“Quả đấm thép” đang đấm ai ???
Sau khi Vinalines “chìm tàu”, điều mà dư luận
quan tâm không phải là Chủ tịch Hội đồng thành viên của “quả đấm thép” này vì
sao có thể bỏ trốn, trốn ở đâu, mà là sẽ còn Vina gì gì nữa sẽ tiếp tục đổ bể.
Vinalines giống Vinashin không phải chỉ ở hai chữ
Vina, không phải vì tính chất sinh đôi trong cùng một mô hình tập đoàn kinh tế.
Bởi những sai phạm của họ cũng không mảy may khác Vinashin, và có lẽ, cũng
chẳng có gì khác các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác.
Y hệt “người tiền nhiệm” Vinashin, chỉ trong 4 năm,
Vinalines đã “tung vốn” vào 158 doanh nghiệp. Trong đó các Vinalines “con” tung
vốn tại 94 công ty cháu. Rồi cũng sử dụng vốn trái phiếu (1.000 tỷ) trái mục
đích. Chi hơn 22.000 tỷ đồng cho việc mua về 73 tàu mà có tới 23,3% số trong đó
quá đát.
1.836 tỷ đồng đầu tư dang dở không phát huy hiệu quả,
gây lãng phí lớn. Thậm chí, chỉ một chiếc ụ tàu “quá đát” đã gây lãng phí 489,6
tỷ đồng. Kinh hoàng nhất là chỉ riêng một lễ khởi công cho Dự án Cảng quốc tế
Vân Phong, 4,114 tỷ đồng đã được ném ra, vượt tới 80 lần quy định. Đổi lại
không gì khác ngoài “lỗ” và “nợ”.
Chính phủ không phải là không nhìn thấy “gót asin” của
mô hình tập đoàn, tổng công ty. Bằng chứng là trong Đề án tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước, có đề ra thời hạn thoái vốn 2015, có vô số gạch đầu dòng bắt
đầu bằng hai chữ “sứ mệnh”, “hoàn thiện”, “đổi mới”. Thậm chí có tới 8 cái “hoa
thị” (*) là những thông tin mà các “quả đấm thép” này phải công bố để công
khai, minh bạch hóa các hoạt động.
Tại buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 21.5, báo cáo
thẩm tra Đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã đặt câu hỏi lớn về mô hình các
tập đoàn, tổng công ty này. Ngoài yêu cầu đánh giá khách quan, toàn diện chương
trình thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, Ủy ban Kinh tế còn yêu cầu
trước là “giảm tối đa tính độc quyền”, sau là buộc chúng phải hoạt động theo
các nguyên tắc của thị trường.
Đó là việc: Không dùng doanh nghiệp nhà nước để điều
tiết kinh tế vĩ mô. Có lộ trình cho việc thoái vốn của các “quả đấm thép” này
ra khỏi các ngành kinh doanh không liên quan nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
chính. Kiên quyết tách bạch nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu lợi
nhuận với các nhiệm vụ an sinh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận.
Dù chưa đủ, nhưng đây mới thực sự là thuốc.
Theo Đào Tuấn
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ