Phản biện có phải là phản đối?
Một dự án lớn của đất nước hay một vấn đề “nóng” của xã hội được phản biện đều mang lại sự yên tâm cho cả người ra quyết định lẫn người quan tâm.
Vì thế, hoạt động tư vấn, phản biện, giám định ngày càng được nhắc đến nhiều hơn với sự tin cậy của xã hội. Nhưng, không phải lúc nào hoạt động này cũng được hoan nghênh.
Khi có phản biện, buộc người đưa ra vấn đề phải suy nghĩ kỹ hơn, tránh được các sai sót, thậm chí hủy bỏ một dự án kém cỏi, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Xin được gợi vấn đề này từ những câu chuyện phản biện có thật để phần nào minh chứng cho cái gọi là “nói thẳng, khó nghe”.
Chuyện về dự thảo Luật Thủ đô
Đến giờ PGS.TS Phạm Sĩ Liêm, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, vẫn chưa quên câu chuyện về những lần ông cùng các nhà khoa học tham gia góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô. Khi đó, điều mà ông cũng như giới chuyên môn đã phân tích cho cơ quan biên soạn dự thảo luật cần phải làm rõ, Thủ đô sẽ khác thế nào? không có luật này thì sẽ ra sao? Tức là phải chứng minh cho kỳ được xây dựng luật để làm gì? có tác động thế nào?...
Góp ý với ban soạn thảo, PGS Liêm cho rằng, luật không cần dài nhưng phải có trọng tâm, “đằng này dự thảo nêu đầy đủ các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa… thành ra không thể hiện được sự riêng biệt của Thủ đô. Nhiều ý kiến khi đó cũng nêu, nếu không làm rõ thì không cần có luật riêng cho Thủ đô, còn để nhấn mạnh vai trò của Thủ đô có thể bổ sung ở các luật khác. Ví dụ Luật quy hoạch đô thị hay Luật cư trú…”, ông Liêm kể lại.
Cũng có nhiều ý kiến khác góp ý, song đến khi dự thảo Luật Thủ đô được đưa ra để thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII thì chỉ được 35,9% tổng số đại biểu tán thành, vì “nhiều điểm còn tranh luận”, bởi việc siết điều kiện nhập cư, cơ chế quản lý tài chính, đất đai… “Nếu điều chỉnh kịp thời, không quá ôm đồm nhiều nội dung, có lẽ Luật Thủ đô sẽ sớm khẳng định được vai trò của mình”, PGS Liêm nuối tiếc.
Chuyện về dự án khai thác Bauxite
Trước đó, việc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phản biện dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên cũng để lại ấn tượng khá sâu sắc trong xã hội. Theo kế hoạch, đến năm 2010, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam dự kiến triển khai 3 dự án alumina, gồm Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đăk Nông 1) và Kon Hà Nừng (Gia Lai), 1 dự án hydroxit nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Dự kiến đến năm 2025 sản lượng alumina khoảng 13-18 triệu tấn/năm, nhôm điện phân khoảng 0,4-0,8 triệu tấn/năm.
Nhận thấy có nhiều vấn đề nếu quyết tâm khai thác theo hướng này, VUSTA đã vào cuộc. Sau hai tháng khảo sát, nghiên cứu số liệu, các nhà khoa học đã đưa ra 4 bản báo cáo về các khía cạnh khác nhau của dự án Bauxite Tây Nguyên. Kết quả Bộ Chính trị đã chấp nhận gần hết 5 kiến nghị VUSTA đưa ra.
Nhận thấy có nhiều vấn đề nếu quyết tâm khai thác theo hướng này, VUSTA đã vào cuộc. Sau hai tháng khảo sát, nghiên cứu số liệu, các nhà khoa học đã đưa ra 4 bản báo cáo về các khía cạnh khác nhau của dự án Bauxite Tây Nguyên. Kết quả Bộ Chính trị đã chấp nhận gần hết 5 kiến nghị VUSTA đưa ra.
Ngay sau đó, tại Thông báo 245-TB/TW của Bộ Chính trị nêu rõ, tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và khu vực Tây Nguyên trong từng thời kỳ; chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài…
Khẩn trương lập báo cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Chủ động, chân thành và khách quan.
Quy hoạch Hà Nội mở rộng đến 2030, tầm nhìn 2050 là quy hoạch dài hạn, có ý nghĩa lớn sau khi tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và một số xã của Hòa Bình được sáp nhập vào Hà Nội. Đây là vấn đề lớn mà Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm vì quy hoạch mang tính định hướng cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Ngay từ khi bản dự thảo quy hoạch mới được đưa ra, Tổng hội xây dựng đã tự tổ chức hội thảo riêng để đánh giá, tập hợp thành hơn 20 bài phân tích của các chuyên gia xây dựng, quy hoạch, giao thông, môi trường, kinh tế... rồi trình lên Quốc hội.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, cho biết ý kiến của VUSTA nói chung và Tổng hội xây dựng nói riêng, được Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư đánh giá cao và tiếp thu rất nhiều trong bản dự thảo cuối cùng được trình lên Bộ Chính trị. Sau hơn chục lần sửa chữa, dự thảo cuối cùng của Quy hoạch Hà Nội mở rộng có nhiều thay đổi quan trọng từ ý kiến phản biện thiết thực của cộng đồng các nhà khoa học trong nước.
“Rất nhiều ý kiến đóng góp của Tổng hội xây dựng Việt Nam đã được Chính phủ tiếp thu toàn bộ hoặc một phần. Các ý kiến của các nhà khoa học đóng góp rất nhiệt huyết, khách quan, nên Bộ chính trị đã hai lần mời Tổng hội tham gia ý kiến đóng góp để sửa chữa bản quy hoạch, nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất trong xã hội”, ông Hùng, nói.
Theo PGS.TS Phạm Sĩ Liêm, phản biện chỉ làm cho dự án đã tốt rồi có thể tốt hơn, hoặc các dự án không phù hợp có thể thay đổi. Mục đích để cho công việc định làm có nên hay không hoặc như thế nào tốt nhất. Khi có phản biện, buộc người đưa ra vấn đề phải suy nghĩ kỹ hơn, tránh được các sai sót, thậm chí hủy bỏ một dự án kém cỏi, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. “Phản biện, tư vấn chỉ giúp người ta suy nghĩ chín chắn hơn chứ không phải phản biện là “bác”, là “phản đối”, PGS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh.
Bích NgọcKhẩn trương lập báo cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Chủ động, chân thành và khách quan.
Quy hoạch Hà Nội mở rộng đến 2030, tầm nhìn 2050 là quy hoạch dài hạn, có ý nghĩa lớn sau khi tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và một số xã của Hòa Bình được sáp nhập vào Hà Nội. Đây là vấn đề lớn mà Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm vì quy hoạch mang tính định hướng cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Ngay từ khi bản dự thảo quy hoạch mới được đưa ra, Tổng hội xây dựng đã tự tổ chức hội thảo riêng để đánh giá, tập hợp thành hơn 20 bài phân tích của các chuyên gia xây dựng, quy hoạch, giao thông, môi trường, kinh tế... rồi trình lên Quốc hội.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, cho biết ý kiến của VUSTA nói chung và Tổng hội xây dựng nói riêng, được Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư đánh giá cao và tiếp thu rất nhiều trong bản dự thảo cuối cùng được trình lên Bộ Chính trị. Sau hơn chục lần sửa chữa, dự thảo cuối cùng của Quy hoạch Hà Nội mở rộng có nhiều thay đổi quan trọng từ ý kiến phản biện thiết thực của cộng đồng các nhà khoa học trong nước.
“Rất nhiều ý kiến đóng góp của Tổng hội xây dựng Việt Nam đã được Chính phủ tiếp thu toàn bộ hoặc một phần. Các ý kiến của các nhà khoa học đóng góp rất nhiệt huyết, khách quan, nên Bộ chính trị đã hai lần mời Tổng hội tham gia ý kiến đóng góp để sửa chữa bản quy hoạch, nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất trong xã hội”, ông Hùng, nói.
Theo PGS.TS Phạm Sĩ Liêm, phản biện chỉ làm cho dự án đã tốt rồi có thể tốt hơn, hoặc các dự án không phù hợp có thể thay đổi. Mục đích để cho công việc định làm có nên hay không hoặc như thế nào tốt nhất. Khi có phản biện, buộc người đưa ra vấn đề phải suy nghĩ kỹ hơn, tránh được các sai sót, thậm chí hủy bỏ một dự án kém cỏi, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. “Phản biện, tư vấn chỉ giúp người ta suy nghĩ chín chắn hơn chứ không phải phản biện là “bác”, là “phản đối”, PGS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ