Sắp đói to rồi.
Tin các báo:
TT - Xuất khẩu cao su chính ngạch và tiểu ngạch tại nhiều cửa khẩu biên giới phía Bắc đang diễn ra sôi động. Các nhà nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục thông báo nhu cầu lớn các mặt hàng cao su, thủy sản...
Tại các vùng nguyên liệu, thương nhân Trung Quốc đang vơ vét nguồn hàng, tranh mua với doanh nghiệp trong nước.
Gom khoai mì xuất sang Trung Quốc . Nhiều mặt hàng nông sản như khoai mì (sắn), cao su, thủy sản... đang được các thương lái thu gom để xuất thô sang Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều nhà máy chế biến ở trong nước lại đang lâm cảnh “đói” nguyên liệu, thậm chí nhiều nơi phải nhập khẩu trở lại nguyên liệu thay thế.
Tại nhiều địa phương như Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai..., thương nhân Trung Quốc còn đưa người đến tận các vùng trồng khoai mì để thu mua khi những cánh đồng chưa đến vụ thu hoạch.Hiện giá khoai mì tại nhiều nơi đang bị đẩy lên cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn một tháng nay, tại khu vực miền Đông Nam bộ nhiều thương lái đổ xô đi thu gom khoai mì tươi, tạo ra hiện tượng “sốt giá” ngay tại nhiều cánh đồng trồng mì. Bán cả khoai mì non
Trong nước khan hiếm
Việc xuất khẩu ồ ạt khoai mì thô trước mắt đã tác động nặng nề đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và cồn sinh học (ethanol). Theo ông Phạm Đức Bình - chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu mì được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi khá nhiều, chiếm 30-40%, nhưng do xuất khẩu quá nhiều nên thực tế chưa bao giờ các nhà máy trong nước mua đủ khoai mì để sản xuất.
Nguồn cung thiếu, giá trong nước tăng cao nên nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển sang sử dụng nguyên liệu khác thay thế, trong đó phần lớn phải nhập khẩu như: bắp, cám gạo, lúa mì... có giá cao hơn.
Mặt hàng thức ăn chăn nuôi, từ đầu năm đến nay tăng giá hơn mười lần, tổng cộng 25%, và sẽ còn tiếp tục tăng thêm vào các tháng tới. Việt Nam vẫn nhập 60 – 70% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhưng ít ai biết mỗi năm chúng ta “nhượng” cho Trung Quốc 1,5 – 2 triệu tấn khoai mì lát với giá rẻ. Khoai mì lát sử dụng 20% trong thức ăn chăn nuôi và đây là mặt hàng có lợi thế duy nhất mà Việt Nam tự sản xuất được.
Ba tháng trước, ông Chamnan, phó tổng giám đốc công ty C.P nói rằng, nguồn cung khoai mì lát nội địa vốn dồi dào nhưng gần đây trở nên khan hiếm. Kiểm tra nguồn cung cấp ông mới vỡ lẽ có thêm nhiều ông chủ Trung Quốc vào thu gom, đẩy giá lên 6.700 – 7.000 đồng/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái có 1.500 – 2.000 đồng. Giá cao mà vẫn khó mua, nên không chỉ C.P mà nhiều doanh nghiệp khác phải tìm đến nguồn lúa mì nhập từ Ấn Độ để thay thế.
Cần xem lại mình
Hiện nay, giá tiêu trên thị trường đang ở mức bình quân 105.000 đồng/kg, nhưng ngày 13.6 vừa qua, một thương nhân Trung Quốc đã chấp nhận mua giá 109.000 đồng/kg và gom luôn 35 tấn tiêu từ công ty nông sản Thiết Hà ở Dăk Nông.
Ông Phạm Thanh Thiết, phụ trách kinh doanh công ty này, kể: “Họ, gồm một người Trung Quốc và một người phiên dịch, đến tận nơi, cầm hàng lên xem, cắn thử, nhìn màu, rồi ngã giá và trả tiền luôn”. Hình ảnh người mua hàng nói tiếng Hoa đã trở nên quen thuộc với các nhà kinh doanh nông sản.
Nhiều doanh nghiệp thích bán cho những khách như trên do chọn lựa dễ dàng, chấp nhận giá cao, giao luôn tiền mặt và không đòi hỏi phải hỗ trợ dịch vụ vận chuyển hay làm các thủ tục xuất khẩu. Ông Thiết bảo: “Mình chỉ bán, còn họ mua xong tự lo cách mang hàng đi. Cứ đến nhiều điểm bán, mua được đầy xe thì họ dừng, hôm khác lại đến”. Với cách mua này, theo ông Thiết, có lợi cho nông dân vì vừa bán giá cao, vừa có tiền liền nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa.
“Chúng tôi không xuất khẩu trực tiếp nhưng nhận tiền cọc từ khách hàng để cung cấp tiêu theo hợp đồng. Giá thường chốt trước và có khi đến lúc giao hàng mới tổ chức thu mua nên sẽ gánh rủi ro khi thương nhân Trung Quốc gom hàng, tăng giá”, ông Thiết nói thêm.
Bà Nguyễn Thị Lụa, phó giám đốc công ty cung ứng hàng nông sản có trụ sở tại Ba Đình, Hà Nội cũng cho biết, mấy hôm nay đang phải tranh mua đậu xanh với thương nhân Trung Quốc vì sắp vào mùa bánh trung thu, họ sang các vùng trồng đậu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng săn lùng ráo riết.
Cụ thể theo bà Lụa, các doanh nghiệp ở Hà Nội thường quen với cách người bán mang hàng lên chào mẫu, công ty thăm dò thị trường có khách đặt, mới dám mua. Nay các thương nhân Trung Quốc đến tận các vùng trồng đậu mua gom, trả tiền ngay, nên hàng không về đến Hà Nội.
Muốn có hàng, các doanh nghiệp Việt Nam đành phải cử nhân viên đi thu mua nhưng cũng không cạnh tranh lại cách trả tiền liền và tổ chức vận chuyển hàng đi ngay trong ngày của thương nhân Trung Quốc.
Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng, doanh nghiệp xuất khoai mì thô được 1 đồng, thì doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc thu lợi 10 đồng vì họ biết tạo ra giá trị gia tăng nhờ chế biến cồn, thực phẩm.
Chính vì vậy, theo ông, việc xuất khẩu khoai mì là cần thiết, vì mỗi năm ngoài đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn, bột ngọt… thì vẫn thừa 4 – 5 triệu tấn. Tuy nhiên, thay vì xuất thô, doanh nghiệp cần được hỗ trợ đầu tư thiết bị để chế biến sản phẩm tinh. Với cách làm hiện nay, thu được vài trăm triệu đôla Mỹ xuất khẩu khoai mì thì doanh nghiệp sản xuất thức ăn lại phải bỏ ra chừng ấy để nhập lúa mì và các nguyên liệu khác thay thế.
“Giá nguyên liệu khoai mì khô tăng không ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất thức ăn, vì họ nâng giá bán, nhưng giá thành chăn nuôi sẽ tăng và người tiêu dùng là đối tượng gánh chịu cuối cùng”, ông Lịch phân tích.
Gom mủ cao su
Vơ vét nguyên liệu thủy sản
Ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc Công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), cho biết từ tháng 7 đến nay thương nhân Trung Quốc đã tràn vào miền Trung và miền Nam để gom nguyên liệu. Tại cảng cá, chợ cá nào cũng xuất hiện đội ngũ này.
Càng đến cuối năm, các thương nhân Trung Quốc càng mạnh tay trả giá. Tại khu vực biên giới Lào Cai, các công ty buôn bán biên mậu của các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam (Trung Quốc) cũng thông báo cần nhập số lượng lớn tôm, mực, cá đông lạnh. Nhu cầu lên tới 530 triệu USD/năm.
Đói nguyên liệu
Theo ông Trần Văn Lĩnh, giá nguyên liệu bị đẩy lên cao khiến nhiều nhà máy thủy sản ở miền Trung không mua đủ hàng chế biến.
Thương nhân Trung Quốc đổ xô tới Vietfish mua thuỷ hải sản
SGTT.VN - Một đoàn thương nhân Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tại hội chợ triển lãm quốc tế thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) tìm mua thuỷ hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga… Sự xuất hiện với số lượng đông bất ngờ của các thương nhân Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng lúng túng khi tìm không đủ phiên dịch...
Trung Quốc ồ ạt gom nông sản VN
Trong khi giá cả trong nước tăng cao, nhiều mặt hàng nông sản khan hiếm thì các thương nhân Trung Quốc (TQ) vẫn ồ ạt gom hàng khiến nguồn cung càng thêm căng thẳng. Nhiều doanh nghiệp trong nước hiện không thể cạnh tranh mua nguyên liệu.
Trung Quốc gom hàng, nhiều loại thực phẩm trong nước lên giá
Nhiều loại thực phẩm như trứng, thịt, đường, củ quả đang được gom mạnh bán sang Trung Quốc. Đây được cho là nguyên nhân khiến các mặt hàng này tăng giá.
Giá trứng gia cầm bán lẻ tại TP.HCM đang tăng. Trứng vịt loại 1 bán tại chợ đã là 30.000 – 31.000 đồng/vỉ… Tăng nhiều nhất là trứng vịt muối, từ mức 3.500 đồng/trứng lên 5.000 đồng/trứng.
Trung Quốc thu mua cả vịt đẻ
Thương nhân Trung Quốc tranh mua thủy sản, cao su...
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ