QUAN ĐIỂM BÈ BẠN!
Tổng thống Mỹ Obama ngày 15.5 đã đề cử ông Ted Osius, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hàm Tham tán Công sứ, là Phó Giáo sư tại trường Đại học Chiến tranh Quốc gia, làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Dưới đây là trình bày của Ted Osius trước Uỷ Ban Quan Hệ Quốc Tế - Thượng Viện Hoa Kỳ - về việc bổ nhiệm ông làm Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam ngày 26-06-2014
Kính thưa ngài Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban Đối ngoại. Thật là một niềm vinh dự cho tôi để được trình bày với các ngài ở đây, với tư cách là người được Tổng thống bổ nhiệm vai trò Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tôi cũng rất vui với sự hiện diện của các thành viên gia
đình và bạn bè tôi hôm nay. Tôi xin cảm ơn ngài thượng nghị sỹ bang
Maryland đã đồng ý làm chủ tịch uỷ ban, và tất cả các thành viên của uỷ
ban đã xem xét sự bổ nhiệm này.
Đây thực sự là một giấc mơ đã thành hiện thực. Ở giai đoạn đầu trong nghề nghiệp của mình, tôi đã có một cơ hội vô cùng quí giá là được trợ giúp Pete Peterson, đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tới Việt Nam sau ngày bình thường hoá quan hệ, trong việc đặt nền móng cho một mối quan hệ mới giữa hai quốc gia. Tôi cũng đã đại diện Phó Tổng Thống Al Gore trong một nhóm làm việc để chuẩn bị cho một thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam, và tôi cũng được vinh dự đi cùng với Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử của ông đến Việt Nam.
Trong 25 năm làm việc ở bộ ngoại giao, tôi phục vụ chủ yếu ở châu Á. Một điểm sáng trong nghề nghiệp là việc tôi đã dẫn dắt một nhóm nhỏ để mở lại văn phòng đại diện tại thành phố Hố Chí Minh, mà trước kia là Sài gòn. Tôi đã rất sung sướng mang lại cho nước Mỹ thêm nhiều người bạn ở một nơi mà trước đây chỉ gợi nhớ người Mỹ về một cuộc chiến thảm khốc.
Tôi đã đi thăm khắp nơi ở Việt Nam, trong đó có một lần tôi đã đạp xe đạp suốt 1200 dặm từ Hà Nội đến Sài Gòn. Tại một vùng phi quân sự trước đây, tôi dừng xe trên một cây cầu, nhìn chăm chú vào một phong cảnh đẹp với rất nhiều hồ nước nằm rải rác. Một bà cụ già nói với tôi bằng tiếng Việt rằng đó không phải là những cái hồ tự nhiên, mà là những hố bom trước đây, có cả trong làng của bà nữa. Khi tôi nói với bà rằng tôi đại diện cho chính phủ và người dân Hoa Kỳ, bà trả lời tôi với ngôn từ thường dùng trong gia đình nghe thật thân thuộc: “Hôm nay, chúng ta là anh chị em”.
Ngay từ những ngày đầu, tôi đã chứng kiến là mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ trở thành một mối quan hệ hợp tác quan trọng, được xây dựng dựa trên sự tôn trọng từ hai phía, và sự chia sẻ các mối quan tâm chiến lược.
Như ngoại trưởng Kerry đã nói vào năm ngoái ở Hà Nội, “một nước Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và tôn trọng nhân quyền sẽ trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu của Hoa Kỳ trong nhiều thách thức ở khu vực và trên toàn cầu”. Trong khi ở thượng viện, John Kerry và John McCain đã cam đoan là người Mỹ có thể nghĩ về Việt Nam không chỉ là một cuộc chiến, mà còn là một quốc gia, một dân tộc mà Hoa Kỳ có thể hợp tác trong hoà bình. Họ đã nhìn xa hơn những hố bom để thấy được sự hy vọng cho tương lai.
John Kerry và John McCain cũng đã không ngừng đấu tranh cho sự tôn vinh những chiến sỹ đã hy sinh ở Việt Nam, và chúng ta phải hoàn tất công việc này với tất cả sự kính trọng. Lịch sử của chúng ta với Việt Nam không hề dễ dàng, thậm chí ngay hiện nay vẫn có những khác biệt. Nếu được chấp thuận cho vị trí này, tôi sẽ đối diện những khác biệt đó một cách thẳng thắn và trực tiếp với các lãnh đạo Việt Nam tại Hà nội. Tôi sẽ nói với họ rằng khi chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, nó sẽ trở nên mạnh hơn, chứ không hề yếu hơn, và những tiềm năng hợp tác giữa hai nước cũng sẽ phát triển theo. Tôi sẽ gây áp lực để chính quyền Việt Nam phải bảo vệ các quyền cơ bản của con người, bao gồm việc thả các tù nhân lương tâm, và những thay đổi hệ thống để Việt Nam có thể gia nhập hoàn toàn vào cộng đồng thế giới. Cũng như trong một gia đình, những khác biệt giữa anh chị em đều có thể giàn xếp được, Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua những vướng mắc trong lịch sử.
Nếu được chuẩn thuận [cho vai trò Đại sứ tại Việt Nam], tôi sẽ làm hết sức mình để tăng cường các mối liên hệ gắn chặt hai dân tộc. Những liên hệ như vậy là trọng tâm của mối Quan Hệ Toàn Diện mà Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã ký năm ngoái. Chẳng hạn như trong giáo dục, hiện đã có 16.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, và nhiều người khác đang tham gia vào Chương Trình Đào tạo Kinh tế Fullbright tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thương mại là một yếu tố then chốt trong mối quan hệ giữa hai nước. Thương mại hai chiều đã tiếp tục tăng trưởng, từ 451 triệu USD vào 1995 đã lên đến gần 30 tỉ vào năm ngoái. Nếu thoả thuận về Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được, nó sẽ đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ thương mại và chiến lược này giữa hai nước, giúp Việt Nam gia nhập vào một cộng đồng các quốc gia góp phần vào 40% GDP của thế giới.
Qua mối Quan Hệ Toàn Diện, hai quốc gia đã cùng nhau làm việc để bảo vệ hoà bình, ổn định, hợp tác, và thịnh vượng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cũng đã mở rộng hợp tác với Việt Nam trong các vấn đề về an ninh, việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, và hành pháp. Nếu được chuẩn thuận, tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực của những người tiền nhiệm trong việc làm sâu rộng hơn những can dự của Hoa Kỳ. Tôi sẽ cam đoan đảm bảo an toàn và an ninh cho đội ngũ làm việc tại Việt Nam.
Một nửa lượng hàng hoá vận chuyển bằng tàu biển của thế giới đi qua biển Đông. Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia trong việc bảo đảm dòng chảy kinh tế xuyên suốt, và tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển này.
Hoa Kỳ quan tâm đến việc đảm bảo rằng những mâu thuẫn lãnh thổ và hàng hải trong biển Đông phải được giải quyết mà không dùng áp bức, sức mạnh quân sự, hay đe doạ, mà phải tuân theo luật pháp quốc tế. Thật đáng lo ngại khi chúng ta đã thấy một chiều hướng xấu gần đây là Trung quốc thường tiến hành các hành động đơn phương để thúc đẩy cho các đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải; mà gần nhất là việc Trung quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng lãnh hải tranh chấp nằm ngay sát Việt Nam.
Quốc hội Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi một quá khứ đầy khó khăn của chúng ta với Việt Nam thành một tương lai hứa hẹn. Nếu được chuẩn thuận, tôi sẽ mong đợi đến ngày được đón tiếp các ngài ở Hà Nội. Một lần nữa, xin cảm ơn vì đã xem xét sự bổ nhiệm tôi cho cơ hội đầy thử thách nhưng cũng thật vinh dự này, để tôi được tiếp tục phục vụ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Ted Osius
(Liêm Nguyễn lược dịch theo bản gốc tiếng Anh
Theo blog Liem Nguyen)
Đây thực sự là một giấc mơ đã thành hiện thực. Ở giai đoạn đầu trong nghề nghiệp của mình, tôi đã có một cơ hội vô cùng quí giá là được trợ giúp Pete Peterson, đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tới Việt Nam sau ngày bình thường hoá quan hệ, trong việc đặt nền móng cho một mối quan hệ mới giữa hai quốc gia. Tôi cũng đã đại diện Phó Tổng Thống Al Gore trong một nhóm làm việc để chuẩn bị cho một thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam, và tôi cũng được vinh dự đi cùng với Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử của ông đến Việt Nam.
Trong 25 năm làm việc ở bộ ngoại giao, tôi phục vụ chủ yếu ở châu Á. Một điểm sáng trong nghề nghiệp là việc tôi đã dẫn dắt một nhóm nhỏ để mở lại văn phòng đại diện tại thành phố Hố Chí Minh, mà trước kia là Sài gòn. Tôi đã rất sung sướng mang lại cho nước Mỹ thêm nhiều người bạn ở một nơi mà trước đây chỉ gợi nhớ người Mỹ về một cuộc chiến thảm khốc.
Tôi đã đi thăm khắp nơi ở Việt Nam, trong đó có một lần tôi đã đạp xe đạp suốt 1200 dặm từ Hà Nội đến Sài Gòn. Tại một vùng phi quân sự trước đây, tôi dừng xe trên một cây cầu, nhìn chăm chú vào một phong cảnh đẹp với rất nhiều hồ nước nằm rải rác. Một bà cụ già nói với tôi bằng tiếng Việt rằng đó không phải là những cái hồ tự nhiên, mà là những hố bom trước đây, có cả trong làng của bà nữa. Khi tôi nói với bà rằng tôi đại diện cho chính phủ và người dân Hoa Kỳ, bà trả lời tôi với ngôn từ thường dùng trong gia đình nghe thật thân thuộc: “Hôm nay, chúng ta là anh chị em”.
Ngay từ những ngày đầu, tôi đã chứng kiến là mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ trở thành một mối quan hệ hợp tác quan trọng, được xây dựng dựa trên sự tôn trọng từ hai phía, và sự chia sẻ các mối quan tâm chiến lược.
Như ngoại trưởng Kerry đã nói vào năm ngoái ở Hà Nội, “một nước Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và tôn trọng nhân quyền sẽ trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu của Hoa Kỳ trong nhiều thách thức ở khu vực và trên toàn cầu”. Trong khi ở thượng viện, John Kerry và John McCain đã cam đoan là người Mỹ có thể nghĩ về Việt Nam không chỉ là một cuộc chiến, mà còn là một quốc gia, một dân tộc mà Hoa Kỳ có thể hợp tác trong hoà bình. Họ đã nhìn xa hơn những hố bom để thấy được sự hy vọng cho tương lai.
John Kerry và John McCain cũng đã không ngừng đấu tranh cho sự tôn vinh những chiến sỹ đã hy sinh ở Việt Nam, và chúng ta phải hoàn tất công việc này với tất cả sự kính trọng. Lịch sử của chúng ta với Việt Nam không hề dễ dàng, thậm chí ngay hiện nay vẫn có những khác biệt. Nếu được chấp thuận cho vị trí này, tôi sẽ đối diện những khác biệt đó một cách thẳng thắn và trực tiếp với các lãnh đạo Việt Nam tại Hà nội. Tôi sẽ nói với họ rằng khi chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, nó sẽ trở nên mạnh hơn, chứ không hề yếu hơn, và những tiềm năng hợp tác giữa hai nước cũng sẽ phát triển theo. Tôi sẽ gây áp lực để chính quyền Việt Nam phải bảo vệ các quyền cơ bản của con người, bao gồm việc thả các tù nhân lương tâm, và những thay đổi hệ thống để Việt Nam có thể gia nhập hoàn toàn vào cộng đồng thế giới. Cũng như trong một gia đình, những khác biệt giữa anh chị em đều có thể giàn xếp được, Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua những vướng mắc trong lịch sử.
Nếu được chuẩn thuận [cho vai trò Đại sứ tại Việt Nam], tôi sẽ làm hết sức mình để tăng cường các mối liên hệ gắn chặt hai dân tộc. Những liên hệ như vậy là trọng tâm của mối Quan Hệ Toàn Diện mà Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã ký năm ngoái. Chẳng hạn như trong giáo dục, hiện đã có 16.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, và nhiều người khác đang tham gia vào Chương Trình Đào tạo Kinh tế Fullbright tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thương mại là một yếu tố then chốt trong mối quan hệ giữa hai nước. Thương mại hai chiều đã tiếp tục tăng trưởng, từ 451 triệu USD vào 1995 đã lên đến gần 30 tỉ vào năm ngoái. Nếu thoả thuận về Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được, nó sẽ đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ thương mại và chiến lược này giữa hai nước, giúp Việt Nam gia nhập vào một cộng đồng các quốc gia góp phần vào 40% GDP của thế giới.
Qua mối Quan Hệ Toàn Diện, hai quốc gia đã cùng nhau làm việc để bảo vệ hoà bình, ổn định, hợp tác, và thịnh vượng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cũng đã mở rộng hợp tác với Việt Nam trong các vấn đề về an ninh, việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, và hành pháp. Nếu được chuẩn thuận, tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực của những người tiền nhiệm trong việc làm sâu rộng hơn những can dự của Hoa Kỳ. Tôi sẽ cam đoan đảm bảo an toàn và an ninh cho đội ngũ làm việc tại Việt Nam.
Một nửa lượng hàng hoá vận chuyển bằng tàu biển của thế giới đi qua biển Đông. Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia trong việc bảo đảm dòng chảy kinh tế xuyên suốt, và tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển này.
Hoa Kỳ quan tâm đến việc đảm bảo rằng những mâu thuẫn lãnh thổ và hàng hải trong biển Đông phải được giải quyết mà không dùng áp bức, sức mạnh quân sự, hay đe doạ, mà phải tuân theo luật pháp quốc tế. Thật đáng lo ngại khi chúng ta đã thấy một chiều hướng xấu gần đây là Trung quốc thường tiến hành các hành động đơn phương để thúc đẩy cho các đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải; mà gần nhất là việc Trung quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng lãnh hải tranh chấp nằm ngay sát Việt Nam.
Quốc hội Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi một quá khứ đầy khó khăn của chúng ta với Việt Nam thành một tương lai hứa hẹn. Nếu được chuẩn thuận, tôi sẽ mong đợi đến ngày được đón tiếp các ngài ở Hà Nội. Một lần nữa, xin cảm ơn vì đã xem xét sự bổ nhiệm tôi cho cơ hội đầy thử thách nhưng cũng thật vinh dự này, để tôi được tiếp tục phục vụ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Ted Osius
(Liêm Nguyễn lược dịch theo bản gốc tiếng Anh
Theo blog Liem Nguyen)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ