Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Hỡi con người - Hãy cảnh giác ( Fuxich )

Trên VNN có tin về Hải phòng -  Tiên lãng làm theo lời ... Thủ tướng như sau :
30/3: HẢI PHÒNG DỨT ĐIỂM VỤ TIÊN LÃNG THEO YÊU CẦU CỦA THỦ TƯỚNG
Một ngày sau khi có kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, sáng 11/2, UBND TP Hải phòng đã tổ chức họp để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khắc phục các hậu quả do việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất vi phạm quy định pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng để sớm ổn định tình hình về mọi mặt của huyện Tiên Lãng.

Đồng thời, khẩn trương hoàn thành và công bố kết quả điều tra vụ án phá nhà coi đầm và vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” để truy tố, xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh theo qui định của pháp luật.

UBND cũng nhấn mạnh đến nội dung mà Thủ tướng đã đề nghị, là các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo.

Cũng tại đây, thành phố tiến hành thành lập tổ công tác do ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Tổ trưởng, các thành viên là giám đốc, thủ trưởng các tham gia theo dõi, giám sát thực hiện.


Tôi nhắc các bọ lời của chiến sỹ cộng sản Fuxic " viết dưới giá treo cổ " :  Hỡi con người - Hãy cảnh giác
Vì : Thứ nhất  - Đình chỉ công tác bọn Tiên lãng 15 ngày - tức là đến 25 - 2 - 2012. Từ ngày 26 -2 các chú phe Hiền Liêm lại tại vị. Thế mới biết các chú bảo vệ của Tiên lãng tinh tường hơn các bọ nhiều. Có thế nó mới xồ ra cắn các nhà báo chứ. Quái như Khoai lang mà vẫn tí tởn.
Thứ hai : Cha Thoại làm tổ trưởng tổ công tác xử lý sai phạm. Ối cha mẹ ơi. Sao đảng Hải phòng. Bọn cầm quyền Hải phòng ngông cuồng đến vậy. Nói như Bao Công : TO GAN !!!. Nó lừa cả thủ tướng rồi thủ tướng ơi.
Thế mà tất tần tật hoan hô ầm ầm. Nhìn mấy anh chị em hoan hô mà tôi thấy cần nhắc lại lời Fuxic.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn

 “Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!” Trong hôm khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tư (khóa XI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ do sự sa sút phẩm chất chính trị và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên từ Trung ương tới cơ sở; trong khi hàng triệu nhân dân, đảng viên đang nỗ lực xây dựng đất nước.
Điều này nhân dân đã biết từ lâu. Chưa bao giờ thấy nhiều hiện tượng trái với đạo lí dân tộc như trong những năm gần đây: Cha giết con, chồng chém vợ, thầy giáo bị học trò làm hại, gia đình bệnh nhân đánh thầy thuốc, nông dân bị chiếm đất ồ ạt đi khiếu kiện, cán bộ tỉnh đánh bạc mỗi ván ăn thua tới 5 tỉ đồng, tội phạm vị thành niên ngày càng tăng. Sự dối trá tràn lan. Chạy chức chạy quyền, cúng bái cầu tài cầu lộc, mê tín dị đoan tràn ngập…
Trách nhiệm thuộc về ai? Thuộc về sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Chính phủ, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.
Bản Di chúc năm 1969 của Bác Hồ, đã nhấn mạnh điều quyết định là Đảng cầm quyền phải thực sự trong sạch. Sau hơn 40 năm, mặc dầu chúng ta có phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng còn hình thức.
Khi Đảng còn nhiều uy tín trong xã hội, dân ta đã có câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Và nhiều thanh niên hăng hái phấn đấu vào Đảng.
Đến nay thì ngược lại, một số người trung thực đã quyết định không vào Đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt Đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo Đảng nữa. Thế là Đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn, thật nguy to!
Nạn tham nhũng có bè cánh tràn lan là nỗi buồn, nỗi lo và sự tức giận của mọi người. Người ta đồn mỗi chức vụ trong Đảng, trong chính quyền đều có giá bằng tiền cả! Thế thì Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ đã làm được những gì? Đến mỗi xin cho con vào học lớp mầm non cũng phải khổ sở chạy chọt!
Mỗi ngày hơn 30 công dân Việt Nam chết vì tai nạn giao thông! Ra đường sẵn sàng đón thương vong như ra trận! Tình hình không thể để kéo dài mãi như thế này!
Tôi cùng nhân dân mong và tin rằng, như lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí trong Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội, mỗi người sẽ trung thực tự kiểm điểm mình và báo cáo trách nhiệm trước nhân dân. Đây là yêu cầu cao và cấp bách về sự gương mẫu của đảng viên là cán bộ lãnh đạo, từ Trung ương đến cơ sở.
Đảng ta đã nói thì phải làm. Làm cụ thể, thiết thực, từng việc một, từng bước một, làm triệt để và phải có hiệu quả. Cần xử lí nghiêm các cá nhân và tổ chức sai phạm.
Để chuộc lại uy tín của Đảng, đem lại lòng tin cho nhân dân, làm sống lại hình ảnh “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, cần mở rộng dân chủ hơn nữa từ trong Đảng ra ngoài. Nếu có được lòng tin rộng mở của Đảng thì mỗi người dân sẽ vì điều tốt lành mà thành thực phát biểu ý kiến của mình. Khi đó ý Đảng sẽ hoàn toàn hợp với lòng dân. Dân sẽ thực sự làm chủ. Và không có khó khăn nào ta không thể vượt qua
Vũ Tú Nam

Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc -

( Đọc lại bài cũ mà thấy không cũ tý nào ).
  Lê Phú Khải 



Tháng 7-2007. Những cơn mưa tầm tã vào lúc chập tối kéo dài tới khuya khiến nhiều đêm tôi không sao chợp mắt được. Hàng trăm nông dân từ các tỉnh miền Tây kéo lên biểu tình tại TP HCM đêm nay làm gì dưới những cơn mưa tầm tả kéo dài đó? Đã cả tháng, đồng bào kéo nhau lên Văn phòng Quốc hội 2 tại đường Hoàng Văn Thụ TP HCM để đòi lại ruộng đất bị mất trắng, bị giải tỏa mà đền bù không thỏa đáng... Băng rôn, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu viết trên giấy dán lên áo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí minh… đỏ rực cả dãy phố vòng từ đường Hoàng Văn Thụ sang đường Hồ Văn Huê. Đọc những khẩu hiệu trên băng rôn không khỏi thấy đau lòng: “Thủ Tướng ơi... cứu lấy dân!”, “Đả đảo chính quyền tỉnh X... dối Đảng lừa dân”, có khẩu hiệu còn trích cả lời ông Thứ trưởng Đặng Hùng Võ viết trên báo lề phải: “Tham nhũng ruộng đất là tham nhũng xương máu của dân”... Dưới những khẩu hiệu đó là những gương mặt đen xạm, hốc hác, quắt queo, những hốc mắt sâu hoắm, buồn tủi và căm giận trôi dạt, lan tỏa từ những hốc mắt đó...
Trên đường phố, những chiếc xe hơi bóng loáng, những chiếc xe hai bánh đời mới chở những cặp đùi nõn nà lướt qua, phảng phất mùi nước hoa ngược gió bay lại, phả vào những gương mặt dúm dó đang trương ảnh Bác Hồ! Có ai đó nghĩ hộ những người nông dân mất đất kia rằng, ruộng đất bị cướp giật của họ đã biến thành những chiếc xe bốn bánh, hai bánh bóng loáng kia, từ công cuộc “đổi mới” do Đảng cầm quyền phát động và lãnh đạo (!).
Cũng có những bà con dân phố nghĩ đến đồng bào đi biểu tình rời quê lên đây cả tháng trời, màn trời chiếu đất, đói khát nên đến tiếp nước, tiếp thức ăn cho họ. Có người khôn ngoan hơn, đã gọi một thanh niên chở sau xe đạp sọt bánh mì đầy, trả tiền hết cả sọt bánh... rồi nhờ anh ta chở vào đám biểu tình phát cho bà con. Anh thanh niên này đã bị những người mặc thường phục bất thần xông ra đánh túi bụi, trào cả máu mồm máu mũi lên những chiếc bánh mì anh đang phân phát...
Tôi có đủ kinh nghiệm của một người viết phóng sự điều tra về tranh chấp ruộng đất ở Đồng Bằng sông Cửu Long những năm cuối thập kỷ 80, nên hiểu rõ những ai sẽ có mặt ở những cuộc biểu tình! Những người quay phim chụp ảnh mặc thường phục nhan nhãn ở đường Hoàng văn Thụ lúc này. Nhưng hễ có một “con nai vàng ngơ ngác” nào đó giơ máy chụp hình lên thì lập tức bị cướp máy ngay, bị kéo về đồn công an ngay! Cả tháng rồi, hàng trăm người biểu tình với cờ quạt rợp trời, căng lều, căng bạt, trải ny lông nằm la liệt tại một ngã ba sầm uất ở trung tâm thành phố... Vậy mà, cả trăm tờ báo, của một thành phố được xem là cái nôi của báo chí Việt Nam, thậm chí tờ báo Tuổi trẻ ở ngay liền đó... vẫn im khe! Các đồng nghiệp của tôi vẫn ung dung ngồi trong phòng máy lạnh như không có gì xảy ra. Thậm chí, có báo còn đăng ảnh một cuộc biểu tình ở một nước Mỹ La-tinh xa xôi nào đó! Một số không nhỏ các đồng nghiệp của tôi đang bận rộn đến quay phim chụp ảnh, đưa tin về một công trình nào đó mới khởi công để nhận những bao thư “nặng túi”! Các “bậc thầy” báo chí, các nhà báo lão thành lúc này vẫn đang được các trường tuyên huấn, các lớp đại học báo chí mời đến giảng bài, các đài truyền hình mời lên tivi... và các vị đó đang lớn tiếng: Nhà báo phải bám sát cuộc sống, phải trung thực, nhân dân cần được thông tin và có quyền được thông tin đầy đủ như luật báo chí đã ban hành, vân vân và vân vân. Tôi không ngờ các nhà báo lão thành mà xưa nay tôi từng ngưỡng mộ lại có thể vô cảm đến thế, dối trá đến thế, hèn hạ đến thế!
Đừng có ai nghĩ rằng nhà báo bây giờ còn nghèo như một câu “ngạn ngữ” thời bao cấp: “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo... cộng lại thành nhà nghèo!”. Không ít các đồng nghiệp của tôi như con cáo già đang ngồi co mình ở các tòa soạn, nhưng chỉ một tin tức lộ ra ở đâu đó, xí nghiệp này, công ty kia có chuyện tiêu cực, tham nhũng, được nội bộ tố giác... là họ lao tới gặp lãnh đạo đơn vị, chí ít thì xin cái quảng cáo vài chục triệu để hưởng phần trăm (thường là 2-30%), nếu nắm đầy đủ chứng cứ tư liệu rồi, thì họ ra giá, tống tiền lãnh đạo đơn vị. Những lần “đánh quả” như thế, họ có cả trăm triệu. Có vị Viện trưởng một viện khoa học lớn ở TP HCM than phiền với tôi: Mỗi lần có cuộc triệu tập ra Hà Nội họp hành gì đó thì một nhà báo của một cơ quan báo chí lớn bậc nhất của nước ta, đều đến xin Viện trưởng một cái vé máy bay để đi họp! Không cho thì sẽ bị moi móc, trả thù... Mà cho thì khó coi quá!
Tôi còn biết ở Cần Thơ có một ông cũng thường trú như thế, mỗi lần đi họp ở Hà Nội còn đi nhiều cơ quan, xuống cả các huyện để mỗi huyện “xin một cái vé máy bay” như thế! Đến nổi người ta gọi ông “nhà báo cá rồ”. Nghe đâu giờ ông ta có cả đồn điền trên Tây Nguyên để... dưỡng già!
Có lần tôi đang đi chiếc xe cúp cà tàng trên đường phố, bỗng bị một chiếc xe phân khối lớn ép vào vỉa hè. Hoảng quá, tôi tưởng mình bị cướp! (Mà kẻ cướp nào lại thèm nhắm vào chiếc xe khốn khổ của tôi?). Lúc bình tĩnh được thì nhận ra một đồng nghiệp trẻ. Anh này là con trai một vị Giám đốc đài phát thanh và truyền hình lớn ở miền Trung. Anh ta tốt nghiệp ngành báo chí, nhưng vì người cha là một cán bộ cách mạng lão thành, liêm chính, không chấp nhận xin xỏ và hối lộ để con được làm việc ở một cơ quan báo chí ở TP HCM... Anh ta phải đi làm cộng tác viên cho các báo ở thành phố. Quý mến người bạn trẻ này, nhiều lần tôi đi công tác ở Đồng bằng sông Cửu long có xe hơi đưa đi, tôi thường kêu anh đi cùng để có cơ hội hành nghề, kiếm sống ở cái thành phố ồn ào này. Nào ngờ hôm ấy anh là người ép xe tôi vào lề đường! Anh ta ôm lấy bờ vai gầy guộc của tôi cười nói: Bây giờ em khá rồi! Liếc nhìn chiếc xe phân khối lớn của anh, tôi tin là anh ta nói thật. Tôi hỏi: – Làm gì mà khá? Trả lời: – Chạy quảng cáo cho các báo! Nói rồi, anh ta dúi bao thuốc ba số (555) đã hút dở vào túi áo tôi, bằng một giọng rất tự tin, nói: – Một nhà báo như bác thì không thể đi chiếc xe thế này được. Tết này bác đi với em, đến các cơ quan, xí nghiệp, công ty... mà bác quen biết, không cần bác nói gì cả, chỉ cần bác đi cùng em đến đó thăm hỏi lãnh đạo, thế là đủ... Sau Tết em sẽ đổi xe cho bác... Tôi cảm ơn người bạn trẻ có lòng tốt với tôi, nhưng không dám nhận lời! Tôi buồn mất mấy ngày sau đó. Vừa thương một đồng nghiệp trẻ, ban đầu rất hăng hái, say sưa với nghề báo... nhưng không được cuộc đời tiếp nhận, phải bỏ nghề. Lại thấy thật khôi hài cho cái thằng tôi! Đi cái xe tàn tã nhất Sài Gòn hoa lệ, có khi khởi động đến toát mồ hôi mà xe không nổ máy. Chính cái xe này, có lần tôi đến họp báo ở “Nhà hàng nổi” trên sông Sài Gòn (Nay không còn nữa), lúc dắt xe vô, người bảo vệ đã quát: - Đến giờ này mà chưa chở đá đến cho người ta! May quá, ông Ca Lê Thuần, Giám đốc Sở Văn hóa lúc đó, người chủ trì họp báo đã chạy lại nói: Mời anh PK vào, mọi người đã đến đông đủ (Hôm đó xe tôi cũng không nổ được máy!). Giám đốc Thuần đã cứu tôi một bàn thua trông thấy trước anh bảo vệ to lớn!
Nhưng câu chuyện trên không “đau” bằng một lần, chúng tôi, các nhà báo thường trú của TW và TP HCM đến dự lễ khánh thành một công trình được tài trợ nước ngoài của Hội người mù TP HCM. Sau lễ khánh thành, ông Chủ tịch Hội người mù thành phố là một người đàn ông rất đẹp trai, nói tiếng Anh với khách quốc tế rất lưu loát, đã cầm một tệp phong bì phát cho từng nhà báo, mỗi lần phát cho một phóng viên, ông ta có lời cảm ơn rất lịch thiệp. Nhìn một người mù tay run run phát “bao thư” cho các nhà báo sáng mắt, tôi thấy trái tim mình như đang rỉ máu! Đến phần tôi, tôi phải kéo ông Chủ tịch lại một góc và nói nhỏ vào tai ông: Tôi đến đây tay không là đã thấy băn khoăn lắm rồi, nhận quà của người mù nữa thì còn gì để nói...
Tôi có “phản bội” các đồng nghiệp của tôi không?! Xin các nhà đạo đức học trên cõi đời này cho ý kiến!?
Chuyện đồng bào miền Tây lên thành phố biểu tình đòi đất năm 2007 mà tôi đã nói ở trên phải được nói thêm là, tôi đã trà trộn vào đám biểu tình, hỏi và nghe được nhiều điều bổ ích về các nguyên nhân đi khiếu kiện ruộng đất. Có bà mất ruộng vì Chủ tịch xã cướp ruộng của bà cho vợ bé của ông ta. Có nhiều nguyên nhân đi đòi đất mà tính chất, nội dung của việc đi đòi đất rất... Nam Bộ! Đó là trường hợp bà cụ có 15 công ruộng (mỗi công 1000 m2). Năm 1980 vô tập đoàn sản xuất, thực hiện lời kêu gọi của Đảng “nhường cơm xẻ áo”, cụ đã hiến 11 công đất, chỉ còn được giữ lại 4 công do nhà có bốn nhân khẩu. Những công đất đã hiến cho các hộ tiếp tục mần ruộng thì bà cụ không đòi. Duy chỉ có một hộ, nhận ruộng của bà, nhưng lại cho thuê “sổ đỏ” sở hữu ruộng, lấy tiền đi chơi đề, thì bà nhất định đi thưa kiện để đòi lại. Lý do của bà cụ chỉ đơn giản vậy thôi. Theo cụ thì ruộng đất của ông bà để lại cho con cháu là để mần ăn. Đem ruộng của ông bà “nhường” cho kẻ chỉ quanh năm rong chơi, cờ bạc là trái đạo lý ông bà. Tôi bàng hoàng khi nhận ra “cái đạo lý ông bà” của người nông dân Nam Bộ cao hơn hẳn cái nền chính trị hoang đường mà các đảng Cộng sản trên thế giới đã áp đặt cho dân tộc của họ, trong đó có Việt Nam. Không phải ai cũng yêu quý ruộng đất mà đem cào bằng ruộng đất để đi tìm sự công bằng! Nhà văn Dương Thu Hương đã gọi cái sự thắng thế của những người Cộng sản một thời là “sự hàm hồ của lịch sử”! Bà cụ mà tôi đã gặp trong đám biểu tình này, đang làm một việc là đi chống lại sự hàm hồ của lịch sử! Đương nhiên là cực kỳ gian khó. Tôi đã thu thập tất cả những lý do, những tình huống đi khiếu kiện đòi ruộng đất trong cuộc biểu tình dài ngày đó của nông dân các tỉnh miền Tây năm 2007 ở Văn phòng Quốc hội 2 tại TP HCM để viết một phóng sự điều tra. Kèm theo bài phóng sự là những hình ảnh mà tôi đã chụp được bằng phương pháp nghiệp vụ, chụp toàn cảnh, cận cảnh, nội dung các khẩu hiệu được trương lên (không có khẩu hiệu nào chống chế độ cả). Không một báo lề phải nào dám đăng những phóng sự điều tra như thế cả. Nếu có đăng thì họ sẽ cắt xén, gọt dũa những sự thật gai góc, chỉ để lại những gì có thể vừa lòng, lọt tai cấp trên mà thôi! Cuối cùng tôi phải ra tận Hà Nội, đến tận Văn phòng Chính phủ ở số 2 đường Bách Thảo, đưa tận tay bài viết đó đến Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, tại văn phòng Phó Thủ tướng phụ trách chống tham nhũng của ông. Phó Thủ tướng đã tiếp tôi một buổi chiều và xem kỹ những bức ảnh về cuộc biểu tình mà tôi đã chụp. Nhưng đã là một bài báo thì nó phải được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, để tạo dư luận xã hội, cách làm đi bằng con đường “tiểu ngạch” của tôi như thế là “không giống ai”!
Cuộc biểu tình của nông dân miền Tây năm 2007 đó, đã được dọn dẹp vào ban đêm bằng cách các địa phương đưa xe lên rước về. Nếu “giải thích” mà ai không nghe thì được ném lên xe đưa về! Sáng hôm sau tất cả các báo ở TP HCM đều đưa tin, nông dân miền Tây đã “ vui vẻ” ra về!!!
Sau này, tôi đã nhờ nhà thơ Hoàng Hưng đưa bài viết đó lên mạng Talawas với nhan đề “Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Cần có cuộc Hội thảo khoa học về khiếu kiện ruộng đất...”. Khi bài viết đã được tung lên mạng rồi, gặp một số quan chức ở Đồng bằng Cửu Long, nhiều người đọc được đã bảo tôi: Bài của đồng chí rất trung thực, có thiện chí, có nhiều phát hiện... vì sao không đưa các báo đăng!
Thế đó, các giáo trình báo chí ở các quốc gia dân chủ đều dạy rằng, nhà báo là người đứng trên cây cầu để canh chừng con tàu chính phủ. Nó báo cho con tàu đó thời tiết xấu hay tốt ở phía chân trời. Nhưng ở các quốc gia toàn trị thì báo chỉ để làm vừa lòng cấp trên, chỉ để làm cảnh và để “đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống” chứ không phải làm theo quy luật của nhận thức là đưa cuộc sống vào nghị quyết Đảng để rồi Nghị quyết Đảng sẽ tự nhiên đi vào cuộc sống!
Lối tư duy ngược này là thảm kịch của những nhà nước độc tài và sớm muộn sẽ dẫn đến sụp đổ. Hiện tượng Vinashin là một ví dụ rất điển hình. Không phải các nhà báo không biết đầu tư lớn cho ngành đóng tàu Việt nam (thực chất là đóng vỏ tàu) là phi hiệu quả. Giữa những năm 90, tôi đã được Tiến sỹ P.N.H, chuyên gia hàng đầu của VN về đóng tàu biển, ông tốt nghiệp hạng ưu ở Liên Xô về... đưa cho 1 tập tài liệu phản biện về việc đầu tư cho nghành đóng tàu VN. Đưa cho tôi tài liệu, ông hy vọng là để một nhà báo lâu năm lên tiếng hộ cho quan điểm của các chuyên gia đóng tàu VN... Nhưng báo chí chỉ được phép minh họa đường lối của Đảng và nhà nước mà thôi! Cho ăn kẹo cũng không một Tổng biên tập nào dám đăng bài của các nhà báo lúc đó phản đối đầu tư cho Vinashin. Chỉ đến khi chuyện vỡ lỡ thì nhân dân là người chịu thiệt thòi nhất, vì gánh chịu nợ nần chồng chất, nhưng các nhóm lợi ích thì đã no nê! Và chẳng ai bị kỷ luật về món nợ khổng lồ ấy!
Bây giờ thì rừng vàng đã bị phá gần hết, rừng đầu nguồn đã cho nước ngoài thuê, tài nguyên dưới lòng đất đã cạn kiệt, đến than cũng phải đi nhập về, bauxite cũng phải khai quật lên để bán cho người Tàu, chỉ còn biển bạc, đảo vàng ngoài khơi thì đường lưỡi bò đang lăm le liếm hết. Biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc mà ông bà ta gìn giữ bằng máu xương từ bao đời, nay đồng bào Quãng Ngãi, đồng bào miền Trung ra khơi đánh bắt tôm cá thì bị giặc Tàu bắn giết, cướp bóc bất kỳ lúc nào. Nhân dân Hà Nội, TP HCM và các tỉnh phẫn nộ biểu tình khí thế bừng bừng mà 700 tờ báo, gần trăm đài phát thanh truyền hình trên cả nước vẫn im khe, không dám đăng một tấm hình, một dòng tin nào về những cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân. Chỉ có Thông tấn xã VN đưa một cái tin về biểu tình ngày 5-6 vừa qua thì lại xuyên tạc trắng trợn sự thật: “một số người tự phát tụ tập đi ngang qua...”. Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến lời nhà văn Nguyễn Khải trong tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” của ông rằng, người ta đã “nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không biết xấu hổ, nói dối không biết khiếp sợ...”! Các nhà báo nước ta từng có thời áo vá cơm khoai, cùng đồng cam cộng khổ với nhân dân, vác cây bút đi phụng sự chính nghĩa dân tộc, đánh Tây đuổi Nhật năm xưa... Nay báo chí nước ta vì miếng cơm manh áo, vì muốn yên thân “sống mòn” lại dễ dàng làm nô bộc cho các nhóm lợi ích, các nhóm quyền lực, quay lưng với vận mệnh của Tổ Quốc hay sao?
Nếu mai mốt bọn Tàu cộng với máu AQ truyền kiếp, lại thêm bệnh “mót” làm siêu cường thời đại, điên cuồng kéo dàn khoan khổng lồ của chúng ra khai thác dầu trên vùng biển đặc quyền của nước ta đã được luật pháp quốc tế thừa nhận... mà đội ngũ báo chí “hùng hậu” của ta vẫn im khe, chỉ “anh bán thuốc cao” Lại Văn Sâm khua môi múa mép trên tiết mục “Ai là triệu phú” của đài Truyền hình Quốc gia thì bài viết này của tôi xem như “Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc” đã tha hóa và thối rữa đến chân lông.
Gần 40 năm viết báo từ Bắc chí Nam, làm cả báo nói, báo hình, báo viết, báo mạng... đi từ minh họa đến phản biện, phải chăng số phận đã giao cho tôi viết lời ai điếu này cho nền báo chí VN hôm nay. Tôi mượn chữ “Ai điếu” của nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu để tưởng nhớ ông trong bài viết này.
Không phải không có lý do mà nhân loại đã đặt tự do ngôn luận, tự do báo chí lên hàng đầu trong những quyền về con người.
Tự do thông tin ở thời đại thông tin toàn cầu sẽ cứu các quốc gia nhỏ bé không bị các “siêu cường mới” nuốt chửng; Sẽ cứu cả các đảng cầm quyền biết đứng về phía nhân dân, cùng nhân dân cứu đất nước khỏi bị các đế quốc mới xâm lược nếu không muốn tự sát.
Vai trò của các nhà báo vô cùng quan trọng trong thời khắc lịch sử này. Hỡi những người anh em báo chí đồng huyết, đồng bào, đồng chủng, đồng quốc của tôi.
TP HCM 7–2011
L.P.K.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Kính gửi Đảng bộ Cần thơ


Thu lợi bất chính 54 tỷ đồng trong sang nhượng đất đai do “ quản lý lỏng lẻo “ ??? … Tại Cần thơ một loạt cán bộ từ giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường đến các trưởng phòng ban thuộc sở  bị kỷ luật khiển trách “ về mặt Đảng “ ( chỉ về mặt đảng thôi nhé ). Tôi nghĩ  sẽ nhiều đảng viên trong cả nước chấp nhận khiển trách để nhận … tỷ đồng. Có sao đâu, các đảng viên đều biết hình thức kỷ luật khiển trách chỉ là phủi bụi bằng chổi lông gà. Hơn thế nữa lại được điều sang làm phó chủ tịch mặt trận - một cơ quan giám sát hoạt động của chính quyền. Ối giờ cao đất dày ơi. Tinh thần trách nhiệm như thế mà cho làm giám quan ư ???? Cái quai đang mắc ở mồm chưa gỡ ra thì dám phán bảo ai. Đề nghị Mặt trận TQ Cần thơ thải hồi ngay ông phó ( hoặc là PHÁ ) mặt trận này.
Đề nghị Đảng bộ Cần thơ chấp hành nghị quyết mới được quán triệt về sự tồn vong của Đảng, của chế độ.

Kính gửi Đảng bộ Cần thơ.


Thu lợi bất chính 54 tỷ đồng trong sang nhượng đất đai do “ quản lý lỏng lẻo “ ??? … Tại Cần thơ một loạt cán bộ từ giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường đến các trưởng phòng ban thuộc sở  bị kỷ luật khiển trách “ về mặt Đảng “ ( chỉ về mặt đảng thôi nhé ). Tôi nghĩ  sẽ nhiều đảng viên trong cả nước chấp nhận khiển trách để nhận … tỷ đồng. Có sao đâu, các đảng viên đều biết hình thức kỷ luật khiển trách chỉ là phủi bụi bằng chổi lông gà. Hơn thế nữa lại được điều sang làm phó chủ tịch mặt trận - một cơ quan giám sát hoạt động của chính quyền. Ối giờ cao đất dày ơi. Tinh thần trách nhiệm như thế mà cho làm giám quan ư ???? Cái quai đang mắc ở mồm chưa gỡ ra thì dám phán bảo ai. Đề nghị Mặt trận TQ Cần thơ thải hồi ngay ông phó ( hoặc là PHÁ ) mặt trận này.
Đề nghị Đảng bộ Cần thơ chấp hành nghị quyết mới được quán triệt về sự tồn vong của Đảng, của chế độ.

Học người xưa chưa xong lại đòi học Bác Hồ

Ở Hải phòng có Thoại và Khánh và Chuân là tiêu biểu cho sự điêu toa.  Dối trên, lừa dưới. Dối đảng lừa dân. Xem ra học người xưa chưa xong lại còn đòi học Bác Hồ.  
Abraham Lincoln từng nói :    
 «Người ta có thể nói láo một lần, hai lần; nhưng người ta không thể nói láo mãi mãi. 
Người ta có thể lừa gạt một người, hai người ; nhưng người ta không thể lừa gạt cả một dân tộc.»
Abraham Lincoln (1809-1865) trong bài diễn văn Gettysburg (1863) đã nêu lên tư tưởng bất hủ về một nền tự do mới, sinh ra một “chính quyền của dân, do dân và vì dân” (“government of the people, by the people, for the people”). 
Nhưng trước Lincoln gần năm trăm năm, người anh hùng dân tộc Việt Nam Nguyễn Trãi đã khẳng định một chân lý phổ quát hơn và bất biến cho mọi dân tộc, mọi thời đại: “Lật thuyền, mới hay dân chính là nước” (“Phúc chu thủy tín dân do thủy”).
Cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh đang chờ kết qủa xử lý của thủ tướng sự kiện Tiên lãng - không còn là vụ chú Vươn nữa rồi.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Vụ Tiên Lãng: Đã biết tác giả đơn mạo danh



Trao đổi với VietNamNet sáng 6/2, người bị mạo danh lá đơn đề nghị (gửi BBT báo VietNamNet ngày 02/2) – ông Lưu Quang Yên, 68 tuổi, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII, nguyên Bí thư huyện ủy, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho hay: “Việc mạo danh như trên là vô nguyên tắc!”.
Ông Yên cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin trên từ VietNamNet, ông đã liên lạc với huyện ủy huyện Tiên Lãng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng.
Ông Lưu Quang Yên, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981 – 1987), nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003): “Tôi chưa từng gửi đơn thư tới bất cứ cơ quan báo chí nào!”. Ảnh: Kiên Trung

Vị cán bộ lão thành này khẳng định: cho đến thời điểm hiện tại, ông vẫn chưa gửi bất kỳ đơn thư đến bất cứ một cơ quan báo chí nào, ngoài việc trả lời phỏng vấn của VOV.
“Tôi đã xác minh thông tin về người mạo nhận lá đơn nói trên qua Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng và huyện ủy huyện Tiên Lãng. Tôi đã có thông tin ai là người viết lá đơn nói trên và trực tiếp gọi điện với cá nhân này. Tuy nhiên, đồng chí đó đang đi công tác”.
Được biết, “người liên quan” mà ông Yên nói đang đi công tác, hiện là lãnh đạo của Huyện ủy huyện Tiên Lãng.
Nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng cho biết khẳng định: Tôi đã biết nội dung của lá đơn đề nghị nói trên. Không có vấn đề gì sai trái như phê phán người nọ người kia, nhưng việc mạo danh như trên là một sự không minh bạch và vô nguyên tắc.
Ông Lưu Quang Yên là người đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của huyện Tiên Lãng. Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981 – 1987), đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003).
Trao đổi với VietNamNet sáng ngày 6/2, ông Nguyễn Hữu Doãn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng thẳng thắn: Ban Tuyên giáo Thành ủy đã xác minh thông tin VietNamNet nêu.
“Đơn kiến nghị trên, chưa bàn đến nội dung nhưng việc mạo danh người khác là việc làm thiếu sự minh bạch. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng đã có ý kiến với Huyện ủy Tiên Lãng để rút kinh nghiệm”.
Về vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất đầm tại Tiên Lãng, ông Doãn cho biết: Ban Tuyên giáo đã có ý kiến với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hải Phòng. Thời gian tới đây, UBND TP Hải Phòng sẽ có báo cáo đầy đủ về vụ việc tới Thủ tướng Chính phủ và Thành ủy Hải Phòng.



Nguyên chủ tịch Lê Đức Anh lại nói về Tiên lãng

'Hải Phòng không được trả lời loanh quanh vụ ông Vươn'

"Nếu chính quyền đúng, Đoàn Văn Vươn sai thì phải xử lý theo quy định của pháp luật. Còn nếu chính quyền làm sai thì phải nhận, không được trả lời loanh quanh và không được che giấu sai phạm", nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói.

Chiều 6/2, trong buổi giao lưu trực tuyến tại báo Giáo dục Việt Nam về vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), đại tướng Lê Đức Anh chia sẻ: "Tôi không tin một người có chí làm ăn, chưa từng vi phạm pháp luật mà lại đi chống đối chính quyền. Đến bây giờ tôi nghe mà vẫn không tin. Phải đặt vấn đề: 'Tại sao người nông dân ấy lại làm vậy?'.

Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh cho hay, đất của nông dân thu hồi làm gì thì chính quyền phải rõ ràng, thông báo trước cho dân ít nhất một năm và phải đền bù thỏa đáng cho tài sản của nhân dân nếu lấy đất.

"Thành ủy Hải Phòng và UBND TP Hải Phòng phải có trách nhiệm xử lý, làm sai chỗ nào thì phải nhận sai chỗ đó, không được trả lời loanh quanh và không được che giấu sai phạm. Nếu Hải Phòng xử lý không kiên quyết với những cán bộ làm sai thì chính tại nơi này cũng sẽ có thể xảy ra nhiều vấn đề bất ổn", ông chia sẻ.

Theo đại tướng, cần phải làm rõ các câu hỏi: Chính quyền thu hồi khu đất đó cho mục đích gì? Việc thu hồi của chính quyền Tiên Lãng có đúng pháp luật? Quyền lợi của người dân có được đảm bảo, nếu việc thu hồi là đúng? Có chuyện lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm việc riêng?
"Nếu chính quyền đúng, Đoàn Văn Vươn sai thì phải xử lý theo quy định của pháp luật. Còn nếu chính quyền làm sai, nhất là cố ý làm sai, vì động cơ cá nhân thì rất nguy hiểm. Muốn được lòng dân thì phải xử lý nghiêm những cán bộ làm sai, không xử lý nghiêm sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân", vị đại tướng nói thêm.
Còn trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định, vụ Đoàn Văn Vươn không dừng lại ở việc giải quyết mấy chục ha đất mà từ việc xử sự của chính quyền địa phương đã đẩy vụ việc về kinh tế thành vụ việc về chính trị. Do đó, việc cần làm ngay là xử lý một cách kiên quyết, triệt để những sai phạm của chính quyền đã gây ra. Có như vậy mới lấy lại được lòng tin của dân.
Trước thông tin trong tuần này Thủ tướng sẽ chủ trì buổi họp với lãnh đạo các bộ, ngành và UBND TP Hải Phòng về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho hay: "Đây là một trong những vụ đầu tiên Thủ tướng trực tiếp xem xét, giải quyết. Dư luận đòi hỏi và rất ủng hộ việc giải quyết đúng đắn việc này. Nếu giải quyết tốt sẽ tạo được niềm tin trong nhân dân. Thủ tướng là đại biểu Quốc hội Hải Phòng và Tiên Lãng, được nhân dân gửi gắm và kỳ vọng rất nhiều trong việc giải quyết vụ việc này", ông .
Từng là Bí thư huyện ủy của một huyện biên giới miền núi thời chiến tranh nên ông Mão hiểu và hình dung được trách nhiệm của một người lãnh đạo chủ chốt. "Rõ ràng trong trường hợp này, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng không đủ trình độ lãnh đạo, do đó đã đưa ra những chủ trương sai lầm. Sau khi sự việc xảy ra thì đã không đủ độ mẫn cảm để xử lý một cách có lý, có tình sự việc", ông thẳng thắn.
Cũng theo ông Mão, nếu là Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông sẽ "không xử lý như ông chủ tịch hiện tại". Còn việc Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng đổ cho dân bức xúc phá nhà ông Vươn, ông Mão nhìn nhận "đây là hành động thiếu chín chắn, thậm chí thiếu trung thực, có phần vô trách nhiệm".
Đánh giá đây là "bài học đắt giá" trong công tác cưỡng chế đất để nghiêm túc tìm ra bản chất, nguyên nhân của sự việc, ông Mão khẳng định, vụ cưỡng chế không chỉ là trách nhiệm của cơ sở mà cần làm rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan cấp trên, kể cả các cơ quan của trung ương.
Tiến Dũng

Trời cao ơi, sao cứ chần chừ.

“Đất bãi bồi không phải là đất nông nghiệp” thì là đất gì!?

Sài Gòn Tiếp Thị – Thứ năm, ngày 02 tháng hai năm 2012
SGTT.VN - Sau khi đọc một số bài viết trên các báo và bài “” trên Sài Gòn Tiếp Thị, tôi nhận thấy người đại diện cho UBND TP.Hải Phòng là phó chủ tịch UBND Đỗ Trung Thoại, quá mù mờ pháp luật về đất đai.
Lực lượng cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn.
 

Ông Đỗ Trung Thoại phát biểu trước đông đảo báo chí tại cuộc họp giao ban rằng “Đất bãi bồi không phải là đất nông nghiệp”. Liệu từ cách hiểu này mà trong lộ trình giải quyết vụ việc thu hồi đất cách áp dụng luật có đúng qui định không? Nhưng trước tiên, cần phải đặt ra vấn đề : Câu phát biểu này đúng hay sai? Đất bãi bồi có phải là đất nông nghiệp không? Tôi xin nêu ra cụ thể như dưới đây.
Chương III của luật Đất đai năm 2003 (LĐĐ 2003) qui định về chế độ sử dụng các loại đất. Chương này chia ra làm 4 mục gồm:
Mục 1 – Thời hạn sử dụng đất, mục 2 – Đất nông nghiệp, mục 3 – Đất phi nông nghiệp, mục 4 – Đất chưa sử dụng.
Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Đỗ Trung Thoại. 

Trong đó mục 2 – Đất nông nghiệp gồm 13 điều, từ Điều 70 đến 82, qui định các loại đất thuộc đất nông nghiệp như : Đất chuyên trồng lúa nước (Điều 74), đất làm muối (Điều 82), đất sử dụng cho kinh tế trang trại (Điều 82)… và đất bãi bồi ven sông, ven biển (Điều 80). Rõ ràng ai từng đọc qua Chương III LĐĐ 2003 đều hiểu ngay rằng đất bãi bồi ven sông, ven biển là loại đất nông nghiệp theo qui định pháp luật.
Khái niệm “Đất bãi bồi” được đưa vào pháp luật về đất đai lần đầu tiên tại Điều 80 LĐĐ 2003, trước đó LĐĐ 1987, LĐĐ 1993 và các lần sửa đổi bổ sung, cũng như các văn bản dưới luật chưa hề qui định. “Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển” , Điều 80 LĐĐ 2003.
Cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn. 

Các nhà lập pháp xếp đất bãi bồi vào loại đất nông nghiệp vì đất này phù hợp sử dụng vào mục đích nông nghiệp chứ không thể sử dụng vào mục đích khác ví dụ như đất xây dựng khu chung cư (Điều 85). Tuy nhiên giữa loại đất này có thể chuyển đổi thành loại đất kia theo thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nếu phù hợp các điều kiện đối với loại đất mới.
Quay trở lại nội dung câu phát biểu của vị đại diện UBND TP.Hải Phòng ta mới thấy rằng vị cán bộ này quá “ngớ ngẫn” về luật đất đai khi phát biểu trước cuộc họp báo.
Trên đây chỉ là kiến thức rất cơ bản về pháp luật đất đai, lẽ ra với cương vị một phó chủ tịch UBND cấp tỉnh mà trong lĩnh vực mình phụ trách có phần giải quyết khiếu nại cần phải nắm rõ, đằng này ông Đỗ Trung Thoại quá lơ mơ qua lời phát biểu. Cho nên trong vụ cưỡng chế thu hồi đất gia đình ông Đoàn Văn Vươn không tránh khỏi cách hiểu luật “ngớ ngẫn” và áp dụng luật tùy tiện.
Luật gia Trần Đình Dũng
(Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TPHCM – TW Hội Luật gia Việt Nam)
Tôi không tải được ảnh lên - bi

Vụ Tiên lãng - Báo CAND cãi nhau với báo Thanh niên.


Trên cá báo thời gian qua, khi nói đến Tiên lãng thì tôi chưa thấy bài nào bên vực mấy thằng quan lại địa phương cả. Chú Vươn sai khi phòng vệ vượt quá giới hạn nhưng khi nói thế thì phải trả lời câu hỏi tại sao mà chú lại bị dồn đến “ bước đường cùng “ chứ. Anh em các báo đều lấy tin, viết và biên tập đều cố gắng đi đến tận cùng của sự thật để thông tin cho độc giả rõ về sự kiện động trời chuyển đất này,
Thử hỏi từ 1997 – khi rút kinh nghiệm vụ Thái bình – Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nói về lòng dân đến nay, đã có vị nguyên lão nào nói về dân một cách nghiêm cẩn đâu. Thế mà chú Vươn đã làm các cụ lão thành – và cả cựu nguyên thủ - lên tiếng, đương kim thủ tướng có ý kiến chỉ đạo xử lý. Ghê gớm thật.
Thế mà sáng nay, mục điểm báo trên VTV1. Có điểm báo CAND nghe mà choáng, chẳng  lẽ mấy em biên tập của anh Bình Minh nói liều khi về vụ Tiên lãng mà rằng “ cần một cách nhìn công tâm, đúng bản chất”. Chẳng lẽ anh Đam tham mưu sai cho thủ tướng. Tức tốc chạy ra quầy báo và đây – CÁC BẠN CHÚ Ý : Trên CAND nói rõ không sai trong vụ này. Anh Đam nên có ý kiến với thủ tướng nghiên cứu bài này. Tiếng nói của lực lượng công an NHÂN DÂN hẳn hoi nhé. Anh Hữu ước đang tìm cách cản đường thủ tướng để cố cứu anh Ca chắc. ( xem báo CAND số 2385 thứ 2 ngày 6 – 2-  2012 )

Còn theo Thanh niên ( cũng ngày này) thì :

Chúng tôi có trong tay bản kế hoạch tổ chức cưỡng chế đầm thủy sản (kế hoạch số 104) do ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng, ký ngày 24.11.2011 (trước khi cưỡng chế hơn 1 tháng). Trong đó, mục tiêu của UBND H.Tiên Lãng là cưỡng chế cả hai khu đầm, một của ông Đoàn Văn Vươn, một của ông Vũ Văn Luân.

Huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ…

Bản kế hoạch được chuẩn bị rất chi tiết, ngoài các cán bộ Phòng TN-MT, dân quân tự vệ, đoàn thể địa phương, ông Hiền chỉ đạo huy động tối đa lực lượng công an. Nguyên văn một đoạn trong bản kế hoạch 104: “Công an huyện, gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng (cảnh sát điều tra, cảnh sát trật tự, cảnh sát phòng cháy, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự)”.

Về lực lượng bộ đội, bản kế hoạch nêu: “Ban Chỉ huy quân sự huyện gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động lực lượng cơ quan ban chỉ huy quân sự huyện, lực lượng dân quân tự vệ để xử lý các tình huống về vật liệu cháy, nổ, khí độc và giải quyết các đối tượng liên quan”.

Trên tường nhà ông Vươn trước khi bị phá có một số vết lõm giống như vết đạn bắn - Ảnh: Thiên Bình

Trong bản kế hoạch số 104 cũng có mục “Xử lý các tình huống khác có thể xảy ra”. Ở điểm 4 mục này nêu rõ: “Trường hợp đối tượng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng chất cháy nổ, chất độc thì các lực lượng công an, quân sự phải kịp thời ngăn chặn không để xảy ra hậu quả xấu và không dừng việc cưỡng chế”.

Như vậy, có thể thấy H.Tiên Lãng đã lường trước được khó khăn, đã tính tới giải pháp gia đình ông Vươn, ông Luân dùng vũ khí, vật liệu nổ. Nhưng điều đáng nói là ông Lê Văn Hiền chỉ đạo phải kiên quyết thực hiện, “không dừng việc cưỡng chế”.

Thêm vào đó, câu hỏi lớn đặt ra là chính quyền đã tính tới sẽ có vật liệu nổ, có vũ khí, vậy có lực lượng đi rà phá mìn hay không? Nếu có, tại sao lực lượng này không phát hiện ra mìn được chôn dưới đất? Chỉ đạo “không dừng việc cưỡng chế” của ông Hiền cũng trùng khớp với cách mà ông Phạm Văn Mải, Trưởng công an huyện đã thực hiện. Ngay khi mìn nổ, dù là tình huống nguy hiểm, nhưng ông Mải không cho rút quân, chờ tăng cường lực lượng, tổ chức rà soát mà vẫn tiếp tục áp sát. Để rồi người nhà ông Vươn đã bắn ra, khiến 6 người, trong đó có cả ông Mải bị thương.

Trong các cuộc cưỡng chế, lực lượng công an thường chỉ đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, nếu xảy ra chống đối thì lực lượng này mới làm nhiệm vụ xử lý. Nhưng trong vụ này, đích thân trưởng công an huyện đã dẫn đầu một mũi tiên phong tiến vào nhà ông Vươn. Đây là điều rất khác so với thông lệ các cuộc cưỡng chế. Tại sao chính quyền và lực lượng công an huyện lại kiên quyết cưỡng chế, kiên quyết áp sát đến như vậy? Điều này chỉ có ông Hiền, ông Mải mới có thể trả lời.

Thêm vào đó, dù đã tình nghi có thể có thuốc nổ, có vũ khí, nhưng tại sao công an huyện lại vẫn đi vào khu cưỡng chế qua ngõ nhà của ông Vươn, ông Quý dựng ở bên ngoài (không nằm trong khu vực cưỡng chế)? Trong khi theo quan sát tại thực địa khu đầm, nếu nghi ngờ có mìn, lực lượng cưỡng chế hoàn toàn có thể đi nhờ qua đường của gia đình chủ đầm khác để tiếp cận khu vực 19,3 ha đầm nằm trong diện cưỡng chế của nhà ông Vươn. Như vậy sẽ an toàn hơn và có thể sẽ không xảy ra vụ nổ súng.


Nhà của ông Vươn bị đập, đốt phá - Ảnh: Lê Quân

Ai đập nhà và tại sao lại đập?

Đây là điều chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Ban đầu ông Lê Văn Hiền nói rằng người dân bức xúc đập. Trong khi nhiều nhân chứng thấy một chiếc máy xúc đập nhà vào sáng 6.1. Những người dân xung quanh đó không ai dại gì mang máy xúc ra đập nhà. Nếu ông chủ đầm Kết có ý định chiếm đầm thì cũng không có nhu cầu đập nhà, vì khi tiếp quản khu đầm ông này cũng cần một căn nhà để cho người trông đầm ăn ở, sinh hoạt.

Như vậy, chỉ có thể do lực lượng của một cơ quan, tổ chức nào đó đập nhà, hoặc chỉ đạo, thuê hoặc nhờ người đến đập… Ít nhất việc này cũng diễn ra trước mắt công an xã, chính quyền xã Vinh Quang.

Chúng tôi đã có trong tay biên bản bàn giao hiện trường của H.Tiên Lãng cho xã Vinh Quang vào chiều ngày 5.1. Với biên bản này, ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, không thể chối bỏ trách nhiệm về việc để xảy ra đập nhà, xâm phạm khu vực cưỡng chế của những người lạ mặt.

Phân tích đáng lưu ý của luật sư

Một phân tích đáng lưu ý của luật sư Trần Vũ Hải, đoàn luật sư Hà Nội: “Qua xem một số bức ảnh hiện trường và theo một số người dân chứng kiến vụ việc hôm xảy ra cưỡng chế, có vẻ có việc nã đạn tại khu vực nhà của ông Quý (em ông Vươn). Có thể sau khi 6 chiến sĩ công an huyện, huyện đội bị bắn, Công an TP về tăng cường đã cho nổ súng vào căn nhà, nơi trước đó những người bắn công an ẩn nấp. Nếu có việc nã đạn, sẽ để lại nhiều vết tích trên các bức tường và sàn nhà. Có thể những vết tích này quá rõ ràng, chứng minh có việc nã đạn quá mức cần thiết. Đây có thể là nguyên nhân ngôi nhà này đã bị san phẳng, để xóa đi hiện trường”.

Thiên Bình (
Báo Thanh niên )


Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Tiên Lãng: Sẽ tiếp tục cưỡng chế nhiều hộ dân


Chính quyền huyện Tiên Lãng - Hải Phòng cho biết như vậy nhưng sẽ làm chặt chẽ, cẩn trọng hơn * Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng Vũ Hồng Chuân: Lo nhân dân hiểu sai về Tiên Lãng (?!)

Tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng, nhiều hộ dân đang đứng ngồi không yên vì sắp phải đối mặt với việc cưỡng chế tương tự vụ thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Hơn 20 hộ dân bị thu hồi đất
Ngoài các hộ ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân (đã có thông báo cưỡng chế), chính quyền huyện Tiên Lãng đã có thông báo sẽ thu hồi không đền bù gần 400 ha diện tích đầm bãi của hơn 20 hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương này.
Ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng, cho biết mỗi hội viên tối thiểu cũng đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để làm cống thoát nước, chòi canh… Riêng những hộ có quy mô vài chục hecta như hộ ông Vươn và ông Luân phải đầu tư đến hàng tỉ đồng. “Chúng tôi đầu tư nhưng chưa lấy lại vốn thì bị chính quyền thu hồi mà không bồi thường, còn những người được giao tiếp nhận đất đầm của chúng tôi lại được hưởng không. Điều này quá vô lý!” - ông Trong bức xúc.
“Xé nhỏ” và tổ chức đấu thầu
Quyết tâm thu hồi nhưng mục đích của huyện Tiên Lãng lại không rõ ràng. Lý giải việc này, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, nói: “Do ông Vươn không trả lại đất nên chúng tôi chưa thể cho ông Vươn tiếp tục thuê sử dụng. Về mặt nguyên tắc, đã hết hạn sử dụng thì phải trả lại Nhà nước rồi mới có đất để cho thuê. Cũng như người dân vay tiền ngân hàng, khi đến hạn thì phải trả và muốn vay tiếp phải làm các thủ tục vay”. 
 
Khi phóng viên hỏi: “Nếu huyện có ý định tiếp tục cho ông Vươn thuê đất thì cần gì phải cưỡng chế?” thì ông Khánh giải thích: “Chúng tôi thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật vì đến 8 lần có thông báo và trực tiếp đối thoại với ông Vươn nhưng ông ấy vẫn cho rằng huyện phải tiếp tục giao đất. Nếu giao đất mà chưa thu hồi thì rõ ràng huyện vi phạm Luật Đất đai”. Tuy nhiên, sau đó ông Khánh lại “tiết lộ” rằng diện tích đầm bãi đã thu hồi của ông Vươn sẽ xây dựng phương án cho thuê với mục đích nuôi trồng thủy sản nhưng chia nhỏ hơn và tổ chức đấu thầu cho các chủ đầu tư khác.
Với các hộ dân nằm trong diện hết thời hạn thuê đất, ông Ngô Ngọc Khánh cho biết trong trường hợp các hộ vẫn kiên quyết không chịu bàn giao, huyện sẽ xem xét biện pháp cưỡng chế nhưng làm chặt chẽ, cẩn trọng hơn. “Trước vụ cưỡng chế đầm bãi của gia đình ông Vươn, UBND huyện Tiên Lãng cũng đã cưỡng chế 70 ha đầm của một hộ dân tại xã Tiên Hưng. Hộ dân này khiếu kiện lên giám đốc thẩm nhưng vẫn bị bác bỏ. Sau đó, phần diện tích này được “xé nhỏ” để cho nhiều hộ khác thuê” – ông Khánh dẫn chứng.
Theo ông Khánh, huyện Tiên Lãng đã xây dựng dự án tổng thể về quản lý, cho thuê đối với diện tích đầm bãi nên mới tiến hành thu hồi trên diện rộng.
Lo nhân dân hiểu sai về Tiên Lãng (?!)
Sáng 3-2, tại cuộc mít tinh quán triệt thời sự tại Đảng bộ thị trấn Tiên Lãng, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng Vũ Hồng Chuân đã có bài phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho toàn bộ hơn 300 đảng viên.
Ông Vũ Hồng Chuân cho rằng dư luận còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí không đúng bản chất về sự việc tại xã Vinh Quang, gây nghi ngờ trong một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng. Theo ông Chuân, việc cưỡng chế thu hồi của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là đúng quy định pháp luật. “Rất mong các đảng viên của huyện giữ vững lập trường. Chúng tôi đã có đơn gửi từ Tổng Bí thư trở xuống, đề nghị xem xét thấu đáo và thận trọng chứ không nhân dân hiểu sai về huyện Tiên Lãng” – ông Chuân nói.
Thế Dũng

Bài và ảnh: Nguyễn Quyết

Những thằng đang phá hoại đảng trong vụ Tiên lãng


Hai hôm nay trên các chỗ vẫn nghe và đọc, tôi thấy ầm cả lên vì sang tuần ông Dũng sẽ họp vì vụ Tiên lãng. Với ai thì tôi thây kệ, nhưng với bạn bè thì tôi muốn tâm sự đôi lời về suy nghĩ của tôi. Cũng như hôm trước tôi có mấy lời gửi NXD, nói thằng em sao dễ bị lừa, nay tôi thấy các bạn của tôi sao ngây thơ quá.
Thứ nhất: chỉ khổ chú Vươn thôi, cả một bộ máy quân dân chính đảng của Hải phòng, của Tiên lãng, tất cả các ban ngành xúm vào người hứng kẻ tung, kẻ che người chắn. Luật rừng hay quán triệt trong đảng bộ. Tất cả chỉ nhằm bóp chết chú Vươn. Cũng không trách ai trong cái nhóm ấy được vì khi đã chấp nhận làm một con vít của hệ thống ấy ở Hải phòng thì cùng lắm họ chỉ phạm tội vô tình phá đảng thôi. Với nghị quyết gì đấy của ông Trọng nếu nhìn qua vụ này thì theo tôi ( giả dụ đảng là một cơ thể ) đảng phải chạy thận, phải thay máu. Thậm chí có ung nhọt nào đấy thì phải cắt bỏ. Đừng vội tưởng bở các bọ ạ. Người ta đang cố bảo vệ lợi ích của một nhóm trong lòng dân tộc đấy.
Chuyện xưa: với câu thơ “ trăm quan có mắt như mờ - để cho Huy quận vô sờ chính cung “ có thể diễn giải vào nay là “ chính cung “ tức mẹ vua bị bọn bố lào sờ. Vua ta hiểu là đảng đi thì mẹ đảng là dân đấy. Đảng đã để cho bọn bố láo xúc phạm người sinh ra mình. Liệu đảng sẽ làm gì đây.
Thứ hai : xưa Tào Tháo chỉ đạo làm nhỏ đấu đong gạo nấu cơm cho lính để tiết kiệm lương thực. Việc bại lộ, Tháo chém quan trông coi lương thực để bảo vệ mình. Nay thì khác, tôi không tin có một thằng đầy tớ nào từ “ tớ “ to nhất đến nhỏ nhất sẽ bị chém THẬT trong vụ này. Sẽ điều đến làm “ chuyên viên “ ở chỗ khác, chuyên lo việc hại dân vì “ đã có kinh nghiệm công tác “ trong lĩnh vực này.
Thứ ba : là con rể của ai chăng nữa cũng sao đâu. Vì có những trường hợp chưa bị phanh phui là con rể hoặc thông gia, chén chú chén anh với quân ấy vẫn lên vù vù. Đừng nói nữa mà đau xót cho bao nhiêu hy sinh của các bậc tiền nhân đã hy sinh vì sự trong sạch của đảng.
Thứ tư : Cơ quan nào lên tiếng bênh vực chú Vươn, bênh vực lẽ phải thì chú ý đừng để rơi vào nhóm chống đảng như kết luận của trưởng ban tuyên giáo huyện Tiên lãng. Cụ Lê Đức Anh cũng coi chừng vì “ chúng tôi đã gửi thư báo cáo trung ương rồi “. Thật sự xấu hổ và đau cho những người được dân Hải Phòng bỏ phiếu để làm đại biểu cho mình rồi để bọn quan Hải phòng làm hại như vậy.
Nhà thơ Tố Hữu viết “ đảng ta đó trăm tay nghìn mắt “ ( không gì che được mắt đảng, qua được tay đảng ) đảng ta đây xương sắt da đồng ( không giết được đảng đâu ) đảng ta muôn vạn công nông ( đang đi làm thuê và bị cướp đất ). Đấy thấy chưa chính đảng là người bị hại trong vụ này.
Đi tướng Võ Nguyên Giáp đến dự cuộc họp đã nói với các đi biu, đại ý̀ng Thái Bình ch là mt thôi, nếu chúng ta tiếp tc quay lưng li vi dân như thế này, quên đi nhng đóng góp, gian kh ca dân, thì ngay c min Núi phía Bc, min Trung Tây Nguyên... nếu sau này có s biến gì xy ra, không ai chc là đng bào s tiếp tc bo v chúng ta đâu.
 
Đừng ngụy biện, đừng bao che cho nhau nữa. Bọn chống đảng không phải tìm đâu xa. Gây ra và nương tay đều là lũ chống đảng chứ không có kẻ thù trong vụ này.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

LÃNH ĐẠO TIÊN LÃNG QUÁN TRIỆT TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN TRONG HUYỆN GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG, ĐỪNG ĐỂ KẺ XẤU LỢI DỤNG


TIN RẤT NÓNG: LÃNH ĐẠO TIÊN LÃNG QUÁN TRIỆT TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN TRONG HUYỆN GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG, ĐỪNG ĐỂ KẺ XẤU LỢI DỤNG

 

Mấy ngày qua, lãnh đạo huyện Tiên Lãng không cần quan tâm đên thông tin của báo chí, ý kiến của các cán bộ Lão thành cách mạng, của những đồng chí nguyên là lãnh tụ, của các chuyện gia, của các đoàn thanh tra kiểm tra Trung Ương và dư luận nhân dân cả nước, khẳng định về những sai phạm trong quá trình cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn; mà huyện đã chỉ đạo cho ban tuyên giáo huyện ủy quán triệt đến từng chi bộ, từng đảng viên toàn huyện phải  nhất nhất tin tưởng vào việc làm của huyện là đúng đắn, tất cả những ý kiến phê phán huyện đều sai trái, và là luận điệu của kẻ xấu.

Chúng tôi giới thiệu dưới đây toàn văn lời phát biểu quán triệt của Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Tiên Lãng, ông Vũ Hồng Chuân với 300 đảng viên của Thị trấn Tiên Lãng vào sáng hôm nay (03/02/2012):


Sáng 3-2, tại cuộc mít tinh quán triệt thời sự tại Đảng bộ thị trấn Tiên Lãng, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng, ông Trưởng ban Tuyên giáo huyện Vũ Hồng Chuân sau khi nói về tình hình kinh tế xã hội đã phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho toàn bộ hơn 300 đảng viên.

“Nhân đây chúng tôi xin thông tin về sự kiện Vinh Quang. Đây là vấn đề được các đảng viên theo dõi chăm chú nhất. Trong mấy ngày qua chúng tôi luôn đi với đài truyền hình để làm những cái phóng sự để thông tin tới các bác, các đồng chí. Theo đó, ngày 5-1, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản đã hết hạn giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xung quanh vụ việc này, thời gian qua các đồng chí lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo các cơ quan chức năng và trực tiếp thông tin trong các hội nghị cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể. Các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố và huyện cũng đã đưa tin để cán bộ và nhân dân toàn huyện hiểu đúng bản chất sự việc. Tuy nhiên, dư luận còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí không đúng bản chất sự việc gây nghi ngờ, gây phân tâm cho một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng rất dễ bị các phần tử xấu lợi dụng. Nhất là trên mạng Internet và các blog. Thưa các đồng chí, nếu chúng ta chỉ xem trên mạng không có thông tin đầy đủ thì rõ ràng chắc chắn sẽ phân tâm. Mà nếu chúng ta chỉ xem trên mạng thôi thậm chí nhiều đồng chí thấy huyện Tiên Lãng là be bét lắm. Nhưng xin thưa các bác các đồng chí là đâu có phải như thế.

Cho nên hôm nay chúng tôi xin thông tin một cách tương đối đầy đủ để các bác các đồng chí lắm được sự việc. Huyện chúng ta có diện tích bãi bồi ven sông ven biển rất lớn, hơn 3000 ha. Trong những năm qua chúng ta đã từng bước đưa diện tích ven sông ven biển này vào sử dụng có hiệu quả. Mỗi năm bãi của chúng ta lại bồi ra ngoài. Chúng ta đã làm cuộc cách mạng lần thứ nhất, quai đê lấn biển đã tạo ra một loạt các xã như Đông Hưng, Tây Hưng. Toàn bộ vùng ngoài đã hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước. Có thể nói với một tư duy và tầm nhìn sớm hơn, huyện chúng ta đã hình thành bộ phận gọi là đề án Vinh Quang 2 để đưa diện tích đấy vào quản lý, khai thác và sử dụng. Toàn bộ diện tích ngoài ấy là đất bãi bồi chưa sử dụng. Để triển khai một chương trình dài hơi hơn, chúng ta đã giao cho một số hộ ra đình ra đó khoanh vùng nuôi tôm làm luận chứng đề nghị được giao để quản lý, khai thác. Trên cơ sở đấy chúng ta giao. Chứ còn thưa các bác chúng tôi là người dân Vinh Quang sống ở ven đê, nói tóm lại cái người dân ở đấy tâm lý người ta cũng chẳng muốn giao cho ai. Vì sao? Bởi vì chúng tôi chỉ cần ra ngoài ấy hai tiếng đồng hồ là chúng tôi bắt được bữa cáy về ăn ngon lành. Ra chân đê chỉ cần hơn tiếng là được bữa cá về ăn rồi. Người dân chúng tôi chẳng muốn giao cho ai để chúng tôi ra khai thác về cải thiện bữa ăn, sướng! Nhưng để đưa vào khai thác có hiệu quả thì một số hộ làm luận chứng xin khai thác ở đấy và được huyện đồng ý cho khai thác theo thời hạn.

Trước hết là nói về nguồn gốc đất. Đối với đất của anh Đoàn Văn Vươn, ngày 4-10-1993, UBND huyện ra quyết định 447 giao cho ông Đoàn Văn Vươn, thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng diện tích 21ha ở phía Nam cống Rộc, thời hạn giao 14 năm tính từ ngày 4-10-1993. Trong quá trình sử dụng ông Vươn đã phá rừng đắp lấn ra phía ngoài thêm 19,3 ha nữa. Việc anh ấy phá rừng đã bị xử phạt hành chính. Sau khi lấn ra rồi anh ấy lại đề nghị giao tiếp cho 19,3 ha ấy nữa thì huyện lại hợp thức hóa giao cho anh ấy. Như vậy 2 quyết định UBND huyện đã giao cho anh ấy 40,3 ha và thời hạn đều tính từ 4-10-1993. Thực hiện luật đất đai đến thời điểm hết hạn giao, UBND huyện thực hiện thủ tục để thu hồi toàn bộ 40,3 ha của Đoàn Văn Vươn, trong đó có diện tích 19,3 ha giao theo quyết định 220. Sau khi làm các thủ tục theo quy định, ngày 7-4-2009, UBND huyện ban hành quyết định 461 thu hồi 19,3 ha anh ta lấn chiếm trước. Anh Vươn không đồng ý và khiếu nại. Huyện đã mời anh ấy lên giải quyết khẳng định Quyết định của huyện đúng. Anh Vươn cũng không đồng ý và kiện ra tòa. TAND huyện xử bác khiếu nại của anh Vươn. Anh Vươn không đồng ý với kết quả xử của tòa lại kháng cáo lên TAND TP. Khi TAND TP thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử, anh ấy rút về không kiện nữa. Tòa TP ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án sơ thẩm của tòa cấp huyện có hiệu lực. UBND huyện đã tám lần mời anh ấy lên làm việc thực hiện quyết định ấy. Huyện nói rõ nếu anh Vươn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì phải làm các thủ tục để đề nghị thuê lại. Nhưng anh ấy không hợp tác, anh ấy không muốn thuê lại mà anh ấy muốn đất đấy phải như đất nông nghiệp cơ. Thưa các bác, các đồng chí, anh ấy thế thì làm sao mình chấp nhận được. Cuối cùng ngày 24-11-2011 huyện phải ra quyết định cưỡng chế số 3307. Ngày 25-11-2011, UBND huyện Ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế do đồng chí phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp làm trưởng ban, đồng thời lập các tổ công tác. Để đảm bảo tài sản đối với ông Đoàn Văn Vươn, ngày 30-11-2011, UBND huyện đã có thông báo cho ông Vươn chủ động di dời tài sản, dụng cụ sinh hoạt bàn giao diện tích. Huyện liên tục có các công văn yêu cầu nhưng anh ấy không thực hiện. Sau đó UBND huyện giao cho hai xã Bắc Hưng và Vinh Quang tổ chức các đoàn quân dân chính vận động nhưng anh ấy không nghe. Và một lần nữa UBND huyện lại tham khảo các sở ngành của thành phố xem quyết định như thế đã được chưa. Các sở tư vấn cơ sở pháp lý thế là được rồi huyện mới triển khai việc cưỡng chế thu hồi. Ngày 5-1, khi tổ chức cưỡng chế, tại khu đầm ông Vươn cùng người liên quan bố trí ba lớp hàng rào tre ngăn cản lực lượng cưỡng chế. Khi tổ công tác làm nhiệm vụ rà phá bom mìn cùng công an làm công tác đảm bảo trật tự tiến vào tới hàng rào thứ ba cách nhà anh ấy 100m các đối tượng trong nhà đã kích cho mìn nổ nhằm kích bình gas nổ để gây sát thương lớn. Bình gas không nổ chứ nổ chắc chắn có đồng chí hi sinh. Khi tổ công tác tiếp cận đến sân của lều coi đồng các đối tượng bên trong đã dùng súng hoa cải bắn luôn làm sáu cán bộ chiến sĩ của công an và huyện đội bị thương. Hành vi có thể nói hết sức là manh động. Khi chúng dùng súng bắn hoa cải bắn ra các chiến sĩ bị thương rồi. Lúc đó huyện mới báo về TP, CATP mới cho lực lượng về tăng cường để bắt giữ các đối tượng. Khi trên về mới tiếp cận được nhà của nó và đưa lực lượng của ta lên tuyến trên điều trị. Lợi dụng lúc đó các đối tượng đã bỏ trốn. Công an đã khởi tố và đang điều tra làm rõ. Xung quanh cái vụ việc này các cái blog và các cái trang  mạng, tất nhiên là có bàn tay đạo diễn của các thế lực đứng đằng sau, không loại trừ các thế lực phản động bên ngoài, đã tung hết lên mạng. Các thông tin đó hoàn toàn không đúng bản chất sự việc. Về công tác tư tưởng tôi thấy có mấy vấn đề mà chúng ta phải đấu tranh, phải phản bác. Thứ nhất xác định rõ vấn đề giao đất và cho thuê đất. đây là hai vấn đề khác nhau. Quyền lợi của người được giao đất khác với quyền lợi của người được thuê đất. Trong trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn phải hiểu nguồn gốc đất thuê là đất chưa sử dụng không thuộc quỹ đất sản xuất nông nghiệp giao lâu dài. Bản thân anh Vươn đã được giao đất sản xuất nông nghiệp ở xã Bắc Hưng rồi. Anh Vươn có phải người xã Vinh Quang đâu mà giao đất ở xã Vinh Quang. Đất này không phải là đất để giao lâu dài mà là đất chưa sử dụng đến tạm thời giao có thời hạn. Kể cả đất nuôi trồng thủy sản giao theo nghị định 64 thì hạn điền cũng không quá 2ha. Đây 40,3 ha mà. Ở đây có một sự nhầm lẫn. Thậm chí cả một số quan chức ở Trung ương về hưu vẫn cứ nói đây là đất sản xuất nông nghiệp, mà đã là đất sản xuất nông nghiệp là phải giao cho người ta 20 năm. Hết thời hạn giao đất ông Vươn không muốn chuyển sang thuê. Tại sao? Bởi nếu được giao mỗi năm chỉ phải nộp 7 triệu thôi, còn chuyển sang thuê ít nhất cũng phải đóng 100 triệu đồng. Chưa nói xã đấu thầu còn cao hơn nhiều. Tôi lấy đơn cử như 70 ha ở Tiên Thắng cũng y sì như thế này. TAND tối cao bác, thu hồi giao về xã, xã giao đấu thầu thu về ngân sách tới 1,4 tỷ. Thứ hai chúng tôi muốn khẳng định điều này để các bác, các đồng chí nắm được để mà tuyên truyền là có dư luận cho rằng ông Vươn đầu tư quá lớn, có công lớn trong công tác bảo vệ đê điều phòng chống lụt bão. Ông Vươn đầu tư thì đúng rồi nhưng đâu có phải toàn bộ là của ông Vươn. Toàn bộ khu đầm ông Vươn là đường công vụ suốt từ cống Rộc chạy xuống dự án Vinh Quang 2 đầu tư đấy. Năm 1998, dự án Vinh Quang 2 đầu tư cái đường bao chính của đầm ông Vươn tới 295 triệu, năm đó to lắm. Năm 2002-2006, dự án nuôi tôm của Thành đoàn cũng đầu tư vào dự án này 21 tỷ cơ. Toàn bộ con mương chạy dọc người ta đầu tư 5-6 tỷ. Lúc ấy trong thời hạn giao đất người ta bồi thường 271 triệu. Nhà nước đầu tư nhiều chứ có phải của ông Vươn đầu tư cả đâu. Không thể nói ông Vươn có công lớn bảo vệ đê điều. Các đồng chí xuống dưới đấy sẽ thấy, nó đưa lên các blog nói một cách trắng trợn là vì có cái đầm của ông Vươn nên ông ấy đầu tư trồng cây nắn dòng chảy nên không bị vỡ đê. Làm gì có chuyện nắn dòng chảy ở cửa sông Văn Úc được. Thật là vô lý. Người ta nói ông ấy có công trồng rừng. Nhưng hoàn toàn không có công gì. Người ta nói ông ấy đóng góp nhiều. Tôi xin thưa với các bác điều này hoàn toàn không đúng. Huyện giao cho ông ấy từ năm 1993, bảy năm ông đầu ông ấy không phải đóng bất cứ một thứ gì. Còn từ 2000 đến giờ đã 12 năm, tất cả ông nộp có 48 triệu chủ yếu là môn bài. Hôm qua chúng tôi làm một cái sự kiện nữa để các bác, các đồng chí xem tình hình thấy, ông ấy cho thuê một người ở gần đó có 6 ha mà mỗi năm ông ấy thu 30 triệu. Người dân Vinh Quang mà phải thuê đầm của một người ở nơi khác. Một năm ông ấy không làm gì cũng có ít nhất 20 triệu. Cái mà ông ấy cho thuê các blog nó giấu nhẹm đi chả thấy nói năng gì cả. Huyện chỉ có yêu cầu là phải chuyển sang đất cho thuê theo luật đất đai năm 1993, thế nhưng ông ấy không muốn thuê.

Thế mà trên báo chí, trên blog nói là hệ thống chính trị của Tiên Lãng hỏng hết rồi, thế này thế nọ, nó nói thậm tệ. Và đến cả ngày hôm qua ông Đặng Hùng Võ lại vẫn còn từ Hà Nội không xuống dưới đây xem đất nó cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn như thế. Cơ sở  để thu hồi có 3 cơ sở. Một là văn bản thỏa thuận của huyện với ông Vươn khi xin giao đất lúc ấy ông ấy chấp nhận  thì làm không thì thôi, khi giao đất ông Vươn đã chấp nhận, đã ký vào văn bản với thời hạn 14 năm rồi, hết thì phải trả lại toàn bộ. Hai là theo điều 80 luật đất đai năm 1993. Ba là vấn đề vô cùng quan trọng là tòa người ta xử rồi, UBND huyện cũng không thể  nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt nam được. Chỉ có tòa án mới nhân danh để xử một vụ kiện nào đó. Tòa cấp TP, cấp huyện đã bác đơn, khẳng định quyết định của huyện là đúng rồi thì làm sao mà nói ông Hiền sai được. Tòa khẳng định đúng rồi thì cơ quan hành chính thực thi thôi. Với tư cách là Uỷ viên thường vụ huyện ủy tôi xin khẳng định không có vấn để tiêu cực ở đây. Nội bộ huyện ủy, UBND, đoàn thể của huyện đoàn kết không có tiêu cực. Không thu hồi đất đó để chuyển sang cho thuê, cho đấu thầu mới là tiêu cực. Người ta sẽ đặt câu hỏi là tại sao một bên xã giao khoán thầu nộp sản cao, một bên lại ăn không mới là tiêu cực. Chỉ có ai sợ mới không dám thu hồi. Còn anh chấp nhận, nói rõ thôi thì cháu đã làm ở đây, công việc đã quen rồi, đã thu được rồi thì dân làng nộp thế nào, cháu nộp thế ấy. Đằng này không muốn xin thuê lại mà lại muốn ăn không thì làm sao có chuyện ấy được. Rõ ràng ở đây đã có thế lực đằng sau nào đó xúi giục, làm hỏng sự nghiệp. Một vấn đề nữa là xung quanh vấn đề thu hồi đất theo qui định Vươn có quyền  khiếu nại tố cáo lên cấp trên nhưng ông Vươn không chọn mà đã chọn giải pháp chống người thi hành công vụ là vi phạm cực kỳ nghiêm trọng về luật pháp. Là công dân anh có quyền khiếu nại nếu không thấy thỏa đáng hoặc tố cáo còn có người giải quyết. Tại sao anh lại bắn vào lực lượng cưỡng chế, đây là hành vi manh động, chỉ có bọn lưu manh mới bắn vào người làm nhiệm vụ. Tất nhiên là trong quá trình thu hồi đầm vùng và các bước triển khai cũng có những cái phải rút kinh nghiệm như công tác nắm tình hình, rồi những cái lẽ ra không để xảy ra đến mức độ như thế, cái này cùng là vấn đề đáng tiếc. Thưa các bác, các đồng chí, huyện chúng ta vốn là huyện có phòng trào cách mạng , tiếp nối truyền thống ấy các ủy đảng, tổ chức, ban ngành, đoàn thể, nhân dân …đã nỗ lực phấn đấu để đạt được thành quả như ngày hôm nay vì thế chúng ta không thể dễ gì để bất  cứ ai vì mục đích cá nhân làm ảnh hưởng đến phong trào chung của huyện. Qua việc thông tin về vụ cưỡng chế thu hồi đất hết thời hạn của ông Đoàn Văn Vương, đề nghị các cán bộ đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức trách nhiệm, thống nhất về mặt tư tưởng bình tĩnh tin tưởng sự lãnh đạo của huyện ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND và cơ quan chức năng giải thích theo thông báo như trên đây. Rất mong các đồng chí là đảng viên của huyện giữ vững lập trường. Chúng tôi cũng rất bức xúc và anh em ở ban đảng thấy trên mạng nói vấn đề đảng bộ huyện Tiên lãng thế này thế kia tôi thấy chạm đến lòng tự ái nên chúng tôi đã có đơn gửi từ Tổng Bí thư trở xuống, phải xem xét thấu đáo trước khi phát ngôn chứ không nhân dân cả nước hiểu sai hết về huyện Tiên Lãng. Kiến nghị với Tổng bí thư và các cấp các ngành phải xem xét thấu đáo và thận trọng…”.