Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Tướng.

Thấy năm nào Báo chí cũng công bố quyết định phong hàng chục Tướng. Thử tò mò tìm số liệu xem Việt Nam mình hiện nay có bao nhiêu Tướng.

Bên Quân đội:

Cộng dồn theo số liệu Vi.wikipedia đang tại chức (có danh sách kèm theo):
Cấp Thiếu tướng     =    272
Cấp Trung tướng     =      86
Cấp Thượng tướng  =    7
Cấp Đại tướng          =    2
Tổng cộng                 =    366

Quân đội mấy năm qua không thấy công bố số liệu cho báo chí, theo tôi biết thì năm 2012, thăng quân hàm cấp tướng là 74 người.

Bên Công an:

Năm 2012, thăng hàm cấp tướng 48 người (Cadn)
Năm 2011, thăng hàm cấp tướng 58 người
Cũng năm này, trao quân hàm Thượng tướng, Đô đốc cho 2 người của Công an và 7 của Quân đội. (Vietnamplus)
Nhanh nhất là Bộ Trưởng Trần Đại Quang được phong hàm Thượng tướng (2011), Đại tướng (2012)
Vượt khủng là ông Lê Hồng Anh – vào ngành là binh nhì sau một ngày lên Đại tướng.

Trung bình ở Việt Nam, mỗi năm phong 100 vị lên Tướng.
Áng chừng tổng số tướng lãnh Quân đội và Công an, gộp chung chia đều thì mỗi tỉnh thành hiện nay có khoảng 8 sao. nếu dồn về Bộ thì đi đụng đầu nhau.

Tính từ hàm Đại tá trở lên, cả Quân đội và Công an thì ở Việt Nam, có thể đến hàng vạn Sĩ quan cao cấp.

Chưa kể số về nghỉ. Quỹ lương hưu mà Đại tá Thanh đang lo bảo vệ bao nhiêu % GDP nhỉ ???

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Hoàng Sa và 'Âm binh'



Bài hay trên VNN - sợ bị gỡ bỏ nên tôi đăng lại ở đây.
Sự thịnh suy, sự hưng vong của một quốc gia, đều bắt đầu từ chữ ĐÂY TIN (dân tin- hay không) này đó!
Ngày 20/1 mới đây, một sự kiện làm rưng rưng lòng người: Tp Đà Nẵng tổ chức Công bố hàng trăm bản đồ cổ về Hoàng Sa (VietNamNet, ngày 20/1), trong đó, gồm cả bản đồ cổ các nước phương Tây đã vẽ, kể cả Trung Quốc họa đồ, đều khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam... Đó là những tư liệu rất quý khẳng định những cơ sở pháp lý của VN về vấn đề này.
Đó còn là một hiện thực chủ quyền bất di bất dịch hàng bao đời nay của VN.
Vàng mười...
Năm nay, cũng tròn 39 năm, Hoàng Sa đau thương và mất mát. Khi ngày 19/1/ 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm phi pháp toàn bộ quần đảo này.
Nhưng lịch sử đất nước sẽ tạc mãi trong tâm khảm, những người lính Việt đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo. Họ đã ngã xuống trong mưa đạn, trong nỗi đau khôn cùng trước chủ quyền biển đảo bị mất.
14 năm sau, lịch sử lại lặp lại ở cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, năm 1988. Giữa những người lính Việt của ba tàu vận tải HQ- 604, HQ- 605, HQ-505, với lính TQ tại các đảo Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin, những hòn đảo phía tây nam cụm đảo Sinh Tồn.
Cuộc chiến không cân sức lại tiếp tục nổ ra. Chúng ta giữ được đảo Cô Lin. Nhưng 64 người lính Việt đã ngã xuống trong chiến trận này. Đau đớn hơn, trong đó, chỉ còn tìm được hài cốt của vài người.
Dù khác nhau chiến tuyến, ý thức hệ, nhưng cuộc chiến đẫm máu và không cân sức ở Hoàng Sa- Trường Sa là minh chứng thiêng liêng- lòng yêu nước Việt của những con dân Việt, là duy nhất. Họ - những người lính Việt đã yên lặng vĩnh viễn trong sự thét gào mãi mãi của Biển Đông, những đêm giông gió, những ngày gió bão.
Vị mặn của nước Biển Đông gần 40 năm nay mặn đắng hơn. Vị mặn của muối, của máu và của nước mắt.
Khi đọc lại các tài liệu, bài báo để hiểu thêm cuộc chiến, người viết bài đã không sao cầm được nước mắt. Viết trong nỗi đau nghẹn...
Biển Đông - nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược, mang trong lòng nó, cả phúc - họa liền kề với rất nhiều quốc gia. Bởi thế giới này, vẫn luôn tồn tại cụm từ lòng tham khiến con người ta tối mắt.
Dù vậy có phải lúc nào lòng tham của kẻ mạnh cũng chế ngự được tất cả?
Như Philippines chẳng hạn. Đất nước nhỏ hơn TQ rất nhiều về diện tích và số dân số (diện tích 300.000 km2, 92 triệu dân), vừa tuyên bố sẽ thách thức yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông tại tòa án quốc tế về Luật Biển (1982) mà cả hai nước đều là thành viên.
Ngay sau đó, Philippines chính thức bổ nhiệm Thẩm phán Rudiger Wolfrum, một chuyên gia luật quốc tế của Đức tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển làm thành viên đại diện cho Philippines tại tổ trọng tài. Luật sư Francis Jardeleza được lựa chọn phụ trách tư vấn cho Philippines để tiến hành các thủ tục tố tụng. Dân gian có câu Hành động đi liền với lời nói, là vậy!
Được biết, ngày 22/1, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki- moon đã lên tiếng, cho biết luôn sẵn sàng cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Không biết, nguyên đơn, hay...bị đơn sẽ thắng ở vụ tranh chấp thế kỷ này? Nhưng nó cho thấy khí phách và sự khôn ngoan của một quốc gia!
Bởi theo các chuyên gia nghiên cứu, như ông Nguyễn Đăng Thắng (Khoa Luật Quốc tế của Học viện Ngoại giao): Philippines muốn lợi dụng việc kiện này để buộc TQ làm rõ hoặc giải thích "nội hàm" của mình ở Biển Đông, một điều mà họ đã không làm được thông qua đàm phán ngoại giao.
Còn một luật sư người Mỹ nhận xét: Trong những trường hợp thế này, đạt được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế có thể còn giá trị hơn nhiều so với kết quả pháp lý.
Trả lời báo chí, trước việc Philippines khởi kiện, đưa TQ ra tòa vì tranh chấp biển, theo ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao: Các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Một thông tin mới nhất của Nhật Bản cũng rất đáng chú ý. Nước này vừa tìm ra một tài liệu hồi đầu thế kỷ 17 cho thấy TQ hoàn toàn không kiểm soát quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Phó GS Nozomu Ishii (ĐH Nagasaki Junshin): Tài liệu lịch sử chứng minh rằng tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku là đúng về mặt lịch sử.
Ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch Đảng New Komeito, trước khi lên đường sang Bắc Kinh, vẫn khẳng định, Tokyo không có kế hoạch thỏa hiệp với TQ về vấn đề quần đảo Senkaku mà nước này đang kiểm soát.
Cũng về vấn đề chủ quyền biển đảo, sau thông tin Cục Đo vẽ bản đồ quốc gia TQ dự kiến cho phát hành "Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Bản đồ địa hình TQ", trong đó vẽ yêu sách "đường lưỡi bò", các đảo, đá, bãi ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, ông Nguyễn Duy Chiến khẳng định:
Mọi bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN ở Biển Đông là phi pháp và vô giá trị.
Trước đó, trả lời phỏng vấn của TTXVN ngày 21/, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc lại: VN đã tuyên bố và khẳng định rất rõ ràng lập trường của mình, tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật Biển 1982.
Chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước luôn là lửa thử vàng, với chí khí, sự can trường và lòng yêu nước Việt của mọi con dân, từ người lãnh đạo cao cấp đến thường dân.
Những người lính Việt năm xưa, những người lính Việt mới đây đã vĩnh viễn nằm dưới biển sâu, những ngôi mộ gió của những ngư dân, vì nghiệp nước, mãi đi không về, đã chứng minh tấm lòng, bản lĩnh vàng mười của họ.
Còn chúng ta, những người đang sống, chúng ta có gì để không xấu hổ? Khi nhìn thấy ngọn lửa- chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước, cháy khôn nguôi...
Âm binh
Mới đây, nhà văn Nguyễn Quang Vinh trình làng một vở kịch gây tiếng vang, có tiêu đề: Âm binh.
Vở kịch chỉ có ba nhân vật chính, xoay quanh một câu chuyện thời thượng- đất đai.
Câu chuyện đưa người xem về với quá khứ chiến tranh. Người mẹ trẻ có tên Nhi, từng cứu sống cả hai người đàn ông- người này là lính "ngụy", người kia là lính "giải phóng". Họ sống được bằng chính nguồn sữa của người mẹ trẻ, trong khi đứa con gái nhỏ của chị mới ba tháng tuổi, bị chết vì bom đạn chiến tranh.
Nỗi đau mất con, và mộ phần của cha mẹ, người ruột thịt đã níu giữ người đàn bà đau đớn, đơn độc ở lại với vùng cát nóng khô rang. Khô rang và cằn cỗi như số phận của chị. Nhưng nó cũng là mảnh đất, mà ở đó, cả tình yêu, hạnh phúc, cả cay đắng và bất hạnh của chị đều... nảy chồi, đâm lộc.
Chiến tranh qua đi. Chị gặp lại cả hai "người xưa" ngay trên mảnh đất cằn cỗi nhưng máu thịt của mình. Một người nay đã là "Việt kiều yêu nước". Một người là cán bộ chính quyền địa phương. Cả hai lại chạm mặt nhau xoay quanh mảnh đất của chị, vì nó liên quan đến một đề án hợp tác và đầu tư để mở đường.
Sân khấu vốn mang hơi thở cuộc đời. Nhưng sân khấu và cuộc đời, rất giống nhau và cũng rất khác nhau.
Ở vở kịch Âm binh, mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của người đàn bà tên Nhi. Ở cuộc đời, "mảnh đất" cho sự làm ăn, cho sự tham nhũng, đục khoét, thì thiên hình vạn trạng. Còn "âm binh" đâu chỉ là những "vong hồn"...
"Mảnh đất" ấy, có khi rất thực...
Nó thực như thông tin đầu năm 2013, cả xã hội "choáng" vì con số nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, vốn mệnh danh là quả đấm thép.
Con số nợ đó lên tới 1,3 triệu tỷ đồng. Có những tập đoàn, TCT lỗ "vắt" từ năm 2011 sang tận năm 2012, và không biết có "vắt" tiếp sang năm nay không?
Dư âm hổ thẹn và đau xót còn chưa lắng xuống, xã hội lại ồn lên chuyện ông Phạm Thanh Trần, nguyên Tổng GĐ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi thiếu trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng- liên quan đến vụ thiệt hại 3900 tỉ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội...
Cùng số phận với ông này, là ông Đỗ Quốc Khánh, nguyên Tổng GĐ Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Falcon, bị bắt về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hết thiếu trách nhiệm đến lợi dụng chức vụ, quyền hạn- những cụm từ này, tiếc thay đang ngày càng... có thừa.
Trước đó, chỉ tính riêng năm 2012, hàng chục cán bộ ngân hàng dưới quyền ông Trần đã sa vòng lao lý với đủ các kiểu phạm tội. Dĩ nhiên mọi con đường phạm tội của họ đều dẫn đến hai chữ kim tiền.
Nhưng "mảnh đất" ấy có khi cũng rất...ảo. Ảo mà rất thực.
Như cái Đề án xây dựng, nâng cấp các rạp hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm từ nay đến 2020, với kinh phí gần 11000 tỉ, nay mai sẽ thành hiện thực. Khiến cho giới nghệ sĩ xôn xao.
Theo đó, sẽ xây mới 51 nhà hát, nâng cấp 20 nhà hát, nâng cấp và xây dựng mới 106 rạp chiếu phim, nâng cấp và xây mới 66 công trình nhà triển lãm trên cả nước.
Đề án nhân danh đầu tư cho văn hóa, nhưng thực chất chỉ... béo ngành xây dựng- một trong bốn lĩnh vực có nhiều "âm binh"- tham nhũng nhiều nhất, qua khảo sát điều tra của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới vừa công bố vào cuối năm 2012 mới đây.
Thế nên, dù lẽ ra phải mừng, vì ngành văn hóa còn nhiều thiếu thốn, nhưng nghệ sĩ lại chỉ thấy... những lo cùng buồn.
Bởi trong thực tế, không xây thì thiếu, xây thì thừa. Mà tính quy hoạch ở đây lại chưa rõ ràng.
Ông Trần Bình (GĐ Nhà hát ca múa nhạc nhẹ VN): Cả nước có khoảng 130 đơn vị nghệ thuật. Sang năm 2014, tất cả sẽ phải tiến hành xã hội hóa. Rất nhiều đoàn sẽ sa vào cảnh phải giải thể vì không thể nuôi sống mình với nguồn thu èo uột. Không đầu tư cho con người thì xây nhà hát làm gì? Xây xong ai sẽ diễn ở đó, hay chỉ là để cho thuê hội nghị, gặp gỡ cổ đông hoặc tổ chức... đám cưới?
Còn NSND Trung Kiên (nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL): Vấn đề quan trọng nhất không phải là xây nhà hát, mà là con người. Không quy hoạch lại các đơn vị nghệ thuật trong cả nước, rồi xây nhà hát lên lấy ai mà diễn?
Ngay rạp Đại Nam (Hà Nội), nơi vừa diễn ra vở kịch Âm binh, cũng thường xuyên là nơi cho thuê đám cưới. Tính ra, hiệu quả của một rạp hát, không nằm ở tài năng nghệ thuật biểu diễn của các nghệ sĩ, mà nằm ở... tình yêu đôi lứa của các đôi trẻ, quyết định.
Chợt nhớ tới cái kết có hậu của vở kịch Âm binh: Bà Nhi già nua tuổi tác, sau những năm tháng khổ đau vì chiến tranh, sau những dằn văt, hoài nghi cả hai phía- "Việt kiều yêu nước", và chính quyền địa phương- cuối cùng, người đàn bà chân chất đó đã thốt lên gọn lỏn: Dự án tử tế thì ...đây tin!
Đây tin. Đây chính là bà Nhi, là người dân, là dân tin. Câu nói gọn lỏn đó, chỉ có thể là nhân-quả của những đề án, dự án minh bạch, đàng hoàng không chút "lợi ích nhóm", với người dân.
Nhưng liệu cuộc đời này, có nhiều dự án, đề án cái kết có hậu kiểu đây tin như thế không? Khi mà nạn âm binh- tham nhũng còn là quốc nạn?
Sự thịnh suy, sự hưng vong của một quốc gia, đều bắt đầu từ chữ đây tin (dân tin- hay không) này đó!
Kỳ Duyên

Đừng để khi quá muộn, trường hợp ông Lê Đức Thọ



Ông Lê Đức Thọ những ngày cuối đời
Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre*, quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.
 Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm. 
          Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.
Năm 17 tuổi, ông theo thầy Châu Văn Liêm dấn thân hoạt động cách mạng. Ông đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên  Đảng cộng sản Việt Nam, làm tới chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
            Ông từng bị Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao nhiêu cay cực.  Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu.
            Không biết có phải do lương tâm bị day dứt không, mà Lê Đức Thọ đã tìm gặp Ung Văn Khiêm vào lúc cuối đời. 
            Đầu năm 1991, tôi đến thăm cụ Ung Văn Khiêm, cụ kể cho nghe câu chuyện sau đây:
            Một buổi sáng năm 1978, tôi đang chăm đàn heo thì bà vợ báo có ông Sáu Thọ tới thăm. Trời đất ơi, sao tự nhiên thằng cha mắc dịch tới thăm vào giờ này? Thôi kệ , tắm cho heo đã!
               Tắm heo xong, lên  thấy ông Sáu Thọ đang thơ thẩn ngoài sân.  Ông cười bắt tay tôi, nói:
                – Hôm nay tôi tới mời cụ ra giúp việc cho dân cho nước !
            Trời đất ơi, lại chơi trò gì nữa đây! Tôi nghĩ vậy và nói thật lòng:
                – Ông không sợ thằng cha xét lại  làm hỏng việc của Đảng sao?
              Ông Lê Đức Thọ vỗ vai tôi:
                -Thời bình cần có người liêm chính như cụ!
            Tôi nhìn ông Sáu Thọ vẫn như xưa, da mặt tai tái, miệng cười nhếch nửa mép, mắt nhọn như kim, một khuôn mặt sắc lạnh không có tình người. Tôi nói:
                 – Nếu đất nước còn chiến tranh, ông giao việc gì tôi cũng làm. Bây giờ hòa bình rồi, tôi đã có tuổi, được ông cho nghỉ việc đã lâu,  nhảy ra làm người ta nói tôi tham quyền cố vị. Vậy xin ông miễn cho!
            Ông Lê Đức Thọ cười, nắm tay tôi, nói:
                – Tôi có gì không phải mong cụ bỏ qua cho!
             Tôi nói:
                 – Tôi mừng vì ông nói được câu ấy! Với ông là chuyện nhỏ! Nhưng còn với đất nước?
             Ông Lê Đức Thọ nói nhỏ nhẹ:
                  – Thôi thì để cho lịch sử phán xét!
             Trần Bạch Đằng, một nhà báo có tài, và là một chính khách, từng làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Ông là một trong những người bị Lê Đức Thọ ghét, “đì” tới số. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Trần Bạch Đằng bị Lê Đức Tho đẩy sang Cu Ba, không cho tham dự, đồng nghĩa với việc loại khỏi danh sách nhân sự.
                 Ông Trần Bạch Đằng có lần kể lại câu chuyện sau đây với tôi và nhà thơ Văn Lê:
                 Một buổi sáng tao đang ngồi viết trên lầu thì con cháu vào nói: “Chú Tư có bác Sáu Thọ tới thăm!”. Tao nghĩ chắc con nhỏ nhầm. Xưa nay người ta tìm tới Sáu Thọ qụy lụy chớ cha ấy thèm tới ai ?
           Nhưng khi xuống thỉ thấy đúng là Sáu Thọ. Cha đứng ngoài cửa, không vô nhà. Tao giựt mình vì mặt Sáu Thọ nhợt nhạt không còn thần sắc. Kiểu này chắc không được bao lâu nữa!?
           Sáu Thọ nhích mép cười, nói:
                – Tôi biết cậu là người có tài. Ngày đó nếu cậu đến tôi, nói với anh Sáu vài lời, thì cậu chắc chắn là Ủy viên Trung ương khóa IV, là Ủy viên Bộ chính trị. Nhưng cậu là con ngựa bất kham, không điều khiển được.
           Dừng một khá lâu, ông Lê Đức Thọ mới nói tiếp, không suồng sã thân mật như trước mà giọng trầm xuống, khách sáo và như nhắc nhở:
                – Tôi được biết anh đang viết một quyển sách nói nhiều chuyện về tôi. Hôm nay tôi tới xin anh một điều, khi tôi còn sống anh đừng xuất bản quyển sách đó. Sau khi tôi chết, con người tôi lịch sử sẽ phán xét.
           Nghe Sáu Thọ nói vậy, tao trả lời ông:
               – Quyển sách đã in rồi, nhưng anh nói vậy, tôi sẽ hủy!
            Có lẽ ít người biết những câu chuyện như thế về “trái tim thép” Lê Đức Thọ, người từng thừa nhận mình là “Trần Thủ Độ” của Đảng cộng sản ViệtNam. Bao năm uy quyền tập trung trong tay ông, những kẻ khéo nịnh bợ được vinh thân phì gia, những người không chịu cúi luồn  bị bạc đãi, bao nhiêu người từng bị đày đọa không ngóc đầu lên được.
            Những tưởng con người ấy kiêu hãnh suốt đời?
            Nhưng khi quyền lực đã rời bỏ mình thì hiện hữu lại là một tấm thân mềm yếu, “trái tim thép” hình như bị nhũn ra như bùn. Không hiểu vì lương tâm thức tỉnh hay vì nguyên nhân gì, chỉ biết 6 tháng sau buổi gặp ấy,  ông Lê Đức Thọ qua đời.  Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ cao cấp nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhưng nghe  nói sau đó gia đình phải chuyển về quê!?
           M.Gaddafi, “Vua của các vị vua” từng tàn sát 200.000 người, và những ngày tháng cuối cùng của chế độ độc tài, đã giết hại 23.000 người, bắt bỏ tù 50.000 người không ghê tay, mà mềm yếu đến đê hèn khi quỳ lạy người lính: “ Xin đừng bắn tôi!”.
          S. Husen, ria mép giống hệt ria Stalin, nổi tiếng độc tài khát máu, phút cuối cùng còng lưng rụt đầu vào cổ chiếc áo sơ mi trắng, ôm quyển kinh Koran, miệng lảm nhảm xin tha chết.
           Nicolae Ceausecu, Chủ tịch đảng cộng sản Rumnia, từng mệnh danh “Conducator” – Lãnh tụ tối cao “Geniul din carpati” – Thiên tài, đã quỳ khóc sướt mướt khi bị bắt trên đường  trốn sang Nga, và sau đó cả hai vợ chồng đều bị xử bắn sau một phiên tòa kéo dài hai tiếng đồng hồ.
          Hơn 2.500 năm trước Đức Phật Thích Ca đã cho ra đời triết lý  Vô Thường, và hình như thuyết Tương đối của Albert Einstein cũng dựa trên ý tưởng ấy. Đừng ảo tường chế độ tồn tại vĩnh viễn, quyền lực trong tay mình là tuyệt đối, kẻo hối không kịp.
                Ông Lê Đức Thọ là một con người đầy bản lĩnh, nhiều tham vọng, đa nghi và rất thủ đoạn.
                Ông sinh năm 1911 tại Nam Trực, Nam Định, từng tham gia bãi khóa , dự lễ tang nhả chí sỹ Phan Chu Trinh và hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước nên bị  Pháp bắt giam hai lần (1936, 1944).
                   Ông từng làm Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ (1948-1954). Nhưng chức vụ mà ông giữ lâu nhất là Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ngay cả khi làm Bí thư Thường trực ông vẫn kiêm Trưởng ban tổ chức.
                   Người ta nói Lê Đức Thọ là người tạo ra bộ máy lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam suốt bốn thập kỷ (1954-1994) và cho tới bây giờ vẫn còn gốc gác ấy. Người ta còn nói ông thường vận dụng “Nhân tướng học” để chọn cán bộ, và bất kỳ ai trái ý ông đều trở thành nạn nhân, tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông chuyên trách công tác Tổ chức Đảng, nhưng khoái cầm quân, ham chiến đấu, xông vào chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 và tấn công đánh đuổi Polpot trên đất Campuchia 1-1979.
                  Ông Lê Đức Thọ nổi tiếng trong vai trò Cố vấn tối cao cho phái đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pari, ông đã từ chối nhận một nửa Giải Noben hòa bình với tiến sỹ Kissinger.
                 Ông  mất ngày 13-10-1990 để lại nhiều tiếng tốt, không ít điều xấu, nhưng, như ông nói, hãy để cho lịch sử phán xét.
                Tôi chỉ kể lại hai mẩu chuyện có thật tôi được nghe,  như một chi tiết nhỏ trong cuốn lịch sử chưa viết về ông Lê Đức Thọ.
               Khi con người nắm quyền lực trong tay, phần vì hãnh tiến, phần sợ bị kẻ khác tước đoạt hoặc lợi dụng, trở nên đa nghi, tàn nhẫn, đôi khi mê muội, mất cả lương tâm, hại cả bạn bè người thân.
            Những con người đó đều sẽ rơi vào trạng thái bi kịch, hụt hẫng khi quyền lực tuột khỏi tay, mà không ai tránh khỏi.
               Con chim sắp chết hót hay, con người sắp chết nói thật, hình như rất đúng với trường hợp ông Lê Đức Thọ. Tôi được biết trước khi mất ông gặp nhiều người chứ không riêng ông Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng.
M.D
* Chỗ này tác giả nhầm, ông Ung Văn Khiêm là cháu nội cụ Ung Văn Tre, không phải con thứ.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nên bỏ cách ghi công dân có quyền này, quyền kia “theo quy định của pháp luật”.




Liên quan đến Chương 2 “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, cho rằng điểm tiến bộ so với HP hiện hành là dự thảo đã bổ sung quy định về quyền con người để phù hợp với nội dung công ước quốc tế mà VN là thành viên. Tuy nhiên, cách thể hiện trong dự thảo chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Các chế định liên quan để thực hiện các quyền này cũng chưa thống nhất.
“Điều 20 dự thảo quy định “quyền và nghĩa vụ công dân do HP và luật quy định”. Có nghĩa là quy định về các quyền cơ bản của công dân phải do QH ban hành. Nhưng cũng trong chương này lại ghi một số quyền thực hiện “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ Điều 26 ghi “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Cách ghi không thống nhất này tạo điều kiện cho một số người lợi dụng ban hành các văn bản dưới luật để cản trở quyền cơ bản của công dân” - ông Thuận nhấn mạnh.

( Ông Thuận là chồng của bà Võ thị Thắng, người nổi tiếng với NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG và câu nói tại phiên tòa của chính quyền SG năm 1968 xử bà 20 năm khổ sai: "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?"

 Hai ảnh của Bà Thắng -
Năm 2010 bà Võ Thị Thắng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã được Chính phủ tặng Huân chương độc lập hạng Nhì vì những cống hiến cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.)

Nhớ bài học trong lịch sử: Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đều phải đánh Chiêm Thành trước khi đánh Tống.




Sau 1975, bọn phản động Trung Quốc ráo riết tăng cường sức ép quân sự đối với Việt Nam từ mọi phía, đặc biệt là phía Bắc và phía Tây Nam, song song với việc hoạt động phá hoại kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, và tuyên truyền.

Tại phía Bắc, họ đưa quân ra biên giới Việt – Trung, tăng cường những vụ khiêu khích vũ trang và xung đột quân sự, dùng mọi thủ thuật nham hiểm, âm mưu lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tạo nên tình hình thường xuyên căng thẳng ở vùng biên giới. Theo cuốn sách "Sự thật về Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua" của NXB Sự Thật xuất bản tháng 10 năm 1979, số vụ chạm súng, đụng độ quân sự, xung đột lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1975 là 234 vụ, gấp rưỡi năm 1974, còn năm 1978 tăng đột biến 2.175 vụ, gấp mười lần.

Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả hai thầy trò Trung Quốc và Khmer Đỏ đều lên một đỉnh cao mới. Đặng Tiểu Bình cũng vừa kết thúc chuyến công du và công tác ở Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tự tin vì có được hậu thuẫn, tán thành từ Hoa Kỳ. Trung Quốc thâm hiểm cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công………….

Cùng lúc căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Tây Nam với hệ quả là ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh mau đánh mạnh, tốc chiến tốc thắng, tiến vào thủ đô Nam Vang lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Việt Nam phải giải quyết vấn đề Campuchia, tiêu diệt Khmer Đỏ gấp, vì tình hình căng thẳng với Trung Quốc đã rõ, lúc đó TQ đã dồn trọng binh lên biên giới Việt - Trung, sớm muộn gì cũng sẽ có chiến tranh với bọn bá quyền phương Bắc, nếu khi đó Khmer Đỏ chưa bị diệt thì VN sẽ lâm vào tình thế "lưỡng đầu thọ địch", bị cô lập và dồn vào trong thế gọng kìm. 

Trong lịch sử, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đều phải đánh Chiêm Thành trước khi đánh Tống là vì thế.

Trung Quốc vừa ký một hợp đồng huấn luyện quân đội Campuchia



Theo Bangkok Post  : Trung Quốc vừa ký một hợp đồng huấn luyện quân đội Campuchia, đồng thời cung cấp các loại vũ khí mới, khởi đầu là 12 trực thăng Z-9.
Theo nhận định của tờ Bangkok Post, buổi lễ ký kết được tổ chức đơn giản tại Phnom Penh vào ngày 24-1 nhưng chắc chắn sẽ gây xáo trộn trong khu vực.

Đặt bút ký vào hợp đồng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Moeung Samphan và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc với sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Tea Banh nói huấn luyện quân sự và 12 chiếc trực thăng trên của Trung Quốc sẽ “tăng cường năng lực của quân đội Campuchia trong lĩnh vực quốc phòng”. 12 chiếc trực thăng do Trung Quốc chế tạo sẽ thay thế phi đội già cỗi gồm các máy bay Nga của Campuchia. Trị giá số trực thăng là hơn 190 triệu USD, được trích ra từ chính khoản vay của Trung Quốc cho Campuchia từ tháng 8-2011.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc hoạt động ngày càng nhiều trong cả quân sự lẫn kinh tế ở Campuchia. Năm 2012, các công ty Trung Quốc cam kết đầu tư 8 tỉ USD vào Campuchia, con số này tương đương gần 2/3 tổng giá trị nền kinh tế Campuchia.

Đối với Thái Lan, bất cứ nâng cấp nào của quân đội Campuchia cũng gây ra lo ngại do giữa hai nước này vẫn còn “hục hặc” xung quanh tranh chấp khu vực đền Preah Vihear.

Cùng ngày 24-1, các quan chức của ngành đường sắt Trung Quốc cũng ký một thỏa thuận thiết kế, tài trợ và xây dựng một cảng biển mới cùng 404 km đường sắt từ đền Preah Vihear đến Koh Kong, tỉnh đảo của Campuchia cách bờ biển Thái Lan không xa. Như vậy, tuyến đường sắt này chắc chắn sẽ phủ bóng lên toàn bộ biên giới phía đông của Thái Lan với Campuchia.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Góp ý sửa Hiến pháp



Chiều ngày hôm nay, 22.1.2013, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành Cách mạng, 98 tuổi, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ 1974 - 1987, nguyên Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa...đã đọc và ký tên vào Bản Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đăng tải trên trang Bauxite VN.

- Trong thời kỳ vận động cách mạng lật đổ ách thực dân Pháp giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Đảng Cộng sản không có chút quyền hành nào, Không điều nào quy định cho Đảng được quyền lãnh đạo, thế mà Đảng vẫn lãnh đạo được dân, dân tự giác theo sự lãnh đạo của Đảng làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thông nhất Tổ quốc cũng vậy. Chỉ cần Đảng có chính nghĩa, trong sạch, thực sự vì nước, vì dân, thực thi dân chủ trong mọi lĩnh vực làm cho nước mạnh, dân giầu, thì tự khắc dân sẽ tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, Không cần ghi điều 4 vào Hiến pháp.

- Trước đây, trong thời kỳ vận động cách mạng, Đảng đã nêu khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” hợp với nguyện vọng tha thiết của nông dân, đã động viên được hàng triệu, hàng triệu nông dân thành sức mạnh to lớn cống hiến cho cách mạng thành công. Nay lại khẳng định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” là tước đi cái quyền “sở hữu ruộng của người cày”, hóa ra Đảng đã phản bội lại khẩu hiệu đã hứa với họ hay sao?

- Về lực lượng vũ trang: Điều 70 phải ghi là "Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam"
Đối với bất kỳ quốc gia nào, lực lượng vũ trang sinh ra là để bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ấy. Bất kỳ đảng phái nào lên nắm quyền, lực lượng vũ trang vẫn là lực lượng chung của dân của nước, không thuộc tổ chức hoặc cá nhân nào. Đối với nước ta cũng vậy, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, nó có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc như lời Hồ Chủ tịch đã nói năm 1946: “Quân đội nhân dân Việt Nam trung với Nước, hiếu với Dân…”. Chúng tôi không đồng ý với điều 70 của dự thảo, và đề nghị phải ghi là: “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam”.

Hiến pháp nên đề cập về Đảng thế nào?



Vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước là một trong những vấn đề chính trị trung tâm, nhưng tiếc thay lại là chủ đề ít được đặt ra và trao đổi thẳng thắn, triệt để trong các cuộc thảo luận và diễn đàn chính thức.
Không phải vì ở đây “không còn chuyện gì để bàn” mà chủ yếu do tâm trạng e dè từ nhiều phía trước một vấn đề chính trị hệ trọng và nhạy cảm như vậy.
Thận trọng cân nhắc nhiều khía cạnh là rất cần, nhưng nếu quá nhấn mạnh tính hệ trọng của vấn đề, thậm chí xem tự thân nó là có tính “sống còn” thì sẽ khép lại mọi ý kiến thảo luận và cũng không đúng với thực tế.
Trước năm 1980, Hiến pháp nước ta không có điều khoản tương tự nhưng không vì thế mà vai trò lãnh đạo của Đảng không được xác lập hay hiệu quả lãnh đạo kém hơn thời kỳ sau đó; các đảng cộng sản cầm quyền trước đây ở Liên Xô và Đông Âu dù cố giữ hay buông bỏ điều tương tự trong hiến pháp nước họ thì cũng vẫn không tránh được thất bại. Như vậy, vấn đề không phải là có hay không điều khoản này, mà thực chất là ở chỗ chính đảng lãnh đạo phải đủ phẩm chất và năng lực để đảm đương sứ mệnh được ủy thác.
Trong nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì nhân dân là chủ thể quyền lực. Vai trò Đảng lãnh đạo Nhà nước về bản chất là do nhân dân ủy thác cho Đảng. Sự ủy thác đó có thể được ghi nhận trong Hiến pháp thông qua thủ tục lập hiến. Vì vậy không thể đặt ra vấn đề Đảng lãnh đạo đứng trên, hay đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhưng một khi đã có Hiến pháp và pháp luật thì Đảng không những phải tôn trọng mà còn phải chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật bình đẳng như mọi chủ thể chính trị khác. Điều lệ Đảng khẳng định “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” chính là sự khẳng định từ phía Đảng tinh thần đó.
Sự ủy thác đó là có điều kiện và có giám sát.
Đối với nhân dân và đất nước, điều kiện đó là “Đảng phải trung thành và đại biểu xứng đáng lợi ích của nhân dân và đất nước”.
Với tinh thần nói trên, điều khoản về Đảng trong Hiến pháp không nên thể hiện nguyên văn như Điều lệ Đảng. Không đưa vào điều khoản này những nội dung không thuộc đối tượng điều chỉnh trực tiếp của Hiến pháp và pháp luật (như tính chất giai cấp, nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động…của Đảng). Những nội dung đó chịu sự điều chỉnh của Điều lệ và các quy định nội bộ Đảng.
Trong sự hiểu biết hạn hẹp của mình, chúng tôi mạnh dạn nêu ra một phương án thể hiện điều khoản này như sau: “Nhân dân ủy thác cho Đảng Cộng sản Việt Nam vai trò lãnh đạo nhà nước. Đảng phải trung thành và đại biểu xứng đáng cho lợi ích của nhân dân và đất nước, chịu trách nhiệm trước nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Để thực sự giám sát thì cần sớm xây dựng Luật về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng. Vấn đề này cần thiết đối với cả đất nước và Đảng.
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu chỉ đơn thuần dựa vào giám sát nội bộ, tự cho phép mình đứng ngoài sự giám sát thực sự của nhân dân và luật pháp thì Đảng càng có nguy cơ suy thoái nhiều hơn. Thực tế trong hoạt động mấy năm qua của ban lãnh đạo đảng, của các cơ quan nhà nước và trong thực hành mối quan hệ giữa các chủ thể đó đã phát sinh không ít tình huống phải xử lý theo “lệ”, thiếu căn cứ luật pháp xác đáng. Điều đó càng chứng tỏ sự cần thiết của luật nói trên.
Đề nghị này không mới mà đã được nhiều tổ chức và công dân, kể cả cơ quan đảng, cán bộ lãnh đạo và đảng viên nêu ra từ nhiều năm trước, nhưng chưa có tiến bộ.
Nguyên nhân có phần vì những khó khăn không nhỏ khi phải xây dựng một luật chưa từng có tiền lệ và hình mẫu như luật này.
Nói cho cùng, nếu quả tình không thể xây dựng được Luật về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng thì liệu có lý do gì chính đáng để bảo lưu một điều khoản về vấn đề này trong Hiến pháp?
                                           Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương)

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Thương về Hoàng sa.





"Sáng nay (20-1), lần đầu tiên ông Đặng Công Ngữ – chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cúi đầu trước quan khách và đặc biệt là trước những nhân chứng Hoàng Sa. Những người mà theo lời ông chủ tịch Ngữ là: cách đây đúng một ngày của 39 năm về trước họ đã dũng cảm đối mặt với bọn bành trướng Bắc Kinh khi đem chiến hạm cướp Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974. Cái cúi đầu của một người đang giữ trọng trách là Chủ tịch huyện đảo… dù chỉ là hư danh nhưng cũng khiến cho nhiều người “bên thua cuộc” ấm lòng. Còn tụi mình thì chạnh lòng. Có lẽ các quan chức nên học cách cúi đầu của ông Ngữ, ít nhất là trước biến cố Hoàng Sa". DN

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Không ở đâu trên thế giới này lại có nhân dân tốt và kiên nhẫn với đảng cầm quyền đến như vậy.



1 - Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Bác đã có những nhận định mang tính dự báo.Mặc dù trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ấy, sự tha hóa trong Đảng đâu đó đã trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến kháng chiến, nhưng Người đã nêu rất rõ: Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của bộ đội, nhân dân, chính quyền, đoàn thể và của Đảng. Những kẻ tham ô, lãng phí, quan liêu cũng là giặc. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng là chống giặc và cũng cần kíp như chống giặc ngoại xâm.
2 - Năm 1986 Nghị quyết Đại hội VI của Đảng ghi rõ: “Với lương tâm của người Cộng sản, mỗi cán bộ, đảng viên hãy nghiêm khắc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa?...
Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu hơn trong lối sống. Người có chức vụ càng cao thì yêu cầu về sự gương mẫu càng lớn. Không ai có quyền tự ban cho mình những đặc quyền, đặc lợi.
3 - Năm 1996, Nghị quyết Đại hội VIII đưa ra nhận định: “Hiện nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hết sức quan tâm đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp đe dọa đến sự sống còn của hệ thống chính trị”.

4 - Đến Đại hội IX (2001), Đảng thừa nhận: “Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.

5 - Đến Đại hội X năm 2006 Đảng vẫn buộc phải nhìn nhận rằng: “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”.
6 - Đến Đại hội XI năm 2011, Đảng lại khẳng định: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” và “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
Đúng như Nghị quyết TƯ 4 thừa nhận, “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Theo các cán bộ lão thành, Nghị quyết TƯ 4 về chỉnh đốn Đảng thực ra không mới. Người dân đã mòn mỏi chờ đợi 64 năm để Đảng tự sửa mình.
Điều đó cho thấy không ở đâu trên thế giới này lại có nhân dân tốt và kiên nhẫn với đảng cầm quyền đến như vậy.

Trưng bày tài liệu và chứng cứ về chủ quyền Hoàng sa của Việt nam.



 
Anh Lê Phú Nguyện – Chánh văn phòng Huyện Hoàng sa điện thoại cho tôi biết 8 giờ sáng nay 20-1, tại Bảo tàng Đà Nẵng (24 Trần Phú, TP Đà Nẵng) do UBND huyện Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ phối hợp thực hiện khai mạc và trưng bày tư liệu mới phát hiện về Hoàng Sa.
Nội dung xuyên suốt của bộ tư liệu là :  “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di...”. Đó là đoạn trích trong sắc dụ của vua Lê Thánh Tông (1442-1497) gửi Lê Cảnh Huy, quan trấn thủ biên giới năm 1473.
Lần đầu tiên những tư liệu quý minh chứng chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ra mắt công chúng Đà Nẵng và cả nước. Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng - cho biết đã chọn lọc trong đề tài nghiên cứu “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng” của viện thực hiện trong hai năm 2010-2011, và quyết định đưa ra triển lãm 95 bản đồ đã sưu tầm được nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quả này chơi sát ván rồi. Chết bỏ.

Ngày 17 – 1 TTCP thông báo sai phạm của Đà nẵng thì ngay hôm sau ( 18-1 ), ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng.ại văn bản này, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng hầu hết nội dung trong kết luận của TTCP là không chính xác.
( Các ông giữ chức chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ 2003-2011
 2003: Ông Nguyễn Bá Thanh. Hiện là trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
 2004-2006: Ông Hoàng Tuấn Anh. Hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.
 2006-2011: Ông Trần Văn Minh. Hiện là phó Ban Tổ chức trung ương.
 2011 đến nay: Ông Văn Hữu Chiến.) Quả này chơi sát ván rồi. Chết bỏ.
Cũng ngày 18-1 Ông Nguyễn Bá Thanh nói:
UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền và không vi phạm.
Văn Hữu Chiến:
Bất thường và không thuyết phục
Trong khi Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành vào tìm hiểu và TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản gửi các bộ ngành mời họ vào. Hôm qua (17-1), TP đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ Công an. Trong khi các bộ, ngành chưa vào, mọi việc chưa ngã ngũ thì TTCP lại tung ra bản kết luận. Nếu thanh tra làm việc, công bố những cái chung thì không sao, còn đằng này TTCP đưa ra những con số rất chi tiết, cụ thể trong khi các bộ, ngành chưa có kết luận là không thuyết phục.Ông Chiến khẳng định : Không giải trình nữa, vì TP giải trình rất nhiều lần rồi.TP khẳng định không thất thoát, việc TTCP đưa ra kết luận thanh tra vào thời điểm này là bất thường đấy, TTCP vào Đà Nẵng làm việc từ năm 2011 nhưng kết luận thanh tra thì mới có cách đây chừng hai tháng. Và sau nhiều lần ngồi lại với nhau, quan điểm của TP trước sau vẫn là không có chuyện gây thất thoát cho ngân sách. TTCP tính toán theo kiểu của họ rồi bảo thất thoát. Cả hai bên không đến với nhau được thì làm sao phê bình, kỷ luật được ai?

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Người anh hùng họ Ngụy


                                                    Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà

Anh ‒ hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người

Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi

Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu

Sài Gòn 15 tháng 9 năm 2009
Trần Mạnh Hảo
 

Tôi vừa đọc thư gửi bà quả phụ Ngụy văn Thà trên trang của anh Tường Thụy có chữ ký của nhiều người. Tôi có chút tâm tư muốn gủi đến các bạn.
Đoàn làm phim “ Hoàng sa – Tổ quốc tôi “ đã qua gần 2 năm làm việc ( sắp tới các bạn sẽ được xem bộ phim gồm 5 tập ). Có một số thông tin mà có thể các bạn chưa biết về những người con Việt anh dũng đó, tôi xin kể lại và tin rằng các bạn quan tâm.
Khi HQ 10 sắp chìm, Thiếu tá Hạm trưởng Thà hạ lệnh “ RỜI TÀU “. Ông đã chỉ huy việc rời tàu trong tình đồng đội. Người cuối cùng sẽ là ông, khi mọi người dơ tay đón thì ông từ chối và ở lại CHẾT CÙNG TÀU THEO TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN. Truy thăng Trung tá.
Hạm phó – Đại úy Nguyễn Thành Trí lênh đênh trên xuồng cứu nạn với thủy binh, nhưng vết thương quá nặng, máu chảy nhiều nên cá mập bám theo. Anh Trí yêu cầu thủy binh ném mình xuống biển để giữ an toàn cho xuồng, mọi người không làm theo. Gặp tàu Trung quốc chạy đến ghé nhìn, thủy binh VNCH yêu cầu trợ giúp nhưng lính thủy TQ cười nhạo và quay đi không giúp. Chỉ khi Anh Trí hy sinh vì mất quá nhiều máu mà không được cứu chữa mọi người đành thả thi hài anh xuống biển. Truy thăng Thiếu tá.
Anh Vũ Hữu San kể lại và khi nghe những chuyện này từ vợ con các anh cùng những nhân chứng khác, tôi đã khóc, khóc than, đau xót, tưởng mình không đứng dậy nổi.
Tôi xin phép nhà thơ Trần Mạnh Hảo đăng bài thơ của anh về Người anh hùng họ Ngụy ở đây.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Thủ tướng trách đảng viên không tố cáo. Tố thì sao ???



Vụ án tướng Trần Văn Thanh
Vụ án tướng Trần Văn Thanh là vụ án khởi tố một viên Thiếu tướng, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an Việt Nam phạm tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” - Tướng công an Trần Văn Thanh cùng một số người khác có hành vi phát tán Công văn số 73 và 77 của Viện KSND TP. Đà Nẵng ở nhiều địa điểm ngay trước bầu cử Quốc hội khóa XII; viết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo sai sự thật đến các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, báo chí tập trung vào một số vụ án tại TP. Đà Nẵng có liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo địa phương này, nhưng chưa được giải quyết.
Khởi tố
Năm 2007, một vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" (theo Khoản 1, Điều 258, Bộ luật hình sự VN gây xôn xao dư luận Đà Nẵng. Cuối năm, Đinh Công Sắt, một người từng là thiếu tá công an, bị bắt vì tội "rải truyền đơn và tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tin lãnh đạo Đà Nẵng". Ngày 2 tháng 3 năm 2008, Công an thành phố Đà Nẵng đã bắt trung tá công an Dương Ngọc Tiến, trưởng đại diện Báo CATP HCM tại Hà nội, với tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Cùng bị bắt với Dương Tiến còn có ông Nguyễn Phi Duy Linh. Theo các cơ quan điều tra của thành phố Đà Nẵng thì "tổng đạo diễn" của vụ tố cáo sai sự thật và rải truyền đơn để hạ uy tín lãnh đạo Đà Nẵng này là thiếu tướng Trần văn Thanh, Chánh Thanh tra của BCA, và ông này cũng bị khởi tố.
Xét xử
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, mặc dù ông Trần Văn Thanh bị tai biến và có hai bệnh viện của công an đã xác nhận là tướng Thanh không đủ sức khỏe để dự phiên tòa. Thế nhưng vị thiếu tướng công an vẫn bị đưa đến tòa tại nhà hát Trưng Vương trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ôxy và phải truyền dịch, để kiểm tra sức khỏe trước khi đưa ra tòa,- một việc mà tiến sĩ luật học Cù Huy Hà Vũ cho là "hành động vô cùng tàn bạo và man rợ, một phiên tòa chưa từng có trong lịch sử thế giới". Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7 tháng 8 năm 2009, Luật sư Phạm Hồng Hải phản đối việc ông Nguyễn Thành đã đề nghị các cơ quan điều tra khởi tố tướng Trần Văn Thanh, nay chính ông Nguyễn Thành lại ngồi vào ghế chủ tọa thì "không khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi", thế nhưng ông Nguyễn Thành không chấp thuận các đề nghị trên của các luật sư vì "không có căn cứ, cơ sở". Tòa án Đà nẵng đã xử vắng mặt ông Trần Văn Thanh 18 tháng tù treo, các ông Nguyễn Phi Duy Linh bị phạt 36 tháng tù, Đinh Công Sắt 12 tháng tù treo. Riêng ông Dương Tiến 17 tháng 5 ngày tù, ngang với thời gian bị tạm giam nên được trả tự do ngay tại Tòa. Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 16/2009/HSST là đã "lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng ". Tuy nhiên, "cán bộ lãnh đạo của Đà Nẵng" bị ảnh hưởng uy tín, bị tố cáo sai sự thật, chính xác là ai thì không được nhắc đến.
Phúc thẩm
Cho đến khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, nhân vật bí ẩn "có dấu hiệu bị xâm hại uy tín" mới được hé mở chính là ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Trung ương, Đại biểu Quốc hội. Trong phiên tòa phúc thẩm, luật sư của ông Dương Tiến, bà Nguyễn Thị Dương Hà, đại diện VPLS Cù Huy Hà Vũ cũng xác định người bị Đinh Công Sắt tố cáo là Nguyễn Bá Thanh. Những tài liệu "truyền đơn" mà tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng kết luận là ông Dương Tiến đã đưa cho Đinh Công Sắt đem đi rải là Công văn số 73/KSĐT-KT (ngày 31/10/2000) và Công văn số 77/KSĐT/KT (ngày 01/11/2000) của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo Viện KSNDTC và ông Phan Diễn (lúc đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng). Cả hai công văn số 73 và 77 nói trên đều đề cập đến việc ông Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4,4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng. Ngoài ra, Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ (ngày 26/10/2007) và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ (ngày 07/4/2008) của VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng CPBan BT TW, xác nhận các đơn tố cáo về hành vi tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh của một số công dân thành phố Đà Nẵng (trong đó có đơn tố cáo của Đinh Công Sắt) là có cơ sở. Và Kết luận thanh tra số 524/KLTT-BCA (V24) ngày 06/6/2008 của BCA xác định có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bị can, nhưng Công an thành phố Đà Nẵng không khởi tố ông Nguyễn Bá Thanh để điều tra.
Luật sư Dương Hà đã đọc tại tòa rằng Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: "Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh (Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng) nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m² trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Nam... Chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban Kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội:Nhận hối lộ." Theo lời của chồng của bà Dương Hà, ông CHHV thì micro của luật sư đã bị tòa án tắt đi khi bà luật sư nhắc đến hành vi tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh. Được biết trong vụ án Phạm Minh Thông, Thông khai đã dùng tiền "tham ô" được để "đi quà biếu một số cá nhân và tập thể", và đi "chúc tết" một số người nào đó, nhưng đó là những ai thì không bao giờ được làm sáng tỏ. Cuối cùng chỉ mình Phạm Minh Thông bị tù, còn đối tượng nhận tiền và đòi hối lộ không được xác định.
Tất cả các bị cáo đều kháng án lên tòa phúc thẩm trừ Đinh Công Sắt, người đã được thả trước phiên xử. Tại tòa, Dương Tiến khẳng định hoàn toàn không quen biết các ông Trần Văn Thanh và Nguyễn Duy Phi Linh. Ông nói đã bị điều tra viên ép viết lời khai, và theo lời trung tá công an này thì "Điều tra viên bảo tôi anh viết một bài báo gây chấn động Đà nẵng nên anh phải ngồi tù bảy năm".
Bị cáo Trần Văn Thanh
Trước đó, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng (Viện Phúc thẩm II) thuộc Viện KSNDTC đã kháng nghị Tòa phúc thẩm Đà Nẵng tuyên ông Trần Văn Thanh không phạm tội và đình chỉ vụ án với bị cáo này. Như vậy, ngay cả cơ quan buộc tội (Viện Kiểm Sát) cũng cho là bị cáo vô tội, nhưng chánh án Trần Mẫn vẫn tuyên án thiếu tướng Trần Văn Thanh có tội, dù không có bằng chứng nhưng vẫn nhất quyết cho rằng ông Trần Văn Thanh là "người cầm đầu, đã chủ động hướng dẫn các bị cáo". Thay vì tuyên vô tội như kháng nghị của Viện Phúc thẩm II, tòa chỉ giảm án xuống 12 tháng tù treo vì bị cáo có nhân thân tốt.
Bị cáo Dương Ngọc Tiến
Thượng tá Đặng Xuân Dũng, Tổng Biên tập Báo CATP HCM cũng đề nghị xem xét lại bản án đối với ông Dương Tiến, cho rằng bản án sơ thẩm hình sự ghi: "bị cáo đã lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền TP Đà Nẵng" là không đúng, bởi bài báo về Đà Nẵng tựa đề "Nguyên nhân nào một số công dân khiếu kiện gay gắt?" (đăng ngày 10-5-2007, nội dung phản ánh một số bức xúc của người dân Đà Nẵng trong đền bù, giải phóng mặt bằng) không hề bị một cơ quan hay cá nhân nào ở TP Đà Nẵng khiếu nại về nội dung, các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan cũng không hề có ý kiến với bài báo. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên mức án đối với trung tá Dương Tiến.
Bị cáo Nguyễn Duy Phi Linh
Tương tự, bị cáo Nguyễn Duy Phi Linh cũng phủ nhận những lời khai tại cơ quan điều tra: "Khi lấy lời khai, điều tra viên bảo tôi nếu nhận tội sẽ được khoan hồng, chỉ xử lý hành chính thôi. Tôi nghĩ xử lý hành chính thì cũng được nên mới nhận." Khi bị chủ tọa Trần Mẫn vặn hỏi: "Thế bị cáo lừa dối điều tra viên à?" thì bị cáo Linh trả lời: "Tôi không lừa dối mà do điều tra viên buộc tôi phải lừa". Cuối cùng tòa cũng tuyên y án với ông Linh.
Giám đốc thẩm
Hai ông Trần Văn Thanh (cựu tướng công an) và Dương Ngọc Tiến (cựu trung tá công an) đều đã gởi đơn lên giám đốc thẩm.
Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam đưa tin Viện KSNDTC đã ra kháng nghị giám đốc thẩm yêu cầu đình chỉ vụ án đối với ông Trần Văn Thanh và tuyên bố ông vô tội với lý do không đủ căn cứ kết luận ông Thanh phạm tội.
Trước đó, trong phiên xử phúc thầm, Viện Phúc thẩm II thuộc Viện KSNDTC cũng đã từng kháng nghị tuyên ông Trần Văn Thanh không phạm tội và đình chỉ vụ án với bị cáo, tuy nhiên Tòa phúc thẩm Đà Nẵng đã không chấp nhận.
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử lại ngày 22-06-2012, TAND Tối cao tại Đà Nẵng chấp nhận một phần kháng nghị của Viện KSND tối cao, tuyên miễn tội, đình chỉ vụ án đối với ông Trần Văn Thanh. Tòa kết luận: ông Trần Văn Thanh bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân” (theo điểm 2, khoản 2 điều 258 BLHS) là đúng. Tuy nhiên, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng, đồng thời theo luật đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quan điểm của ông Cù Huy Hà Vũ
Ông đã cho rằng phiên toà xử tướng công an Thanh "mang hàm ý đe dọa người dân, đe dọa những người chống tham nhũng." Theo ông Vũ, vụ án này "được tạo nên nhằm tiêu diệt tướng Thanh" vì ông Trần Văn Thanh "là viên tướng chống tham nhũng". Cù Huy Hà Vũ nêu dẫn chứng là Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã từng "chỉ đạo điều tra vụ án tham nhũng liên quan trực tiếp đến ông Bá Thanh lúc đó là chủ tịch UBND TP Đà nẵng và hiện nay là Bí thư thành ủy Đà nẵng. Ông Vũ cho rằng đây "là hành vi trả thù đối với việc chống tham nhũng." Theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì "không có bất kỳ đơn tố cáo hay lời khai nào của người bị hại, mà theo pháp luật về hình sự của Việt Nam thì tội phạm được xác định bởi người bị hại, vậy, nếu không có người bị hại tức là không có tội phạm". Theo ông, chánh án Trần Mẫn đã tìm mọi cách để buộc tội khi tuyên bố là vụ án "không cần bị hại vẫn có thể xét xử những người được coi là tội phạm", một tuyên bố mà ông Vũ cho là "tâm thần".
Cù Huy Hà Vũ còn nói trong cuộc trả lời phỏng vấn rằng cho đến phút cuối cùng người ta đã "bí mật thay đổi Hội Đồng Xét Xử", thay một chánh án tên Diệm bằng ông Trần Mẫn, ngay cả các luật sư cũng không được biết. Theo ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy thường vụ Đà Nẵng, một người có liên quan trong vụ án thì " Ông Trần Mẫn, em ruột bà Trần Thị Thủy. Bà Trần Thị Thủy là vợ ông Nguyễn Văn Chi, ông Nguyễn Văn Chi là uỷ viên Bộ chính trị, kiêm Trưởng ban Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng là bạn thân của ông Nguyễn Bá Thanh". Ông cho biết nhiều người đến dự phiên tòa đều bị ức chế do công an không cho ai vào, đến chiều mới cho vào do nhân dân đấu tranh la lên. Ông Hiền cũng nói rằng "Nguyễn Bá Thanh lấy đất của dân, mỗi mét vuông đất đền bù cho dân có 19500 đ/m² trong khi bản thân ông Nguyễn Bá Thanh lấy của chủ nhà thầu đất là 150000 đ/m², thử hỏi là gấp bao nhiêu lần. Như vậy có phải là tham nhũng, hối lộ hay không?".