Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Vụ M&A của LienVietbank, bái phục Minh đen trùm tài phiệt Việt Nam

Vụ M&A của LienVietbank hay liệu có xảy ra thất thoát tài sản nhà nước cực lớn trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng

"Công ty Tiết kiệm Bưu điện (hoạt động từ 1999, thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) gia nhập Ngân hàng Liên Việt với số vốn góp 997 tỷ đồng để tạo ra ngân hàng mới có tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB). Số vốn nói trên tương đương 14,99% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị của chính Công ty Tiết kiệm Bưu điện, phần còn lại sẽ được Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp nhiều lần bằng tiền mặt."

"10.000 điểm giao dịch của Công ty Tiết kiệm Bưu điện trên toàn quốc."

"ngân hàng sẽ phải xử lý khoản lỗ 145 tỷ đồng do Công ty Tiết kiệm Bưu điện để lại."

"Bên cạnh đó, hơn 10.000 tỷ đồng nguồn vốn huy động của VPSC cũng sẽ được chuyển về LienVietBank"


Như vậy: bằng 997 tỷ (được trả bằng cổ phiếu)+ 145 tỷ tiền xử lý lỗ (được hạch toán vào kết quả kinh doanh trên sổ sách kế toán của Liên Việt) = 1142 tỷ, LienViet Bank đã mua được hoàn toàn 10 ngàn điểm giao dịch và quyền quyết định sử dụng 10.000 tỷ đồng vốn huy động của người dân.
Nên nhớ trong số 1142 tỷ thì chỉ có 145tỷ là sẽ phải bỏ ra để xử lý lỗ trên sổ sách giấy tờ còn 997 tỷ được thể hiện dưới dạng vốn góp vào ngân hàng, tức là được trả bằng cổ phiếu. Tức là Liên Việt hoàn toàn không phải bỏ ra một đồng nào để trả cho ngân sách nhà nước
Trong tình hình thanh khoản hiện tại, giá trị ngân hàng liên việt đến trước thời điểm sáp nhập có bằng được mệnh giá hay không vẫn là vấn đề phải xem xét. (tức là 997 tỷ vốn có bằng được 997 tỷ đồng ko?). Tại thời điểm viết bài này, giá trị giao dịch cổ phiếu Liên Việt Bank chỉ là 9000 đ/cổ phiếu (Tham khảo thêm http://www.sanotc.com/otc/investor/ngan-hang/OTC-LVB), bên chào mua hiện tại chỉ chấp nhận giá là 8600 đồng. Số cổ phiếu mà bên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nắm giữ có giá trị là 897,3 tỷ đồng, trong đó số tiền mà Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông phải đóng là 637 tỷ đồng bằng tiền mặt. LienVietbank chỉ phải bỏ ra 260,3 tỷ đồng bằng cổ phiếu chứ không phải tiền mặt để mua toàn bộ tài sản của Công ty tiết kiệm bưu điện, quyền sử dụng 10 ngàn tỷ đồng vốn huy động cộng với 10 ngàn điểm giao dịch trên toàn quốc, (tương đương 2,6% tổng số vốn huy động). Trong tình hình thanh khoản hiện tại của ngành ngân hàng, tự dưng Liên Việt Bank như vớ được vàng khi tự dưng có ngay một khoản tiền 637 tỷ đồng tiền mặt

Với 997 tỷ vốn góp bằng cổ phiếu trong ngân hàng tương đương với 14,99%, như vậy cổ đông nhà nước hầu như không có tiếng nói đủ trọng lượng để quyết định các vấn đề trong LV mới nữa.

Vậy sau vụ mA này, LV đã quá lời rồi.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao 1 khối lượng TS của NN lớn như vậy lại có thể được xử lý dễ dàng như vậy. Tại sao không có bất kỳ một cuộc định giá nào
Theo lẽ thông thường, vụ MA này thể hiện bản chất là NN giảm tỷ lệ vốn tại DNNN, nếu thực hiện đúng bản chất của nó, sự việc có thể hình dung bao gồm 2 giai đoạn.

1. CT Tiết kiệm bưu điện được định giá => cổ phần hóa
2. NN quyết định giảm vốn tại TKBĐ
3. LVB mua phần vốn NN tại đây bằng hoán đổi cổ phần. (dùng CP của LVB để mua cổ phần của TKBĐ)

Nếu cứ mổ xẻ ra như vậy, có lẻ chẳng bao giờ 1 thương vụ như này có thể xảy ra bởi TKBĐ là 1 loại hình NH được hỗ trợ bởi chính sách NN, rất khó có thể cổ phần hóa, chưa kể không thể định giá hết được giá trị TS mà TKBĐ đang sở hữu (mạng lưới, trụ sở, vốn huy động)
Hơn nữa, đối với 1 DN dạng này, NN không thể được phép giảm tỷ lệ sở hữu đơn giản như vậy.

Thế mà bằng 1 chiêu bài góp vốn sáp nhập của Tổng bưu chính và LVB, hơn 10k điểm giao dịch và 10k tỷ đồng vốn huy động của Tiết kiệm BĐ đã được chuyển vào quyền định đoạt của bậu xậu Him Lam, SAsco.

Bái phục anh Minh đen sát đất. Anh Minh đúng là thần tượng của giới trẻ


list của điểm giao dịch của nó ở HN đây:


Tên đơn vịĐịa chỉSố điện thoạiThời gian làm việc
Bưu cục số 198 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội04 7555357 7h30 -16h30
Bưu cục Trung Tâm75 Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm04 8269925 7h30 -18h30
Bưu cục Quốc Tế75 Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm04 8260977 7h30 -18h30
Bưu cục Tràng Tiền66 Tràng Tiền, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm04 8257166 7h30 -18h30
Bưu cục Cửa Nam22 Cửa Nam, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm04 8255162 8h00 -18h00
Bưu cục Quán Thánh8 Quán Thánh, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình04 8271693 8h00 -18h00
Bưu cục Cống Vị218 Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình04 8325106 8h00 -18h00
Bưu cục Hùng Vương6B Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình04 8232409 8h00 -18h00
Bưu cục Giảng VõD2 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình04 8313366 8h00 -18h00
Bưu cục Hai Bà Trưng811 Đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng04 8641194 7h30 -18h30
Bưu cục Nguyễn Du37 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng04 8226726 8h00 -18h00
Bưu cục Chợ Mơ1 Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng04 8634269 8h00 -18h00
Bưu cục Kim LiênB15 - Tập thể Kim Liên, phường Kim Liên, quận Đống Đa04 8525268 8h00 -18h00
Bưu cục Láng Trung 95 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa04 8345415 8h00 -18h00
Bưu cục Thái Thịnh35 Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa04 8531180 8h00 -18h00
Bưu cục Đống Đa127 Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa04 5632774 7h30 -18h30
Bưu cục Thanh Xuân BắcC10 Tập thể Thanh Xuân Bắc, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân04 8545418 8h00 -18h00
Bưu cục Thanh Xuân51 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân04 8587198 8h00 -18h00
Bưu cục Nội BàiSân bay Nội Bài, huyện Sóc Sơn04 8843233 7h30 -18h30
Bưu cục Đức Giang147 đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên04 8271995 7h30 -18h00
Bưu cục Đông AnhKhối 1, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh04 8832232 7h30 -18h30
Bưu cục Thanh TrìTổ 11, khu Ga, xã Văn Điển, Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì04 8615232 7h30 -18h30
Bưu cục Cầu Giấy165 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy04 8338519 7h30 -18h30
Bưu cục Sài ĐồngĐường Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, quận Long Biên04 8750009 7h30 -18h00
Bưu cục Yên Thái152 Yên Thái, quận Tây Hồ04 7537155 7h30 -18h00
Bưu cục Gia LâmĐường Ngô Xuân Quảng, xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm04 8765444 7h30 -18h30
Bưu cục Yên Viên183 Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm04 8271662 7h30 -18h00
Bưu cục Cầu Diễn IIĐường Hồ Tùng Mậu, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm04 7644165 7h30 -18h00
Bưu cục Bắc Thăng LongThôn Cổ Điển, xã Hải Bối, Đông Anh 04 8810001 7h30 -18h00
Bưu cục Lương Văn Can66 Lương Văn Can04 8286571 8h00 -18h00
Bưu cục Long Biên366 Ngọc Lâm, quận Long Biên04 8271829 7h30 -18h30
Bưu cục Sóc SơnThị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn04 8843317 7h30 -18h30
Bưu cục Hoàng SâmSố 1 Hoàng Sâm, quận Cầu Giấy04 7569231 7h30 -18h00
Bưu cục Hàng Cót53 Hàng Cót04 9281188 7h30 -16h00
Bưu cục Thăng LongSố 5 đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm04 7681789 7h30 -16h30
Bưu cục Nghĩa Tân15A Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy04 7912820 7h30 -18h00
Bưu cục KCN Bắc Thăng LongThôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh04 8812676 7h30 -18h30















Ngày 29/7/2011 tới đây sẽ diễn ra Lễ ra mắt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt. Đây là kết quả của quá trình sáp nhập Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt. Việc sáp nhập hai thương hiệu Tiết kiệm Bưu điện và Ngân hàng Liên Việt được giới chuyên môn đánh giá là một thương vụ mang tính lịch sử.


Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có triển vọng khai thác mạng lưới rộng khắp cả nước.

Ngày 29/7/2011 tới đây sẽ diễn ra Lễ ra mắt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt. Đây là kết quả của quá trình sáp nhập Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt.

Thương vụ mang tính lịch sử này trên thị trường tài chính ngân hàng khi một Ngân hàng kết hợp với một doanh nghiệp có hệ thống điểm phục vụ rộng lớn nhất cả nước hứa hẹn những cuộc chạy đua hấp dẫn trên thị trường tài chính bán lẻ Việt Nam.

Câu chuyện hai thương hiệu…
Ra đời cách đây tròn 3 năm, xuất hiện trên thị trường như “một người” đến sau, nhưng Ngân hàng Liên Việt đã làm ngỡ ngàng tất cả những ai vốn quan tâm tới lĩnh vực tài chính ngân hàng bởi những bước tiến nhanh, dài và chắc chắn.

Sau ba năm hoạt động, trải qua nhiều cơ hội và thách thức, Ngân hàng Liên Việt đã có vốn điều lệ 5.650 tỷ đồng (tăng gần gấp hai lần so với năm đầu), tổng tài sản đạt trên 40.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận lũy kế đạt trên 2.000 tỷ trong cùng thời gian. Cũng trong thời gian này, mạng lưới Ngân hàng Liên Việt mở rộng gấp 7 lần (từ 7 điểm giao dịch ban đầu lên 50 điểm), và nhân sự tăng gấp ba lần (từ 500 lên 1.500).
Ngân hàng Liên Việt đã thu hút được lượng khách hàng cá nhân tới trên 5 vạn người. Lượng khách hàng tổ chức gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội khác đạt con số hàng nghìn. Liên Việt đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc, trở thành NH uy tín và được yêu chuộng hàng đầu trong khối ngành Ngân Hàng Việt Nam.

Thương hiệu Bưu Điện hay Bưu chính Việt Nam đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người dân. Là kết quả của của quá trình chia tách Bưu chính Viễn thông để hình thành Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đi vào họat động chính thức từ 01/1/2008.

Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (Viet Nam Post) là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với hệ thống mạng lưới gồm 63 Bưu điện tỉnh, thành phố, 07 công ty trực thuộc và gần 18.000 điểm phục vụ bao gồm các Bưu cục, Đại lý Bưu điện, Kiot, Điểm Bưu điện – Văn hóa xã trên toàn quốc.

Bưu chính Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính chuyển phát, Tài chính và bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Một trong những dịch vụ hàng đầu của Bưu chính là Tiết kiệm Bưu Điện với đơn vị chủ dịch vụ là Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện.

Hơn 12 năm qua, Tiết kiệm Bưu Điện đã giành chỗ đứng đáng kể trên thị trường tài chính. Hoạt động của hệ thống Tiết kiệm Bưu điện đã góp phần thúc đẩy việc thay đổi thói quen thanh toán dùng tiền mặt, góp phần đưa các dịch vụ tài chính, ngân hàng đến gần với người dân, đặc biệt là dân cư tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Định hướng hình thành một ngân hàng Bưu Điện trên nền tảng của Tiết kiệm Bưu Điện cũng đã được các thế hệ lãnh đạo Ngành Bưu Điện đề cập trong chiến lược phát triển từ những năm đầu đổi mới.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công văn số 224/TTg-ĐMDN, ngày 21/2/2011 chấp thuận cho để Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Việtbằng giá trị của một công ty thành viên là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Ngày 22/6 và30/6/2011 vừa qua, Bưu chính Việt Nam và Ngân hàng Liên Việt đã ký một loạt các văn bản thực hiện quá trình này: Biên bản góp vốn, Biên bản bàn giao dịch vụ tiết kiệm bưu điện và Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện và đặc biệt là Hợp đồng khung về hợp tác kinh doanh mở ra những cơ hội hợp tác giữa hai bên.

… và mục tiêu trở thành đế chế
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, cuộc “se duyên” giữa Bưu Điện và ngân hàng Liên Việt đã giúp cho Ngân hàng này có bước tiến dài, đi tắt đón đầu tới cả 100 năm. Ở Việt Nam ngoài Ngân hàng Nông nghiệp thì chưa có Ngân hàng nào có mạng lưới rộng như vậy.

Nhưng đối với các ngân hàng, thì hệ thống điểm kinh doanh, phục vụ của Bưu Điện rộng lớn hơn nhiều, len lỏi tới từng xã, bản trên toàn quốc. Cuộc sáp nhập này làhết sức đặc biệt, sẽ khai sinh ra mô hình Ngân hàng Bưu Điện đầu tiên tại Việt Nam giúp triển khai các hoạt động tài chính vi mô đến từng hộ gia đình trong cả nước.

Phải thừa nhận, việc hình thành Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt không chỉ tạo ra một “cú hích” mạnh trên thị trường tài chính, tiền tệ mà còn cả đối vớingành Bưu chính Việt Nam vốn đang gặp khó khăn chồng chất sau hơn 3 năm được thành lập thực hiện quá trình chia tách bưu chính viễn thông.

Mọi chương trình, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt vẫn là những ẩn số và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều bất ngờ. Nhưng điều cũng dễ nhận ra là Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sẽ không bỏ sót bất cứ một cơ hội nào, một điều kiện nào để có thể khai thác nhanh nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có của Bưu chính để tạo sự liên kết phát triển.

Ngay trong ngày đầu tiên ký biên bản bàn giao vốn (22/6/2011), Ngân hàng Liên Việt cùng Bưu chính Việt Nam đã ký Hợp đồng khung về hợp tác kinh doanh và Hợp đồng phát triển dịch vụ ngân hàng hạn chế tại các cơ sở Bưu Điện, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Ngân hàng vốn được xem là non trẻ về tuổi đời nhưng già dặn trên thương trường này.

Với mạng lưới rộng lớn và số lao động khá cao của Bưu chính, trong vài năm tới Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt chỉ cần liên kết tham gia tại một nửa số lượng điểm kinh doanh, phục vụ (khoảng 9.000 điểm) và sử dụng một phần lao động (khoảng 1 vạn nhân viên) với các gói dịch vụ đa dạng của Ngân hàng tại các cơ sở Bưu Điện, chỉ dùng những phép tính đơn giản thôi cũng đã thấy những kết quả rất lớn.

Điều đặc biệtviệc thiết lập Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sẽ là giải pháp cụ thể góp phần thực hiệnchương trình phát triển “Tam Nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) và cộng đồng dân cư cả nước, đem lại nhiều lợi ích toàn diện và thiết thực cho đất nước, cho toàn xã hội, mỗi người dân và của doanh nghiệp.
Mục tiêu để Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sớm trở thành một ngân hàng hàng đầu Việt Nam là rõ ràng, song con đường đi lên cũng hoàn toàn không đơn giản, bên cạnh đó là các yếu tố luôn thay đổi của thị trường tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào sự thành công Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, vì sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao và dày dạn kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo của Ngân hàng này, trình độ của đội ngũ nhân viên hiện có và sự góp mặt tới đây của đội ngũ nhân viên Bưu chính Việt Nam.
Nguồn: VnMedia

 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ