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 6-9-1973, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Trận hải chiến sinh tử tháng 1/1974
Có ý thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.
Ngày 16-6-1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời cũng trong năm này, Chính quyền Sài Gòn đã kịch liệt phản đối việc Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 22-2-1959, Chính quyền Sài Gòn bắt giữ trong một thời gian 82 "ngư dân" Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hoa trong quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 13-7-1971 Ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó trong cuộc họp báo ngày 10-7-1971.
Đỉnh điểm xung đột xảy ra vào tháng 1/1974, khi nhiều tàu chiến của quân đội Trung Quốc tiến hành đánh chiếm cụm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc
Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.
Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đã có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà.
Ông Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: “Đúng 8g30, phía Trung Quốc nổ súng trước. Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.
Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.
Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.
Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng” (Trích Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau: 30 phút và 35 năm - Nguồn: Tuổi Trẻ).
Trận hải chiến chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh.
Ngày 20/01/1974, Trung Quốc đã điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.
Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu

Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.
Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.
Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương LHQ. Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia..., các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,...đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Đồng thời, cũng trong năm 1974, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.
Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.
Vậy đã rõ sự thật lịch sử về sự kiện Hoàng Sa 19/01/1974. Lịch sử vốn không thể che đậy, càng không thể tô vẽ hay xuyên tạc. Sử liệu còn đó, nhân chứng vẫn còn đó.
Trong khi lãnh đạo hai Đảng, hai nước luôn nhấn mạnh phương châm mười sáu chữ vàng và "bốn tốt" trong quan hệ Việt - Trung, những bài viết như trên đáng phải phê phán bởi nó sẽ làm vẩn đục tình hữu nghị, hợp tác mà lãnh đạo và nhân dân hai nước đang nỗ lực xây dựng.

Tác giả: Trường Minh

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Phát ngôn ấn tượng 2011

Xin đăng lại của  Tuần Việt Nam – Thứ sáu, ngày 30 tháng mười hai năm 2011 
Sự kiện ấn tượng: Biển Đông và lòng người nổi sóng
Năm 2011 sắp qua. Nhưng có thể nói, sự kiện Biển Đông là dấu ấn đậm nhất trong con tim mỗi người Việt yêu nước. Một dân tộc gian truân, luôn khao khát hòa bình như dân tộc Việt, một lần nữa phải đứng trước thách thức của số phận- độc lập dân tộc?
Có quá nhiều sự kiện gây bất bình và phẫn nộ giữa người với người, giữa láng giềng với láng giềng, như để đo nắn lòng yêu nước và khí phách tự tôn, tự cường một dân tộc?
Biển Đông thì rất sâu, nhưng lòng yêu nước của người Việt chắc chắn còn sâu hơn thế.
Những con sóng bạc đầu của Biển Đông rất dữ, nhưng lòng yêu nước nơi người Việt còn dữ hơn những con sóng bạc đầu. Lịch sử dân tộc Việt trong quá khứ đã viết điều đó, thấm đẫm máu, mồ hôi, và nước mắt.
Ngay cả những ngôi mộ gió bên Biển Đông, nơi chứa đựng linh hồn của những ngư dân Việt mãi đi không về, cũng nói một điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm về biển đảo.
Hoàng Sa- Trường Sa không chỉ tạc trên tấm bản đồ Việt Nam, giữa sóng nước Biển Đông, nó còn tạc trong tâm thức của hơn 80 triệu con dân Việt.
Và, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử hiện đại, hàng chục cuộc biểu tình yêu nước tự phát đã nổ ra tại Thủ đô Hà Nội, cùng với các cuộc biểu tình của Việt kiều ở nước ngoài. Tất cả đều hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa- Trường Sa.
Đó cũng chính là tiếng nói của lý lẽ phải trái công minh, của khí phách người Việt trước vận mệnh dân tộc.
Đỉnh cao của 'đối thoại" về chủ quyền biển đảo, sau rất nhiều những tranh luận, phát ngôn, những chứng cứ pháp lý lịch sử, cuối cùng được công khai và minh bạch "danh chính ngôn thuận", trong một văn bản sáu điểm, được ký kết giữa hai nước Việt- Trung. Được đánh dấu vào ngày 11/10/2011, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.
Theo đó, hai nước Việt Nam- Trung Quốc lấy đại cục quan hệ hai bên làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, với phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", theo tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Khi mọi thông tin được đưa ra ánh sáng, giữa thanh thiên bạch nhật, công khai và minh bạch, thì nó buộc mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi láng giềng, dù nhỏ, dù to, phải hành xử như chính danh quân tử - nhất ngôn.
Công khai và minh bạch, như trả lời chất vấn của TT Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ 2, QH khóa 13 mới đây trước sự chờ mong của nhân dân. Trước những vấn đề cực kỳ hệ trọng, sinh tử của quốc gia, trước những vấn đề quyền con người trong một xã hội đang hướng tới văn minh và hội nhập.
Cả nghị trường, đúng hơn, cả xã hội như lặng phắc trước những thông tin chính thức từ người đứng đầu Chính phủ.
Đó là sự khẳng định chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa-  Trường Sa căn cứ trên các cơ sở pháp lý và lịch sử không thể phủ nhận. Với những dẫn chứng, cứ liệu và cơ sở luật pháp quốc tế.
Đó là sự khẳng định, cần thực hiện điều 69 Hiến pháp 1992, quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật, phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Đồng thời nó góp phần điều chỉnh thái độ sống của con người trong xã hội pháp quyền.
Sự công khai và minh bạch thông tin, không chỉ là tiêu chí quản lý một xã hội hiện đại. Nó còn có ý nghĩa hóa giải mọi hoài nghi, lo lắng, mọi tổn thương trong dư luận xã hội lâu nay xung quanh vấn đề Biển Đông và hiện tượng biểu tình.
Sự kiện ngoài Biển Đông, vô tình tạo ra áp lực, thúc đẩy cả một quốc gia phải tự lớn lên, tự nâng mình lên trước sự tồn vong và phát triển. Thúc đẩy một xã hội dân sự, dân chủ và pháp quyền, sớm muộn đã bắt đầu nảy nở, hình thành.
Phát ngôn ấn tượng: Khó phát triển và... nguy cơ?
Năm 2011, có rất nhiều phát ngôn ấn tượng của các nhân vật nổi tiếng và không nổi tiếng (nói đúng hơn, nhờ phát ngôn "ấn tượng" mà có những nhân vật không tên tuổi trở thành nổi tiếng, cho dù là tiếng... xấu).
Nhưng người viết bài xin chọn một phát ngôn gây ấn tượng nhất. Vì nó rất trí tuệ, sâu sắc và hàm chứa nhiều vấn đề của một xã hội thời hội nhập. Đó là phát ngôn của tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An.
Bình về hiện tượng một Bộ trưởng trẻ- Đinh La Thăng, đang phải đối mặt với một ngành khó khăn nhất nhì đất nước- giao thông, tướng Lê Văn Cương lưu ý nhà báo, cũng là lưu ý bạn đọc về đặc điểm của cơ chế xã hội: Việt Nam không  phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển (Tuần Việt Nam, ngày 27/10/2011).
Một phát ngôn không chỉ nhiều suy ngẫm, mà còn nhiều trải nghiệm thực tiễn ở đời.
Vì sao Việt Nam ta khó phát triển?
Trước đó, lý giải về sự thành công của quốc gia Singapore, theo tướng Lê Văn Cương: "Một người trợ lý của của cựu TT Singapore Lý Quang Diệu từng nói với tôi, các ông cứ thần thánh hóa ông Lý Quang Diệu chứ ông Diệu chỉ là một người bình thường. Chỉ là ông ta đi khắp thế giới và rút ra được mấy vấn đề. Một đất nước nhỏ như vậy, muốn phát triển được trước hết phải có một bộ máy hành chính tử tế. Hai là nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Ba là hệ thống hạ tầng thông suốt. Việc lớn nhất ông Diệu làm được chính là tập hợp được một đội ngũ những người giỏi xung quanh ông ấy. Và đến giờ phút này, chưa có ai kêu ca gì về gia đình ông Lý Quang Diệu, họ hoàn toàn trong sáng".
Nếu so với ba vấn đề, đất nước nhỏ Singapore đã rút ra được, thì đất nước to như Việt Nam ta đang ở trạng thái... bó tay. com.
Bởi con người là yếu tố quyết định của bộ máy và cơ chế quản lý. Nhưng trong cơ chế ấy, con người vừa bất lực, vừa tích cực tham gia vào quá trình làm "tha hóa" xã hội, chỉ vì lợi ích nhóm, lợi ích riêng mình.
Ngày 25/12/2011 mới đây, Tuần Việt Nam có bài Quyền "đuổi đầy tớ" của dân, với chủ đề cải cách hành chính. Công cuộc CCHC của chúng ta triển khai đã gần 10 năm, thế nhưng hiệu quả ra sao, khi mà nền hành chính quốc gia còn rất ì ạch?
Bài báo cho biết: Từ thời "dân chủ cộng hòa" cho đến nay, hơn 65 năm qua, người dân vẫn chưa biết "đuổi đầy tớ" bằng cách nào, khi "đầy tớ" "không làm được việc cho dân.... Khi nhân dân không thực quyền trong tuyển dụng và sa thải "đầy tớ" thì tính chịu trách nhiệm của các "đầy tớ" trước nhân dân, của toàn bộ bộ máy Nhà nước nói chung sẽ thấp. Tính chịu trách nhiệm thấp sẽ dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước thấp, tham nhũng tăng.
Tham nhũng từ lâu đã được người dân kinh hãi tặng danh hiệu quốc nạn. Mặc dù, Nhà nước thành lập hẳn bộ máy chống tham nhũng các cấp từ trên xuống dưới, nhưng tại buổi Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 10, được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/11, Văn phòng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cho biết: Trong 5 năm qua (2007-2011), các cơ quan tố tụng khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ, với hơn 600 bị can về các tội tham nhũng.
Đó mới chỉ là con số của các đồng chí... bị lộ so với các đồng chí ... chưa bị lộ.
Dưới con mắt của nhiều chuyên gia quốc tế, số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam năm 2011 không thay đổi bao nhiêu so với năm 2010. Thế nên, một đại biểu QH từng cảm thán: Chống tham nhũng giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ.
Chả lẽ, lại nên có một khái niệm mới: Tham nhũng- dòng văn học hiện thực phê phán?
Ngày 26/12/2011 mới đây, VietNamNet đưa lại bài viết của Cổng TTĐT Chính phủ. Đọc tít, người ta giật mình: Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ. Có lẽ chưa bao giờ, một Tổng Bí thư Đảng phải có một phát ngôn thẳng thắn, và cũng đau đến thế, cấp báo đến thế. Vì đó là sự thật!
Trong nhiều nội dung bức thiết, theo TBT, Trung ương chọn ba vấn đề thực sự cấp bách cần làm ngay, để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đó là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...
Như để "minh họa" cho nhận định của người lãnh đạo cao cấp, mới đây, ở tỉnh nghèo Sóc Trăng, có đông người dân tộc, hai quan chức Nguyễn Thanh Lèo (Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải) và Trần Văn Tân (Giám đốc TT Đào tạo lái xe loại 3) đánh cờ tướng với nhau. Mỗi ván, các ông cược từ 1-5 tỷ đồng (!) Chuyện vỡ lở. Cả xã hội bàng hoàng. Người ta tự hỏi, với chức quan nhỏ như của hai ông, mà sao tiền đã như vỏ hến?
Nhà nước thường lo lắng, đề phòng nguy cơ các thế lực thù địch từ bên ngoài. Nhưng lại thường coi nhẹ nguy cơ "kẻ thù" nằm ngay trong một bộ phận không nhỏ ở đội ngũ được gọi là đầy tớ của dân. Đó là sự quan liêu, sự vô cảm và "bắt nạt" dân. Là sự ích kỷ, tham lam, sa đọa đạo đức, lối sống của chính họ. Trong khi, nhân dân- những người được gọi là người chủ xã hội, mất lòng tin, thậm chí phẫn nộ, mà không biết làm sao có thể "đuổi đầy tớ" bằng cách nào.
Một nền hành chính quốc gia còn nhiều khiếm khuyết, quốc nạn tham nhũng, và sự sa đọa của không ít cán bộ, quan chức...Đó không chỉ làm cho đất nước khó phát triển, mà còn là nguy cơ cho sự tồn vong một chế độ.
Nguy cơ này, liệu đã nhãn tiền chưa?