Tổng giám đốc nhận hối lộ vì rối loạn cảm xúc
Cơ quan tố tụng
cho rằng trước và sau khi vòi đối tác 500 triệu đồng "bôi trơn", ông
Trần Đức Mậu (nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Thủy lợi 4, giám đốc Ban điều
hành công trình thủy điện Sông Tranh 2) đã mắc chứng rối loạn cảm xúc.
Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48, Bộ Công an) cho
biết, tối 8/10, tại khách sạn Công Đoàn ở phố Trần Bình Trọng (quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội), cảnh sát đã bắt quả tang ông Mậu đang nhận hối lộ 300 triệu đồng từ
một doanh nghiệp vận tải ở Hải Phòng.
Theo cơ quan điều tra, doanh nghiệp vận tải này vận chuyển, bán vật
tư cho một công ty khác để cung cấp cho công trình thủy điện sông Tranh 2 nhưng
gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Biết vậy, Tổng giám đốc Mậu đã
gợi ý "bồi dưỡng" để mọi chuyện được thuận lợi.
Ngày 8/10, từ TP HCM ra Hà Nội công tác, ông Mậu đã hẹn gặp doanh
nghiệp này đến khách sạn Công Đoàn gợi ý việc đưa hối lộ. Vụ việc được báo lên
C48 ngay sau đó.
Tại thời điểm bị bắt quả tang, cơ quan điều tra còn phát hiện trong hành
lý của người này có nhiều phong bì đựng tiền.
Trước khi làm Tổng giám đốc Công ty xây dựng thủy lợi số 4, ông Trần
Đức Mậu từng giữ chức phó Tổng giám đốc công ty xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP,
người trực tiếp chỉ huy công trường thủy điện sông Tranh 2. Đây là công trình
trọng điểm cấp quốc gia có vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, công suất 190 MW do
Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP làm tổng thầu.
Chiều 11/3, TAND Hà Nội mở phiên xét xử bị cáo Trần Đức Mậu
(57 tuổi, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4) về tội Lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Theo truy tố, trong thời kỳ đương chức, ông Mậu trực tiếp ký
các hợp đồng mua sắm vật tư, thuê mướn thiết bị máy móc, trong đó có việc mua
hàng chục nghìn tấn trobay (chất phụ gia) từ Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường.
Sau đó, Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường ủy thác cho ông Trần
Văn Luân (Giám đốc Công ty Cát Phú, tại Hải Phòng) chịu trách nhiệm vận chuyển
và thanh quyết toán với đối tác.
Quá trình các bên hợp tác làm ăn cho thấy, từ 15/10/2009 đến
21/9/2010, hai đơn vị liên kết cung cấp trobay cho công trình thủy điện Sông
Tranh 2 đã thực hiện được gần 17.500 tấn vật tư, tương đương hơn 17,8 tỷ đồng.
Sau nhiều vụ làm ăn, tính đến ngày 27/6/2010, Tổng công ty
Xây dựng thủy lợi 4 còn nợ lại đối tác hơn 6 tỷ đồng. Theo cơ quan tố tụng, dù
khi ký kết hợp đồng, các bên đã thống nhất việc thanh toán tiền vật tư sẽ phải
thực hiện theo đúng kế hoạch, nhưng ông Mậu liên tục trì hoãn việc thanh quyết
toán.
Ông Mậu được cho là yêu cầu cấp dưới gây khó khăn cho phía
đối tác khiến công ty này phải mất rất nhiều chi phí trong việc lưu kho, bảo
quản hàng hóa ngay dưới chân công trình. Tháng 8/2010, ông Mậu đơn phương chấm
dứt hợp đồng. Nhằm “nối” lại hợp đồng và thu hồi công nợ, Công ty Sông Đà 12 -
Cao Cường đã yêu cầu ông Trần Văn Luân tìm gặp ông Mậu để thương lượng. Hai bên
thỏa thuận tiền "bôi trơn" là 500 triệu đồng.
Không thấy đối tác "trả tiền", tháng 10/2010, ông
Mậu ra Hà Nội và gọi điện cho ông Luân, mang 300 triệu đồng đến khách sạn thì bị
cảnh sát bắt quả tang.
Tại phiên xử, ông Mậu thừa nhận hành vi “vòi vĩnh” của mình. TAND Hà Nội xác định đây là một hành vi nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. HĐXX xét thấy trước và trong suốt quá trình phạm tội, ông Mậu bị chứng bệnh “rối loạn cảm xúc”, hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên phạt 36 tháng tù.
Tại phiên xử, ông Mậu thừa nhận hành vi “vòi vĩnh” của mình. TAND Hà Nội xác định đây là một hành vi nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. HĐXX xét thấy trước và trong suốt quá trình phạm tội, ông Mậu bị chứng bệnh “rối loạn cảm xúc”, hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên phạt 36 tháng tù.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ