Tư tưởng Hồ Chí Minh qua Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Véc-xây và bản Hiến pháp 1946
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1918. Ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng trận và bại trận đã họp Hội nghị tại Versailles, Pháp, để ký kết các hòa ước chính thức, cũng như phân chia các quyền lợi cho các nước thắng trận.
Các nước thắng trận bao gồm Anh, Pháp, Nga, Ytalia, Mỹ. Các nước bại trận bao gồm Đức, Áo - Hungary, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại
Hội nghị Versailles này, bên cạnh các đoàn đại biểu chính thức, còn có
đại diện các dân tộc bị áp bức, đến dự Hội nghị để yêu cầu độc lập và tự
do cho dân tộc mình, như đại diện cho người Aixơlen, người Ấn Độ, người
Triều Tiên, người Arập… Khi đó người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc
đang hoạt động ở Pháp, đã tự tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pa-ri, và tại các tỉnh ở Pháp. Ông Nguyễn Ái Quốc đã đến Hội nghị Versailles với danh nghĩa đại diện cho tổ chức này.
Tại Hội nghị Versailles, ông Nguyễn Ái Quốc đã phát cho các đại biểu dự Hội nghị “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Versailles”.
“Bản yêu sách” này bao gồm 8 điểm rất ôn hòa, yêu cầu Chính phủ Pháp
trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho nhân dân Việt
Nam.
“Bản yêu sách” nổi tiếng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Versaillé năm 1919 đó, bao gồm 8 điểm là:
1- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.
2- Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
4-Tự do lập hội và tự do hội họp.
5-Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.
6-Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.
7-Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.
8-Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.
Sau
“Bản yêu sách 8 điểm” gửi Hội nghị Versailles, lần đầu tiên dư luận ở
Pháp, và ở Việt Nam biết đến cái tên Nguyễn Ái Quốc, một thanh niên Việt
Nam trẻ tuổi đấu tranh cho độc lập, tự do, dân chủ cho nhân dân Việt
Nam.
Và
cũng từ đó, mật thám Pháp bắt đầu để ý, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động
của ông Nguyễn Ái Quốc. Bởi vì, với Nhà nước thực dân độc tài, phản dân
chủ, thì mọi tiếng nói đòi tự do, dân chủ cho người dân Việt Nam đều bị
coi là nguy hiểm cho Nhà nước thực dân.
Nhưng
tất cả những yêu sách ôn hòa đó của Nhóm người Việt Nam yêu nước của
ông Nguyễn Ái Quốc đều không được Chính phủ Pháp, cũng như các nước
trong Hội nghị Versailles quan tâm, để ý. Từ đó, ông Nguyễn Ái Quốc rút
ra kết luận quan trọng rằng không thể trông cậy vào các nước khác, “muốn
được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy
vào lực lượng của bản thân mình”.
Bây
giờ nhìn lại Bản yêu sách 8 điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị
Versailles năm 1919, chúng ta thấy rằng tư tưởng của Bác Hồ về một thể
chế tôn trọng những quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho người dân được
hình thành từ rất sớm. Khi đó Bác Hồ mới 29 tuổi, và mới sang Pháp được 8
năm. Trong số các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, thì Bác Hồ là người
duy nhất sống ở nước ngoài tới 30 năm.
Bác
ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, tại bến Nhà Rồng, Sài Gòn, và chỉ
đến năm 1941 mới trở về nước, để lãnh đạo Đảng, nhân dân đấu tranh giành
chính quyền. Bởi vậy Bác là người hiểu rất rõ những hạn chế, xấu xa của
chế độ tư bản, thực dân, nhưng đồng thời Bác cũng hiểu được rất rõ các
giá trị của nền văn minh phương Tây, của chế độ tự do, dân chủ phương
Tây.
Chính
bởi vậy, vào năm 1946, khi Bác Hồ chỉ đạo soạn thảo bản Hiến pháp đầu
tiên năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bản Hiến pháp 1946 đó
chứa đựng rất nhiều giá trị tiến bộ của nền dân chủ phương Tây. Bác Hồ
đã lãnh đạo Đảng và nhân dân Việt Nam
đánh đuổi thực dân, nhưng những giá trị của nền văn minh phương Tây,
thì cần phải khiêm tốn học hỏi. Đó chính là tính biện chứng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Điều 10 của Hiến pháp 1946 qui định: “Công dân Việt Nam
có quyền: - Tự do ngôn luận. - Tự do xuất bản. - Tự do tổ chức và hội
họp. - Tự do tín ngưỡng. - Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước
ngoài”. Nội dung của điều 10 này rất giống một phần nội dung 8 điểm mà
Bác Hồ đã gửi Hội nghị Versailles cách năm 1946 đó 27 năm.
Hiện
nay trong cả nước đang dấy lên phong trào “lao động, học tập gương đạo
đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là phong trào rất hay, rất cần thiết,
nhưng theo tôi thiển nghĩ thì chưa đủ. Bởi vì đạo đức Hồ Chí Minh chỉ
là một nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Một
diểm nhất quán và hết sức quan trọng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là về
xây dựng một Nhà nước công bộc của dân, đặt lợi ích của nhân dân lên
trên hết, “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại
cho dân thì phải hết sức tránh”. Trong thư “Gửi các ủy ban nhân dân các
bộ, tỉnh, huyện, và làng” tháng 10 năm 1945, Bác Hồ viết “Nếu nước độc
lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng không có ý
nghĩa gì”. Như vậy, Bác Hồ hiểu rất rõ độc lập cũng chỉ là phương tiện
để thực hiện tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tự do, hạnh phúc cho nhân
dân mới là mục đích của nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.
Chừng
nào còn có kẻ đánh bạc cả triệu đôla, nhưng cả triệu người dân còn
thiếu thốn nhiều bề, chừng nào còn có cán bộ hách dịch, xếch mé với dân,
không làm tròn trách nhiệm là công bộc của dân, chừng nào người dân còn
chịu oan khuất, phải đi khiếu kiện kêu cầu công lý, chừng nào bộ máy
hành chính còn hành dân, thì chừng đó, tư tưởng Hồ Chí Minh còn chưa
được quán triệt trở thành hành động trong thực tế.
Bây
giờ nhìn lại Bản yêu sách 8 điểm của Bác Hồ cách đây gần 100 năm, và
bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, chúng ta thấy rõ tư tưởng của Bác Hồ về
xây dựng một thể chế tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân.
Từ
đó chúng ta thấy rõ rằng cần phải từ phong trào lao động, học tập theo
gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay, nâng cao lên thành phong trào học
tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước công bộc
của dân.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ