Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

NANH VUÔT CỦA TƯ BẢN DÃ THÚ ĐÃ CẮN XÉ XƯƠNG MÁU CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VĂN GIANG


Mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố với thế giới: Việt Nam đang xây dựng một thiết chế kinh tế ưu việt nhất hành tinh: thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng những gì diễn ra tại Hải phòng, Hưng Yên và nhiều nơi khác lại giống với những gì Nguyễn Ái Quốc viết trong cuốn Bản án chế độ thực dân đầu thế kỷ XX, trong đó Nguyễn Ái Quốc lên án gay gắt chủ nghĩa tư bản dã thú đã biến số phận những người nông dân An Nam, Tây Phi thành những miếng mồi thơm của tiến trình tích tụ tư bản…Không biêt qua các vụ việc xảy ra tại Hải Phòng, Hưng Yên và nhiều địa phương khác có động lòng mở mắt các nhà lý luận mờ mắt vì sách vở kinh viện mà mù lòa trước thực tế phụ phàng ???
Không một ai có thể thờ ơ, vô cảm trước sự kiện Văn Giang bị thu hồi đất vào những ngày vừa rồi. Đau đớn, sợ hãi, uất hận và có cả sự giận dữ nữa-đó là cái cảm xúc chung của rất nhiều người. Nó đau đớn vì mét đất mưu sinh cuối cùng còn lại của người dân đã bị cưỡng đoạt. Đất đai với ngườinông dân, đó là máu thịt, là cuộc sống, là văn hóa của cha ông để lại sau nhiều nghìn năm sinh sống. Nó uất hận, vì sự cưỡng chế này được trang bịbởi học thuyết Marx-Lenin, và lí thuyết về định hướng XHCN; được trang bị bởi lực lượng vũ trang của nhà nước, và được nhân dân nuôi bằng tiền thuế của mình với quân số tới hàng ngàn được trang bị tới tận răng bởi công cụ, vũ khí hiện đại; nó uất hận còn vì lửa cháy, tiếng súng Aka vang dền, dùi cui vụt xuống, và những tiếng kêu khóc thảm thiết của trẻ con. 

Nhưng biết làm sao được, khi nền sản xuất của chúng ta nó còn nghèo nàn, manh mún và lạc hậu trong thói quen sản xuất của “phương thức sản xuất châu Á” cần phải được vượt qua để đi lên nền sản xuất lớn- công nghiệp, du lịch và dịch vụ hiện đại. Ruộng đất phải được gom lại, được tích tụ theo những cách thức khác nhau. CNTB ở những thế kỉ xa xưa của thời kì tích lũy đã phải dùng nhiều máu của người nông dân để nhuộm đỏ con đường đi của họ. Ở chúng ta, con đường này được thực hiện một cách có ý thức của tư duy lịch sử dựa trên luật pháp và kế hoạch. Nhưng tiếc rằng trong quá trình vận động, không phải lúc nào luật pháp cũng “phù hợp” với lợi ích của các quan chức và chủ đầu tư. Khi ấy luật pháp đã bị vận dụng trên quan điểm linh hoạt, thậm chí bị bỏ qua. Văn Giang là một sự bỏ qua như vậy( khi Thủ tướng có yêu cầu phải vận động để đạt được sự đồng thuận của người dân). Đừng lí sự về luật pháp nữa.Vì bánh xe của tiến bộ lịch sử cứ quay. Và kinh nghiệm của lịch sử đã chỉ ra rằng bánh xe ấy bao giờ cũng thấm nhiều máu, nước mắt của những người lao động nghèo khổ. Bánh xe ấy đã đi qua Văn Giang. Lí trí của lịch sử đã chỉ ra như vậy, nhưng ta vẫn lấy làm tiếc, và những giả định cứ thế hình thành: nếu như các quan chức tỉnh HY, và chủ dự án cứ mạnh dạn đền bù chẳng hạn,trên dưới 5 triệu/1m2 thì liệu khung cảnh đầy bạo lực, đầy đau đớn và hãi hùng ấy có xẩy ra ? Đã có nhiều ý kiến về cuộc cưỡng chế này như một sự đàn áp, cướp bóc đất đai của dân lành, lam lũ (chỉ vì mấy đồng bạc của nhà tư sản-xem, Đào Tiến Thi). Sự phê phán này đứng về phía người dân với một sự đồng cảm cao là có thể hiểu được. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy rõ trong sự phê phán ấy như là mong muốn kéo dài về một phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, và lạc hậu; là những hồi ức về quê hương với những bài ca, giai điệu đầy chất thơ ngọt ngào đã cũ . Liệu chúng ta có muốn sự phát triển của thực tiễn đất nước cứ phải diễn ra trong sự giăng co của những tư tưởng, những cảm xúc thi ca rẻ tiền đó. Không thể, con đương hiện đại hóa đất nước phải tiến lên. Các chủ đầu tư, các nhà doanh nghiệp phải nắm lấy thời khắc này cùng hướng dân tộc đi tới. Hãy để cho những lũy tre làng, những con đò nhỏ, những giai điệu dân ca lùi vào dĩ vãng như một di sản của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo, các chủ đầu tư cần nên ưu tiên có một chính sách hậu Văn Giang sau những gì đã xẩy ra để bớt đi những mất mát,những hi sinh của người nông dân dưới cái bánh xe lịch sử nghiệt ngã đó. Hi vọng rằng điều đó có thể giúp Văn Giang không còn là một hình ảnh đau xót và phản cảm đối với những mong ước, ước mơ của đ/c TBT về một thực tiễn VN: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người…” khi đ/c phát biểu ở CuBa mà nhiều người đã dùng nó để bài xích, châm biếm một cách chua cay cái định hướng này.

Theo PVD

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ