VÌ SAO NÔNG DÂN LÊN TIẾNG CHẤT VẤN CÔNG QUYỀN ?
Ai đã đẩy nông dân đến chỗ bần cùng phải lên tiếng đòi được đảm bảo rằng : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". của mình ??
Xin thưa rằng có một phần vì các dự án chiếm đất nông nghiệp của nông dân. Ta cùng dò lại một vài số liệu để xem có đúng vậy không.
Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người tương ứng với 29% sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Có thể thấy rằng yếu tố trực tiếp và rõ nhất ảnh hưởng đến đời sống của số nông dân là đất đai, bởi vì điều này xuất phát từ thực tế hiện cả nước có 71% dân số làm nông nghiệp nhưng số hộ nghèo chiếm tới 23,4%, trong khi ở bộ phận người phi nông nghiệp chỉ có 5% hộ nghèo.Trung bình mỗi năm, người nông dân phải nhường 74.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%.
Theo Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa diễn ra ồ ạt trong những năm qua việc mất an ninh lương thực quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra.
Mới đây, bộ đã báo cáo chính phủ về tình hình sử dụng đất lúa và dự kiến nhu cầu về loại đất này đến năm 2020. Theo đó, từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm 361.935 hécta - bình quân mỗi năm giảm gần 51.705 hécta. Theo tính toán đã làm thâm hụt sản lượng thóc trên 400-500 ngàn tấn/năm và làm ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của ít nhất 100 ngàn hộ nông dân mỗi năm.
Còn theo báo cáo sơ bộ của một số bộ ngành như Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công thương, nhu cầu trưng dụng đất rất lớn. Và cứ với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa như giai đoạn 7 năm ( 2000 – 2007 ), tới năm 2020 quỹ đất lúa chỉ còn lại 3,4 triệu hécta. Với đà này, TS. Nguyễn Văn Ngãi (ĐH Nông lâm TP.HCM) cho rằng, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.
Còn theo báo cáo sơ bộ của một số bộ ngành như Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công thương, nhu cầu trưng dụng đất rất lớn. Và cứ với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa như giai đoạn 7 năm ( 2000 – 2007 ), tới năm 2020 quỹ đất lúa chỉ còn lại 3,4 triệu hécta. Với đà này, TS. Nguyễn Văn Ngãi (ĐH Nông lâm TP.HCM) cho rằng, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.
Viện nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công nghiệp Bộ Công thương đã đưa ra một thông tin rất đáng chú ý. Đó là: Việt Nam đã mất đi hàng chục vạn ha đất trồng lúa trong khi đó hiệu quả mang lại chưa tương xứng., bản thân chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là một chính sách đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều cụm công nghiệp ra đời đã hàng chục năm nhưng tỷ lệ lấp đầy không quá 30 – 40%. Hậu quả để lại là hàng chục ngàn ha hoang hoá không sử dụng, mà người nông dân thì thiếu đất để trồng lúa.
Thử hỏi: Nông dân không có đất thì họ sống bằng gì ??? Từ Cách mạng Tháng 10 Nga đến Cách mạng Tháng 8 ở Việt nam đều có mối quan tâm hàng đầu là đem ruộng đất về tay nông dân. Cải cách ruộng đất thập niên 50 trên đất nước ta để lại nhiều hệ lụy đau xót nhưng cái gốc của nó là “ ruộng đất về tay dân cày “ thì không thể phản bác. Có phải vì những lợi ích khác mà quyền “ người cày có ruộng “ của người nông dân đang bị tước đoạt.
Chế độ ta là “ của dân, do dân, vì dân “ hơn thế nữa: “ Mọi quyền lực thuộc về nhân dân “ thế mà những người nông dân ( ông bà chủ ) đang phải vượt qua mọi rào cản để đi tìm công bộc, xin được gặp công bộc và trả lời chủ về tình trạng sống chết của chủ.
Ngày 29 tháng 9 năm 2011 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã trình Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo báo cáo này, tính đến cuối năm 2010, diện tích đất trồng lúa trên toàn quốc chỉ còn khoảng 4,1 triệu hécta và chính phủ đề nghị giảm diện tích này xuống còn khoảng 3,8 triệu hécta, như đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong nghị quyết năm 2009. Tuy nhiên, theo báo chí trong nước, nhiều uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lo ngại là chưa chắc Việt Nam có thể giữ được lâu dài diện tích 3,8 triệu hécta, trước tình trạng là nhiều địa phương vẫn lấy đất trồng lúa để làm khu công nghiệp. Tại sao trước thực tế sử dụng đất đai như vậy mà chính phủ vẫn cương quyết lấy đất của dân. Tôi còn nhớ một câu hát của những năm 50 đó là “ nhà ta ta cứ xây, đường ta ta cứ đi RUỘNG TA TA CỨ CÀY”. Tất nhiên câu hát này chỉ nói lên nguyện vọng được cày trên thửa ruộng của mình, rồi có chết thì cũng “ vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng “. Có thể những người làm chủ trương lấy đất của nông dân chưa thuộc câu thơ này để lường cái chết đã được nhà thơ báo trước rồi.
Không chỉ có yếu tố công nghiệp hóa bừa bãi, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam còn có nguy cơ tiếp tục bị thu hẹp do tiến trình đô thị hóa ồ ạt và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ấy là chưa kể nhiều nơi vẫn biến đất trồng lúa thành sân golf một cách thoải mái. Theo lời giáo sự Võ Tòng Xuân có thể nói, diện tích trồng lúa đang trở thành một vấn đề ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam trong bối cảnh mà dân số nước ta vẫn tăng đều đặn và được dự đoán là trong 20 năm nữa sẽ lên đến từ 110 đến 115 triệu người. Lúc đó, có thể Việt Nam sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu gạo như hiện nay và thậm chí sẽ khó mà bảo đảm an ninh lương thực.
Không chỉ có yếu tố công nghiệp hóa bừa bãi, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam còn có nguy cơ tiếp tục bị thu hẹp do tiến trình đô thị hóa ồ ạt và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ấy là chưa kể nhiều nơi vẫn biến đất trồng lúa thành sân golf một cách thoải mái. Theo lời giáo sự Võ Tòng Xuân có thể nói, diện tích trồng lúa đang trở thành một vấn đề ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam trong bối cảnh mà dân số nước ta vẫn tăng đều đặn và được dự đoán là trong 20 năm nữa sẽ lên đến từ 110 đến 115 triệu người. Lúc đó, có thể Việt Nam sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu gạo như hiện nay và thậm chí sẽ khó mà bảo đảm an ninh lương thực.
Thế thì theo tôi, nếu còn ai đó chưa biết rằng con cháu mình sẽ không đủ gạo ăn thì nên gặp gỡ những người nông dân đang đội nắng mưa, chịu đói khát đang đòi quyền được CÀY RUỘNG của họ để hiểu rằng nên cùng với nông dân cứu đói cho con cháu của mình.
Tranh luận luôn là một giải pháp tìm kiếm sự đồng thuận một cách lành mạnh. Dân muốn nói hãy cho họ nói và nếu họ muốn nghe hãy nói với họ để họ được nghe. Nghe – nói là chức năng sống chỉ duy nhất loài người được hưởng trong muôn loài tồn tại.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ