Về oan sai trong Cải cách ruộng đất.
Trong
CCRĐ, gia đình tôi cũng có người chết, bị oan sai. Ông ngoại tôi ( đồng nhiệm
với những Trần Hữu Dực, Nguyễn Hữu Khiếu, Chu văn Biên, Nguyễn Quang Xá ) cũng
không dám ra tay công khai cứu mẹ tôi bị quy là QDĐ để em tôi phải chết trong
nhà giam của Đội. Nhưng có một trường hợp mà tôi lại cảm thấy nhức nhối nhất là
bà Cát Hanh Long, nếu không có bà cắm cờ đỏ sao vàng lên xe nhà, chạy qua vùng
còn chiếm đóng, lên báo cho chiến khu là khởi nghĩa đã thành công ở HN thì chắc
trung ương vẫn mù tịt. Người đã nuôi cơm ăn áo mặc cho hàng trung đoàn quân Vệ
quốc rồi bị hành xử đến tận cùng của tội ác – không - đây không chỉ là sai lầm.
Ngày
21-7-1953, báo Nhân dân đăng bài “Địa chủ ác ghê”. Sau đây là toàn văn bài báo:
“Thánh
hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác:
như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ
có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:Mụ địa chủ Cát-hanh-Long
cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:Giết chết 14 nông dân. Tra tấn đánh đập
hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người -
năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng.
Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã
chết hết, không còn một người.Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945,
chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho
ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.Năm
1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho
ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em
đã bỏ mạng.
Thế
là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng
bào!
Còn
những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì
thực dân Pháp. Thí dụ:Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh
vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu,
vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà,
kéo lên kéo xuống. Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc
máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.Chúng đổ nước cà,
nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên. Chúng lấy nến đốt vào mình nông
dân, làm cho cháy da bỏng thịt.Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng.
Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau
Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để
phá hoại kháng chiến.
Trong
cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố
cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác
hại nước hại dân. Thật là:Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không
sạch ác, dù tát cạn nước bể!”.
Tác
giả bài báo được ghi là: C.B
Tổ sư thằng nhà báo khốn nạn, bịa đặt 100% về một nhà buôn trẻ tuổi Nguyễn Thị Năm,
chính nhà văn Nguyễn Đình Thi giác ngộ, tham gia Mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng
rồi sau đó bà gặp, công tác phục vụ, giúp đỡ nhiều cán bộ cách mạng. Sau này bà
là người đã che giấu và nuôi dưỡng nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng như
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng,
Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng),
Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện...
Khó
kể hết những đóng góp của nhà tư sản ấy cho cách mạng. Từng ủng hộ Việt Minh
trước Cách mạng Tháng Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng
vàng) rồi sau này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người
đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần lễ Vàng” ở Hải Phòng với hơn một trăm lạng
vàng.
Và rồi để sau
gần 3 tháng, ngày cũng như đêm liên miên đấu tố bà năm luôn bị cách lý vói gia
đình. Bà bị bắt bị đấu tố với tội
danh tư sản địa chủ cường hào gian ác, bị xét xử ngày 22/5/1953
rồi bị lôi ra pháp trường xử bắn ngày 20-7-1953 - ngày 29 tháng Năm Âm lịch. Sự kiện
bi thảm ấy diễn ra vào lúc 8 giờ tối - bà vừa tuổi 47 ( 1906 – 1953 ).
Tháng 6 năm 1953, Nguyễn Hanh được chỉ thị
về nước có lệnh gấp. Chẳng cần phải khi cánh cổng trại cải tạo Tuyên Quang
doang rộng và mình được điệu cổ vào, Nguyễn Hanh mới biết mình đang lâm nạn mà
thái độ thù địch của những người dẫn anh đi khi qua biên giới đã báo trước cho
Nguyễn Hanh những sự dữ. Những ánh mắt như tóe lửa khi hướng về phía
anh. Cả những lời phũ phàng bật ra ở địa điểm đón đầu tiên Con cái bọn
bóc lột cường hào ác bá…
Còn
Nguyễn Cát, người con trai thứ thời điểm bà Năm bị thụ hình, đang được học tập
chỉnh huấn chỉnh cán bên Trung Quốc có điều không cùng nơ,. ông em lúc ấy đã là
Trung đoàn trưởng của sư 308. Hoàng Công là tên hồi Nguyễn Cát hoạt động bí
mật.
Cũng
như ông anh, từ Trung Quốc, Trung đoàn trưởng Nguyễn Cát bị dẫn ngay về nước và
vào thẳng trại một trại cải tạo Thái Nguyên.
Cái
điều Hanh – Cát không biết là mẹ mình đã
bị bắn.
Mãi
cuối năm 1956, các ông mới được tha. Tận hơn 30 năm sau, năm 1998 ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn
Cát hai con trai của bà Năm đã được công nhận là cán bộ hoạt đông lâu
năm, cán bộ tiền khởi nghĩa. Còn người con dâu Đỗ Thị Diệp, sớm hơn năm
1980 đã được xác nhận danh hiệu cán bộ hoạt động lâu năm.
Riêng Cụ Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long thì vẫn… đợi.
Hằng bao năm nay, ông Nguyễn Hanh cùng
bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực
hiện cho trọn vẹn Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày
29-4-1995. Đó là một nghị định nhân văn như tên gọi của nó: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ
và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng
chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ; mà vận dụng cụ thể vào trường hợp cụ Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm theo đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều
năm nay là nên xét thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ!
Người con trai còn lại duy nhất của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi - ông có đợi được cho mẹ Cát Hanh Long của mình không ?
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ