Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Một phạm nhân cứa cổ phản đối tái diễn nạn đánh đập


Vụ Trại giam A2 đánh chết phạm nhân:

Một phạm nhân cứa cổ phản đối tái diễn nạn đánh đập

V.V.T.
Tối 30-4, phản đối cán bộ Trại giam A2 (thuộc Tổng cục 8 – Bộ Công an; đóng tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) tái diễn nạn đánh đập, phạm nhân Đậu Xuân Trung (24 tuổi; thuộc Đội 1, Phân trại 1) tự cứ cổ, phải cấp cứu.
Vụ việc xảy ra lúc 19h10, khi các phạm nhân được lệnh sẵn sàng chuyển trại.
Tại một buồng giam thuộc Đội 1, có 3 phạm nhân bị gọi ra. Vừa ra khỏi buồng giam, họ liền bị cảnh vệ và cảnh sát cơ động còng tay, đánh đập túi bụi.
Thấy vậy, các buồng giam phản đối, cố thủ không ra, nêu việc sáng 29-4, lãnh đạo đã tuyên bố nghiêm cấm đánh đập.
Trong buồng giam kế bên, Trung (trong danh sách phải chuyển trại) nói cán bộ không giữ lời hứa của lãnh đạo (không tái diễn đánh đập) thì thà cứa cổ chết, chứ không ra. Cán bộ quát: “Mày cứa cổ thì thiệt thân mày”.
Khoảng 19h35, các buồng giam náo động vì thấy áo Trung tràn máu. Các phạm nhân kịp thời sơ cứu. Sau đó thiếu tướng Hồ Thanh Bình, Tổng cục phó Tổng cục 8 có mặt, nói sẽ cho điều tra, xử lý hành vi đánh đập vừa xảy ra, hẹn sáng 1-5 giải quyết tiếp.
Được biết, những phạm nhân có lệnh chuyển trại là những người (sáng 29-4) dám cả gan lên tiếng tố giác với trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục 8 Cao Ngọc Oánh về hiện tượng đánh đập thường xuyên xảy ra, khi ông vào trại ổn định tình hình sau vụ xô xát giữa phạm nhân với cán bộ trại vào sáng 28-4.
Vụ xô xát làm 2 phạm nhân và một quản giáo trọng thương. Các phạm nhân đánh đuổi các cán bộ, cố thủ khu vực giam giữ, đòi có báo chí, gia đình nạn nhân và lãnh đạo Tổng cục 8 chứng kiến, mới mở cửa cho cán bộ vào đưa xác phạm nhân Dương Chí Dũng (35 tuổi, người Nha Trang, án ma túy, vào trại được 3 tháng) – trước đó bị thiếu úy y sĩ Nguyễn Đăng Khoa và thượng sĩ quản giáo Võ Thành Phương dùng dùi cui đánh nhiều lần đến tắt thở tại chỗ.
Tình hình căng thẳng, buộc Công an tỉnh, tối 28-4 tức tốc chi viện 3 xe camnhong cảnh sát cơ động lên Trại A2. Cũng tối 28-4, tướng Oánh và tướng Bình đáp máy bay chuyến đêm vào Khánh Hòa trực tiếp chỉ huy dàn xếp, thương thảo với phạm nhân, giải quyết hậu quả.
Khoa và Phương vừa bị Công an Khánh Hòa tạm giam, khởi tố vụ án làm chết phạm nhân. Họ cũng vừa bị Đảng ủy trại đề nghị tước danh hiệu CAND và khai trừ Khoa khỏi Đảng.
Sáng 1-5, tướng Oánh nói chưa được báo vụ việc tối 30-4 và sẽ kiểm tra, nếu có, sẽ xử lý nghiêm, nhưng cũng đề nghị báo chí đừng “xăm soi” (?!).
Điện liên lạc với đại tá Nguyễn Sơn, Giám thị Trại A2, ông hấp tấp nói đang quá bận, sẽ thông tin sau, rồi cúp máy.

50 năm hệ thống Thủy lợi Bắc Hưng Hải (5/1959-5/2009): Bắc Hưng Hải mãi mãi nhớ ơn Bác Hồ



Theo lời kể của Cố Bộ trưởng Bộ Thủy lợi
 Hà Kế Tấn

Trước khi khởi công ngày 20/9/1958, Bác Hồ đã xuống đê Xuân Quan thăm hỏi và nói chuyện với cán bộ, công nhân, và nhân dân gấp rút chuẩn bị. Bộ áo nâu giản dị, mái tóc bạc phơ, chúng tôi - hàng ngàn người vây quanh Bác bên mái đê Xuân Quan, lắng nghe tiếng nói ấm áp của người: “Cán bộ cần phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của toàn thể nhân dân”.
Bác căn dặn cụ thể, đối với dân công phải: “Giáo dục tốt, phải công tác chính trị tốt. Phải làm cho mọi người hiểu rằng: Công trường BHH là ích lợi chung, ích lợi to, ích lợi lâu dài cho nhân dân ba tỉnh. Đó là việc ích nước, lợi nhà. Phải làm cho mọi người hăng hái góp công sức”
Bác bảo phải tổ chức thật tốt, phải lãnh đạo thật tốt, dân công cũng như quân đội phải có kỷ luật chặt chẽ và dụng cụ phải sẵn sàng đầy đủ. Đối với cán bộ Bác nói: “Phải đồng cam cộng khổ với nhân dân, phải khuyến khích và giúp đỡ nhân dân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất”.
Toàn ban chỉ huy chúng tôi lao vào công việc. Những việc tưởng chừng như nan giải như: Giải phóng mặt bằng, dời đi một nửa làng Bát Tràng cổ kính, gần hàng trăm hộ nhà gạch, hoặc cắt hàng trăm mẫu lúa vừa trổ bông... Nhưng làm theo lời Bác, làm cho dân hiểu, dân tin là mọi việc đều đâu vào đấy. Trong chưa đầy nửa tháng, không ai phải giải thích đến hai ba lần.
... Ngày 25/12/1958, Bác lại xuống thăm công trường Cống Xuân Quan và đào kênh ngoài. Tôi được báo quá gấp, chưa có sự chuẩn bị nào thì Bác đến. Hôm ấy mưa phùn và giá rét. Toàn công trường vẫn hăng hái lao động với quyết tâm rất cao ...Bác bảo tôi dẫn đi thăm công trường. Tôi ngại Bác vất vả nên xin khất Bác lần khác vì hôm nay quá mưa rét và đường trơn. Bác đã bảo tôi: “Bộ đội dân công còn lao động ngoài mưa rét, sao Bác lại không ra tận nơi thăm hỏi được”.
Và thế là Bác cứ đi. Tôi và đồng chí trong Ban chỉ huy chỉ còn cách chạy theo: Bác leo lên dàn giáo cống Xuân Quan hỏi thăm anh em công nhân sắt, mộc, bêtông. Tôi vừa đi vừa báo cáo với Bác nội dung công việc đang tiến hành. Bác tươi cười bảo tôi: “Chú tiến bộ lắm về kỹ thuật thuỷ lợi rồi đó” Sau khi thăm cống Xuân Quan tôi muốn mời Bác nghỉ nhưng Bác gạt đi. Quần xắn cao tới đầu gối dưới làn mưa bụi, chiếc mũ cát trắng của Bác nhấp nhô giữa biển người, kéo một mạch từ Xuân Quan ra Bát Tràng. Chốc chốc Bác lại dừng chân thăm hỏi. Qua những đoạn bùn lầy quá trơn, có người xin cõng nhưng Bác gạt đi, tụt dép cầm tay và cứ thế tiến lên. Chúng tôi cố len lách xô đẩy cũng không đuổi kịp. Tiếng hô: “ Hồ Chí Minh muôn năm” vang lên như sấm, hôm đó Bác còn lao vào làng mới Bát Tràng nơi những hộ di chuyển đến, để thăm hỏi và động viên.
... Ngày 1/5/1959, mọi công việc hoàn thành, đến nay đê Xuân Quan vẫn giữ được lời đã hứa với Bác. Qua 50 năm phấn đấu Bắc Hưng Hải ngày nay đã trở thành một Đại thuỷ nông; trong đó hàng triệu nhân dân đã và đang hưởng hạnh phúc lâu dài hàng trăm năm như Bác đã tiên đoán khi về thăm công trường trước lúc khởi công.



Hưng yên có vinh dự 10 lần đón Bác Hồ.


Hai lần trong năm 1946 là:
Lần thứ nhất, ngày 10/01/1946
Bác về thăm Hưng Yên, nói chuyện với cán bộ và nhân dân thị xã Hưng Yên, động viên phong trào đắp đê chống lụt. Người căn dặn nhân dân Hưng Yên: "Tôi chỉ có một lời là chúng ta phải hết sức thương yêu nhau, đoàn kết chặt chẽ và làm việc để giúp đỡ đồng bào kháng chiến đánh Pháp và giúp đỡ đồng bào cứu đói".
Lần thứ hai, ngày 21/10/1946
Sau khi kết thúc chuyến thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, Hồ Chủ Tịch về nước bằng tàu biển. Từ Hải Phòng đến Hà Nội bằng tàu hoả, tới ga Đình Dù (huyện Văn Lâm), Bác đã nói chuyện với cán bộ nhân dân ra chào đón Bác. Tàu chuyển bánh, nhân dân đã hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh", "Hồ Chủ Tịch muôn năm".
Còn 8 lần sau đó là:
Lần thứ ba, ngày 05/01/1958
Hồ Chủ Tịch về thăm Hưng Yên lần thứ ba. Sau khi làm việc với các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bác đã nói chuyện với cán bộ tỉnh, huyện, xã về chống hạn sản xuất. 14 giờ chiều cùng ngày, Người về thăm đồng bào Tiên Lữ đang vét ngòi Triều Dương và dân công đào sông từ Phố Giác đến chợ Thi. Tại đây nói chuyện với cán bộ dân công, Người nói: "Làm thủy lợi khó nhọc trong vài năm để được sung sướng muôn đời". (Sau ngày Bác về thăm, con sông này được mang tên là sông Bác Hồ).
Lần thứ tư, ngày 3/ 7/1958
Hồ Chủ Tịch về dự và nói chuyện với Đại hội thi đua sản xuất vụ mùa giỏi tỉnh Hưng Yên. Bác đã động viên nhân dân Hưng Yên quyết tâm chống hạn và thưởng Huy hiệu cho một xã có thành tích chống hạn khá nhất. Sau khi nói chuyện với Đại hội, Hồ Chủ Tịch về thăm xã Vạn Xuân (nay là xã Đình Dù, huyện Văn Lâm) - nơi có thành tích đào giếng lấy nước cứu lúa. Tại đây, Bác đã nhắc nhở cán bộ và nhân dân: "Toàn dân đoàn kết một lòng, đập đá thì núi vỡ, đào sông thì nước về"; xây dựng tổ đổi công; thanh toán nạn mù chữ và giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh mùa hè. Hai lần trong năm 1946 là:
Lần thứ nhất, ngày 10/01/1946
Bác về thăm Hưng Yên, nói chuyện với cán bộ và nhân dân thị xã Hưng Yên, động viên phong trào đắp đê chống lụt. Người căn dặn nhân dân Hưng Yên: "Tôi chỉ có một lời là chúng ta phải hết sức thương yêu nhau, đoàn kết chặt chẽ và làm việc để giúp đỡ đồng bào kháng chiến đánh Pháp và giúp đỡ đồng bào cứu đói".
Lần thứ hai, ngày 21/10/1946
Sau khi kết thúc chuyến thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, Hồ Chủ Tịch về nước bằng tàu biển. Từ Hải Phòng đến Hà Nội bằng tàu hoả, tới ga Đình Dù (huyện Văn Lâm), Bác đã nói chuyện với cán bộ nhân dân ra chào đón Bác. Tàu chuyển bánh, nhân dân đã hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh", "Hồ Chủ Tịch muôn năm".
Còn 8 lần sau đó là:
Lần thứ ba, ngày 05/01/1958
Hồ Chủ Tịch về thăm Hưng Yên lần thứ ba. Sau khi làm việc với các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bác đã nói chuyện với cán bộ tỉnh, huyện, xã về chống hạn sản xuất. 14 giờ chiều cùng ngày, Người về thăm đồng bào Tiên Lữ đang vét ngòi Triều Dương và dân công đào sông từ Phố Giác đến chợ Thi. Tại đây nói chuyện với cán bộ dân công, Người nói: "Làm thủy lợi khó nhọc trong vài năm để được sung sướng muôn đời". (Sau ngày Bác về thăm, con sông này được mang tên là sông Bác Hồ).
Lần thứ tư, ngày 3/ 7/1958
Hồ Chủ Tịch về dự và nói chuyện với Đại hội thi đua sản xuất vụ mùa giỏi tỉnh Hưng Yên. Bác đã động viên nhân dân Hưng Yên quyết tâm chống hạn và thưởng Huy hiệu cho một xã có thành tích chống hạn khá nhất. Sau khi nói chuyện với Đại hội, Hồ Chủ Tịch về thăm xã Vạn Xuân (nay là xã Đình Dù, huyện Văn Lâm) - nơi có thành tích đào giếng lấy nước cứu lúa. Tại đây, Bác đã nhắc nhở cán bộ và nhân dân: "Toàn dân đoàn kết một lòng, đập đá thì núi vỡ, đào sông thì nước về"; xây dựng tổ đổi công; thanh toán nạn mù chữ và giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh mùa hè.
 Lần thứ năm, ngày 20/9/1958
Hồ Chủ Tịch về thăm và kiểm tra việc chuẩn bị khởi công xây dựng Công trường đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải lần thứ nhất, Bác nói: "Công trình Bắc - Hưng - Hải thành công thì mỗi năm đồng bào đỡ mấy triệu công chống hạn, thu hoạch lại tăng lên".
Lần thứ sáu, ngày 16/10/1958
Hồ Chủ Tịch về thăm công trình Đại thủy nông Bắc -Hưng - Hải lần thứ hai. Hồ Chủ Tịch đã đến thăm bộ phận dân công đang đào sông Đình Dù đoạn Như Quỳnh, Chợ Đậu (huyện Văn Lâm) gồm hơn một vạn dân công của các huyện Thuận Thành, Gia Lương (Bắc Ninh) và Văn Lâm, Ân Thi, Phù Cừ, thị xã Hưng Yên, Tiên Lữ (Hưng Yên). Bác đã thưởng ba Huy hiệu cho các đơn vị và cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
Lần thứ bảy, ngày 25/10/1958
Hồ Chủ Tịch về thăm công trình Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải lần thứ ba. Hồ Chủ Tịch đã nói chuyện với cán bộ, dân công đang làm tại công trường, Người động viên mọi người hăng hái thi đua lập nhiều thành tích để công trình hoàn thành trước kế hoạch.
Lần thứ tám, ngày 20/2/1959
Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm công trường Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải lần thứ tư. Bác đến thăm anh chị em công nhân đang làm việc ở cống Xuân Quan (Văn Giang) và thăm nhân dân xã Bát Tràng (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Lần thứ chín, ngày 15-16/9/1961
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và nói chuyện tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc (họp tại Hưng Yên) bàn nhiệm vụ, phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa công tác thủy lợi tiến lên phục vụ tốt kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế nông nghiệp. Hưng Yên là một trong những tỉnh có thành tích xuất sắc về thủy lợi. Tại Hội nghị, Bác đã trao cờ Làm thủy lợi khá nhất cho Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên.
Bác cũng đã về thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động. Bác căn dặn: "Nghĩa Dân là dân phải có nghĩa với Tổ quốc vì cán bộ và nhân dân xã Nghĩa Dân đã thực hiện tốt phong trào hợp tác hóa, thực hành tiết kiệm và sản xuất tốt góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vững mạnh, làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà". Bác căn dặn cán bộ và nhân dân xã Nghĩa Dân hăng hái phát huy tốt đẹp truyền thống của xã. Khi đến thăm nhà mẫu giáo Nghĩa Dân, Bác căn dặn các cô giáo và cán bộ phải quan tâm, chăm sóc thế hệ mầm non. Bác nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm phải trồng người".


Lần thứ mười, ngày 5/2/1966
Hồ Chủ Tịch về thăm đơn vị công binh đang diễn tập bắc cầu phao trên sông Hồng. Bác đã nói chuyện với dân quân trực chiến tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. 

PTT : Số lần về thăm của Bác với bốn lần ở BHH để ta thấy sự quan tâm của Bác về nơi này và Người đã tiên đoán ngày khởi công: 
Bắc Hưng Hải ngày nay đã trở thành một Đại thuỷ nông; trong đó hàng triệu nông dân đã và đang hưởng hạnh phúc lâu dài hàng trăm năm. ( Theo hồi ức của Bộ trưởng Thủy lợi thời kỳ ấy – Hà Kế Tấn - nhưng hình như Bác đã nhầm ).

Lần thứ mười, ngày 5/2/1966
Hồ Chủ Tịch về thăm đơn vị công binh đang diễn tập bắc cầu phao trên sông Hồng. Bác đã nói chuyện với dân quân trực chiến tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang.


 PTT : Số lần về thăm của Bác với bốn lần ở BHH để ta thấy sự quan tâm của Bác về nơi này và Người đã tiên đoán ngày khởi công:
Bắc Hưng Hải ngày nay đã trở thành một Đại thuỷ nông; trong đó hàng triệu nông dân đã và đang hưởng hạnh phúc lâu dài hàng trăm năm. ( Theo hồi ức của Bộ trưởng Thủy lợi thời kỳ ấy – Hà Kế Tấn - nhưng hình như Bác đã nhầm ). 

  



Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Tạ Lỗi Trường Sơn


ĐỖ TRUNG QUÂN: TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN

Bài “Tạ lỗi Trường Sơn” Đỗ Trung Quân viết năm 1982, sau khi đi Thanh Niên Xung Phong về, đã qua chiến trường Campuchia, sau "Những bông hoa trên tuyến lửa.
Việc công bố nó sau 27 năm [ 1982- 2009] là chính tác giả công bố trên blog Chung do kwan của mình. Bài thơ viết khi 27 tuổi, 27 năm sau mới trình diện được .


Tạ Lỗi Trường Sơn
             Đỗ Trung Quân (1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ

Các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi – của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc.

3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người
giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ
cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hi sinh…

4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lí lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?

5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lí lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa.
Này đây!
Xin đổi chỗ không kì kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào ”thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

SẼ DI DÂN VĂN GIANG ĐI ĐÂU ???

SẼ DI DÂN VĂN GIANG ĐI ĐÂU ??? Để trả lời cho câu hỏi người nông dân Văn giang sẽ sống ra sao trong thời gian tới đây, tôi lọ mọ tìm hiểu thêm về tình hình của huyện nhà thì giật mình vì có lẽ các cấp có thẩm quyền nên thành lập một huyện mới cho bà con, có thể ở chỗ đất rộng dân thưa – ví dụ tại Mường Nhé chẳng hạn. Đây mời các bạn chịu khó xem :

Năm 2003, Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) đã được phép đầu tư dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark) với tổng diện tích 500 ha, trở thành một trong những dự án bất động sản lớn nhất tại miền Bắc. Đến nay, dự án đã và đang triển khai một số dự án thành phần như khu căn hộ Rừng Cọ, khu nhà phố Phố Trúc và các khu biệt thự Vườn Tùng và Vườn Mai.

Đánh giá chung của giới đầu tư là dự án này đã và đang được triển khai khá bài bản, tuy nhiên liên tục gặp rắc rối do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, mà đỉnh điểm là việc UBND tỉnh Hưng Yên đã phải tiến hành một đợt cưỡng chế trong ngày 24/4 vừa qua dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường và Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Thông

Theo tìm hiểu của chúng tôi giá căn hộ tại dự án này hiện đang được rao bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 và giá bán biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/m2, đã bao gồm phần xây thô. Trong khi đó theo lời chính quyền Hưng Yên, dân được “đền bù” 135000 đồng/m2. Với 5,8 ha của 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế”, tức là mỗi hộ có trung bình 349 m2 (gần một sào), nếu “đền bù” theo giá 135000 đồng/m2  thì sẽ được được “đền bù” chừng 47 triệu đồng/một hộ !

Thử hỏi làm sao người ta sinh sống? Nếu họ trở thành ăn mày hay trộm cướp thì tại ai?

Tuy nhiên, Văn Giang không chỉ có Ecopark. Trên thực tế hàng loạt công ty khác đã và đang triển khai các dự án bất động sản tại đây. Đáng kể nhất trong số này phải kể thêm:

1 - Công ty Cổ phần Vincom, nhà đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản lớn trên toàn quốc.

Theo đề xuất của Vincom, đã được UBND tỉnh Hưng Yên tiếp nhận và đang xem xét, công ty này muốn lập quy hoạch xây dựng một dự án khu đô thị sinh thái trên địa bàn xã Nghĩa Trụ và Long Hưng (Văn Giang).

2 - Công ty TNHH Xuân Cầu, một nhà đầu tư có trụ sở tại Hà Nội cũng đã được UBND tỉnh Hưng Yên “thống nhất về nguyên tắc” về việc triển khai dự án “Khu đô thị nhà vườn sinh thái” và “Khu nghỉ dưỡng Văn Giang” trên địa bàn thị trấn Văn Giang và xã Liên Nghĩa, với diện tích 243 ha.

3 -Công ty TNHH Xuân Cầu cho biết dự án này có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 10 ngàn tỷ đồng. Trên thực tế, Xuân Cầu là chủ đầu tư lập quy hoạch chung xây dựng cho 980 ha vùng bãi huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trong đó có các dự án thành phần nói trên; trong đó khu đô thị nhà vườn sinh thái với quy mô 198 ha tại thị trấn Văn Giang nằm trong vùng quy hoạch chung vùng bãi phía ngoài đê sông Hồng là đô thị cao cấp với các khu biệt thự, nhà vườn có mật độ xây dựng thấp.

4 -Techconvina, một công ty nổi tiếng với hoạt động xây dựng công nghiệp hiện cũng đang triển khai một dự án mang tên “Khu đô thị mới đông Văn Giang” tại xã Long Hưng với diện tích 117 ha, dự kiến tổng vốn đầu tư 35 triệu USD. Nhà đầu tư này cho biết dự án sẽ bao gồm các khu nhà liền kề, biệt thự và chung cư cao tầng.

5 -Ở quy mô khiêm tốn hơn, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Thăng Long có trụ sở tại Hưng Yên cũng đã đề xuất một dự án mang tên “Khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Thăng Long” trên diện tích 5,5 ha trên địa bàn thị trấn Văn Giang. 

6 -Trong khi đó, Công ty Cổ phần Hanec, một công ty cũng có trụ sở tại Hưng Yên đã đề xuất dự án “Chợ và nhà ở thương mại huyện Văn Giang” trên diện tích 6 ha tại thị trấn Văn Giang.

Thôi các ông bí thư chủ tịch ơi – tổ chức lập dự án đưa dân bán xới cho nhanh, trước khi lặp lại chuyện “ gu gồ chấm văn giang 24.4.2012 “ .

Một phạm nhân chết tại trại giam

Chiều 28.4, nguồn tin riêng của Thanh Niên cho biết phạm nhân Dương Chí Dũng (35 tuổi, ở TP.Nha Trang) bị đánh tử vong tại trại giam A2 (Bộ Công an), ở xã Diên Lâm, H.Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, còn có hai phạm nhân khác bị chấn thương, đang được cấp cứu tại trạm xá của trại. Hiện chưa rõ danh tính người đã đánh 3 phạm nhân trên; vụ việc gây bức xúc cho nhiều phạm nhân trong trại. Đến 20 giờ cùng ngày, PV Thanh Niên liên lạc với đại tá Nguyễn Sơn - Giám thị trại A2 và được biết, gia đình phạm nhân Dũng đã đến xin đưa xác nạn nhân về nhưng một số phạm nhân trong trại vẫn giằng co cố giữ, đưa yêu sách.
Tin ngắn ngủi, đọc thấy nhẹ hều. Thế nhưng, một nhà báo vừa gửi cho BS bản tin chi tiết, với cái tựa rõ ràng và dữ dằn Cán bộ đánh chết tù nhân, Trại A2 nổi loạn. Xin trích “Vụ việc gây bức xúc cho khoảng 2 nghìn tù nhân toàn trại. Họ nổi loạn, dồn đuổi hết cán bộ ra ngoài, cố thủ trong trại, yêu cầu phải có nhà báo, đại diện gia đình nạn nhân Dũng và lãnh đạo Tổng cục 8 (Tổng cục Trại giam – Bộ Công an) chứng kiến, mới mở cửa cho cán bộ vào đưa thi thể Dũng đi…
… Chiều cùng ngày, một nhóm phóng viên đến cổng ngoài của trại, yêu cầu cảnh vệ báo lãnh đạo, đề nghị tiếp xúc, cung cấp thông tin từ phía lãnh đạo trại. Cảnh vệ điện Giám thị Sơn, nói ông Sơn từ chối. Phóng viên trực tiếp điện ông Sơn, đề nghị tiếp xúc làm việc, ông Sơn đột ngột cúp máy…
Chưa có điều kiện kiểm chứng. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc ngay, ngày lễ lớn tới nơi rồi!

NANH VUÔT CỦA TƯ BẢN DÃ THÚ ĐÃ CẮN XÉ XƯƠNG MÁU CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VĂN GIANG


Mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố với thế giới: Việt Nam đang xây dựng một thiết chế kinh tế ưu việt nhất hành tinh: thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng những gì diễn ra tại Hải phòng, Hưng Yên và nhiều nơi khác lại giống với những gì Nguyễn Ái Quốc viết trong cuốn Bản án chế độ thực dân đầu thế kỷ XX, trong đó Nguyễn Ái Quốc lên án gay gắt chủ nghĩa tư bản dã thú đã biến số phận những người nông dân An Nam, Tây Phi thành những miếng mồi thơm của tiến trình tích tụ tư bản…Không biêt qua các vụ việc xảy ra tại Hải Phòng, Hưng Yên và nhiều địa phương khác có động lòng mở mắt các nhà lý luận mờ mắt vì sách vở kinh viện mà mù lòa trước thực tế phụ phàng ???
Không một ai có thể thờ ơ, vô cảm trước sự kiện Văn Giang bị thu hồi đất vào những ngày vừa rồi. Đau đớn, sợ hãi, uất hận và có cả sự giận dữ nữa-đó là cái cảm xúc chung của rất nhiều người. Nó đau đớn vì mét đất mưu sinh cuối cùng còn lại của người dân đã bị cưỡng đoạt. Đất đai với ngườinông dân, đó là máu thịt, là cuộc sống, là văn hóa của cha ông để lại sau nhiều nghìn năm sinh sống. Nó uất hận, vì sự cưỡng chế này được trang bịbởi học thuyết Marx-Lenin, và lí thuyết về định hướng XHCN; được trang bị bởi lực lượng vũ trang của nhà nước, và được nhân dân nuôi bằng tiền thuế của mình với quân số tới hàng ngàn được trang bị tới tận răng bởi công cụ, vũ khí hiện đại; nó uất hận còn vì lửa cháy, tiếng súng Aka vang dền, dùi cui vụt xuống, và những tiếng kêu khóc thảm thiết của trẻ con. 

Nhưng biết làm sao được, khi nền sản xuất của chúng ta nó còn nghèo nàn, manh mún và lạc hậu trong thói quen sản xuất của “phương thức sản xuất châu Á” cần phải được vượt qua để đi lên nền sản xuất lớn- công nghiệp, du lịch và dịch vụ hiện đại. Ruộng đất phải được gom lại, được tích tụ theo những cách thức khác nhau. CNTB ở những thế kỉ xa xưa của thời kì tích lũy đã phải dùng nhiều máu của người nông dân để nhuộm đỏ con đường đi của họ. Ở chúng ta, con đường này được thực hiện một cách có ý thức của tư duy lịch sử dựa trên luật pháp và kế hoạch. Nhưng tiếc rằng trong quá trình vận động, không phải lúc nào luật pháp cũng “phù hợp” với lợi ích của các quan chức và chủ đầu tư. Khi ấy luật pháp đã bị vận dụng trên quan điểm linh hoạt, thậm chí bị bỏ qua. Văn Giang là một sự bỏ qua như vậy( khi Thủ tướng có yêu cầu phải vận động để đạt được sự đồng thuận của người dân). Đừng lí sự về luật pháp nữa.Vì bánh xe của tiến bộ lịch sử cứ quay. Và kinh nghiệm của lịch sử đã chỉ ra rằng bánh xe ấy bao giờ cũng thấm nhiều máu, nước mắt của những người lao động nghèo khổ. Bánh xe ấy đã đi qua Văn Giang. Lí trí của lịch sử đã chỉ ra như vậy, nhưng ta vẫn lấy làm tiếc, và những giả định cứ thế hình thành: nếu như các quan chức tỉnh HY, và chủ dự án cứ mạnh dạn đền bù chẳng hạn,trên dưới 5 triệu/1m2 thì liệu khung cảnh đầy bạo lực, đầy đau đớn và hãi hùng ấy có xẩy ra ? Đã có nhiều ý kiến về cuộc cưỡng chế này như một sự đàn áp, cướp bóc đất đai của dân lành, lam lũ (chỉ vì mấy đồng bạc của nhà tư sản-xem, Đào Tiến Thi). Sự phê phán này đứng về phía người dân với một sự đồng cảm cao là có thể hiểu được. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy rõ trong sự phê phán ấy như là mong muốn kéo dài về một phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, và lạc hậu; là những hồi ức về quê hương với những bài ca, giai điệu đầy chất thơ ngọt ngào đã cũ . Liệu chúng ta có muốn sự phát triển của thực tiễn đất nước cứ phải diễn ra trong sự giăng co của những tư tưởng, những cảm xúc thi ca rẻ tiền đó. Không thể, con đương hiện đại hóa đất nước phải tiến lên. Các chủ đầu tư, các nhà doanh nghiệp phải nắm lấy thời khắc này cùng hướng dân tộc đi tới. Hãy để cho những lũy tre làng, những con đò nhỏ, những giai điệu dân ca lùi vào dĩ vãng như một di sản của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo, các chủ đầu tư cần nên ưu tiên có một chính sách hậu Văn Giang sau những gì đã xẩy ra để bớt đi những mất mát,những hi sinh của người nông dân dưới cái bánh xe lịch sử nghiệt ngã đó. Hi vọng rằng điều đó có thể giúp Văn Giang không còn là một hình ảnh đau xót và phản cảm đối với những mong ước, ước mơ của đ/c TBT về một thực tiễn VN: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người…” khi đ/c phát biểu ở CuBa mà nhiều người đã dùng nó để bài xích, châm biếm một cách chua cay cái định hướng này.

Theo PVD

37 năm & một thời Cộng sản của ba



 Trương Duy Nhất : Nếu bây giờ còn sống, chắc chắn ba sẽ hỏi câu này:
Sao mày chưa đảng?
Nhưng tin ba sẽ cười khi nghe con nói:
Ngoài đảng nhưng còn tốt hơn khối thằng trong đảng
Bởi có nhiều đứa đảng viên con phải gọi là thằng.
******

Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức, không phải là loại người “ăn” đất, không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân. 37 năm. Hình ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không còn chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.
          Chúng tôi ôm nhau nhảy cỡng lên hò reo khi mỗi sáng thức dậy thấy thêm một lá cờ cắm trên bản đồ miền Nam. 29/3, ba chỉ vào một lá cờ trên bản tin tường thuật của báo Nhân Dân và bảo “quê mình đó”. Từ đó, tôi biết mình có thêm một miền quê khác.
          Ba và chị Quí(1) về “tiền trạm” 2 lần. Nhớ một đêm mẹ gọi riêng chị Quí ra sân thì thầm “con chú ý xem đàn bà con gái trong đấy họ có mặc xu-chiêng không?”. Cũng giống như sau này tôi được nghe trong miền Nam nhiều người nghĩ về dân Bắc với hình tượng “bảy chú Cộng sản bu cành đu đủ không gãy”.
          Khi đó, không thể tưởng tượng ra miền Nam là gì, ngoài câu hát “miền Nam em dừa nhiều miền Nam em dứa nhiều, miền Nam em xoài thơm, miền Nam em khoai bùi…”.
          Đà Nẵng giải phóng tháng 3. Tháng 11 cả gia đình theo ba gồng gánh về quê. Tài sản là một chiếc xe đạp Phượng Hoàng, chiếc đài National có túi bọc da màu nâu và mấy bộ soong nồi.
          Ở trọ Đà Nẵng đúng một đêm. Khước từ mọi lời mời và động viên của tổ chức, ba dắt cả nhà về quê. Vì ba quan niệm: thế là hạnh phúc.
          37 năm. Nhiều khi nhìn như một thoáng. Nhiều khi lại thấy đó là một quãng thời thăm thẳm. Cứ mùa này, mỗi độ thấy lễ nghi rợp trời cờ đỏ, lại nhớ ba. Nếu còn sống, chắc chắn ba sẽ lại gắn đầy ngực huân chương trên những hàng ghế danh dự.
          Thật tình, cho đến giờ, tôi vẫn không thể lý giải được tại sao lại có thể có được một thế hệ những con người Cộng sản thanh bạch và sáng trong đến vậy? Trong sạch, liêm khiết đến mức mỗi bận nhớ, tôi cứ chỉ thèm ước ba sống dậy một lần để mời ba… một ly rượu ngoại!
          Cộng sản giờ ít người như ba. Đến mức nhiều khi tôi cứ phải tự hỏi: có phải thật họ là Cộng sản? Chua cay đến mức tôi đã viết: nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng! Đảng viên nhưng mà tốt” không còn là câu cửa miệng dèm pha, trêu chọc của những “phần tử chống đảng”, mà đến chính ông Tổng Bí thư cũng phải buột miệng thừa nhận rằng “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”.
          Sinh thời, nhiều lần ba khuyên tôi cố gắng vào đảng. Ba tin đảng đến mức có thể bây giờ sống dậy, chắc chắn sẽ trợn tròn mắt ngạc nhiên khi thấy tôi vẫn là “thằng” ngoài đảng. Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức. Thế hệ đảng của ba, Cộng sản không phải là loại người “ăn” đất. Thế hệ đảng của ba, Cộng sản không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân.
          37 năm. Hình ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không còn chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.
          Cứ mỗi dịp này, nhìn phố xá ngợp trời cờ đỏ, lại dậy lên trong tôi một cảm giác buồn. Nhớ ba, nhớ một thế hệ Cộng sản quá ư Cộng sản.
          Nhớ thời ba đi vận động dân góp ruộng vào hợp tác xã, rằng sau này là những cánh đồng cò bay thẳng cánh, đến rải phân cho lúa cũng không phải bốc tay mà rải phân bằng máy bay trực thăng… 37 năm. Quanh mộ ba, chỗ ba nằm bây giờ vẫn đầy dấu chân và bãi phân trâu. 37 năm, những khoảng ruộng lúa hẹp dần. Người dân mất đất, không còn đất ruộng ngày một nhiều. Không chỉ Tiên Lãng, không chỉ Văn Giang, đi đâu cũng nghe dân than mất đất.
          37 năm. Nơi tôi sinh ra, quê ngoại miền Bắc XHCN một thời của tôi, dì Hện(2) từ một gia đình khá giả trong làng, giờ thành hộ nghèo, “được” tiêu chuẩn xây nhà… tình thương.
          Có thể những ngày này, không gian cờ đỏ và khí thế kỷ niệm chiến thắng tạo niềm vui cho nhiều người. Nhưng với tôi, cứ hiện hữu mãi một cảm giác buồn. Buồn và nhớ ba. Cái cảm xúc cho tôi nhìn rõ nhất, như thể ba hiện về thật sự, sống lại thật sự, đang đứng trước mặt tôi thật sự, với những bộ huân chương đầy ngực và nụ cười rất… Cộng sản- Một hình ảnh Cộng sản tôi đã không còn thấy từ khi ba mất

Lại chuyện Đại biểu quốc hội vi phạm tư cách.


Nhắc lại chuyện 2011 để ai chưa biết thì biết. Qua công tác điều tra, C49 đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường của nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Long Thành. Sau hơn một tháng bám địa bàn, trinh sát ghi nhận cứ vào lúc trời mưa to hoặc ban đêm hay lúc thủy triều bắt đầu rút là nhân viên điều khiển mở cống xả của hồ sinh thái cho nước đổ ra rạch Bà Chèo dẫn ra sông Đồng Nai.
Đêm 3-8-2011, lực lượng của C49 phía Nam tại TP.HCM với hai cán bộ từ Hà Nội tăng cường vào đã phối hợp với Công an xã Tam An, đồn công an Khu công nghiệp Long Thành mai phục, bắt quả tang các công nhân của nhà máy đang vận hành xả thải vào lúc 23g. “Sở dĩ nói nghiêm trọng là vì lãnh đạo công ty và những công nhân vận hành nhà máy biết rõ nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu mà vẫn xả ra môi trường với khối lượng lớn và suốt một thời gian dài”  Đại tá Phan Hữu Vinh, phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), nhận định như vậy .
Từng bị phạt nhiều lần
Ông Lê Viết Hưng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai, cho hay từng nhiều lần phát hiện vi phạm của nhà máy xử lý nước thải tập trung thuộc Công ty Sonadezi. Cụ thể năm 2009, thanh tra sở xử phạt vi phạm hành chính hai lần (mỗi lần 17 triệu đồng) về hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 2-5 lần. Đến năm 2010, công ty này tiếp tục bị xử phạt 31 triệu đồng về các hành vi: thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; quản lý vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định; xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 2-5 lần. Tháng 2-2011, thanh tra Tổng cục Môi trường tiếp tục phát hiện nhà máy xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép và ra quyết định xử phạt 75 triệu đồng.

Sáng 15-8-2011, bà Đỗ Thị Thu Hằng (chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc Tổng công ty Sonadezi Đồng Nai – đơn vị chủ quản của Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi – nơi vừa bị bắt quả tang xả thải ra sông), với tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIII, đã cùng với các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 2 tiếp xúc cử tri tại xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Các cử tri đã đặt nhiều câu hỏi, thắc mắc về những vấn đề “nóng” của địa phương. Trong đó nổi cộm nhất là các vụ: nhà máy xử lý nước thải của Sonadezi xả thải ra sông ở Khu công nghiệp Long Thành (Đồng Nai), vấn đề thủy điện Đồng Nai 6, 6A và việc vận chuyển bôxit đi qua quốc lộ 20…
Cử tri Nguyễn Văn Long (ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2) hỏi: “Vụ Sonadezi xả thải bị báo chí nói, các vị đại biểu Quốc hội có ý kiến gì không? Chúng tôi rất lo ngại sẽ còn các doanh nghiệp khác ở Đồng Nai xả thải gây ô nhiễm”. Thế nhưng, sau khi trả lời các câu hỏi khác của cử tri, các đại biểu Quốc hội đã… “quên” trả lời câu hỏi về chuyện Sonadezi xả thải ra môi trường. 
Khi chuẩn bị kết thúc buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Văn Trung (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2) “nóng ruột” nên đứng dậy nhắc: “Chúng tôi hỏi vụ xả thải của Sonadezi nhưng chưa thấy đại biểu Quốc hội trả lời về vấn đề này. Đề nghị đại biểu Hằng trả lời”.
Sau một hồi đắn đo, bà Đỗ Thị Thu Hằng nói: “Hiện nay chúng tôi đang chờ kết luận của cơ quan chức năng, là cơ quan chủ quản, khi có kết luận cuối cùng chúng tôi sẽ phối hợp để xử lý theo kết luận trên. Nếu có sai sót chúng tôi sẽ sửa chữa đúng theo tiêu chí hoạt động của công ty”.

Sau buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Văn Long bức xúc nói với các phóng viên: “Chúng tôi không hài lòng với câu trả lời của đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng, nếu cứ sai sót rồi sửa chữa thì liệu các công ty khác sẽ ra sao? Cứ phạt tiền rồi lại vi phạm nhiều lần như vậy thì còn nói gì nữa. Ngoài việc là đại biểu Quốc hội, bà Hằng còn là lãnh đạo của công ty mà trả lời chung chung như vậy là không được”.


Và đến tận những ngày này … “ Sáng 27/4, gần 100 người dân ở xã Tam An (Long Thành, Đồng Nai) đã mang cuốc, xẻng và hàng chục bao tải chứa gạch, cát, đá, xà bần… đến trước khu vực cống xả thải của Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành (ấp 2, xã Tam An).

Lý do dẫn đến hành động bộc phát ấy, theo nhiều người dân là vì công ty Sonadezi chậm, thiếu thiện chí trong việc giải quyết hậu quả của hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của công ty.  Bức xúc vì thái độ thiếu thiện chí của công ty Sonadezi Long Thành người dân đã mang bao cát đòi lấp cống công ty.


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Người dân ba miền Bắc – Trung – Nam đều chung cảnh bần cùng đến nơi rồi.


 Ở Khánh hòa, Xã Anh hùng Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sẽ bị xóa tên trên bản đồ hành chính với việc di dời gần 1.500 hộ để lấy đất thực hiện các đại dự án. Hàng ngàn người dân hoang mang không biết làm gì để sinh sống vì chỉ được tái định cư chứ không có tái định canh.
Sáng 27-4, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở chức năng của tỉnh Khánh Hòa đối thoại với 74 hộ dân xã Ninh Phước để chuẩn bị chuyển đến khu tái định cư, nhường đất cho dự án Trung tâm Điện lực Vân Phong với Nhà máy nhiệt điện Vân phong 1 của tổ hợp nhà đầu tư Sumitomo/Bachdang - Hanoinco. Theo ông Trần Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, dự án này triển khai trên diện tích hơn 343 ha, ảnh hưởng đến 318 trường hợp, trong đó có 74 hộ bắt đầu di dời, chuyển đến khu tái định cư từ tháng 5-2012. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết đây là bước khởi đầu để chuẩn bị giải tỏa trắng toàn bộ Xã Anh hùng Ninh Phước với gần 1.500 hộ, lấy đất thực hiện hàng loạt dự án lớn, trong đó có dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong. Do đó, buổi đối thoại thu hút hàng trăm người dân xã Ninh Phước đang thấp thỏm chuẩn bị di dời.
Dân không biết làm gì để sinh sống
Câu hỏi đầu tiên và cũng là điều lo lắng, bức xúc nhất của hầu hết người dân Ninh Phước là khi chuyển đến khu tái định cư, họ không biết làm gì để sinh sống vì dự án này không có chính sách tái định canh. Ông Võ Ái Nhân (ngụ thôn Ninh Yển) nói: “Tỉnh chỉ quan tâm làm sao để nhanh chóng di dời dân, lấy đất làm dự án chứ không hề quan tâm rồi đây người dân làm gì để sinh sống”. Ông Võ Ái Nhân là người đã có công làm cho Ninh Phước trở thành vùng đất trồng tỏi nổi tiếng mấy năm gần đây và phần lớn các gia đình ở đây trở nên khá giả nhờ tỏi.
Năm 1988, ông Nhân từ xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đưa gia đình vào Ninh Phước lập nghiệp. Mấy năm sau, ông phát hiện vùng đất cát ở nơi ở mới phù hợp với giống tỏi Lý Sơn nên về quê ông mang giống tỏi này vào trồng. Đến nay, cả xã Ninh Phước đã có gần 200 ha chuyên trồng tỏi Lý Sơn và trở thành một làng nghề truyền thống nổi tiếng. Trong những hộ trồng tỏi hiện nay ở Ninh Phước có hơn 80 hộ quê gốc huyện đảo Lý Sơn, riêng gia đình ông Nhân có gần 20.000 m2 đất trồng tỏi, thu nhập trung bình mỗi năm gần 400 triệu đồng. Thế nhưng bây giờ gia đình ông Nhân chỉ được cấp 200 m2 đất để làm nhà tại khu tái định cư, ngoài ra ông không còn một tấc đất để sản xuất. Hầu hết các gia đình khác ở Ninh Phước cũng đều lâm vào hoàn cảnh tương tự như ông Nhân. “Tôi đau nhất là làng nghề trồng tỏi bị xóa sổ nhưng bà con không biết lấy đâu ra đất để gầy dựng lại” - bà Hồ Thị Giống nghẹn ngào.
Trong số các hộ dân ở Ninh Phước di dời đợt này có 17 hộ phải di dời lần thứ hai. Ông Nguyễn Thanh Phước, người được 17 hộ dân này cử làm đại diện tại buổi đối thoại, nói: “Năm 1996, chúng tôi đã phải di dời để Nhà nước lấy đất cấp cho Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin. Bây giờ, nhiều gia đình vừa cất được ngôi nhà thì phải phá bỏ; nhiều hộ khác vẫn chưa ổn định thì phải di chuyển lần nữa. Trước đây, trước khi dân di dời, Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin hứa sẽ nhận con em chúng tôi vào làm việc. Thế nhưng đến nay cả xã Ninh Phước không hề có con em nào được vào làm trong nhà máy này. Bây giờ, chúng tôi không còn tấc đất, làm sao để sinh sống. Người dân không còn tin những lời hứa suông nữa”. Nhiều người dân làm nghề biển ở Ninh Phước lo lắng nói rằng bây giờ đến khu tái định cư, chỗ neo đậu tàu thuyền lại rất xa nơi khai thác thủy sản nên chi phí sẽ cao hơn và càng khó khăn hơn. Ông Nguyễn Đông (ngụ thôn Ninh Yển) bức xúc: “Hầu hết người dân Ninh Phước đều mất đất, mất việc làm lâu nay. Khu tái định cư vừa ở xa vừa nằm giữa vùng đất khô cằn, mỗi gia đình chỉ 200 m2, Nhà nước cũng không hỗ trợ chuyển đổi nghề, người dân không biết tương lai thế nào”.
Ông Nguyễn Chiến Thắng thừa nhận khi di dời đời sống người dân chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Về vấn đề không hỗ trợ tái định canh, ông Thắng giải thích: “Thị xã Ninh Hòa không còn quỹ đất nên không thể bồi thường bằng đất sản xuất cho người dân mà chỉ đền bù bằng tiền một lần, luật cũng cho phép như vậy”. Ông Thắng cho biết thêm, tỉnh đã chỉ đạo thị xã Ninh Hòa quy hoạch một khu đất sản xuất khác rộng khoảng 50 ha, sau này người dân nào muốn tiếp tục trồng tỏi thì đăng ký với xã. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Minh, nhanh nhất phải 2-3 năm nữa mới có thể triển khai sản xuất tại khu đất mới này.
Đỗ Thị Dù, Chủ tịch UBND xã Ninh Phước, nói: “Đời sống người dân xã này chỉ mới ổn định mấy năm gần đây nhưng bây giờ cả xã phải di dời. Không có đất sản xuất, tôi rất lo không biết người dân làm gì để sinh sống”.
Dân vẫn ôm nỗi bức xúc
Một bức xúc chung khác của nhiều người dân Ninh Phước là giá bồi thường công trình kiến trúc, vật liệu xây dựng không thỏa đáng. Ông Lê Văn Dẻ, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, cho biết do giá bồi thường này tính từ năm 2010 nên hiện nay tỉnh đã quyết định hỗ trợ thêm 50% so với giá tính trước đây. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều cho rằng với giá bồi thường này, họ khó có thể xây dựng lại nhà cửa ở khu tái định cư. Ông Nguyễn Thanh Phước hỏi lại ông Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa: “Nếu Nhà nước cho rằng giá bồi thường đã thỏa đáng, gia đình tôi xin mời Sở Xây dựng xây lại ngôi nhà của tôi y như hiện nay với số tiền bồi thường mà ông giám đốc cho là đã hợp lý”. Ông Giám đốc không trả lời câu hỏi này.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM sau buổi đối thoại trên, ông Nguyễn Chiến Thắng nói: “Cái được lớn nhất của buổi đối thoại là đã tạo được sự đồng thuận ở người dân. Tôi hoàn toàn yên tâm vì đa số người dân đều hiểu và ủng hộ để triển khai các dự án”. Tuy nhiên, hầu hết người dân khi ra về vẫn ôm nỗi bức xúc chưa được giải tỏa. Ông Nguyễn Đường, Bí thư chi bộ thôn Ninh Yển, nói: “Bà con đã nêu ra bao nhiêu bức xúc về những khó khăn ở khu tái định cư, mất việc làm, không có đất sản xuất, bất hợp lý trong bồi thường… nhưng chưa được những người có trách nhiệm trả lời cụ thể”.
Bà Đỗ Thị Dù nói: “Thực ra không ai muốn di dời đến nơi ở mới vì thổ nhưỡng ở khu tái định cư không bằng nơi này, chắc chắn người dân sẽ rất khó khăn. Trước đây, tỉnh, huyện cũng có bàn đến việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho hơn 6.500 người dân khi chuyển đến nơi ở mới nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể gì. Một nỗi băn khoăn nữa của phần lớn cán bộ, nhân dân địa phương là rồi đây cái tên xã anh hùng, vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến Ninh Phước không còn nữa”.
Để giải tỏa trắng xã Ninh Phước, trước đây tỉnh Khánh Hòa thống nhất địa điểm tái định cư tại xã Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa. Theo phương án này, việc tái định cư sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như quỹ đất lớn, màu mỡ để duy trì được các nghề truyền thống, vị trí giáp biển thuận lợi cho ngư dân làm nghề. Tuy nhiên, do địa điểm này vướng dự án khu dân cư Ninh Thủy của Công ty TNHH Hoàn Cầu đang “treo” mấy năm nay. Do đó, tỉnh Khánh Hòa quyết định phương án tái định cư phân tán xã Ninh Phước để “né” dự án trên. Theo phương án mới, gần 1.500 hộ với hơn 6.500 người được chia theo các tiêu chí: Các hộ làm nghề biển đến ở tại khu tái định cư xóm Quán, xã Ninh Thọ với diện tích 40 ha; các hộ làm nghề nông và làm nghề khác tái định cư tại xã Ninh Thủy rộng 100 ha. Giai đoạn 1 di dời 900 hộ với 3.500 người của hai thôn Mỹ Giang, Ninh Yển. Tuy nhiên, cả hai khu tái định cư trên đều ở xa biển và không có đất sản xuất.
TẤN LỘC

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

CHỈ CÒN



36 triệu đồng đền bù một sào đất
36 triệu đồng cho những kiếp tha hương
có thể ngày mai từ Văn Giang lớp lớp sẽ
lên đường 
vượt Trường Sơn làm “cà phê tặc” “đinh tặc” v…v…các thứ “tặc”
sau 37 năm
cháu con những người xưa vượt Trường Sơn giữ nước
giờ mất đất 
mất quê
mất tất
chỉ còn Ecopark
chỉ còn “không gian xanh”
chỉ còn
nước mắt

sao không ai nói một lời
sao báo chí im hơi ?
chúng ta từ bị chẹn họng tới nghẹn họng
từ sợ hãi tới rụng rời

lại con cháu nhà
chĩa súng vào ông cha
lại điệp trùng thế trận 
chống nhân dân
nay mất đất
thì mai mất nước
có bao giờ đất và nước chia phân

chỉ còn 
Ecopark
chỉ còn
không-gian-uất

25/4/2012 Thanh Thảo
                                                    

TQ phê chuẩn dự án xây bến tàu ở Hoàng Sa


Tờ Nhân dân Nhật báo điện tử Trung Quốc hôm 26/4 trích nguồn trang web chính thức của Cục Quản lý Đại dương quốc gia Trung Quốc cho hay, Cục đã phê chuẩn một dự án xây dựng bến tàu ở Hoàng Sa.


Theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, dự án xây dựng bến tàu - dự kiến trên diện tích hơn 3,3km vuông, sẽ được một hãng tư nhân Trung Quốc đầu tư. Bến tàu này sẽ đảm bảo hỗ trợ toàn diện cho du lịch cũng như nghề cá ở Biển Đông khi được đưa vào sử dụng.

Nhân dân Nhật báo Trung Quốc nhấn mạnh, dự án bến tàu vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Trước đó, ngày 19/4, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

CHỊ RUỘT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI ĐẤT VƯỜN CAO SU



SÀI GÒN (NV) - Báo Sài Gòn Tiếp Thị, hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Tư, ở mục “Góc Nhìn”, có bài bình luận của nhà báo Huy Đức về vụ chính quyền tỉnh huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương “cưỡng chế” thu hồi đất trồng cây cao su để làm khu công nghiệp An Tây, mà qua đó, người ta có thể thấy được một phần nào tài sản của bà Hai Tâm, người chị gái của đương kim Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
Bài báo cho biết, vào sáng ngày 17 tháng Tư, chồng bà Hai Tâm (tức anh rể của Nguyễn Tấn Dũng) đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280 héc ta cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp”.
Tác giả bài báo dẫn lời anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su rộng 185 héc ta cho bà Hai Tâm, kể: “Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.”
Việc “cưỡng chế” có cả công an (nhiều khi cả quân đội) tham gia, vốn là việc trong nhiều năm trở lại đây chính quyền địa phương hoặc trung ương tiến hành khi người dân bị thu hồi đất đai chống lại vì số tiền đền bù quá thấp (hoặc không thỏa đáng) so với giá trị thực của nó trên thị trường.
Nếu bỏ qua những chi tiết về vụ “cưỡng chế” mà tác giả Huy Đức cho rằng đó là sự “ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát”, người ta nhận thấy, trong số 280 héc ta đất trồng cao su bị thu hồi thì bà Hai Tâm có đến 185 héc ta.
Vậy nguồn gốc 185 hec ta đất cao su này có từ đâu và trị giá của nó là bao nhiêu?
Huy Đức kể tiếp: “Vườn cao su kể trên thuộc 642 ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.
Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ” cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty Xuất Nhập Khẩu Bình Dương thực hiện dự án xây dựng Khu công Nghiệp An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm Khu Công Nghiệp, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su ấy.”

Tóm tắt những thông tin trên cho thấy, bà Hai Tâm cùng với 40 người khác, cách đây hơn 6 năm, đã “mua” mỗi héc ta đất với giá 50 triệu đồng Việt Nam (khoảng 4 ngàn đô la-theo thời giá lúc ấy), và nay mỗi hec ta đất này được “đền bù” 1 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 60,000 đô la). Bà Hai Tâm hiện có 185 héc ta do đó sẽ được bồi thường 185 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 10 triệu đô la), tuy nhiên gia đình bà vẵn chưa đồng ý nên bị “cưỡng chế”.
Lợi dụng chức quyền, hay thông đồng với chính quyền để mua đất đai của nông dân hoặc của nhà nước với giá rẻ mạt sau đó chờ “dự án” mở ra để được “đền bù” với giá gấp hàng chục lần là thủ đoạn làm giàu bất chính rất phổ biến ở Việt Nam, như tác giả Huy Đức cho biết: “Trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.”
Hình chụp bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị Online hôm 24 Tháng Tư, 2009
Dù bài báo của Huy Đức có ý khen chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã hành xử “ngay thẳng” trong việc “cưỡng chế” cả người thân của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đây là một trong số rất ít tờ báo đã dám đưa ra ánh sáng một phần tài sản của những người thân trong giới lãnh đạo chóp bu ở Việt Nam, cũng như cách làm giàu bất chính của họ. (Th.)