Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số cai trị đất nước?



 Frank Vogl : Không sự ăn cướp của nhân dân nào là được phép tồn tại mãi mãi.

Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số cai trị đất nước?
Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số như vậy cai trị đất nước? Không chỉ là những tổn hại kinh tế mà nhiều thế hệ sau phải trả “lãi mẹ lẫn lãi con”. Mà cần phải nói đến những vết sẹo hằn lại trong hệ thống chính trị lẫn xã hội từ cái mà Frank Vogl gọi là “embedded network” (mạng gắn kết). Khi xét đến mức độ tàn phá và khả năng hủy diệt hệ thống chính trị của tham nhũng về lâu dài, phải đề cập đến yếu tố này.
Theo Frank Vogl, một thể chế tham nhũng có thể được xem như một “mô hình lý tưởng” là thể chế trong đó có một “mạng gắn kết”, khi “giới chóp bu sử dụng bọn thuộc hạ để củng cố trật tự ở các cấp thấp hơn, đồng thời giúp “giới tinh hoa” nắm giữ quyền lực. Đám thuộc hạ hàng đầu, để đổi lại sự phục vụ của họ, sẽ có thể dễ dàng tiếp cận ngân khố công, cũng như cơ hội đưa vợ con và bằng hữu lên những vị trí cao trong cấu trúc chính phủ hoặc khu vực tập đoàn nhà nước.
Các nhóm lãnh đạo còn thiết lập những mạng tham nhũng trong các cấu trúc hành chính hình tháp khắp cơ quan công quyền và quân đội. Trong cấu trúc kiểu này, những kẻ ở thượng tầng sẽ bỏ túi những khoản tiền cao nhất, trong khi bọn thấp hơn nhận những khoản trả công tương xứng vị trí của chúng.
Thông thường, hàng ngàn viên chức nhà nước, cả dân sự lẫn quân đội, sẽ có tên trong những bảng lương mờ ám, và khi số lượng tham gia ngày càng nhiều thì số tiền phải bị đánh cắp để trả cho họ càng tăng. Tất nhiên chỉ những người tham gia trong cái tháp là có lợi, trong khi những người khác trong hầu hết trường hợp đều đối mặt với sự suy giảm dịch vụ công và nghèo đói”.
Trong một hệ thống như vậy, thượng tôn pháp luật sẽ bị “co rút” lại và chỉ còn là một khái niệm mang tính tượng trưng chủ yếu để mị dân, bởi công lý và luật pháp đã nằm trong tay nhóm cầm quyền hủ hóa. Một cách dễ hiểu, “mạng gắn kết” theo định nghĩa của Frank Vogl thật ra là một hệ thống “mafia chính trị”, thứ từng làm nước Nga trở nên tan nát và sụp đổ toàn diện giai đoạn hậu Gorbachev.
Bất luận thế nào, lịch sử cũng cho thấy dù cái tháp “tham nhũng có hệ thống” được “đổ bêtông” kiên cố như thế nào, không quyền lực nào là vĩnh viễn, không điều ác nào là không trả giá, không sự ăn cướp của nhân dân nào là được phép tồn tại mãi mãi.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ