Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Không ở đâu trên thế giới này lại có nhân dân tốt và kiên nhẫn với đảng cầm quyền đến như vậy.



1 - Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Bác đã có những nhận định mang tính dự báo.Mặc dù trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ấy, sự tha hóa trong Đảng đâu đó đã trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến kháng chiến, nhưng Người đã nêu rất rõ: Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của bộ đội, nhân dân, chính quyền, đoàn thể và của Đảng. Những kẻ tham ô, lãng phí, quan liêu cũng là giặc. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng là chống giặc và cũng cần kíp như chống giặc ngoại xâm.
2 - Năm 1986 Nghị quyết Đại hội VI của Đảng ghi rõ: “Với lương tâm của người Cộng sản, mỗi cán bộ, đảng viên hãy nghiêm khắc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa?...
Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu hơn trong lối sống. Người có chức vụ càng cao thì yêu cầu về sự gương mẫu càng lớn. Không ai có quyền tự ban cho mình những đặc quyền, đặc lợi.
3 - Năm 1996, Nghị quyết Đại hội VIII đưa ra nhận định: “Hiện nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hết sức quan tâm đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp đe dọa đến sự sống còn của hệ thống chính trị”.

4 - Đến Đại hội IX (2001), Đảng thừa nhận: “Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.

5 - Đến Đại hội X năm 2006 Đảng vẫn buộc phải nhìn nhận rằng: “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”.
6 - Đến Đại hội XI năm 2011, Đảng lại khẳng định: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” và “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
Đúng như Nghị quyết TƯ 4 thừa nhận, “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Theo các cán bộ lão thành, Nghị quyết TƯ 4 về chỉnh đốn Đảng thực ra không mới. Người dân đã mòn mỏi chờ đợi 64 năm để Đảng tự sửa mình.
Điều đó cho thấy không ở đâu trên thế giới này lại có nhân dân tốt và kiên nhẫn với đảng cầm quyền đến như vậy.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ