Vụ Tiên Lãng: Kiến nghị xem xét lại hướng dẫn của Bộ TN&MT
Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên Lãng đề nghị Bộ
TN&MT thay vì cho ông Vươn thuê đất, nay hướng dẫn UBND Thành phố Hải Phòng
tiếp tục ban hành quyết định giao đất…
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có văn
bản hướng dẫn TP.Hải Phòng cho ông Vươn thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS),
ngày 12/5/2012, Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên Lãng đã có văn bản gửi các
cơ quan chức năng kiến nghị xem xét lại văn bản này của Bộ TN&MT với các lý
do như:
Đất của ông Vươn đã được Nhà nước giao từ năm 1993,
1997 được hình thành, tạo lên từ nhóm đất chưa sử dụng qua quá trình quai đê
lấn biển của chính công sức và tiền của của chính gia đình ông Vươn nay đã được
Nhà nước thừa nhận là đất nông nghiệp, không phải nhóm đất chưa sử dụng;
Đất của ông Vươn đủ điều kiện để được Nhà nước cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 50 Luật đất đai năm 2003;
Ông Vươn có quyền cho thuê lại đất theo quy định tại
Điều 106, 113 Luật đất đai năm 2003;
Đất của ông Vươn chỉ bị Nhà nước thu hồi khi Nhà nước
có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế do Chính phủ quy
định: Căn cứ vào Điều 40 Luật đất đai năm 2003, Điều 36 Nghị định 181/2004 của
Chính phủ thì đất của ông Vươn chỉ bị thu hồi khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất
của ông Vươn để phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế do Chính phủ quy
định; …
Theo kiến nghị của Liên chi hội NTTT nước lợ huyện
Tiên Lãng, việc Bộ TN&MT chỉ căn cứ vào các Điều 31, 35, 37, 67, 80 Luật
đất đai năm 2003; Điều 1 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định số 38
ngày 26/5/2011 mà không căn cứ vào Điều 42 Nghị định 181/2004 của Chính phủ để
cấp đổi CNQSD đất cho ông Vươn hoặc hướng dẫn TP.Hải Phòng căn cứ vào Điều 108
Luật đất đai 2003 cho phép ông Vươn lựa chọn quyền xin giao đất hay cho thuê
đât thay bằng cho ông Vươn thuê đất của chính ông Vươn. Điều này sẽ là bất cập,
không hợp lý và có sự mâu thuẫn. Bởi:
Thứ nhất: Theo khoản 2 Điều 67 và Điều 70 Luật đất đai
năm 2003 thì đất của ông Vươn được Nhà nước giao năm 1993, 1997 là 40,3 ha. Như
vậy, đất vượt hạn điền của ông Vươn là 37,3 ha, phải chuyển sang thuê đất từ
điểm này chắc chắn sẽ nảy sinh 2 vấn đề:
Một là: Ông Vươn phải cho các cá nhân, tổ chức hoặc
Nhà nước thuê lại 37,3ha để phù hợp với quy mô sản xuất (3ha ) theo quy định
của Điều 70 Luật đất đai năm 2003. Như vậy, ở điểm này nó sẽ phù hợp với Điều
106, 113 Luật đất đai 2003 là ông Vươn có quyền cho thuê lại đất.
Hai là: 37,3 ha đất vượt hạn điền của ông Vươn sẽ bị
lấy ra để cho chính ông Vươn thuê thì vô hình dung đã tước đi quyền cho thuê
lại đất của ông Vươn mà Nhà nước đã thừa nhận và sẽ vi phạm Điều 106, 113 Luật
đất đai 2003.
Thứ hai: Nếu lấy đất của ông Vươn ra để cho chính ông
Vươn thuê mà không bồi thường cho ông Vươn thì sẽ vi phạm Điều 42 Luật đất đai
2003, Điều 8 Nghị định 197/2004 của Chính phủ;
Ngược lại, nếu lấy đất của ông Vươn ra để cho chính
ông Vươn thuê lại, mà bồi thường cho ông Vươn thì sẽ vi phạm Điều 40 Luật đất
đai/2003, Điều 36 Nghị định 181/2004 của Chính phủ …
Liên chi hội NTTT nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng,
điều 34 Nghị định 181/2004 của Chính phủ đã ghi “Tiếp tục giao đất, cho thuê
đất nông nghiệp; gia hạn thời hạn sử dụng đất hoặc thu hồi đất khi hết thời hạn
sử dụng”. Như vậy, theo các Quyết định giao đất số 447/QĐ-UB ngày 04/10/1993 và
220/QĐ-UB ngày 09/4/1997 của UBND huyện Tiên Lãng thì đất của ông Vươn là được giao
chứ không phải thuê. Tại sao Bộ TN&MT không hướng dẫn TP.Hải Phòng tiếp tục
giao đất cho ông Vươn mà là thuê đất? Vì vậy, Bộ TN&MT xem xét lại vấn đề
này không những cho ông Vươn mà cho tất cả nông dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam
có đất được giao vượt hạn điền.
Cuối văn bản, Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên
Lãng đề nghị Bộ TN&MT thay vì cho ông Vươn thuê đất, nay hướng dẫn UBND TP.
Hải Phòng tiếp tục ban hành quyết định giao đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất để cho gia đình ông Vươn tiếp tục sử dụng đến hết 2013, 2017.
Đồng thời, Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên Lãng cũng
đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi điều 67, điều 70 Luật đất đai 2003 theo hướng
giao vĩnh viễn cho nhân dân để nhân dân sản xuất và bỏ hạn điền để tích tụ
ruộng đất nhằm mục đích giúp nông dân tiến tới sản xuất lớn trên quy mô lớn; đưa
đất đai vào danh mục hàng hóa và coi là tư liệu sản xuất để đất đai được vận
hành theo nền kinh tế thị trường; thừa nhận đa sở hữu về đất đai, trong đó có
sở hữu tư nhân về đất đai; sửa đổi lại luật đất đai, trong đó thay vì ba nhóm
đất nay đổi lại thành bốn nhóm đất: Nhóm đất sản xuất, nhóm đất làm nhà ở và
xây dựng, nhóm đất chưa sử dụng và nhóm đất có yếu tố đầu tư của nước ngoài.
Kiên trung
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ