Gửi Quảng bình quê ta ơi.
Bắt đầu từ việc bia mộ Liệt sỹ Trần văn Phương hy sinh tại
Gạc ma không được khắc lên đó danh hiệu AHLLVT của anh được nhà nước trao tặng.
Đau đớn cùng cực, xót xa cùng cực. Tôi cảm thấy tim mình bị
bóp nghẹt, hơi thở như không còn. Quảng Bình quê ta ơi! Hay là danh hiệu đó bị
làm dỏm nên không được phép đặt lên bia, nhỡ làm hoen ố tấm gương ngời sáng về
lòng can đảm chống trả quân Trung quốc xâm chiếm đảo của Việt nam ta. Máu của
anh nhuộm đỏ biển Đông, tô thắm truyền thống Hải Quân Việt nam anh hùng mà không
được ghi nhận tại chính quê hương anh vậy ư.
Tôi xin kể lại một cách rút gọn nhất một gương hy sinh, một
ngôi mộ để các bạn suy ngẫm. Mặc dù đã nhiều bạn biết rõ tấm gương này. Anh
hùng Liệt sỹ Nguyễn văn Trỗi.
“ … Đúng 9h45’ ngày 15/10/1964, đế quốc Mỹ và chính quyền
Sài Gòn đã vội vã xử bắn Anh tại trường bắn Chí Hoà; dù trước đó đã thoả thuận
trả tự do cho Anh khi du kích quân Caracas (Venezuela) thả viên trung tá không
quân Mỹ Michael Smolen.
Chúng vội vã đưa thi hài Anh về nghĩa trang lính Cộng hoà ở
Gò Vấp, lúc 13h. Nhưng Anh Trỗi là Việt Cộng, vậy là 5h chiều lại bí mật đưa
Anh về nghĩa trang Đô Thành (nay là công viên Lê Thị Riêng, Q.10, TP.HCM). Hôm
đó vừa tròn 6 tháng kể từ ngày Anh kết hôn với chị Phan Thị Quyên.
Đến ngày 7/5/1967, ba anh Trỗi cùng bố mẹ chị và gia đình
chuyển Anh về nghĩa trang Văn Giáp. Khi làm thủ tục, viên quản lí nghĩa trang
Đô Thành sinh nghi: Ai cho chuyển mộ Việt Cộng? Phải nói là trùng tên rồi chi
ít tiền mới xong.
Năm 1981 đã được HTX Mây, tre, lá và bà con cô bác giúp đỡ
xây mộ cho anh.
Năm 1994 Sở LĐ-TB-XH mới mời gia đình lên bàn đón
Anh về NTLS TPHCM, ngay bên xa lộ Hà Nội. Chị Quyên có lời cảm ơn và đề nghị:
“Tại pháp trường anh Trỗi bị địch bắn không chỉ 1 phát đạn; khi hy sinh anh vẫn
phải chôn xuống đào lên tới 3 lần; thực tình gia đình không muốn anh phải đau
thêm lần nữa. Thay mặt gia đình, tôi xin phép cho anh được yên nghỉ tại đây.
Nếu sau này thành phố có quy hoạch mới, nghĩa trang Văn Giáp phải di chuyển thì
gia đình sẽ đưa anh về nghĩa trang liệt sĩ”. Thành phố chấp thuận ý kiến đó của
chị Quyên.
Chính vì vậy nghĩa trang liệt sĩ thành phố HCM dành cho
anh ngôi mộ còn trống. Nhưng dù còn để trống thì ngôi mộ đó vẫn gắn bia
“Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi…”
Phan Tất Thành
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ