Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Bài nói của Nhà văn Sơn Tùng tại trường Cơ khí Chí Linh (thuộc Bộ Năng Lượng) Tháng 11 – 1990

Trung ương chúng ta đang chuẩn bị họp 3 ngày để bàn với nhau, tìm thấy rõ hướng đi chưa? Tuy ổn định được mặt này, ổn định được mặt khác, nhưng vẫn chưa vững, nội bộ có nhiều vấn đề nhất là bung ra vấn đề tham nhũng.
Trong lịch sử nước ta đây là lần bộc lộ lớn nhất, trên bình diện rộng, cao và sâu trong toàn quốc. Trong nội các của ta có 3-4 đồng chí không dính đến, trong bộ chính trị của chúng ta, Đảng đếm trên đầu ngón tay chỉ được 3-4 đồng chí. Ở dưới có nặng nề, nhưng chỉ là con chuột nhắt. Còn tham nhũng này từ những con hổ trở lên, làm suy vong cả một nền chính trị, bởi vì trước đây người cộng sản yêu đến thế, ngày nay người cộng sản có chức phá một lúc 2-3 tỷ đồng, ông chủ nhiệm tham ô một tấn thóc là to lắm.
Chúng ta chuẩn bị kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ cũng nằm trong bi kịch này. Bác Hồ rất khổ, khổ từ tấm bé, mẹ chết năm lên 10 tuổi, năm cuối cùng thế kỉ thứ 19, ngày đầu tiên của thế kỉ thứ 20. Đây là thế kỉ khẳng định Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá của thế giới và trong lúc phe XHCN bị đổ vỡ, ta mất uy tín lớn trên thế giới. Vì vậy xét Bác Hồ rất khó khi đưa ra hội đồng UNESCO của liên hợp quốc. Phần quốc tế đánh giá Bác, xét danh nhân như thế nào? Ở ta xuyên tạc Bác như thế nào? Đây là hai phần chính nhất. Để từ đó biểu hiện nay chúng ta đổi mới đi theo con đường Bác Hồ là nói thật hay là mượn? Mượn Bác Hồ để đục khoét nhân dân. Đây là cuộc đấu tranh gay gắt, vào Đại hội tới đây vấn đề này cần đặt ra. Hội nghị trung ương 10 cũng bàn về vấn đề này.
Đây là con số kết luận: Đội ngũ cán bộ từ cao cấp đến sơ cấp có phẩm chất tốt chỉ 5% (đúng nhân cách, không dính đến đồng tiền, bát gạo của nhân dân ) còn làm sai là chuyện khác, như thế là gay quá.
Từ 20-10 đến ngày 30-11- 1989, Đại hội đồng UNESSCO họp phiên khoá 24, để xét các danh nhân, kỉ niệm vào những năm chẵn, trong 3 năm 1988, 1989, 1990, xét những danh nhân vào tuổi 100 để tổ chức kỉ niệm, mức độ khác nhau. Danh nhân nào là danh nhân văn hoá, hay những nhà hoạt động kiệt xuất, nhà thơ vĩ đại…được toàn thế giới kỉ niệm. Bác Hồ ra đời vào năm 1890 tròn 100 năm, cụ Nêru, Ấn Độ ( năm 1989), Mekarencô, nhà sư phạm vĩ đại (Liên Xô) và Pastecnéc là nhà thơ được giải Nôben, nhưng bị khai trừ ra khỏi Đảng Hội nhà văn Liên Xô năm 1958, vì ông có cuốn tiểu thuyết vạch trần bất công trong xã hội Xô Viết dưới thời Sta–Lin, khi trao giải Noben thì ông từ chối. Hội nhà văn Liên Xô khai trừ vì tội đưa bản thảo chưa in trong nước ra nước ngoài tặng một người bạn. Khi khai trừ, hội nhà văn bỏ phiếu, một phiếu chống, ông không đáng phải khai trừ, đây là cả một vấn đề oan khốc. Tôi tin rằng hai thập kỉ nữa phải khôi phục cho ông. Đến bây giờ đã trả lại.
Khi xét năm 1989, được cụ Nêru xong (đoạn này nghe không rõ) Đại biểu của 3 quốc gia đề nghị kỳ họp Đại hội đồng UNESCO năm nay chỉ xét danh nhân có năm chẵn là năm 1989 để kỉ niệm còn danh nhân sinh vào năm 1890 hoãn lại để bàn lại tiêu chuẩn vĩ nhân. Vì lâu nay chúng ta xét vĩ nhân còn một số điều hở, chưa chặt chẽ. Cho nên chỉ xét đến năm 1989, số còn lại hoãn 10 năm sau, năm đầu tiên của thế kỉ 21 hãy xét. Như vậy Bác Hồ rơi vào năm 1990, mà đời người chỉ có một lần kỉ niệm 100 năm. Nếu vừa rồi quốc tế không xét Bác Hồ thì trong nước không thiếu gì kẻ phá Bác Hồ, xuyên tạc Bác Hồ. Nhưng các Đại biểu phản ứng mạnh mẽ, cho rằng thiếu tiêu chuẩn thì bổ sung, vì năm 1990, Bác Hồ là ngọn cờ đầu giải phóng dân tộc, không xét là không công bằng, cuối cùng biểu quyết, vì đây không phải khóa chấp hành nên không lấy theo đa số, nguyên tắc bầu là lấy 100% số phiếu, có 159 quốc gia, phe XHCN có 8 thành viên. Năm đó ta đang gay go, đi ra nước ngoài nhiều, con em nhà lành cũng có, nhưng ở các thành phố có tiền, họ bỏ tiền ra mua mấy ông tuyển chọn, có cả người có án, sang đó đi buôn, do đó xét đến Bác Hồ không thể không nhìn điều đó. Đồng thời nhìn cả Đông Âu đang đổ ầm ầm, cái đó hết sức khó khăn cho Bác.
Khi phiên họp xét Bác Hồ bà Thái Lan làm chủ tọa phiên họp, lúc đó ta và Thái Lan chưa có quan hệ như bây giờ. Đồng chí Nguyễn Di Niên rất lo. Nhưng bà ta có tham luận nói về Bác rất hay. Trong cuộc họp có đơn của người Việt nam di tản tên là Dũng ở Hà Nội gửi UNESCO đề nghị không được xét Bác Hồ là danh nhân thế giới, đơn có 79 chứ ký, tiêu biểu cho tuổi 79 khi Bác qua đời. Trong đơn có ghi : “chúng tôi là người tị nạn Việt Nam thấy cá nhân ông không xứng đáng. Vì chính quyền kế tục sự nghiệp của ông là cực kỳ thối nát, làm cho dân chúng tôi ở không yên phải ra đi. Đề nghị Đại hội đồng xét lại. Nếu xét thì xét ông Nguyễn Ái Quốc, đừng xét ông Hồ Chí Minh”. Đáng thương cho Bác Hồ là chỗ đó, đến ngày giỗ mình, thế giới đang chọn mình thì con cháu mình lại đi kiện. Có 79 chữ ký không có gì là đại học, không có ai là nhà khoa học, không có ai đại diện tiêu biểu gì. Nếu có nhà khoa học thì có vấn đề. Người ta photocopi gửi về cho viện bảo tàng Hồ Chí Minh và uỷ ban UNESCO của Việt Nam.
Xét ông Nêru thuận lợi hơn Bác Hồ, vì Ấn Độ là một nước lớn, trung lập, ổn định về kinh tế, xét ông Nêru ở mức cao “nhà quán quân của phong trào giải phóng dân tộc”. Nhưng không phải là người tiêu biểu số 1 của phong trào giải phóng dân tộc. Xét ông Nêru trong vòng 45 phút là xong. Bác Hồ phải xét trong 7 tiếng. Vì xét ở mức cao hơn, và là danh nhân văn hoá, tiêu biểu cho nền văn hoá nhân dân, không phảỉ văn hoá nghệ thuật. Người không tha hoá về vật chất, không mang tiếng về đời tư, tiêu biểu cho thế kỉ 21. Thế giới đang đứng trước một thảm hoạ tha hoá về văn minh vật chất, con người đang bị đẩy dần vào việc đòi hỏi sống tiện nghi tối đa, xa dần cuộc sống thiên nhiên, xa dần cuộc sống giữa người với người, không cần sống có đạo lý.
Thập kỉ 90, liên hiệp quốc đề ra các nước trên thế giới phải xoá được nạn mù chữ. Liên hợp quốc thấy được Hồ Chí Minh đã đặt ra xoá nạn mù chữ đầu tiên vào năm 1945, trong lúc đó Liên hợp quốc và Liên Xô chưa có chủ trương. Đây là một nguyên thủ của nước nhỏ, có tầm nhìn dự báo chiến lược, đã thấy được, còn dân đói, dân dốt thì nguy cơ mất nước còn bị đe doạ. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề ra tết trồng cây cách đây 30 năm để bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Liên hợp quốc thấy được Hồ Chí Minh là nhà văn hoá ở chỗ đó.
Vấn đề nữa là thế giới ngày nay là thế giới đối thoại. Đây không phải là sự sáng tạo của các nguyên thủ quốc gia ngày hôm nay, đối thoại chính là Hồ Chí Minh có từ năm 1945. Khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh cố tránh cuộc chiến tranh Pháp – Việt, mà phải thoả thuận với Tưởng. Tuần lễ vàng năm 1945 của ta thu được 3 tạ 75 kg, riêng đúc một người vàng nặng 54 kg và gả một cô gái còn trinh tiết cho tướng Di Ô Văng (1 trong 3 tướng lúc đó) chưa kể đút lót cho các tướng khác. Để nó rút quân Tưởng, vì Tưởng có 20 vạn quân trên đất Bắc. Nhưng tìm con gái ai bây giờ? Lúc đó có một cô gái của một chiến sĩ cách mạng người Thái Bình xung phong. Trước khi làm lễ đính hôn, nó cử bác sĩ đến khám có còn trinh tiết hay không? Những năm tháng đó, Bác Hồ của chúng ta phải chịu một khổ nhục kế, để tránh hiểm hoạ cho nhân dân.
Khi Tưởng rút, Bác sang Pháp 4 Tháng để đối thoại từ 30-5 đến 20-10-1945 thì về đến Hải Phòng, Liên hợp quốc cho Bác là người đề ra đầu tiên đối thoại và tiến hành đối thoại.
Liên hợp quốc còn xét Bác Hồ về mặt đạo đức, 24 năm Bác Hồ làm nguyên thủ quốc gia không tha hoá. Tất cả tổng thống, thủ tướng TBCN, kể cả XHCN, sau một nhiệm kỳ, ngành toà án lại truy tố vụ này, vụ kia. Hồ Chí Minh là nhân cách của người cầm quyền kiểu mới. Khi người nằm xuống ngoài nhà sàn, không có một gì khác cho riêng mình. Hồ Chí Minh là người cộng sản, học thuyết Mác là phương tiện, còn mục đích là dân phải được no ấm nhà nước phải được độc lập. Dân tộc ta phảỉ được bình đẳng với các dân tộc khác. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (3-2-1930) là cương lĩnh cộng sản nhân đạo. Hồ Chí Minh là người hội tụ cả đông- tây về thuật học, nho học…
Khi chưa có chính quyền, người sống với dân, yêu dân, mến dân. Khi có chính quyền, người quay lại phục vụ nhân dân. Đề cương kỷ niệm Hồ Chí Minh của các quốc gia là 84 trang, còn ở ta chuẩn bị 25 trang, ta là nước đề nghị muộn nhất kỷ niệm Bác. Tôi có hỏi uỷ ban UNESCO của Việt nam, các đ/c trả lời ta đề nghị muộn, vì ta ngại sợ không được. Tôi thấy ngại vì đánh giá Bác không đúng, nhất là khi thấy các nước Đông Âu đổ vỡ và CNXH, CNCS sẽ bị phá sản. Bác Hồ là người thứ 21 là danh nhân văn hoá thế giới, riêng Bác Hồ còn có cái thứ hai là anh hùng giải phóng dân tộc. Họ ghi là “Bác Hồ là danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới và là anh hùng dân tộc”, còn ta thì ghi “ Bác Hồ là anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hoá lớn”.
Pari là thủ đô của nước bại trận đối với ta, nhưng họ công bằng với mình. Tôi nghiên cứu vấn đề này thấy uy tín của Bác Hồ đối với thế giới rất lớn trước khi nước Pháp kỉ niệm 200 năm ngày thành lập, Pháp lập 1 bảo tàng Môngtơroi để kỉ niệm và lưu giữ những gì có liên quan đến cách mạng Pháp, trong bảo tàng dành một khu kỷ niệm về Bác.
Một nhà điện ảnh Liên Xô là Raxinôp, khi gặp tôi nói: “Được giao nhiệm vụ hợp tác với Việt nam làm bộ phim kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, kịch bản của Trần Kim Thành đã gửi sang, qua kịch bản này, chỉ Hồ Chí Minh chính trị, chưa phải Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá của thời đại. Hiện nay (1989) những gương mặt tiêu biểu đang sụp đổ, còn gương mặt Hồ Chí Minh diện mạo thật sự, tiêu biểu chính cho thời đại, mà dựng cuốn phim chính trị chay, thì không thể giải thích cho thế giới nào là một danh nhân văn hoá, 45 nước đã đăng kí mua phim, nếu làm theo kịch bản của Việt nam thì vẫn là phim thời sự, tài liệu, không ra diện mạo Việt nam. Khi gặp các đồng chí được gần Bác Hồ như đồng chí Vũ Kỳ để tìm hiểu thì vẫn thấy Bác chỉ là nhà chính trị. Do đó không thể làm được phim, làm phim cho ra phim, không được thì thôi”.
Về hội thảo khoa học quốc tế về Bác tại Ba Đình, bao gồm các đại biểu đại diện cho tổ chức, hoặc cá nhân. Mỹ có 3 đoàn. Mỗi đại biểu khám phá Bác Hồ một khía cạnh riêng. Công bằng mà nói, họ hiểu Bác hơn các nhà khoa học Việt Nam, không phải ta thấp hơn họ về trình độ, hoặc không yêu mến Bác Hồ bằng họ. Vì điều kiện làm việc của chúng ta, các nước họ tài trợ một khoản tiền để đi ra nước ngoài sưu tập những tư liệu về Bác. Còn ta thì thông qua báo chí, và tìm tư liệu trong nước hoặc có dịp đi công tác nước ngoài thì kết hợp sưu tầm. Chỉ có anh Hồng Hà (Văn phòng Trung ương) trước đây anh có điều kiện hơn, khi đi dự hội nghị Pari về Việt Nam, anh ở Pari mấy năm, lúc đó anh được giao thêm nhiệm vụ khai thác tư liệu về Bác, anh Hồng Hà là người duy nhất được đi nghiên cứu Bác Hồ bằng tư liệu gốc trên đất Pháp. Còn các nhà khoa học của ta đi ít lắm.
Ba đại biểu Mỹ vào dự hội thảo nêu mấy vấn đề. Một người Mỹ tên là Mide Holen nói: “ Hồ Chí Minh là ai? Tôi là nhà khoa học Mỹ, tuy là Hạ nghị sĩ, nhưng không đại diện cho ai, mà đại diện cho tiếng nói của lương tâm. Xin trả lời: Hồ Chí Minh là sản phẩm của những nghịch lý. Xin dẫn chứng một nhân chứng, nguyên thiếu tá tình báo Pát-ti ở Côn Minh, Bác Hồ gặp năm 1944, sau đó Bác đón về ở Tân Trào, khi cướp chính quyền, Bác tiếp ông ta ở 48 Hàng Ngang, Hà Nội (1945). Từ đó giữa Bác và ông ta có mối liên lạc, và tìm ra con đường tranh thủ sự đồng tình của Mỹ lúc đó. Bác quý ông ta, ông ta cũng quý Bác. Bây giờ ông ta là đại tá, bạn cố tri của Bác. Đây, là nhân chứng lịch sử của mối quan hệ giữa Bác (đại diện cho Việt Nam) và Pát-ti (đại diện cho Mỹ) để nói lên sự nghịch lí.
Bà ta còn nói cách đây 45 năm, tại đây cả thế giới thuộc địa nằm trong đêm dài nô lệ, chưa có nước nào dành được độc lập. Việt nam là nước đương đầu với một nước có nhiều thuộc địa. Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập có trích hai bản tuyên ngôn của Mỹ (1776) và Pháp (1789). Cuộc cánh mạng Việt nam kế tục từ cuộc cách mạng năm 1776, năm 1789, cho đến cuộc cách mạng tháng 10-1917 và đến cách mạng tháng 8-1945. Nhưng xu thế thực dân lúc đó chưa thể chấp nhận đựơc tư tưởng Hồ Chí Minh. Cho nên nghịch lý là Hồ Chí Minh nêu ra không một quốc gia nào ủng hộ. Nhưng bây giờ một nước tuyên bố độc lập, có hàng chục nước ủng hộ ngay.
Khi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, lúc này không có các nước thế giới thứ ba, chỉ có Liên Xô, một số nước XHCN Đông Âu và phe TBCN, cả hai không công nhận chính quyền Hồ Chí Minh thì ông là nghịch lý của lịch sử.
Chính Pát-ti về nói với tổng thống Truman là Hồ Chí Minh là một người cộng sản và là một nhà yêu nước vĩ đại, có uy tín tuyệt đối, là một vĩ nhân. Đề nghị nước Mỹ nên công nhận. Ông Truman nói rằng là cộng sản thì không bao giờ hợp tác với nhau được. Truman có tư tưởng đi với Phương Tây để chống lại phong trào độc lập, không công nhận Hồ Chí Minh nên Hồ Chí Minh trở thành nghịch lý. Còn Liên Xô nói Hồ Chí Minh là cộng sản nhưng là dân tộc, cả quốc tế cộng sản nghi ngờ Hồ Chí Minh là con người mượn CNCS để xây dựng độc lập dân tộc của mình. Cho nên chưa tin tưởng Hồ Chí Minh là người bạn thật trung thành. Cho nên Liên Xô không công nhận, các nước Đông Âu cũng không công nhận, cho nên Hồ Chí Minh là người nghịch lý.
Ngày nay, chúng ta nói bi kịch Hồ Chí Minh, là con người nêu lên được tư tưởng đúng mà lịch sử lúc đó không công nhận cho nên Hồ Chí Minh phải chiến đấu thêm 5 năm nữa, đến năm 1950 các nước XHCN mới công nhận về mặt ngoại giao.
Bà ta còn nêu có một nước công nhận Việt nam sớm nhất (1945) nhưng lại là xét lại, đó là Nam Tư. Nhưng Hồ Chí Minh không dám tuyên bố, vì tuyên bố lúc đó thì cả Đông Âu đi theo khuynh hướng này thì không thể thừa nhận Việt nam. Đến năm 1949 cách mạng Trung Quốc thành công, năm 1950 ta mở chiến dịch biên giới, lúc bấy giờ các nước Đông Âu và Trung Quốc thừa nhận. Đi tiếp 5 năm nữa, có thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ, thì Angiêri đứng dậy đi tiếp con đường cầm súng của Việt nam, bấy giờ Hồ Chí Minh không còn là nghịch lý nữa, mà là dòng thế giới [thứ] ba. Việt nam khai sinh ra dòng thác thứ ba.
Bà ta còn nói, Hồ Chí Minh là người có những tư tưởng đúng, của những thời điểm lịch sử sai. Thể hiện ở tư tưởng độc lập dân tộc, trong bối cảnh năm 1945 lịch sử chưa thừa nhận. Độc lập dân tộc chỉ là khát vọng. Ấn Độ chưa có, Trung Quốc chưa có độc lập. Thời điểm sai ở chỗ tư tưởng Hồ Chí Minh đặt ra sớm như bình dân học vụ. Bây giờ UNESCO đặt ra sự tài trợ, khuyến khích tổ chức dạy học. Tư tưởng đúng, nhưng các nước chưa ủng hộ. Thời điểm lịch sử sai, bây giờ thì đúng. Việc trồng cây Hồ Chí Minh đặt ra cách đây 30 năm, nhưng ngày nay UNESCO mới đặt ra chương trình bảo vệ cân bằng sinh thái.
Năm 1930, Hồ Chí Minh thành lập đảng cộng sản Viện Nam là tư tưởng đúng, nhưng thời điểm sai là quốc tế cộng sản không công nhận, bắt đổi tên là đảng cộng sản Đông Dương. Hồ Chí Minh Minh gửi thư cho quốc tế cộng sản và giải thích lại việc liên lạc giữa 3 nước trên bán đảo Đông Dương chung một kẻ thù là Pháp. Nhưng sự phát triển của 3 nước không đồng đều, Việt nam là nước đông dân, có lực lượng công nhân, có đảng trực tiếp chiến đấu chống Pháp, đó là điều kiện lịch sử của Việt nam. Nước Lào, Miên chưa có điều kiện để thành lập Đảng của mình, việc lấy tên Đảng cộng sản Đông Dương là lấy nước lớn đặt lên hai nước nhỏ là không đúng. Vì vậy chỉ đặt là đảng cộng sản Vịêt nam, đảng cộng sản Việt nam hoạt dộng trong phạm vi quốc gia của Việt nam. Khi nào các nước Đông Đông Dương phát triển thành đảng, thì đảng cộng sản Việt nam đoàn kết với các đảng trên bán đảo Đông Dương cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. Tư tưởng Hồ Chí Minh lúc đó là đúng, nhưng sai ở chỗ lúc bấy giờ người ta muốn áp đặt nứớc lớn lên nước nhỏ. Vì vậy Hồ Chí Minh đưa ra cương lĩnh của Đảng ngày 3-2-1930, thì hội nghị trung ương tháng 10 tại Hương Cảng ra quyết định phủ định cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh ngày nay) đặt lại tên là Đảng cộng sản Đông Dương. Thời điểm sai, nhưng tư tưởng đúng là tư tưởng dân tộc, tôn trọng quyền các dân tộc.
Đến hôm nay ở các nước, dân tộc này chống dân tộc kia cũng là vấn đề dân tộc.Vấn đề này người nước ngoài nhìn sâu, các nhà khoa học Việt nam thấy rằng lâu nay mình nghiên cứu Bác Hồ vẫn là nhìn ở phần ngọn, còn cái gốc chưa đi sâu.
Một người Mỹ khác là Ytenson lên nói: “xin phép cho tôi được mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt nam. Người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại, chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc mình, và ngày nay chỉ có một bà mẹ đẻ ra thiên tài Hồ Chí Minh, mặc tà áo này, hôm nay tôi mặc tà áo này, không phải mượn cái sang của Việt nam cho mình, mà đây là ngưỡng mộ một sắc phục dân tộc, chưa có một sắc phục phụ nữ nào trên thế giới lại đẹp, có văn hoá về bề dày truyền thống, mà thanh lịch như áo dài Việt nam này”.
Bà ta còn nói đi từ Mỹ sang Thái Lan, rồi vào thành phố Hồ Chí Minh thấy ngỡ ngàng, thấy nữ sinh trong trường đi ra, mặc tà áo dài, nghiêng cái nón đẹp, tôi ngẩn ngơ người ra. Trong khi đó lại thấy nhiều chị em mặc những bộ đồ mà người phụ nữ Mỹ ném đi từ thập kỉ 60, sang thập kỷ 70 không dám mặc, xấu hổ. Nhưng bộ đồ đó lại thấy hiện ra ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Bà ta tự an ủi mình rằng: vì đây là thành phố mới được giải phóng 15 năm, trải qua mấy chục năm chiến tranh, ăn mặc như thế nào cũng dễ hiểu. Khi ra Hà Nội , hiểu rõ được bề dày của nền văn minh sông Hồng, nhưng lại thấy đại lộn xộn. Tà áo dài thấy ít hơn ở thành phố Hồ Chí Minh, họ mặc những bộ đồ giống như ở Băng – Cốc, Philippin.
Khi nói về chủ tịch Hồ Chí Minh, bà ta chỉ nói một điểm: Hồ Chí Minh là người mà tôi giành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu, tôi là tuổi con cháu của Bác Hồ. Cho phép tôi được ca ngợi lời ca muộn mằn của một người hậu thế. Không phải tôi ca ngợi Hồ Chí Minh về Việt Nam chiến thắng đế quốc bên ngoài. Tôi ca ngợi Hồ Chí Minh trong tình hình mà Việt nam mất uy tín quốc tế. Trên thế giới người ta nói Việt nam là vương quốc chuột nhắt, tức là đi ăn cắp vặt không có nước nào nhiều như vậy.
Bà tự bỏ 10.000 đô la đi từ Mỹ sang Pháp để tìm một văn bản gốc về chủ tịch Hồ Chí Minh, bà sang cả Liên Xô nghiên cứu, bà còn đến New York, đến đảo lửa vùng đông bắc của Mỹ, mà Hồ Chí Minh đi tàu xuyên đại dương đến đó.
Bà ta còn kể lại câu chuyện là phải tìm cho ra lai lịch văn hoá của Hồ Chí Minh, mà ngày nay người ta thừa nhận là danh nhân văn hoá. Bà nói: Lâu nay Việt nam mới cung cấp cho chúng tôi lai lịch chính trị Hồ Chí Minh. Bà ta xin lỗi khi nói một điều là: Không hiểu tại sao Việt nam tuyên truyền Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nghèo, đã nghèo làm sao học được. Đây cũng là nghịch lý như bà Mile Hơlen đã nói. Ngoài ra còn tuyên truyền Bác là phu khuân vác nhà Rồng, bồi bàn dưới tầu, bồi bếp ở khách sạn Luôn Đôn, là anh nhiếp ảnh…toàn chê Bác, không thấy trí tuệ của Bác ở chỗ nào. Cho nên, khi nói danh nhân văn hoá người ta ngỡ ngàng. Bà nói: Cái này chúng ta có lỗi trong việc tuyên truyền méo mó về vĩ nhân, mà do đầu óc thành phần chủ nghĩa mà hạ thấp tầm vóc của vĩ nhân. Chừng nào hạ thấp vĩ nhân về mặt trí tuệ, thì chừng đó chính sách còn rất coi nhẹ và khinh miệt về chất xám. Một quốc gia coi thường chất xám thì sụp đổ. Cho nên tiếng nói của bà hôm đó là tiếng chuông cảnh tỉnh.
Như vậy người ta nhìn Bác Hồ về nhiều chiều, tìm trí tuệ con người làm nên sự nghiệp hàng đầu ở thế kỉ 20 này. Ta lâu nay bị cái cụ thể, bị cái thực dụng đẩy vào cái cụ thể, người ta quên mất đi. Hai là sợ nói đến tri thức của Bác thì ảnh hưởng, cho là thành phần lớp trên. Cái đó là sự phiến diện trong nghiên cứu vĩ nhân. Nhưng qua nghiên cứu, bà ta thấy rằng việc Bác chọn việc bồi bàn trên tàu là để có được điều kiện đi được nhiều nước, chọn khách sạn là nơi có điều kiện tiếp xúc với nhiều chính khánh. Lâu nay, chúng ta lại coi đó là Bác làm nghề kiếm sống. Không thấy Bác Hồ mượn nơi đó là nơi hội tụ của chính khách thế giới hoặc để làm phương tiện đi xa.
Qua nghiên cứu, bà còn phát hiện thấy: Nguyễn Ái Quốc chơi rất thân với các nhà đại văn hào danh tiếng trên thế giới như hề Sáclô, mà lâu nay Việt nam của các bạn coi nhẹ mặt này.
Bà ta kết luận: “tôi xin ca lời ca về người, bởi lẽ tôi đi lại những nơi có dấu chân của người, gặp lại những người đã biết Người, thấy Hồ Chí Minh lúc trẻ là một người rất đẹp trai, cho nên tôi bây giờ là một người con gái vẫn cứ mơ màng. Nếu tôi cùng thời với người, người không chấp nhận thì tôi cũng theo đuổi bằng được. Vì vậy hôm nay tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học. Đồng thời với cả tấm lòng của một người hậu thế. Khi tôi đã yêu người và tôn vinh người ở một góc độ khoa học, thì tôi thấy quê hương tôi có tượng thần tự do nước Mỹ. Tôi là nhà sử học, đều lập ra những trang ghi của những nhà chính khánh mỗi khi đến tham quan, chiêm ngưỡng thần tượng Tự do, rồi nghi vào cuốn sổ ca ngợi thần Tự do. Nguyễn Ái Quốc cũng đến New York, đến thần tượng Tự do, cũng ghi vào sổ lưu niệm. Nguyễn Tất Thành cũng khác các nhà chính khách. Bà nói “ trong cuốn sổ đó, chính khách nào cũng chiêm ngưỡng ngôi sao toả sáng trên vương miện thần Tự do, cho đó là ánh sáng tự do, ca ngợi hết lời, duy nhất Nguyễn Ái Quốc đến tượng thần Tự do và nhìn xuống chân thần Tự do, Người ghi: “Ánh sáng trên đầu thần Tự do toả sáng trên bầu trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do này thì người da đen bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng, bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc, bao giờ người phụ nữ bình đẳng với người nam giới”. Duy nhất có Nguyễn Ái Quốc nhìn xuống chân tượng thần Tự do, nhìn số phận con người, không chiêm ngưỡng hào quang trên tượng thần Tự do. Chính vì thế tôi tìm ra con người này xem nói và làm có tương tế không? Hồ Chí Minh quả thật nói và làm đi đôi. Tôi đã đến nhà của Người. Lục tất cả của riêng Người, Người không có của riêng. Rất làm lạ, chính khách nào lên cầm quyền đều ra sắc lệnh bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ, nhưng khi sắc lệnh ký xong thì ban đêm đi nhà thổ. Thậm chí Tổng thống có 3-4 nhân tình. Thành ra người ta nói một đằng làm một nẻo. Duy nhất có Hồ Chí Minh đứng trước thần Tự do ghi điều đó khi mình còn lầm than. Khi mình làm chủ tịch nước và khi Người qua đời trên giường Người vẫn vắng hơi ấm đàn bà”.
Bà ta xúc động quá nói: Con người khi lên làm chủ tịch nước 24 năm và đến phút qua đời trên giường không có hơi ấm bạn bè, và con người này khi nói lấy dân làm gốc, vì dân, đọc từ buổi ban đầu văn bản người để lại, cho đến khi giành được chính quyền năm 1945, Người sống quan liêu thế nào? Sống tham ô thế nào? Những bộ mặt cuả ông quan chưa gì vừa lấy được chính quyền hôm nay đã xe ông đi trước, xe bà đi sau. Như vậy, hai cái chống quan liêu, tham nhũng từ thủa ấy, chống sự tha hoá sau giải phóng là những ông quan cách mạng.
Tháng 3 năm 1946, trong văn bản của người có viết “Người cộng sản biểu hiện trong sự gương mẫu ăn ở, làm việc. Không phải viết hai chữ cộng sản lên trán mà người yêu đâu”, Người viết như vậy để sống ngay thẳng như người mong muốn, không phải người mượn từ hoa mỹ để người sống sa hoa.
Bà lại nói: “Tôi nói như vậy, nhưng tôi lại thấy thế này, đi lục tư liệu của Người, hóa ra Người có nhiều người yêu lắm. Bà Larod theo đuổi Nguyễn Ái Quốc trong những đêm đi họp chi bộ về, hai người đi trên bờ sông Xen và bà phải viết vào tập nhật ký của bà để lại, khi bà qua đời, con còn giữ tập nhật ký của mẹ yêu Nguyễn Ái Quốc thế nào ? Đi bên bờ sông Xen đã gạ gẫm mà Nguyễn Ái Quốc không nản lòng. Như vậy người ta đi tìm kỹ lưỡng như thế, để tìm nhân cách thời đại. Nên người ta nói thêm nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại, không phải tự nhiên họ tô vẽ.
Đối với thế giới họ công bằng, họ tìm đến nơi đến chốn. Bà ấy nói và chính khi tôi đến khách sạn Bostơn ở đông bắc nước Mỹ, nơi mà Nguyễn Tất Thành ở đó, làm thợ nặn bánh mỳ gần 1 năm trời và sau này, chính mấy nhà đại văn hào Châu Âu qua Mỹ đều nghỉ ở khách sạn này, khách sạn này người ta ghi lại tất cả những chính khách đến ở. Trong đó có một người con gái tên là Tôlét quốc tịch Mỹ nhưng là người Pháp. Cô này là ca sĩ, tự nhiên yêu Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Tất Thành rất thích hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Bà này mô tả và muốn lôi kéo Nguyễn Tất Thành đi vào nghệ thuật. Bác Hồ của chúng ta yêu nghệ thuật và có tâm hồn nghệ thuật . Nhưng Nguyễn Tất Thành đi không phải đi hoạt động chính khách, mà người đi tìm hướng để cứu nước. Bà Tôlét lúc đó rủ đi và đảm bảo hoàn toàn, bà muốn lấy Nguyễn Tất Thành. Sau này bà Tôlét trở thành đại văn hào, Nguyễn Tất Thành nói nếu tôi có văn bằng thì tôi đã thi năm 1904, ở trong nước. Nếu tôi muốn có gia đình thì tôi lấy vợ, vì tôi có một người con gái ở quê nhà, yêu, mà đành phải bỏ lại trên bến cảng để ra đi.
Vừa rồi tạp chí lịch sử quân sự của Viện quân sự, Trung Tướng Hoàng Phương làm Viện trưởng, viết hồi ký về mấy ông Mỹ sang giúp ta, quân đồng Minh ở Cao Bằng, có viết : “Tôi sống bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu tiên khởi nghĩa. Chúng tôi có nói tại sao chủ tịch không lấy vợ? Không lập gia đình? Thì chủ tịch nói khi còn trẻ thì phải đi hoạt động. Khi giành được độc lập thì đã già không dám tính đến chuyện đó. Trước khi đi tôi có yêu một người con gái, người con gái rất yêu tôi. Nhưng mà tôi không thể dừng lại ở chuyện yêu đương nữa và sau này đi nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó ở đâu nữa tức là Út Huệ”. Nói như thế để thấy vấn đề Bác Hồ ở lẫn trong cuộc sống của xã hội, tìm ra ở con người đó có những nét giống như mọi người, cũng muốn đầm ấm trong gia đình , muốn khát vọng trong tình yêu, khát vọng con cái, chứ không phải không có khát vọng. nhưng lâu nay ta cứ chê, ta cho đó là cái nhỏ bé của con người. Nhưng chính cái đó lớn.
Các đồng chí biết khi tác phẩm “Búp Sen Xanh” của tôi ra đời, đưa bà Huệ ra thì đánh ngay trên báo nhân dân và 5 tờ trong toàn quốc: Sông Hương, Tạp chí lịch sử, Tạp chí triết học, Báo Sài Gòn phê phán, cho tôi là thoá mạ Bác Hồ. Tại sao đưa Bác Hồ vào lĩnh vực tình yêu: Hoá ra bây giờ chúng ta có tội cả, vì có vợ, có con.
Vừa qua bà Ytensơn khui ra một bà khác yêu Bác, một bà ở Boston, một bà ở Nga và một bà ở Quảng Châu phải đành bỏ lại. Một người đẹp như vậy đi đâu lại không có người yêu. Nhưng phải đành bỏ lại. Nói như vậy để nói lên Bác Hồ của chúng ta đấu tranh gian khổ vô cùng, thắng được cái này là gian khổ lắm, không đơn giản đâu.
Bà ở Quảng Châu coi như gia đình anh em mình. Xin nói cho các anh, các chị biết : Ngày 19-9 vừa rồi chủ tịch [?] Phạm Văn Đồng có mời tôi lên, biết là bà người Mỹ này cũng tìm ra một bà ở Quảng Châu yêu Nguyễn Ái Quốc như thế nào. Mà đến khi cụ Đồng cũng đã gặp cuộc sống giữa Nguyễn Ái Quốc với cô này. Khi anh Đồng sang học trường Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại số nhà 13 đường Văn Minh, Quảng Châu. Cụ Đồng có đưa cho tôi một tập bản thảo mới viết tay xong “Hồ Chí Minh quá khứ, hiện tại, tương lai” đây là một công trình lớn, đọc xong giống như thể loại “Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại”.Trong cuốn này có chương “về đời sống riêng” của Bác Hồ. Cụ công bố: năm 1927, cụ sang học bên Quảng Châu thấy Bác Hồ lúc đó là Nguyễn Ái Quốc có một gia đình riêng, có một người vợ sống êm ấm. Nhưng có lẽ sau này do hoạt động Bác đi nhiều nơi và sự xa cách đó, gia đình đó đã tan nát hay là không liên hệ được. Tôi viết thơ cho cụ nói đáng lẽ Bác nhờ tôi đọc bản thảo thì tôi góp ý kiến ngay. Nhưng có những vấn đề tôi cần gặp để nói riêng với Bác.
Ngày 19-9 bác mời tôi lên, lần này tôi đưa cả nhà tôi lên để có nhân chứng lịch sử. Tôi đề nghị lần này gặp bác xin được chụp ảnh, cụ đồng ý. Khi lên gặp, tôi nói thật với cụ, nói như thế để được gần bác, nhưng không phải tất cả cái gần nào cũng hiểu biết, việc đó lại khác, hiểu việc đó lại khác. Biết là biết sự việc, nhưng đằng sau sự việc đó là cái gì. Được nói chuyện với cụ gần hai tiếng đồng hồ. Tôi nói bác tháng 3 sang năm tròn 85 tuổi, tuổi tây, nếu tính tuổi ta thì năm nay là 84, cháu năm nay mới 63, bước sang 64. Tôi nói: Cháu nói thật với Bác, đọc bản thảo của Bác, có những vấn đề hôm nay phải nói thật với tấm lòng của người nghiên cứu Bác Hồ. Bác là người học trò trung thành và xuất sắc. Bây giờ nhiều người mạo một ai là học trò xuất sắc của Bác Hồ, người ta làm bao nhiêu chuyện đổ vỡ thế này mà cứ nói là học trò xuất sắc của Bác Hồ, không phải. Bác là người học trò xuất sắc thật. Vì vậy cháu không giấu, có hai vấn đề cháu nắm chưa chắc trong tác phẩm này. Một là lai lịch văn hoá Bác Hồ chưa rõ, mới có lai lịch chính trị. Hai là đời riêng của Bác Hồ mà Bác miêu tả, nếu Bác công bố vấn đề này ra thì gây một xúc động trong dân. Xúc động đó là tại sao lại có chuyện này, chuyện Bác Hồ có vợ ở Trung Quốc mà lâu nay lại nói Bác Hồ không có gì. Cái thật ở đâu? Cái không thật ở đâu? Bác Hồ có gia đình là tuyệt vời, nếu có. Ai cũng muốn cái đó.
Như vậy bà Ytensơn cũng đi tìm thấy Bác Hồ trên đất Pháp cũng có bà, người con gái, cho đến Boston đông bắc nước Mỹ cũng có người con gái yêu. Đến Liên Xô, cũng có bà Liên Xô, đúng bà đó yêu, bà không lấy chồng, khi bà chết toàn bộ gia tài của bà vẫn được chính phủ Liên Xô dưới thời Bregiơnep cất giữ tất cả, bí mật trong đó không ai biết. Năm 1955, tôi đến nhà có gặp bà Liên Xô này, bà đó cũng hé ra vậy thôi. Bà nói là hai người yêu nhau nhưng lấy không dám lấy. Nguyễn Ái Quốc tuyên bố lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng, và làm cha. Vậy phải neo lại đó, không hoạt động cho sự nghiệp độc lập dân tộc, hai là đã có địa chỉ thì thường lui tới, thế nào đi nữa thì mật thám cũng sẽ phát hiện ra. Cho nên không lấy. Bà đó cũng không lấy ở vậy khi về già. Toàn bộ nhà khi qua đời, thì an ninh quốc gia giữ gìn.
Đến bà Lý Phương Liên ở Quảng Châu là vợ cả của Bác Hồ, lúc này bà này là phiên dịch tiếng Quảng Đông cho Bôrơđin còn Bác Hồ là cục trưởng Phương Nam, thường trực Đông Phương bộ Đảng cộng sản quốc tế đi trong phái bộ của Bôrơđin nhưng đứng danh nghĩa là phiên dịch cho Bôrơđin chính Lý Phương Liên là người phiên dịch cho Bôrơđin, Bác Hồ giấu vai trò lãnh tụ của Phương Nam quốc tế cộng sản. Lúc đó Bác Hồ biết 28 thứ tiếng, sành sỏi nhất là 12 thứ tiếng.
Bác về Quảng Châu và đón người trong nước sang học. Đồng thời lúc đó đang chuẩn bị thành lập Đảng, tiếp xúc với các giới cách mạng trong nước đang hoạt động, trong đó có Nguyễn Thượng Hiền. Cháu cụ Nguyễn Thượng Hiền hoạt động trong cách mạng, tức tay sai cho Pháp. Mà sau này nó đã phát hiện được. Chính tay này nó báo cho Pháp bắt cụ Phan Bội Châu ở Quảng Châu Trung Quốc: Do đó Nguyễn Ái Quốc về đó đóng vai phiên dịch, nhưng bên trong là lãnh đạo, cho nên cô Lý Phương Liên thư ký của Đông Phương bộ. Cục Phương Nam đóng là vợ của Nguyễn Ái Quốc vợ Lý Thuỵ. Các đồng chí trong nước sang học, trong đó cụ Phạm Văn Đồng. Lúc đó bí mật, không ai dám hỏi. Nhiều anh em sang thấy Nguyễn Ái Quốc ăn ở, đồng chí Lý Thuỵ có gia đình như vậy, và che mắt ở phố Văn Minh, cả hai vợ chồng. Cho nên cụ Đồng cũng tưởng là hai vợ chồng thật. Hôm đó, tôi đưa Bác cả tư liệu, đây là cụ Vương Thúc Oánh, con cụ Vương Thúc Quý (thày học của Bác Hồ), Vương Thúc Oánh lấy con gái Phan Bội Châu là Phan Thị E (Vương Thúc Oánh là một trong người thành lập Việt nam Thanh niên Đồng chí Hội) là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh…
Vương Thúc Oánh kể lại với cụ Nguyễn Sinh Khiêm tại làng Sen, cụ Oánh ký, cụ Khiêm ký vào đây là chuyện khi ở bên đó nhiều người tưởng rằng Bác Hồ, Nguyễn Ái Quốc có vợ. Ông Khiêm nói: Hôm nay anh nói về cậu Thành của tôi cũng mang tiếng có vợ, thì tôi đây đã tưởng mang tiếng có vợ. Năm tôi ra tù bị quản thúc ở Kim Long (Huế) một gia đình có con dâu, vừa đẻ cháu trai thì chồng chết, cô này ốm nặng, thầy lang chịu không chữa được , bỏ hết. Gia đình có treo giải ai chữa được người con dâu đó thì sẽ hiến cả gia đình, hiến cả cô gái này. Dù người thày lang đó có bao nhiêu vợ, mặc kệ. Tôi đã đến chữa khỏi, và ở nhà ông đó ăn, uống rượu bốn tháng cho nó đã. Thế là người ta tưởng tôi lấy bà đó, thực ra tôi có lấy đâu. Sau này, người ta tưởng tôi cũng có vợ ở đó thực ra tôi có vợ, có con rồi.
Nói như vậy để thấy rằng người nước ngoài nghiên cứu rất kỹ về Bác Hồ của chúng ta như bà Ytensơn đi tất cả những nơi, để tìm hiểu cho ra vấn đề. Còn ta đến nay mới nêu được Bác, vì đi tìm hiểu tận cội nguồn thì rất tốn kém. Cán bộ nghiên cứu khoa học của chúng ta không có điều kiện đi. Tôi có may mắn, có điều kiện hơn, mặt khác tôi không có động cơ mưu lợi gì cả, cho nên người ta tiếp tục đưa tư liệu đến cho tôi.
Vừa rồi cháu của vua Hàm Nghi là ông Tôn Thất Hào, đưa cho tôi tư liệu, có liên quan đến gia đình Bác Hồ, ông Hải Âu đã từng bị Tây giam bên An-giê-ri, ở với vua Hàm Nghi và chôn cất vua Hàm Nghi năm 1903.
Hiện nay nhà cụ Hải Âu ở số 2 Nam Ngư. Cụ đọc tác phẩm “Bông Sen Vàng” của tôi, cụ thấy chi tiết vua Hàm Nghi mang cái áo đẫm máu, khi Tôn Thất Thiệp là người bảo vệ vua đã bị một cái lao vào ngực, khi thằng Ngọc nó vào bắt vua, ông ta vào chém tên Ngọc. Con trai Tôn Thât Thuyết năm đó 16 tuổi đã rút được mũi lao ra thì máu của Tôn Thất Thiệp phun vào áo của vua Hàm Nghi trong đêm 1-11-1888 tại Miền Tây Quảng Bình. Ông ấy đã ôm vua Hàm Nghi, quỳ xuống nói được một câu: Thần nhận tội đã không bảo vệ được Hoàng Thượng. Bấy giờ vua Hàm Nghi mới cúi xuống bế anh đó lên đặt vào giường của mình và lấy áo bào đắp lên, ông mang luôn áo mặc ở trong là áo sồi, đẫm máu Tôn Thất Thiệp.
Ông Hải Âu chôn vua Hàm Nghi năm 1903. Trước khi vua chết trao cho ông cái áo thấm máu, khi đi đày ông mang theo, không thể bỏ cái áo mà người bảo vệ mình, vì mình mà hy sinh. Ông Hải Âu ở số 2 Nam Ngư đã giữ cái áo và thanh gươm và một số kỷ vật nữa của vua Hàm Nghi trao cho, trước khi ông chết, ông này đang giữ ở thành phố Angiêri (Angiêri).
Năm 1946, phái đoàn của Bác Hồ sang, ông Hải Âu được Bác Hồ xin cho về nước, ông có tham gia chiến đấu và tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ, ông là hội viên hội sân khấu Việt Nam, năm nay cụ 77 tuổi ta 78 tuổi tây, ông có bà vợ bên đó, nhưng ông nói tránh là có người bạn chí thân. Sau này, mới bết có vợ, có con. Tất cả những kỷ vật đó vẫn để vợ con giữ. Ở bên này cụ có vợ, có con, vừa rồi, cụ hỏi tôi tại sao anh biết chi tiết vua Hàm Nghi thấm máu của Tôn Thất Thiệp trên cái áo? Tôi là hậu thế, nhưng mà cụ Nguyễn Sinh Khiêm ở … ( đoạn này nghe không rõ) … 1895 với cha, hai anh em Bác Hồ được biết tất cả chuyện này kể lại với tôi. Cho nên tôi mới viết vào “Bông Sen Vàng”. Ông ta nói nhờ tôi viết thư đề nghị với cụ Đồng cho sang lại Angiêri, ở bên đó còn giữ cả kịch “Con rồng tre” của Bác Hồ mà vua Hàm Nghi rất thích cuốn này.
Hồi đó Bác viết “Con rồng tre” là đả kẻ địch, cho nên Hàm Nghi đọc tác phẩm này rất tâm đắc là Khải Định không đủ đại diện cho đất Việt nam này, vừa rồi tôi có thông báo cho cụ Đồng, cụ Đồng gặp cụ Hải Âu, để bố trí cho cụ đi thăm Angiêri tìm lại những kỉ vật.
Đi tìm tư liệu Bác Hồ còn rất nhiều năm tháng, phải có nhiều cách, nhiều người ở nhiều địa hạt thời mới tìm ra được. Trong hội thảo, bà Ytensơn đi tìm công phu hơn cả. Bà đến tận nơi, bà có tiền, bà bỏ ra hàng vạn đô la để đi. Bà mới 37 tuổi, bà rất công phu, tìm rất kỹ lưỡng. Bà còn nói vần đề thứ hai là cái bi kịch. Còn bà Milehơnlan mới nói mặt Bác Hồ là nghịch lý và sự ngộ nhận hay là tư tưởng đúng của những thời điểm sai, nói trên những cái mang tính tưởng tượng. Còn bà Yetensơn nói Hồ Chí Minh là bi kịch , cái đó trùng với cụ Đào Phan (em nhà văn hoá Đào Duy Anh) cũng nghiên cứu bi kịch anh hùng ca là Hồ Chí Minh. Nói như vậy để thấy Bác Hồ của chúng ta mang bi kịch thời đại. Ta nói bi kịch ở đây không phải là buồn nhỏ nhặt, nói bi kịch CNXH 70 năm nó là bi kịch thời đại. Mà cái đó này trong quá trình xây dựng CNXH nhất định phải có sai lầm.
Qua nghiên cứu thấy CNXH không thể thất bại, chủ nghĩa cộng sản là mơ ước nhất định phải đi tới. Ngày hôm này nó đổ. Ai chịu trách nhiệm? Lịch sử phải phán xét? Nhưng phải thấy không cải tổ, không đổi mới cũng chết. Nhưng phải thấy đổi mới, cải tổ đánh vào quá khứ, xoá cha ông đi thì không thể được. Tôi thấy tổng kết lịch sử thì lại đánh vào quá khứ. Mà trong quá khứ, có cái đúng, cái sai. Ai lại biến Stalin cũng như Hitler. Thảm hoạ năm 1945, nếu không có Liên Xô thì làm sao cứu được nhân loại.
Như vậy người ta biến Stalin như Hitler. Người Liên Xô viết như thế thì chết. Nó ảnh hưởng sang ta cũng thế. Người ta đào quá khứ, chửi cả Quang Trung, người anh húng đánh 20 vạn quân Thanh. Đụng đến biểu tượng đó là đánh vào niềm tin của cả dân tộc, là không được. Hay là để đến Nguyễn Du là còn lai của một nền nho học, không được. Một con người vĩ đại đến đâu cũng có mặt khuyết trong quá trình chiến đấu.
Phải nhìn ông cha công bằng. Xét cha ông mà lấy cái hôm nay làm chuẩn thì không hiểu được cha ông. Vậy bi kịch Hồ Chí Minh là ở chỗ nào? Cũng do tầm nhận thức của những người gần gũi Bác Hồ, học trò Bác Hồ khoảng cách xa quá. Nói bi kịch là nói trên nghĩa đó tức là Bác Hồ vĩ đại, lớn, lớn đến mức vượt ra ngoài tầm tổng Bí thư đầu tiên, cho đến tổng bí thư ngày hôm nay là khoảng cách xa quá. Mà nước ta có vị trí đứng đầu Đông Nam Á. Nước nhỏ, đứng đối mặt với Tây Á, có vị trí chiến lược. Vì vậy, giờ đây người ta mới ngộ nhận tại nước ta, ông cha mình có Bác Hồ đánh lâu dài quá, nên thua chị kém em, thua các con rồng Châu Á.
Khi bà Ytensơn đến nói có con rồng vàng Nam Triều Tiên, có con rồng xanh của Việt Nam, có con rồng Băng Cốc là nhờ có Việt Nam. Vì năm 1953, quân Mỹ sang đánh Việt Nam, Mỹ không thể chở hàng chiến tranh từ Mỹ sang được, phải đặt hàng ở các nước này. Vì vậy các nước xung quanh đều làm hàng chiến tranh tâm lý, mà phát triển trong mấy năm qua, không phải bỗng dưng họ trở thành con rồng vàng, rồng xanh.
Các nước đều tham gia chiến tranh Việt Nam, những dàn pháo Tân Tây Lan, hai sư đoàn của Nam Triều Tiên chốt ở nam trung bộ đánh ra đến Bình Định, đánh vào đến Biên Hoà. Đất nước chúng ta chịu đau, với thế lực đế quốc chưa chịu nhả thuộc địa thì ta lại phải đương đầu. Bác Hồ chúng ta đi hàng đầu trong giải phóng dân tộc, con cháu phải đứng trụ trên mảnh đất để chiến đấu giữ độc lập. Đến bây giờ các nước phát triển.
Sau chiến tranh, những người kế tục sự nghiệp của Bác sai lầm về đường lối kinh tế, dẫn dắt đất nước chúng ta đi vào ngõ cụt. Đại hội VI đã nhìn ra ngõ cụt đó, nhưng trong đó cũng có những đồng chí cho rằng 15 năm tới, chậm nhất 20 năm phải vượt qua các nước tiên tiến. Trong 5 năm tới tuyệt đại dân có ti vi, tủ lạnh. Có ảo tưởng đó là do chấn thương thần kinh. Sau khi đại thắng mừng quá, mất phương hướng, lúc đó nhìn Bác Hồ cũ kỹ mất rồi, mất lòng tin từ các đồng chí có trách nhiệm.
Thanh niên thấy sự đổ vỡ, thấy ông cha mình 30 năm đi dép cao su, thì bây giờ mình đi tìm cái khác, mình trách thanh niên không nên. Hồi đó có đồng chí trung ương nói Bác Hồ cũ rồi, Bác bị Nho giáo khép kín lại. Bác là anh hùng giải phóng dân tộc tuyệt vời, nhưng Bác không phải là nhà tư tưởng, Bác chỉ có tác phong đạo đức, nhưng người ra không thấy rằng điều lệ hợp tác xã Bác có viết một câu mà người ta không để ý, bỏ đi đó là “việc xây dựng hợp tác xã hết sức tự nguyện, không ép người ta”. Nhưng lâu nay người ta ép dân, Bác Hồ nói tại Nam Định: “Làm kinh tế thì phải khoán, khoán là ích chung và lợi riêng đó mới là kích thích sản xuất”. Ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú nghe được về thực hiện ở Vĩnh Phú thì bị đánh chết ngay. Sau này mới tháo gỡ ra. Nói đến bi kịch của Bác Hồ không phải chỉ có lịch sử, mà bi kịch ngay trên đường lối.
Bài ca do Bác chọn, để hô hào đi đánh giặc. Bây giờ xây dựng CNXH bỏ bài Quốc ca đó, bỏ mười mấy triệu đồng, đi thi chọn bài quốc ca. Nhưng không chọn được bài nào. Bỏ quốc ca là phạm quy, bỏ một niềm tin mặt khác bỏ đại tướng tổng tư lệnh Bác Hồ chọn. Do đó thanh niên nghĩ ngay như ông Võ Nguyên Giáp cũng vứt xó và giao làm Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch thì như mình ăn thua gì?
Vì Võ Nguyên Giáp là một trong hai học trò giỏi. Thời đó ai học giỏi thì được học bổng của Pháp. Đến Đại hội V, có đồng chí đưa ra ý kiến xem lại Võ Nguyên Giáp có ăn học bổng của Tây như vậy có làm gì cho Tây không? Thằng chánh mật thám phải phục khả năng của ông Giáp nên viết thư hỏi thăm ông Đặng Thai Mai. Đây muốn nói bi kịch Bác Hồ, muốn nói bi kịch thời đại sau chiến thắng. Người là lãnh tụ soi sáng đó bị tầm nhìn thấp làm đảo đi. Sau chiến thắng người dân chờ đợi làm lễ tế vong giải oan cho người đã chết. Ta không làm lễ hạ cờ mặt trận hai màu để đưa vào Bảo tàng. Chiến thắng xong rồi xẹp, tất cả cái gì thiêng liêng nhất, trở thành tầm thường nhất thì nguy rồi. Một người tổng tư lệnh, đồng thời tư lệnh các mặt trận biên giới, mặt trận Hà Nam Ninh, đến tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ.
Năm 1954, kỉ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, một số nước Châu Phi cử đoàn sang, thế giới chuẩn bị tổ chức chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong nước tổ chức kỉ niệm, lúc đó có một kẻ nêu mưu đặt ra cho Hội đồng bộ trưởng, giao chức trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch cho ông Giáp, ông Tổng tư lệnh ngày xưa, nay làm Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch giữa lúc kỉ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ thì chết rồi. Anh Giáp không nhận là vô nguyên tắc vô tổ chức, là con người này cũng thích địa vị. Nếu nhận thì cũng rất gay. Người nào mà tức khí thì tức ngực mà chết. Việc sinh đẻ có kế hoạch là việc nhân đạo, nhưng đây không phải là việc dính đến mình, nhưng giao cho anh, giữa lúc kỉ niệm chiến thắng lớn, mà sỉ nhục, mà ức, mà có tthể bị tâm thần, ông Giáp đứng trước cái đó phải nhận. Hàng tháng phải đến báo cáo với Bộ trưởng Bộ y tế tỉnh này sinh đẻ thế nào? Tỉnh kia sinh đẻ thế nào?
Hà nội có câu: Lập nghiệp cây đa Tân Trào, nay sụt nghiệp ở cây đa nhà Bò (nơi sinh đẻ ở quận Hai Bà Trưng) thanh niên Hà Nội lúc đó bàng hoàng. Từ báo ảnh kỉ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ phỏng vấn Đại tướng, đăng ảnh Võ Nguyên Giáp ở đầu góc trang nhất. Hồi đó bộ chính trị bắt duyệt, cái gì dính đến Võ Nguyên Giáp phải đưa ra Bộ chính trị. Đưa sang anh Thọ góp ý, anh …(nghe không rõ) góp ý thế này, đến anh …(nghe không rõ) gạt bỏ ảnh. Hôm tôi nói chuyện với các giáo sư của Bộ giáo dục, học sinh mất lòng tin. Không phải tin từ đây. Tại sao bà Vương Thị Oai mua công trái nhiều nhất Hà Nội được đưa ảnh lên trang một báo nhân dân, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh địch giỏi nhất thì lại xoá ảnh: Vậy ai có tiền mua nhiều công trái hơn những bà mẹ có 3 con hy sinh ngoài mặt trận. Lịch sử công bằng ở chỗ nào? Sao lại đổ cho thanh niên. Như vậy bi kịch ở chỗ nào? Nhà khai phá là Hồ Chí Minh lập ra cái gì ban đầu thì hôm nay ta bắt đầu xoá.
Đừng bỏ xong từng ấy (?) bỏ Việt Nam dân chủ cộng hoà, bỏ Đảng lao động thành Đảng cộng sản, bỏ quốc ca, bỏ Tổng tư lệnh xong, chuẩn bị bỏ Thủ đô Hà Nội . Mà thủ đô Hà Nội có cả bề dầy sông Hồng, Bắc bộ này. Hôm nào các anh lên, tôi chìa văn bản chính thức cho xem. Vu cáo là: Nước Việt – nam ta rồi đây sẽ tiến lên CNXH “là trung tâm của Đông Nam Á, thì thủ đô Hà Nội hẹp, do đó phải đưa thủ đô nước Việt Nam vào Tây Nguyên. Sau Đại hội V chuẩn bị đưa vào Đắc Lắc làm trung tâm của Châu Á và cả Đông Dương.
Chúng ta phải nhìn lại, bây giờ đã thấy được rồi. Đảng ta bắt đầu khôi phục lại con đường Bác Hồ. Phải nhìn lại, để thấy chúng ta đi qua một giai đoạn khủng hoảng, mà xem xét lại nhiều vấn đề lịch sử. Khi đã xét lại vấn đề lịch sử thì nó đổ vỡ lòng tin. Cho nên mới sinh ra nhà văn này, nhà văn kia định đánh vào cha ông sau 6 tháng kỉ niệm Quang Trung mới làm xong cái tượng Quang Trung, nứt nẻ rồi. Nước ta nhiều đá hoa cương, nhiều đồng nhưng tượng Quang Trung được làm bằng si măng.
Tháng 2 năm 1984, hội đồng khoa học hàn lâm Hoàng gia Anh chọn được 90 vị tướng để xét danh nhân thế giới. Hội đồng các nhà khoa học này đã mời các nhà khoa học thế giới đến, xét 90 vị tướng này, để lấy 10 vị tướng. Việt Nam được hai người, (một người chết, một người sống). Người chết là Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Vương. Người sống là ông Giáp. Xét danh nhân thế giới ở tầm vóc kháng chiến có ý nghĩa quốc tế. Ông Trần Hưng Đạo đánh 3 lần thắng quân Nguyên, vì quân Nguyên là nguy cơ đối với thế giới. Họ bỏ phiếu 100%. Ông Võ Nguyên Giáp đánh Nhật phát xít, thắng Pháp, thắng Mỹ, Võ Nguyên Giáp cũng 100% số phiếu.
Trong 10 danh tướng từ cổ đại đến hiện đại, các ông chết hết, duy nhất và danh dự cho Việt Nam, một tướng còn sống. Nhưng ta không dám đưa tin. Giới trí thức ra nước ngoài đọc báo thấy được, ta bịt thế nào đựơc. Đưa tin là khích lệ tinh thần dân tộc của mình, người ta thấy hả dạ là tiễn con em mình ra trận làm lính của ông tướng này đã đánh thắng quân xâm lược. Đây là niềm an ủi, xúc phạm đến ông đó là xúc phạm đến vong linh con tôi và xúc phạm đến cả tôi. Vì tôi giao con cho ông tướng đó. Ông tướng đó hôm nay được giao việc cầm quần cho đàn bà là tôi không chịu. Xúc phạm đến cái đó không phải là xúc phạm cá nhân. Người ta dẫn con ra trận 3 lần. Bản thân người ra đi dưới cờ của vị tướng này, sao hôm nay vị tướng đó bị xoá thì nó mất lòng tin vào hiện tại, không phải mất lòng tin đối với người đó.
Chúng ta phải nhìn thấy hết cặn bã trong thời gian qua, để đi đến Đại hội VI. Củng cố lòng tin từ Đại hội VI. Nếu không có Đại hội VI mở ra thì chúng ta đổ. Cho nên phải củng cố lại, đi trở lại con đường mà Bác Hồ đã chọn. Nhưng đã thật hay chưa? Việc anh Giáp vừa rồi, giáo sư Nguyễn Huệ Chi gặp tôi nói “ Làm sao đưa tin về anh Giáp ngày hôm nay chậm thế này” tôi nói là tôi là nhà văn khác, còn anh là giáo sư, không làm rõ thì anh phải chịu trách nhiệm.
Anh Huệ Chi viết một bài nghiên cứu văn học đời nhà Trần, đăng trên tạp chí văn học. Trong đó bàn đến Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo vừa được viện hàn lâm Hoàng Gia Anh bầu là một trong những danh tướng thế giới. Viện Hoàng Gia Anh còn bầu một đồng chí nữa là danh tướng. Sau đó anh Nông Quốc Chấn viết lên báo quân đội một bài thơ ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ. Anh bộ đội cụ Hồ đó có một danh tướng trong 10 danh tướng của thế giới. Dưới chú thích danh tướng đó là Võ Nguyên Giáp. Ông nhà thơ dân tộc nói ra như vậy, còn tôi đi nói và chỉ được nói trong nội bộ cơ quan thôi, nếu vì cá nhân mình thì tôi nói cách khác để được lòng người này người kia. Mình nói về lịch sử thì phải nói cho đúng lịch sử. Nhưng nó chạm đến người này, người kia.
Chúng ta theo dõi, đây là công dân, ta lĩnh hội (?). Đây là sự tồn tại của cả dân tộc, cũng là sự tồn tại của ta và con em ta. Phải theo dõi từ nay đến Đại hội VII có thật sự Đảng ta đi theo con đường Bác Hồ hay không? Vì đến nay, cả nhân loại thừa nhận Bác Hồ. Đến bây giờ Bác Hồ có thể có khuyết điểm, có thiếu sót, trong khi làm việc, trong quá trình người thành nhân, thành nghiệp. Trong quá trình này không thể không có thiếu sót khuyết điểm. Nhưng thiếu sót khuyết điểm là cả cuộc đời người chiến đấu cho đại nghĩa. Không phải vì cá nhân, vì hạnh phúc của riêng mình. Chúng ta phải nhìn vĩ nhân bằng thái độ và tình cảm. Từ đó nhìn Đảng ta có thật sự đi theo con đường của Bác hay không? Thể hiện có thực sự trị bọn tham nhũng hôm nay không?
Đánh tham nhũng không chỉ đánh Thân Chung Hiếu. Đây mới là con nhép con, chưa phải đánh đến át chủ bài, karô…vì theo những nguy hiểm vô cùng lấy 10 phá 100. Còn việc con ốm đau, người vi phạm đến đồng tiền thì cũng thông cảm. Có người có hàng trăm, hàng nghìn cây vàng mà lấy của nhà nước, lấy của tập thể hàng tỷ thì phải trị. Có người sắp chết, không đi chữa bệnh ở các nước XHCN mà đi sang Phương Tây. Không phải sang đó tìm danh y đâu. Là sang đó để chuyển khoản quyền sở hữu tiền ngoại quốc của mình cho con, để về nhắm mắt mới yên. Đảng ta có những người thế này trong giới lãnh đạo. Mà dân có mắt, nhìn thấy tất cả.
Lịch sử bây giờ cũng xuyên tạc, mỗi người lớn lên cũng thêm thắt tất cả lịch sử của mình. Là xuyên tạc lịch sử một người, người này qua người kia, thì nó ảnh hưởng đến cấu trúc, đến sự hình thành lịch sử một dân tộc trong từng giai đoạn. Rồi đây do đấu tranh phải sửa.
Đồng chí Lê Duẩn lúc sinh thời là thanh niên yêu nước vĩ đại. Người ta đáng kính, khi ở trong Nam chiến đấu cũng đáng kính. Nhưng sau khi giải phóng miền Nam, đám thầy dùi tự nhiên lại mạ ngọc, mạ vàng lên lịch sử không đúng. Đưa ra chuyện sở dĩ có chiến thắng miền Nam là nhờ có nghị quyết 15. Có nghị quyết 15 là do anh Ba Duẩn từ trong Nam ra, triệu tập hội nghị Trung ương chỉ ra đường lối kháng chiến miền Nam lúc đó. Tại sao Bác Hồ còn sống lại nói như thế được? Chúng tôi là những người nghiên cứu không chấp nhận. Nhưng chính thống viết lên thì làm thế nào.
Báo Nhân Dân đăng, tạp chí lịch sử đăng, các đồng chí tìm số 4 tháng 4-1990, tạp chí lịch sử Đảng đăng rõ tác giả nghị quyết 15 là Võ Nguyên Giáp, trong đó diễn giải rõ ràng: Khi đánh thắng Pháp ở Điện Biên Phủ thì bên ngoài phải chuẩn bị hội nghị Giơnevơ. Khi đưa đồng chí Phạm Văn Đồng đi thì thì Bác Hồ triệu tập Trung ương nhận định tình hình. Tình hình như vậy có thể có hiệp định hai miền (một miền được giải phóng, một miền có chiến tranh), hai miền còn khác nhau, cuộc đấu tranh còn gay go. Đây là văn bản về ngoại giao mà đấu tranh về pháp lý. Chúng ta vẫn phải xây dựng thực lực. Giải phóng miền Nam, không thể chờ đợi văn bản này, sau đó Đảng cộng sản Trung Quốc mời Đảng ta sang. Bác Hồ đi với đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trần Văn Quang (phó tổng tham mưu trưởng, cục trưởng cục tác chiến) sang gặp Chu Ân Lai. Chu Ân Lai muốn ép Đảng ta: Miền Nam là việc của miền Nam, chổi cán ngắn không tốt, không làm được. Miền Bắc cứ làm ở miền Bắc, đừng có chi viện cho miền Nam. Khi nào có điều kiện thì làm miền Nam, đừng có xây dựng lực lượng. Bác Hồ không tán Thành, trên đường về với Bác, anh Giáp suy nghĩ phải chuẩn bị lực lượng đối phó với tình hình miền Nam không đơn giản.
Khi về đến nhà, báo cáo tình hình với Trung ương, Trung ương lúc đó ít, chất lượng. Trung ương ta bây giờ đông lắm, nhiều ông lèm nhèm lắm. Không phải tiêu biểu trí tuệ, có ông tiêu biểu, có ông không tiêu biểu. Phải nói sòng phẳng như vậy. Bác họp Trung ương lại nhận định, lúc đó đồng chí Lê Duẩn mới ở trong Nam ra. Trong tạp chí ghi rõ: Thường vụ Trung ương tức Bộ chính trị, giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp đi xuống Đồ Sơn khởi thảo ra nghị quyết 15. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được lấy hai người để chuẩn bị văn bản đó là Hoàng Tùng và Trần Quang Huy. Các anh xuống Đồ Sơn 15 ngày viết và trở về trao cho Bác. Bác đọc xong và triệu tập Bộ chính trị, anh Trường Chinh, anh Lê Duẩn góp một số ý kiến. Sau đó đưa ra Trung ương thành nghị quyết 15. Vậy tác giả của nghị quyết 15 là Võ Nguyên Giáp. Nhưng lâu nay hiểu nghị quyết 15 của anh Ba. Không có cái này anh Ba vẫn là anh Ba, thêm cái đó không phải là lịch sử. Tự nhiên làm cho con cháu hôm nay, nghi ngờ chuyện khác. Nguy hiểm ở chỗ không trung thực 1 điểm, làm cho người ta nghi ngờ nhiều chuyện khác.
Sau khi công bố di chúc của Bác lên báo, văn bản của Bác chỉ có chữ chứng kiến, dưới ký Lê Duẩn. Nhưng không đề ngày tháng. Viết lần thứ nhất, ý kiến anh Vũ Kỳ không có nói Bác viết đến đoạn đó có Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đến ký vào văn bản của Bác. Đã gọi là tuyệt đối bí mật, sao lại đưa cho người khác ngay lúc Bác còn sống là thế nào? Để chứng kiến như vậy hoá ra Bác Hồ bị ông Lê Duẩn khống chế bên cạnh, viết đến đâu ông chứng kiến đến đó, thì còn gì là di chúc.
Đưa lên báo đã thế rồi, đến tái bản lần thứ 2, ông đó đưa vào, lần thứ nhất không có, lần thứ hai đưa vào chữ “Bác Hồ vừa viết thêm 1 chữ này thì đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn sang và đã ký chứng kiến vào văn bản đó”. Khi in ra, tôi viết thư cho anh Vũ Kỳ nói rằng các anh còn sống, để người ta áp đặt chữ nghĩa lên văn bản thiêng liêng của Bác Hồ, văn bản cuối cùng. Bây giờ các anh không làm rõ vấn đề này thì sau này các anh nhắm mắt, hậu thế sẽ không tha thứ các anh. Thế thì vừa rồi lại in, ông…(nghe không rõ) và viết lên lá thư là “điều anh kiên quyết đấu tranh, thì hôm nay chúng tôi đấu tranh đã thắng”. Tái bản thứ 3 đã bỏ dùng “chứng kiến” đó.
Văn bản Di chúc của Bác Hồ như vậy mà người ta còn áp đặt. Trong tay tôi có hai quyển, có ghi cả người viết hồi ký là đồng chí đại tá Ngô Thế Kỷ, viết cho anh Vũ Kỳ, đấu tranh từng bước để trả lại giá trị thật những con đường của Bác Hồ, chứ không thì người ta mượn Bác Hồ, nói Bác Hồ, nhưng bên trong làm việc khác.
Bác Hồ thật sự của dân, ai cũng nói dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra. Nghe vấn đề này thấy không có nước nào dân chủ bằng nước ta. Không có người nào việc gì dân cũng biết làm, dân bàn, dân kiểm tra. Kiểm tra thế nào được. Bây giờ tôi chỉ mong làm cho đúng pháp luật, không phải cái gì dân cũng phải biết. Có vấn đề tuyệt mật dân mà biết, thì kẻ thù cũng biết thì làm sao được. Vấn đề là anh thay mặt cho dân, làm đúng nguyện vọng của dân. Không phải làm việc gì cũng phải đưa cho dân biết bàn. Việc đại sự quốc gia, đưa ra dân bàn thì bên kia họ biết thì gay. Làm quân sự, bí mật về quân sự, làm kinh tế bí mật về kinh tế. Dân biết ở đây phải hiểu theo nghĩa pháp luật. Làm cái gì để đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho người dân. Pháp luật trị người dân, mở cửa cho anh khác có quyền, có chức tha hồ muốn làm gì thì làm.
Chúng ta đang đi vào cuộc đấu tranh, để đi vào cương lĩnh mới. Cương lĩnh Đại hội VII, lấy con đường Bác Hồ làm chuẩn. Anh em tôi thường nói với nhau là cuộc đấu tranh này phải xét lại từ gốc. Tôi viết tiểu thuyết, viết dưới dạng loại hình nghệ thuật cho người đọc, đảm bảo tính sự kiện, tính chân thực của lịch sử, được hư cấu, làm cho phong phú về nhân vật, về vấn đề. Mặt khác giới nghiên cứu có đồng chí đang nghiên cứu vấn đề mà Bác Hồ chúng ta bị xuyên tạc từ năm 1930.
Khoảng 1 tháng nữa, tôi gửi văn bản đã in xuống cho các anh, các chị đọc. Để các anh, các chị thấy xuyên tạc Bác Hồ từ tháng 10 -1930. Bác Hồ viết luận cương đầu tiên và điều lệ Đảng hoàn toàn phù hợp với tình hình thế giới ngày nay. Chính vì vậy, thế giới nhìn Bác Hồ từ gốc. Thấy Bác Hồ đi từ gốc đến ngọn nhất quán. Con người hoàn toàn vì dân, vì nước mình. Đấu tranh tôn trọng nước mình, thì cũng tôn trọng nước họ. Con người không có riêng tư, huống hồ có tàn bạo trong cai trị như các nhà chính khách khác khi cầm quyền. Năm cải cách ruộng đất là ngoài ý muốn của Bác.
Luận cương đầu tiên, Bác đề ra “Đoàn kết các giai tầng xã hội Việt Nam, chống đế quốc làm cách mạng dân tộc và đi lên cách mạng tư sản dân quyền rồi làm cách mạng thế giới tức XHCN”. Nhưng đến luận cương của đồng chí Trần Phú thì bỏ cái đó. Lúc đó chỉ thị của đệ tam quốc tế cho rằng : Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là mơ hồ, là cải lương. Ban chấp hành Trung ương ta làm văn bản báo cáo đệ tam quốc tế rằng chính Nguyễn Ái Quốc gây ra sự mơ hồ, là cải lương cho các chiến sĩ Đông Dương. Vì đoàn kết với cả địa chủ. Hồi đó luận cương của Bác là đại địa chủ, trung địa chủ, tiểu địa chủ, nhưng địa chủ nào cũng có tinh thần yêu nước mức độ khác nhau. Vì vậy chúng ta tranh thủ các tiểu địa chủ, trung địa chủ và lôi kéo cả những địa chủ và tư sản yêu nước để chống đế quốc”.
Ban chấp hành Trung ương kết tội Nguyễn Ái Quốc là mơ hồ, cải lương. Như vậy Bác Hồ định quan điểm hồi đó không nhận được cái lớn, mà Bác Hồ nhìn cả chiều dài gọi là tầm tư tưởng chiến lược. Suốt cả thời gian như vậy, sau đó Bác Hồ bị giam lỏng ở Matxcơva. Cho nên bác làm luận án tiến sĩ “vấn đề ruộng đất ở Châu Á” ở Viện các vấn đề dân tộc. Bấy giờ mới đưa ra bảo vệ, phong giáo sư cho Bác, nhưng Bác không nhận. Chúng ta nhìn ra điều Bác Hồ là người duy nhất, đầu tiên của dân tộc thuộc địa, đi vào đấu tranh để giải phóng dân tộc, sáng chói trang đệ tam quốc tế, nhưng không bao giờ Bác được bầu vào đệ tam quốc tế. Đại hội V quốc tế cộng sản (1924) cho Bác dự, Đại hội VI (1928) không cho Bác dự, cho rằng có quan điểm dân tộc, không có quan điểm quốc tế. Đến Đại hội VII (1935) cho Bác dự với tư cách là tư vấn, tức là nghe, không được biểu quyết. Trong khi đó đồng chí Lê Hồng Phong vào Uỷ viên chấp hành quốc tế cộng sản.
Đến bây giờ thấy Bác hoàn toàn đúng. Ngày càng thấy luận điểm Hồ Chí Minh, từ buổi đầu cho đến hôm nay là đúng. Đảng ta hôm nay khẳng định con đường của Bác là mừng. Còn khẳng định như thế nào, thì chờ quá trình từ nay đến Đại hội VII, và sau Đại hội VII xây dựng đất nước chúng ta như thế nào.
Tôi nói đây với tư cách nghiên cứu để các anh, các chị nhìn lại cả chiều dài lịch sử của Bác, của Đảng ta, phát triển trong một tình hình thế giới từ khi có CNXH đến bây giờ. Hiện nay CNXH đang đứng trước thử thách của thời đại là chuyển giai đoạn từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, có khủng hoảng này, đổ vỡ gì thì đổ vỡ, nhưng CNXH vẫn tồn tại. Một nhà chiêm tinh học tiên đoán thế kỷ 21 người Liên Xô sẽ thắng, người Nga sẽ thắng.

Từ nghiên cứu của tôi, hôm nay tôi nói với anh em, để chúng ta vững tin và đấu tranh với những cái gì không phải, để bảo vệ cái đúng và xây dựng miếng đất của mình đang sống, chúc các anh chị mạnh khoẻ.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ