Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Nói Láo và Lưu Manh


Hôm kia đọc trên mạng thấy có bài trả lời phỏng vấn của Gs Nguyễn Thế Sự cho phóng viên báo Trung Quốc tôi hơi sốc. Sốc vì trong đó có những câu trả lời rất … khó nghe. Nhiều người đã lập tức phản đối bằng nhiều từ ngữ cũng không kém khó nghe. Đang phân vân chưa biết nói gì thì thấy bài đính chính của bác Sự dưới đây. Thế là rõ: báo Trung Quốc phịa ra những câu trả lời của bác ấy. Nhưng sự nói láo của báo Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên.
Không ngạc nhiên là vì báo chí của Trung Quốc chỉ là một phương tiện tuyên truyền. Mà, đã tuyên truyền thì theo quan điểm của Goebbels là phải dùng những xảo thuật như ngụy biện, nhồi sọ, và nói láo. Nói láo càng trơ trẽn càng tốt. Nói trắng thành đen (và ngược lại), càng khó tin càng tốt. Đó là “triết lí” nên tảng cho tuyên truyền của báo chí Trung Quốc.
Sự nói láo của Trung Quốc làm cho người ngoài cảm thấy khó tin ở họ. Nhớ hôm AH (một chuyên viên về PR của viện) đến gặp tôi để thông qua bản thông cáo báo chí về một phân tích của tôi. Bà AH hỏi tôi mấy số liệu về kinh tế tri thức lấy ở đâu, và tôi trả lời rằng Ngân hàng thế giới họ thu thập của các nước với sự hỗ trợ của địa phương. Bà điểm qua danh sách, đến phần “China”, bà thản nhiên nói: Ah, số liệu của nước này không thể tin được. Tôi cười. Bà “bồi” thêm một câu: tôi từng sống 10 năm ở cái xứ này, tôi có thể nói những gì họ nói và làm không nhất quán nhau, không thể tin được họ. Đúng là không thể tin ở người Trung Quốc, một dân tộc quen tính nói láo, thiếu thành thật. Tính nói láo và thiếu thành thật của họ được chính sách vở của họ (như cuốn Người Trung Quốc xấu xí) nói đến nhiều lần.
Nói láo đã trở thành một quán tính trong giới báo chí Trung Quốc. Trung thành với quan điểm đen là trắng của họ, giới báo chí Trung Quốc không hề tỏ ra ngượng ngùng khi bịa chuyện. Chúng ta đã thấy trường hợp của ông Nguyễn Thế Sự, nhưng có lẽ đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn bịa đặt khác mà báo chí Trung Quốc (và lãnh đạo Trung Quốc?) đã và đang thực hành. Chẳng hạn như họ không thấy xấu hổ khi nói một cách vô tư rằng Việt Nam chiếm đất và hải đảo của họ. Họ không thấy mình ngu xuẩn khi nói rằng cuộc chiến 1979 là “cuộc chiến tự vệ”! Rất có thể người Trung Quốc đã được dạy nói láo ngay từ khi lọt lòng. Mới biết đọc hay biết nghe là đã bị nhồi sọ với những luận điệu chống Việt Nam rồi.
Nói láo thường mất khôn nên ngay cả giới có học Trung Quốc cũng tỏ ra rất đần độn trong giao tiếp. Còn nhớ trong hội thảo về biển Đông do CSIS tổ chức vừa qua, một ông gọi là giáo sư Chu Hạo (?) của đoàn Trung Quốc hỏi đoàn Việt Nam rằng nếu không có Mĩ liệu Việt Nam có hung hăng thế không. Một câu hỏi chắc làm cho cử tọa ngỡ ngàng về chữ nghĩa và phép lịch sự trong học thuật. Câu hỏi và chữ nghĩa của ông này cho thấy ông là một người rất nghèo nàn về ý tưởng và chữ nghĩa. Nghèo nàn ý tưởng và chữ nghĩa là hệ quả của sự ngu dốt và bất tài. Thật tình, tôi chưa bao giờ nghe / đọc một câu hỏi cực kì ngu xuẩn và vô giáo dục đến như thế, chứ nói gì đến câu đó được thốt ra từ cái miệng của một người mang danh “giáo sư”!
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, có thể không nên ngạc nhiên, và câu hỏi đó cũng là một điều hay. Cái hay là nó cho thấy trong cái thế giới mua bán bằng cấp bên Trung Quốc, thì những kẻ bất tài như cái ông giáo sư đó có khả năng mua chức danh, và lộ rõ sự bất tài của ông trước thế giới. Điều này cho thấy tính lưu manh và hành xử côn đồ Trung Quốc không chỉ trên biển mà còn ngay cả trong hội nghị quốc tế. Sự việc chứng minh rằng Trung Quốc là một gã lưu manh quốc tế.
Nếu Hoàn Cầu thời báo dám bịa đặt trả lời phỏng vấn của Gs Nguyễn Thế Sự thì họ cũng có thể bịa đặt bất cứ phát biểu nào từ phía Việt Nam. Vấn đề ở đây là mấy tuần trước, ông Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn có một cuộc đàm phán “kín” với phía Trung Quốc về tranh chấp chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Tân Hoa Xã ra thông cáo báo chí hối thúc Việt Nam thực thi những gì đã hứa trong đàm phán (?) trong đó có cả câu hàm ý nói ông thứ trưởng tán đồng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Với quán tính nói láo và bản chất lưu manh như trình bày trên thì làm sao chúng ta tin rằng những gì Tân Hoa Xã viết là sự thật. Nhưng khách quan mà nói, chúng ta cũng chưa có bằng chứng cho thấy họ nói láo! Chỉ có khả năng nói láo cao hơn khả năng nói thật mà thôi.
Nói người cũng nghĩ đến ta. Có một điều khó hiểu là phía Việt Nam hoàn toàn im lặng trước bản tin của Tân Hoa Xã, không có đến một lời bình luận! Thông thường Bộ Ngoại giao phản ứng tương đối nhanh trước những tuyên bố lếu láo của Trung Quốc, nhưng lần này thì họ có vẻ … chậm. Sự chậm trễ (cho đến nay vẫn chưa có bình luận chính thức) làm cho các nhân sĩ hoang mang và yêu cầu Bộ Ngoại giao phải trả lời những tuyên bố của Tân Hoa Xã đưa ra. Cũng như bất cứ thư đi nào của người dân đến các cơ quan công quyền Việt Nam đều rơi vào im lặng, Bộ Ngoại giao cũng giữ một thái độ “im lặng đáng sợ”. Không biết nên hiểu sự im lặng này là gì? Là đồng tình? Là chuẩn bị cho một chuyến đi đàm phán khác? Nói gì thì nói, sự im lặng của “phe nhà” là khó hiểu, nếu không muốn nói là khó chấp nhận được, nhất là chính quyền này có phương châm cực đẹp: của dân và vì dân.
Nếu chúng ta đồng ý rằng nói láo và lưu manh là nguy hiểm, thì Trung Quốc là một mối đe dọa đến thế giới. Thật là nguy hiểm khi cả tỉ người như thế đều nói láo hay được dạy nói láo. Càng nguy hiểm hơn nếu một tỉ người được dạy để hành xử côn đồ. Côn đồ mà dốt nát thì nguy hiểm hơn côn đồ có học. Nguy hiểm vì côn đồ dốt có thể hành xử như dã thú, và trong thực tế chúng ta đã thấy lính Trung Quốc trở thành dã thú trong trận chiến 1979. Không được quên tội ác của những con dã thú này! Nhìn như thế để thấy rằng Trung Quốc là một mối đe doạ toàn cầu, còn nguy hiểm gấp trăm lần so với chế độ phát xít Đức ngày xưa.
Việt Nam chúng ta quả không may mắn. Không may mắn vì định mệnh địa lí chúng ta phải sống bên cạnh một gã khồng lồ chuyên nói láo và lưu manh. Người mình có câu gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Sống gần một gã láng giềng xấu tính như thế, có khi chúng ta cũng bị nhiễm thói xấu của gã. Và, trong thực tế thì báo chí chúng ta cũng đã bị nhiễm. Nhưng chúng ta cũng có câu gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, và đó là một niềm an ủi.
 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ