Việt nam trong cơn thử thách của lịch sử.
Đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ ở biển Đông đã thể
hiện dã tâm chiếm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Những biến động gần đây càng
khẳng định tham vọng của Trung Quốc. Những khiêu khích, những xung đột trên bề
mặt quân sự, những đòi hỏi vô cớ qua thủ đoạn ngăn chặn khảo sát vùng biển,
khai thác tiềm năng kinh tế ở Biển Đông, tất cả đã biểu lộ khát vọng Đại Hán
của Trung Quốc.
Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc công khai và rõ ràng, vấn đề chỉ còn là thời gian để thực hiện âm mưu. Trung Quốc đang tính toán các bước chiến lược nhằm đạt mục tiêu với khả năng ít bị tổn hại nhất. Trung quốc đang thăm dò và đo luờng hậu quả nếu phải mở ra chiến tranh trên biển Đông? Trung quốc đang nghiên cứu phản ứng của các quốc gia trong vòng giành chủ quyền như Việt Nam, Phi Luật Tân, và các quốc gia thuộc ASEAN. Trung Quốc cũng cần biết thái độ của Mỹ và lượng định dư luận, cân nhắc phản ứng của Quốc tế.
Với thế trên chân về quân sự, Trung Quốc không thể không chiếm Trường Sa. Vấn đề còn lại tùy thuộc vào cách ứng xử, đối phó, tình hình nội bộ Việt Nam, Phi Luật Tân và những áp lực quốc tế để Trung Quốc phải trả giá. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ năm 1974 đến nay Việt Nam vẫn chưa thể lấy lại được. Lúc đó Trung Quốc còn yếu kém, hiện nay Trung Quốc đang ở vị trí cường quốc, mạnh về kinh tế, có tiềm lực về quân sự, thì việc chiếm nốt các quần đảo còn lại trong khu vực Trường Sa chỉ còn là thời gian.
Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc công khai và rõ ràng, vấn đề chỉ còn là thời gian để thực hiện âm mưu. Trung Quốc đang tính toán các bước chiến lược nhằm đạt mục tiêu với khả năng ít bị tổn hại nhất. Trung quốc đang thăm dò và đo luờng hậu quả nếu phải mở ra chiến tranh trên biển Đông? Trung quốc đang nghiên cứu phản ứng của các quốc gia trong vòng giành chủ quyền như Việt Nam, Phi Luật Tân, và các quốc gia thuộc ASEAN. Trung Quốc cũng cần biết thái độ của Mỹ và lượng định dư luận, cân nhắc phản ứng của Quốc tế.
Với thế trên chân về quân sự, Trung Quốc không thể không chiếm Trường Sa. Vấn đề còn lại tùy thuộc vào cách ứng xử, đối phó, tình hình nội bộ Việt Nam, Phi Luật Tân và những áp lực quốc tế để Trung Quốc phải trả giá. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ năm 1974 đến nay Việt Nam vẫn chưa thể lấy lại được. Lúc đó Trung Quốc còn yếu kém, hiện nay Trung Quốc đang ở vị trí cường quốc, mạnh về kinh tế, có tiềm lực về quân sự, thì việc chiếm nốt các quần đảo còn lại trong khu vực Trường Sa chỉ còn là thời gian.
Vai Trò Và Quyền Lợi Của Mỹ
Mỹ có những quyền lợi nhất định ở biển Đông nhưng không quan trọng đến nỗi để
họ phải nhúng tay trực tiếp vào tranh giành quyền lãnh thổ trên quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa. Mặc dù Trung Quốc không dám thách thức Mỹ về mặt quân sự, nhưng
Mỹ cũng không đủ khả năng để đối đầu với Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện tại
nếu Mỹ bị khiêu khích.
Kinh tế Mỹ đang trong vòng suy thoái, tình trạng thiếu nợ đã lên đến mức khủng hoảng, trong đó Trung Quốc hiện nay là một trong những ông chủ nợ lớn đối với Hoa Kỳ. Năm ngoái, khi chính quyền Obama tìm cách giải quyết gánh nặng nợ nần đã ngõ ý bán thêm các tín phiếu cho Trung Quốc. Khác với những lần trước họ vui vẻ mua, lần này phiá Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối ra mặt, Trung Quốc không mua thêm tín phiếu của Mỹ.
Về quân sự, Mỹ đang còn bị sa lầy ở Iraq, A Phú Hãn, nợ nần và chi tiêu cho chiến tranh đã làm nước Mỹ bị kiệt quệ. Viễn ảnh dính vào chiến tranh ở biển Đông với Trung Quốc chỉ để bảo vệ Việt Nam, một nước Cộng sản cựu thù là không thực tế và đủ yếu tố cấp bách để Quốc hội và Chính quyền Mỹ bị lôi kéo. Đối với Việt Nam, về quyền lợi, vai trò kinh tế và sức mạnh chính trị không đủ sức so sánh với Trung Quốc. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam $13.8 tỷ mỹ kim, xuất khẩu $3.7 tỷ mỹ kim. Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu $ 91.9 tỷ và nhập từ Trung Quốc $ 364.9 tỷ Mỹ kim. So với Trung Quốc, giao thương phiá Việt Nam quá thấp để Mỹ có thể đánh đổi quyền lợi.
Về mặt chiến lược, xung đột chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam có lợi cho Mỹ. Chiến tranh sẽ làm suy yếu đế quốc Trung Quốc, kéo lùi khả năng phát triển kinh tế và tiềm lực quân sự, tạo điều kiện cho các đột biến và mâu thuẫn xã hội Trung Quốc bùng phát. Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, áp lực từ ASEAN, từ các quốc gia phương Tây sẽ đè nặng lên nền kinh tế đang bị lệ thuộc vào xuất khẩu. Không riêng Hoa Kỳ mà dư luận quốc tế cũng sẽ không đứng về phiá Trung Quốc, trước thái độ xâm lược ngang ngược, nước lớn ăn cướp nước nhỏ. Yếu điểm của Trung Quốc là dân số đông nhưng tài sản, của cải chỉ tập trung vào nhà nước, mâu thuẩn giàu nghèo quá sâu, bình quân đầu người thấp và không tương xứng với tiềm lực quốc gia, nền kinh tế bị chi phối bởi lao động thấp và phụ thuộc nặng vào xuất khẩu. Vì vậy, viễn ảnh một cuộc tảy chay hàng hoá và trừng phạt Trung Quốc ở cấp độ toàn cầu sẽ làm đế quốc Trung Quốc bị khủng hoảng và suy yếu. Những áp lực này có thể dẫn đến các cuộc cách mạng màu bất ngờ do hậu quả của xáo trộn và bất công xã hội.
Trung Quốc trỗi dậy như một đại cường quốc, chỉ đứng sau Mỹ về tiềm năng quân sự. Về kinh tế, Trung Quốc đã vựợt qua Nhật về tổng sản lượng xuất khẩu. Dù quan hệ và quyền lợi của Trung Quốc đối với Mỹ quan trọng. Tuy nhiên, Trung quốc hiện nay cũng chính là đối thủ của Mỹ trên bình diện quân sự, chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, chiến lược làm suy yếu đối thủ hiệu quả nhất vẫn là để cho Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau. Chiến tranh là cách tốt nhất làm kẻ thù bị kiệt quệ. Chiến tranh mà không đổ máu, không bị tốn kém nhưng vẩn hưởng lời thì đó là chiến tranh tốt. Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau sẽ là chiến tranh tốt cho Mỹ về mặt chiến lược. Vừa làm suy yếu tiềm năng kinh tế, vừà thử thách sức mạnh quân sự con rồng đỏ Trung Quốc, vừa cầm chân cả con cọp con cộng sản Việt Nam, vừa khẳng định vai trò trung gian và vị thế quân sự, chính trị, rảnh tay xây dựng, phục hồi nền kinh tế đang bị suy thoái.
Mỹ đã từng đánh nhau với Trung Quốc qua cuộc chiến Triều Tiên. Từ những năm 50, Mỹ đã đánh nhau với Việt Nam. Cả ba nước cựu thù đều có những quan hệ chằng chịt về lịch sử. Một cuộc chiến Trung - Việt chỉ để giành Trường Sa sẽ là cơ hội ngàn vàng để Mỹ đứng ngoài vòng, hưởng thế “ toạ sơn quan hổ đấu” và “ngư ông đắc lợi”. Nếu Trung Quốc chiếm Trường Sa và bị sa lầy, đường biển Đông vẫn không bị gián đoạn vì Trung Quốc không dại gì chọc giận con sư tử Mỹ bằng cách cấm tàu Mỹ vận chuyển trên biển Đông. Quan tâm cấp bách của Trung Quốc là làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, không phải là kiểm soát đường biển để khiêu khích Mỹ và ASEAN trong lúc này.
Tham Vọng Của Trung Quốc
Nếu làm chủ Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ thoả mãn tham vọng vai trò “anh cả” về quân sự ở Á Châu, chứng tỏ dám đương đầu lại ảnh hưởng và sức mạnh quân sự Mỹ ở Đông Nam Á. Chiếm Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ dồn nổ lực khai thác tiềm năng dầu, đáp ứng nhu cầu thiếu dầu của cả nước. Hàng năm, Trung Quốc nhập dầu từ các quốc gia Á Rập vượt xa cả Mỹ. Trung Đông cung cấp 2.9 triệu thùng dầu mỗi ngày cho Trung Quốc, hơn nữa số này đến từ Saudi Arab. Tính đến 2015, Trung Quốc cho biết họ phải nhập dầu tăng hơn 50% thì mới đủ sức cung ứng cho cơn khát dầu của đế quốc Trung Quốc, số lượng dầu này qui ra Mỹ kim gần 60 tỷ đollars. Phụ thuộc quá nhiều vào dầu hỏa, vì vậy, chiến lược vừa làm chủ Trường Sa và Hoàng Sa để tự lực khai thác dầu, vừa kiếm soát được đường biển ở phiá Đông là những bước phiêu lưu có tính toán của Trung Quốc. Cả hai nhu cầu đều đáp ứng cho tham vọng cần gây chiến với Việt Nam, nếu phải trả một cái giá vừa phải.
Trung Quốc đã gia tăng tiềm lực quân sự một cách đáng kể. Gần đây họ đã trình làng “hàng không mẫu hạm” như một niềm hãnh diện về mức tiến bộ trên lãnh vực hàng không quân sự. Hoả tiển diệt tàu hàng không “Dong Feng 21D”được đặt ở phiá Nam tỉnh Quảng Đông có thể bắn thẳng đến Việt Nam và Phi Luật Tân. Đây cũng là vũ khí răn đe và cầm chân của Trung Quốc đối với tàu chiến “hàng không mẫu hạm” Mỹ đang tuần hành ở biển Đông.
Trung Quốc cũng đang từng bước “nắn gân” Mỹ để củng cố vai trò của họ. Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ tiếp xúc Đức Lạt Ma Tây Tạng và bán 6.7 tỷ đollạrs vũ khí quân sự cho Đài Loan, Trung Quốc đã tỏ thái độ giận dữ bằng cách chấm dứt các liên hệ quân sư cao cấp giữa hai nước. “Mỹ đang tìm cách bao vây Trung Quốc và thử thách những quan tâm của chúng ta. Hoa Thịnh Đốn sẽ trả giá rất đắc cho những quyết định của họ”, Phó Đô Đốc Yang Yi, đã viết như vậy trên tờ nhật báo Quân Đội Giải Phóng Trung Quốc.
Việt Nam Đang Đứng Trước Thử Thách
Việt Nam đang tìm kiếm hậu thuẫn từ Mỹ và các quốc gia trong vùng. Phát biểu của bà ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton tại Hiệp Hội các nước Đông Nam Á khi bày tỏ lập trường quan tâm đến những mâu thuẫn và khẳng định quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đã làm cho Việt Nam vững tin. Việt Nam muốn lôi kéo Mỹ và ASEAN, giải quyết các xung đột theo hướng đa phương, trong khi đó Trung Quốc nhấn mạnh “chỉ nên thảo luận và giải quyết những xung đột này theo phương hướng đơn phương”.
Chiến tranh sẽ khó tránh khỏi trước tham vọng của Trung Quốc. Việt Nam cũng như nhiều nước trong vùng đã chi tiêu rất nhiều tiền cho chi phí quốc phòng. Từ 2005 - 2009, lượng vũ khí đặt mua ở các nước như Việt Nam, Philippine, Innodenisa, Đài Loan, Malaysia v.v.. đã gia tăng gấp đôi theo ước lượng của Viện Nghiên Cứư Quốc tế Thuỵ Điển.
Mới đây, Việt Nam chi thêm $ 2.4 tỷ dollars cho 6 chiếc tàu ngầm Kilo và 12 chiếc chiến đấu cơ Su-30MKK. Su-20MKK là chiến đấu cơ tối tân, có thể bay hơn 4 giờ với tốc độ 1350km/hr, tầm bay rộng 3000km, giá thành từ $40 đến $50 triệu đollars. Malaysia mua 2 chiếc tàu ngầm từ Pháp, trị giá hơn $ 1 tỷ dollars, trong khi đó Indonesia cũng cho biết sẽ mua tàu ngầm để trang bị quốc phòng. Việt Nam là nước mua nhiều nhất gồm máy bay chiến đấu cơ, tàu ngầm và cả hoả tiễn để trang bị cho quân đội, nhằm chuẩn bị thế đối đầu với dã tâm của Trung Quốc.
Năm 2009 khi Viện nghiên cứu Chiến lược ở Hoa Thịnh Đốn làm cuộc thăm dò các nước Đông Nam Á về dự phóng quốc gia nào có khả năng gây ra chiến tranh, quốc gia nào đóng góp cho ổn định và hoà bình. Chính Trung Quốc, không phải là Bắc Hàn, đã bị chỉ đích danh là nước có thể gây chiến, và Mỹ là nước đem lại ổn định và hoà bình ở khu vực.
Đứng trước viễn ảnh sẽ bị mất chủ quyền trên biển Đông, Việt Nam đang trong cơn thử thách của lịch sử. Thái độ nhịn nhục, cầu hoà không chận đứng tham vọng của Trung Quốc. Nếu để Trung Quốc chiếm Trường Sa, Việt Nam sẽ bị mất hết quyền lợi về tiềm năng kinh tế ở biển Đông. Đảng CSVN sẽ bị chính nhân dân Việt Nam lên án là đảng cầm quyền đã hèn nhát và bán nước. Tương lai chính trị của Đảng CSVN coi như bế tắc trước sự phẩn uất của Nhân dân Việt Nam. Cơn giận dữ của một dân tộc luôn sẳn sàng hy sinh cho sự toàn vẹn lãnh thổ sẽ rất đáng sợ trong bối cảnh thù trong giặc ngoài. Tình hình đẩy Việt Nam ở thế phải chấp nhận đối đầu và thông điệp mạnh mẽ nhất để Việt Nam gửi đi là sẽ bảo vệ phần còn lại của quần đảo phiá Đông tới cùng. Nếu Trung Quốc chiếm Trường Sa, họ sẽ phải trả cái giá rất đắt, vô cùng đắt.
Những Chiến Lược Cần Lưu Tâm:
- Vận dụng và lôi kéo sức mạnh toàn cầu để áp lực Trung Quốc về mặt ngoại giao và kinh tế. Nếu chiến tranh Việt Trung xảy ra. Về áp lực quân sự, Việt Nam không đủ khả năng đương cự, nhưng áp lực về ngoại giao và kinh tế có những sức mạnh nhất định buộc Trung Quốc phải tính toán kỷ lưởng trước khi phiêu lưu trong cuộc chiến sắp tới.
- Trước mắt, Trung Quốc sẽ mất đi hơn 15 tỷ dollars hàng năm do xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu vận động các nước ASEAN tiếp tay và các quốc gia phương Tây ủng hộ, Trung Quốc có thể bị giãm từ 30 đến 40 tỷ mỹ kim hàng xuất khẩu. Kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào du lịch và giao thương, hàng xuất khẩu với các nước Đông Nam Á đóng phần quan trong cho tiềm năng phát triển của Trung Quốc. Năm 2010, chỉ riêng các quốc gia ASEAN đã nhập từ Trung Quốc lên đến $138.22 tỷ dollars.
- Hơn 80% nguồn dầu nhập vào Trung Quốc phải đi qua biển Đông. Nếu chiến tranh xảy ra, giá thành hàng Trung Quốc xuất khẩu sẽ gia tăng do hậu quả nguyên vật liệu đi qua eo biển Mã Lai bị đình động. Đồng thời, lượng dầu nhập siêu từ Trung Đông vào Trung Quốc cũng sẽ bị trực tiếp giãm, đánh mạnh vào mặt kinh tế xuất khẩu và cơn khát dầu của Trung Quốc.
- Trung Quốc có thể chiếm nhanh Hoàng Sa với sức mạnh quân sự, nhưng giữ cho lâu và chịu được áp lực của Việt Nam trường kỳ sẽ là những thử thách. Việt Nam cần cầm chân Trung Quốc càng lâu càng tốt, giữ cho quân Trung Quốc sa lầy ở các quần đảo phiá Đông. Liên tục đánh trả để lấy lại đảo và cương quyết gửi tín hiệu cho lãnh đạoTrung Quốc thấy, Việt Nam sẽ hy sinh tới cùng để giử cho được sự toàn vẹn lãnh thổ.
- Trung Quốc muốn tiến hành chiến tranh dứt điểm, gấp rút chiếm đảo và đưa vào đàm phán “đơn phương” để làm dịu áp lực trong và ngoài nước. Việt Nam phải chuẩn bị điều kiện để Trung Quốc thấy họ sẽ bị rơi vào một cuộc chiến lâu dài nhằm tiêu hao lực lượng. Tóm lại, phải cương quyết gửi tín hiệu cho phiá lãnh đạo Trung Quốc hiểu là sẽ không có thương lượng nếu Trung Quốc mở mặt trận xâm lược biển Đông. Không để tái diễn lại tình trạng Trung Quốc ngang ngược chiếm Hoàng Sa như hồi năm 1974, đặt mọi chuyện vào thế đã rồi.
- Chuẩn bị lực lượng không những vừa đánh trả đòi Trường Sa mà nhân cơ hội này đòi lại luôn cả Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm từ 1974. Về mặt điạ lý, Trường Sa và Hoàng Sa gần Việt Nam hơn phiá Trung Quốc, vì vậy khi đưa các hạm đội đi xa bờ để bảo vệ đảo không phải là ưu thế của Trung Quốc. Trong khi đó, chiến đấu cơ Việt Nam từ đất liền, Hà Nội, Sài-Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang có ưu thế để phản ứng nhanh, tăng cường độ oanh kích hơn Trung Quốc.
- Việt Nam cần chuẩn bị chiến lược đánh chìm tàu chiến và luôn cả hàng không mẫu hạm nếu Trung Quốc đem hàng này ra phô trương và tham chiến. Ưu điểm của hàng không mẫu hạm không thể đối phó với sức mạnh của hàng chục chiếc chiến đấu cơ Su-30 lao vào mục tiêu nổi theo phương thức cảm tử “lấy máy bay làm bom”. Vì vậy, chi tiêu nhiều, tốn kém cho tàu ngầm không phải là quyết đinh cần thiết. Một tàu ngầm Silo tương đương gần 10 chiếc Su-30. Cần trang bị một lực lượng không quân tinh nhuê, hiện đại và vô cùng hùng hậu là phương cách răn đe, bảo vệ vùng biển và hải đảo hiệu quả. Cần chuẩn bi một đạo quân “cảm tử” để giữ nước. Một tàu chiến chứa hàng trăm quân, một hàng không mẫu hạm chứa hàng ngàn quân, sẽ trở thành quan tài hạm trên biển Đông như cha ông ta đã đánh các trận ở Bạch Đằng, Hàm Tử lẫy lừng. Chiến lược chủ đạo của nước nhỏ vẫn là “Lấy ít đánh nhiều, lấy hy sinh ngăn xâm lược, lấy sức mạnh chính nghĩa bao vây kẻ thù”.
- Trung Quốc có thể mở mặt trận phiá Bắc để áp lực và làm giảm quân Việt Nam ở mặt trận miền Đông. Hồi 1979, Đặng Tiểu Bình cho biết có thể tiến sâu hơn 30 km thay vì chỉ dừng lại ở các tính phiá Bắc. Lúc đó, Đặng tiết lộ với Mỹ là đã sờ đít cọp, tức muốn nói đến phiá Nga Sô. Thái độ im lặng của Nga trước cuộc chiến Việt Trung, mặc dù hai nước Việt Nga đã ký hiệp ước Liên Minh Quân Sự đã làm Trung Quốc dám đánh Việt Nam mà không sợ áp lực từ Nga.
- Trong chiến tranh giữ nước, bên xâm lược thường bị yếm thế và bên giữ nước có những điều thuận lợi cơ bản. Đòi hỏi quân Trung Quốc hy sinh “quyết tử” khó hơn quân đội Việt Nam. Yếu tố chiến tranh nhân dân có ưu điểm để Việt Nam cân bằng sự yếu kém về lực lượng và kỷ thuật quân đội. Trung Quốc không sợ tham chiến nhưng sợ bị sa lầy vào chiến tranh “du kích” trên biển. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và áp lực quốc tế sẽ đè nặng nếu Trung Quốc phiêu lưu trong cuộc chiến xâm lược. Càng lún sâu vào chiến tranh, vai trò của đảng CSTQ càng bị thử thách. Về mặt chính nghiã, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Vì vậy, một trận chiến dù không cân sức nhưng có chánh nghĩa sẽ đưa Trung Quốc vào thế khó xử để kêu gọi nhân dân Trung Quốc phải hy sinh và thuyết phục dư luận trong cũng như ngoài nước ủng hộ. Nếu Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, trước mắt họ sẽ phải đối phó với những lên án và tảy chay từ ASEAN, áp lực từ phiá Mỹ và các quốc gia phương Tây. Về tình hình nội bộ, Trung Quốc phải ứng phó với tệ nạn thất nghiệp do hậu quả kinh tế bị suy thoái. Nguồn hàng nhập dầu và nguyên vật liệu bị giảm, giá thành đắt, tiềm năng sản xuất trở nên khó khăn nếu các công ty ngoại quốc bị đe doạ thương trường. Địa vị của đảng CSTQ cũng sẽ bị thử thách và lung lay trước viễn ảnh của tranh chấp quyền lực và cách mạng màu.
- Vì thái độ gây hấn, xâm lược của Trung Quốc, Việt Nam cần tự vệ và tiến hành các nổ lực nghiên cứu nguyên tử để cảnh báo Trung Quốc. Hồi tháng Năm năm ngoái, trong cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, phó ngoại trưởng Vann H Van Diepen, đặc trách về an ninh quốc tế và nguyên tử đã cho biết hai nước cùng ký giao ước, trong đó Hoa Kỳ yểm trợ Việt Nam kỷ thuật ứng dụng khai thác quặng Uranium để xây dựng năng lượng nguyên tử. Việc một Việt Nam tìm cách thủ đắc kỷ thuật nguyên tử vì tham vọng xâm lược của Trung Quốc sẽ đẩy dư luận đứng về Việt Nam nhiều hơn phiá Trung Quốc. Chiến luợc này sẽ làm cho các nước ASEAN lo ngại, áp lực lên không những Trung Quốc và cả Mỹ để giải quyết vấn nạn biển Đông theo chiều hướng đa phương, hoà bình và ổn định khu vực.
- Một Việt Nam tự do, dân chủ, phồn thịnh về kinh tế và vững mạnh về quốc phòng sẽ bớt nguy cơ chiến tranh ở biển Đông trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Từ đó, viễn ảnh chiến tranh và bất ổn ở sẽ giãm thiểu, nền hoà bình khu vực Đông Nam Á có triển vọng phát triển và gìn giữ lâu dài. Điều này không những vừa phù hợp với quyền lợi của dân tộc Việt Nam mà luôn cả quyền lợi của ASEAN, các quốc gia phương Tây và Hoa Kỳ.
Kinh tế Mỹ đang trong vòng suy thoái, tình trạng thiếu nợ đã lên đến mức khủng hoảng, trong đó Trung Quốc hiện nay là một trong những ông chủ nợ lớn đối với Hoa Kỳ. Năm ngoái, khi chính quyền Obama tìm cách giải quyết gánh nặng nợ nần đã ngõ ý bán thêm các tín phiếu cho Trung Quốc. Khác với những lần trước họ vui vẻ mua, lần này phiá Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối ra mặt, Trung Quốc không mua thêm tín phiếu của Mỹ.
Về quân sự, Mỹ đang còn bị sa lầy ở Iraq, A Phú Hãn, nợ nần và chi tiêu cho chiến tranh đã làm nước Mỹ bị kiệt quệ. Viễn ảnh dính vào chiến tranh ở biển Đông với Trung Quốc chỉ để bảo vệ Việt Nam, một nước Cộng sản cựu thù là không thực tế và đủ yếu tố cấp bách để Quốc hội và Chính quyền Mỹ bị lôi kéo. Đối với Việt Nam, về quyền lợi, vai trò kinh tế và sức mạnh chính trị không đủ sức so sánh với Trung Quốc. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam $13.8 tỷ mỹ kim, xuất khẩu $3.7 tỷ mỹ kim. Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu $ 91.9 tỷ và nhập từ Trung Quốc $ 364.9 tỷ Mỹ kim. So với Trung Quốc, giao thương phiá Việt Nam quá thấp để Mỹ có thể đánh đổi quyền lợi.
Về mặt chiến lược, xung đột chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam có lợi cho Mỹ. Chiến tranh sẽ làm suy yếu đế quốc Trung Quốc, kéo lùi khả năng phát triển kinh tế và tiềm lực quân sự, tạo điều kiện cho các đột biến và mâu thuẫn xã hội Trung Quốc bùng phát. Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, áp lực từ ASEAN, từ các quốc gia phương Tây sẽ đè nặng lên nền kinh tế đang bị lệ thuộc vào xuất khẩu. Không riêng Hoa Kỳ mà dư luận quốc tế cũng sẽ không đứng về phiá Trung Quốc, trước thái độ xâm lược ngang ngược, nước lớn ăn cướp nước nhỏ. Yếu điểm của Trung Quốc là dân số đông nhưng tài sản, của cải chỉ tập trung vào nhà nước, mâu thuẩn giàu nghèo quá sâu, bình quân đầu người thấp và không tương xứng với tiềm lực quốc gia, nền kinh tế bị chi phối bởi lao động thấp và phụ thuộc nặng vào xuất khẩu. Vì vậy, viễn ảnh một cuộc tảy chay hàng hoá và trừng phạt Trung Quốc ở cấp độ toàn cầu sẽ làm đế quốc Trung Quốc bị khủng hoảng và suy yếu. Những áp lực này có thể dẫn đến các cuộc cách mạng màu bất ngờ do hậu quả của xáo trộn và bất công xã hội.
Trung Quốc trỗi dậy như một đại cường quốc, chỉ đứng sau Mỹ về tiềm năng quân sự. Về kinh tế, Trung Quốc đã vựợt qua Nhật về tổng sản lượng xuất khẩu. Dù quan hệ và quyền lợi của Trung Quốc đối với Mỹ quan trọng. Tuy nhiên, Trung quốc hiện nay cũng chính là đối thủ của Mỹ trên bình diện quân sự, chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, chiến lược làm suy yếu đối thủ hiệu quả nhất vẫn là để cho Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau. Chiến tranh là cách tốt nhất làm kẻ thù bị kiệt quệ. Chiến tranh mà không đổ máu, không bị tốn kém nhưng vẩn hưởng lời thì đó là chiến tranh tốt. Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau sẽ là chiến tranh tốt cho Mỹ về mặt chiến lược. Vừa làm suy yếu tiềm năng kinh tế, vừà thử thách sức mạnh quân sự con rồng đỏ Trung Quốc, vừa cầm chân cả con cọp con cộng sản Việt Nam, vừa khẳng định vai trò trung gian và vị thế quân sự, chính trị, rảnh tay xây dựng, phục hồi nền kinh tế đang bị suy thoái.
Mỹ đã từng đánh nhau với Trung Quốc qua cuộc chiến Triều Tiên. Từ những năm 50, Mỹ đã đánh nhau với Việt Nam. Cả ba nước cựu thù đều có những quan hệ chằng chịt về lịch sử. Một cuộc chiến Trung - Việt chỉ để giành Trường Sa sẽ là cơ hội ngàn vàng để Mỹ đứng ngoài vòng, hưởng thế “ toạ sơn quan hổ đấu” và “ngư ông đắc lợi”. Nếu Trung Quốc chiếm Trường Sa và bị sa lầy, đường biển Đông vẫn không bị gián đoạn vì Trung Quốc không dại gì chọc giận con sư tử Mỹ bằng cách cấm tàu Mỹ vận chuyển trên biển Đông. Quan tâm cấp bách của Trung Quốc là làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, không phải là kiểm soát đường biển để khiêu khích Mỹ và ASEAN trong lúc này.
Tham Vọng Của Trung Quốc
Nếu làm chủ Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ thoả mãn tham vọng vai trò “anh cả” về quân sự ở Á Châu, chứng tỏ dám đương đầu lại ảnh hưởng và sức mạnh quân sự Mỹ ở Đông Nam Á. Chiếm Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ dồn nổ lực khai thác tiềm năng dầu, đáp ứng nhu cầu thiếu dầu của cả nước. Hàng năm, Trung Quốc nhập dầu từ các quốc gia Á Rập vượt xa cả Mỹ. Trung Đông cung cấp 2.9 triệu thùng dầu mỗi ngày cho Trung Quốc, hơn nữa số này đến từ Saudi Arab. Tính đến 2015, Trung Quốc cho biết họ phải nhập dầu tăng hơn 50% thì mới đủ sức cung ứng cho cơn khát dầu của đế quốc Trung Quốc, số lượng dầu này qui ra Mỹ kim gần 60 tỷ đollars. Phụ thuộc quá nhiều vào dầu hỏa, vì vậy, chiến lược vừa làm chủ Trường Sa và Hoàng Sa để tự lực khai thác dầu, vừa kiếm soát được đường biển ở phiá Đông là những bước phiêu lưu có tính toán của Trung Quốc. Cả hai nhu cầu đều đáp ứng cho tham vọng cần gây chiến với Việt Nam, nếu phải trả một cái giá vừa phải.
Trung Quốc đã gia tăng tiềm lực quân sự một cách đáng kể. Gần đây họ đã trình làng “hàng không mẫu hạm” như một niềm hãnh diện về mức tiến bộ trên lãnh vực hàng không quân sự. Hoả tiển diệt tàu hàng không “Dong Feng 21D”được đặt ở phiá Nam tỉnh Quảng Đông có thể bắn thẳng đến Việt Nam và Phi Luật Tân. Đây cũng là vũ khí răn đe và cầm chân của Trung Quốc đối với tàu chiến “hàng không mẫu hạm” Mỹ đang tuần hành ở biển Đông.
Trung Quốc cũng đang từng bước “nắn gân” Mỹ để củng cố vai trò của họ. Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ tiếp xúc Đức Lạt Ma Tây Tạng và bán 6.7 tỷ đollạrs vũ khí quân sự cho Đài Loan, Trung Quốc đã tỏ thái độ giận dữ bằng cách chấm dứt các liên hệ quân sư cao cấp giữa hai nước. “Mỹ đang tìm cách bao vây Trung Quốc và thử thách những quan tâm của chúng ta. Hoa Thịnh Đốn sẽ trả giá rất đắc cho những quyết định của họ”, Phó Đô Đốc Yang Yi, đã viết như vậy trên tờ nhật báo Quân Đội Giải Phóng Trung Quốc.
Việt Nam Đang Đứng Trước Thử Thách
Việt Nam đang tìm kiếm hậu thuẫn từ Mỹ và các quốc gia trong vùng. Phát biểu của bà ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton tại Hiệp Hội các nước Đông Nam Á khi bày tỏ lập trường quan tâm đến những mâu thuẫn và khẳng định quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đã làm cho Việt Nam vững tin. Việt Nam muốn lôi kéo Mỹ và ASEAN, giải quyết các xung đột theo hướng đa phương, trong khi đó Trung Quốc nhấn mạnh “chỉ nên thảo luận và giải quyết những xung đột này theo phương hướng đơn phương”.
Chiến tranh sẽ khó tránh khỏi trước tham vọng của Trung Quốc. Việt Nam cũng như nhiều nước trong vùng đã chi tiêu rất nhiều tiền cho chi phí quốc phòng. Từ 2005 - 2009, lượng vũ khí đặt mua ở các nước như Việt Nam, Philippine, Innodenisa, Đài Loan, Malaysia v.v.. đã gia tăng gấp đôi theo ước lượng của Viện Nghiên Cứư Quốc tế Thuỵ Điển.
Mới đây, Việt Nam chi thêm $ 2.4 tỷ dollars cho 6 chiếc tàu ngầm Kilo và 12 chiếc chiến đấu cơ Su-30MKK. Su-20MKK là chiến đấu cơ tối tân, có thể bay hơn 4 giờ với tốc độ 1350km/hr, tầm bay rộng 3000km, giá thành từ $40 đến $50 triệu đollars. Malaysia mua 2 chiếc tàu ngầm từ Pháp, trị giá hơn $ 1 tỷ dollars, trong khi đó Indonesia cũng cho biết sẽ mua tàu ngầm để trang bị quốc phòng. Việt Nam là nước mua nhiều nhất gồm máy bay chiến đấu cơ, tàu ngầm và cả hoả tiễn để trang bị cho quân đội, nhằm chuẩn bị thế đối đầu với dã tâm của Trung Quốc.
Năm 2009 khi Viện nghiên cứu Chiến lược ở Hoa Thịnh Đốn làm cuộc thăm dò các nước Đông Nam Á về dự phóng quốc gia nào có khả năng gây ra chiến tranh, quốc gia nào đóng góp cho ổn định và hoà bình. Chính Trung Quốc, không phải là Bắc Hàn, đã bị chỉ đích danh là nước có thể gây chiến, và Mỹ là nước đem lại ổn định và hoà bình ở khu vực.
Đứng trước viễn ảnh sẽ bị mất chủ quyền trên biển Đông, Việt Nam đang trong cơn thử thách của lịch sử. Thái độ nhịn nhục, cầu hoà không chận đứng tham vọng của Trung Quốc. Nếu để Trung Quốc chiếm Trường Sa, Việt Nam sẽ bị mất hết quyền lợi về tiềm năng kinh tế ở biển Đông. Đảng CSVN sẽ bị chính nhân dân Việt Nam lên án là đảng cầm quyền đã hèn nhát và bán nước. Tương lai chính trị của Đảng CSVN coi như bế tắc trước sự phẩn uất của Nhân dân Việt Nam. Cơn giận dữ của một dân tộc luôn sẳn sàng hy sinh cho sự toàn vẹn lãnh thổ sẽ rất đáng sợ trong bối cảnh thù trong giặc ngoài. Tình hình đẩy Việt Nam ở thế phải chấp nhận đối đầu và thông điệp mạnh mẽ nhất để Việt Nam gửi đi là sẽ bảo vệ phần còn lại của quần đảo phiá Đông tới cùng. Nếu Trung Quốc chiếm Trường Sa, họ sẽ phải trả cái giá rất đắt, vô cùng đắt.
Những Chiến Lược Cần Lưu Tâm:
- Vận dụng và lôi kéo sức mạnh toàn cầu để áp lực Trung Quốc về mặt ngoại giao và kinh tế. Nếu chiến tranh Việt Trung xảy ra. Về áp lực quân sự, Việt Nam không đủ khả năng đương cự, nhưng áp lực về ngoại giao và kinh tế có những sức mạnh nhất định buộc Trung Quốc phải tính toán kỷ lưởng trước khi phiêu lưu trong cuộc chiến sắp tới.
- Trước mắt, Trung Quốc sẽ mất đi hơn 15 tỷ dollars hàng năm do xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu vận động các nước ASEAN tiếp tay và các quốc gia phương Tây ủng hộ, Trung Quốc có thể bị giãm từ 30 đến 40 tỷ mỹ kim hàng xuất khẩu. Kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào du lịch và giao thương, hàng xuất khẩu với các nước Đông Nam Á đóng phần quan trong cho tiềm năng phát triển của Trung Quốc. Năm 2010, chỉ riêng các quốc gia ASEAN đã nhập từ Trung Quốc lên đến $138.22 tỷ dollars.
- Hơn 80% nguồn dầu nhập vào Trung Quốc phải đi qua biển Đông. Nếu chiến tranh xảy ra, giá thành hàng Trung Quốc xuất khẩu sẽ gia tăng do hậu quả nguyên vật liệu đi qua eo biển Mã Lai bị đình động. Đồng thời, lượng dầu nhập siêu từ Trung Đông vào Trung Quốc cũng sẽ bị trực tiếp giãm, đánh mạnh vào mặt kinh tế xuất khẩu và cơn khát dầu của Trung Quốc.
- Trung Quốc có thể chiếm nhanh Hoàng Sa với sức mạnh quân sự, nhưng giữ cho lâu và chịu được áp lực của Việt Nam trường kỳ sẽ là những thử thách. Việt Nam cần cầm chân Trung Quốc càng lâu càng tốt, giữ cho quân Trung Quốc sa lầy ở các quần đảo phiá Đông. Liên tục đánh trả để lấy lại đảo và cương quyết gửi tín hiệu cho lãnh đạoTrung Quốc thấy, Việt Nam sẽ hy sinh tới cùng để giử cho được sự toàn vẹn lãnh thổ.
- Trung Quốc muốn tiến hành chiến tranh dứt điểm, gấp rút chiếm đảo và đưa vào đàm phán “đơn phương” để làm dịu áp lực trong và ngoài nước. Việt Nam phải chuẩn bị điều kiện để Trung Quốc thấy họ sẽ bị rơi vào một cuộc chiến lâu dài nhằm tiêu hao lực lượng. Tóm lại, phải cương quyết gửi tín hiệu cho phiá lãnh đạo Trung Quốc hiểu là sẽ không có thương lượng nếu Trung Quốc mở mặt trận xâm lược biển Đông. Không để tái diễn lại tình trạng Trung Quốc ngang ngược chiếm Hoàng Sa như hồi năm 1974, đặt mọi chuyện vào thế đã rồi.
- Chuẩn bị lực lượng không những vừa đánh trả đòi Trường Sa mà nhân cơ hội này đòi lại luôn cả Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm từ 1974. Về mặt điạ lý, Trường Sa và Hoàng Sa gần Việt Nam hơn phiá Trung Quốc, vì vậy khi đưa các hạm đội đi xa bờ để bảo vệ đảo không phải là ưu thế của Trung Quốc. Trong khi đó, chiến đấu cơ Việt Nam từ đất liền, Hà Nội, Sài-Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang có ưu thế để phản ứng nhanh, tăng cường độ oanh kích hơn Trung Quốc.
- Việt Nam cần chuẩn bị chiến lược đánh chìm tàu chiến và luôn cả hàng không mẫu hạm nếu Trung Quốc đem hàng này ra phô trương và tham chiến. Ưu điểm của hàng không mẫu hạm không thể đối phó với sức mạnh của hàng chục chiếc chiến đấu cơ Su-30 lao vào mục tiêu nổi theo phương thức cảm tử “lấy máy bay làm bom”. Vì vậy, chi tiêu nhiều, tốn kém cho tàu ngầm không phải là quyết đinh cần thiết. Một tàu ngầm Silo tương đương gần 10 chiếc Su-30. Cần trang bị một lực lượng không quân tinh nhuê, hiện đại và vô cùng hùng hậu là phương cách răn đe, bảo vệ vùng biển và hải đảo hiệu quả. Cần chuẩn bi một đạo quân “cảm tử” để giữ nước. Một tàu chiến chứa hàng trăm quân, một hàng không mẫu hạm chứa hàng ngàn quân, sẽ trở thành quan tài hạm trên biển Đông như cha ông ta đã đánh các trận ở Bạch Đằng, Hàm Tử lẫy lừng. Chiến lược chủ đạo của nước nhỏ vẫn là “Lấy ít đánh nhiều, lấy hy sinh ngăn xâm lược, lấy sức mạnh chính nghĩa bao vây kẻ thù”.
- Trung Quốc có thể mở mặt trận phiá Bắc để áp lực và làm giảm quân Việt Nam ở mặt trận miền Đông. Hồi 1979, Đặng Tiểu Bình cho biết có thể tiến sâu hơn 30 km thay vì chỉ dừng lại ở các tính phiá Bắc. Lúc đó, Đặng tiết lộ với Mỹ là đã sờ đít cọp, tức muốn nói đến phiá Nga Sô. Thái độ im lặng của Nga trước cuộc chiến Việt Trung, mặc dù hai nước Việt Nga đã ký hiệp ước Liên Minh Quân Sự đã làm Trung Quốc dám đánh Việt Nam mà không sợ áp lực từ Nga.
- Trong chiến tranh giữ nước, bên xâm lược thường bị yếm thế và bên giữ nước có những điều thuận lợi cơ bản. Đòi hỏi quân Trung Quốc hy sinh “quyết tử” khó hơn quân đội Việt Nam. Yếu tố chiến tranh nhân dân có ưu điểm để Việt Nam cân bằng sự yếu kém về lực lượng và kỷ thuật quân đội. Trung Quốc không sợ tham chiến nhưng sợ bị sa lầy vào chiến tranh “du kích” trên biển. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và áp lực quốc tế sẽ đè nặng nếu Trung Quốc phiêu lưu trong cuộc chiến xâm lược. Càng lún sâu vào chiến tranh, vai trò của đảng CSTQ càng bị thử thách. Về mặt chính nghiã, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Vì vậy, một trận chiến dù không cân sức nhưng có chánh nghĩa sẽ đưa Trung Quốc vào thế khó xử để kêu gọi nhân dân Trung Quốc phải hy sinh và thuyết phục dư luận trong cũng như ngoài nước ủng hộ. Nếu Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, trước mắt họ sẽ phải đối phó với những lên án và tảy chay từ ASEAN, áp lực từ phiá Mỹ và các quốc gia phương Tây. Về tình hình nội bộ, Trung Quốc phải ứng phó với tệ nạn thất nghiệp do hậu quả kinh tế bị suy thoái. Nguồn hàng nhập dầu và nguyên vật liệu bị giảm, giá thành đắt, tiềm năng sản xuất trở nên khó khăn nếu các công ty ngoại quốc bị đe doạ thương trường. Địa vị của đảng CSTQ cũng sẽ bị thử thách và lung lay trước viễn ảnh của tranh chấp quyền lực và cách mạng màu.
- Vì thái độ gây hấn, xâm lược của Trung Quốc, Việt Nam cần tự vệ và tiến hành các nổ lực nghiên cứu nguyên tử để cảnh báo Trung Quốc. Hồi tháng Năm năm ngoái, trong cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, phó ngoại trưởng Vann H Van Diepen, đặc trách về an ninh quốc tế và nguyên tử đã cho biết hai nước cùng ký giao ước, trong đó Hoa Kỳ yểm trợ Việt Nam kỷ thuật ứng dụng khai thác quặng Uranium để xây dựng năng lượng nguyên tử. Việc một Việt Nam tìm cách thủ đắc kỷ thuật nguyên tử vì tham vọng xâm lược của Trung Quốc sẽ đẩy dư luận đứng về Việt Nam nhiều hơn phiá Trung Quốc. Chiến luợc này sẽ làm cho các nước ASEAN lo ngại, áp lực lên không những Trung Quốc và cả Mỹ để giải quyết vấn nạn biển Đông theo chiều hướng đa phương, hoà bình và ổn định khu vực.
- Một Việt Nam tự do, dân chủ, phồn thịnh về kinh tế và vững mạnh về quốc phòng sẽ bớt nguy cơ chiến tranh ở biển Đông trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Từ đó, viễn ảnh chiến tranh và bất ổn ở sẽ giãm thiểu, nền hoà bình khu vực Đông Nam Á có triển vọng phát triển và gìn giữ lâu dài. Điều này không những vừa phù hợp với quyền lợi của dân tộc Việt Nam mà luôn cả quyền lợi của ASEAN, các quốc gia phương Tây và Hoa Kỳ.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ