Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

TQ không hề có thư tịch gì về Trường Sa, Hoàng Sa

Là người có thâm niên 13 năm làm Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc ở  thời điểm nhạy cảm nhất (1974-1989), Thiếu tướng  Nguyễn Trọng Vĩnh có những đánh giá rất sâu sắc về hành động và ý đồ của Trung Quốc trên biển Đông
- Ông có bất ngờ về sự việc tàu Trung Quốc liên tục cắt cáp tàu Việt Nam?

 - Tôi không bất ngờ.
- Là người sống và làm việc 13 năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ đặc mệnh toàn quốc Việt Nam, có bao giờ ông được chính phủ Trung Quốc trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?


Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

- Chưa lần nào! Tôi sống tại Trung Quốc nhiều năm nhưng chưa lần nào thấy họ nói chính thức về vấn đề này.

Tôi cũng đã nhiều lần lần tìm thư tịch của họ để tìm hiểu xem chứng cứ chủ quyền nếu có của họ về hai quần đảo này nhưng không hề có.
- Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hòa (thời nhà Minh) thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao?
- Tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả!  Đó chỉ là trên phim của họ, họ tả là tướng Trịnh Hòa đem thương thuyền đi xuống Ấn Độ dương. Họ lướt chỗ nọ chỗ kia coi như dò đường thôi chứ có phải đi thực hiện chủ quyền đâu. Như vậy những chứng cứ do Trịnh Hòa thu được không đủ làm căn cứ để xác định chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phải là quản lý thì mới khẳng định chủ quyền chứ. Tôi nói giả sử, đi qua nhặt được cái gì đó thì đó đâu phải là thực thi chủ quyền.
“Sự việc cắt cáp làm rơi mặt nạ hòa bình của Trung Quốc”
- Ông đánh giá gì khi Trung Quốc liên tiếp có các hành vi gây hấn, thách thức sự kiên nhẫn, lòng yêu nước, trân trọng hòa bình của người dân Việt Nam?
- Tôi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc. Đó là thời gian quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian cam go, thử thách nhất. Sỡ dĩ nói rằng không bất ngờ vì tôi ở Trung Quốc đã lâu, đã biết bản chất của Trung Quốc là bá quyền nước lớn. Tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn, ngàn năm cũng chưa từ bỏ.
Cho nên những việc họ làm, không chỉ tàu Bình Minh 02, Viking mà trước đây từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá… là biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Đến sự việc này, tôi không lạ nữa.
Một lý do khác, đến thời điểm này, họ có tham vọng bá chiếm cả tài nguyên của Biển Đông, vì họ thiếu thốn, thèm khát dầu khí. Khi họ thấy ta thăm dò định khai thác, thì họ phải tìm cách cản trở.
Dù đã bị ta phản đối, nhân dân, báo chí, dư luận Việt Nam và quốc tế chỉ trích sau sự việc ngày 26/5 (tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí – PV) nhưng với tính chất ngoan cố, ngang ngạch và cậy là kẻ mạnh, họ lại tiếp tục gây ra sự việc với tàu Viking 2.
Tôi có thể kết luận, hai vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 và Viking làm rơi mặt nạ hòa bình mà Trung Quốc vẫn đeo, lộ ra nguyên hình bộ mặt bá quyền nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, nói một đằng làm một nẻo.
“Cố tình đổi trắng thay đen”
- Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng vì đã hoàn tất đàm phán, phân giới cắm mốc trên bộ nên đây là thời điểm Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn tại Biển Đông?
- Không phải. Mọi hoạt động vừa qua chỉ cho thấy Trung Quốc đang từng bước làm mọi điều vì lợi ích ích kỷ cho họ. Ngay từ giai đoạn giữa những năm 1970, khi tôi là Đại sứ tại Trung Quốc, hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán phân định cắm mốc biên giới trên bộ, vịnh Bắc bộ. Nhưng phải đến gần đây quá trình đàm phán mới hoàn tất.
- Ông nghĩ  sao khi những ngày vừa qua, quan chức cũng như báo giới Trung Quốc đăng tải những thông tin rất sai lệch về sự việc tại biển Đông? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra tuyên bố yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và tránh tạo ra những sự cố mới?
- Tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa cho thấy họ cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu sai bản chất của vụ việc. Nhiều nước sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng ta
- Trong bối cảnh này, theo ông Việt Nam nên xử lý ra sao?
- Chính sách của chúng ta là hòa bình, xưa nay đều thế. Thời điểm này, chúng ta phải đấu tranh lý lẽ một cách quyết liệt. Họ muốn bí mật, song phương ta thì phải công bố toàn bộ các cứ liệu lịch sử cho nhân dân ta và dư luận thế giới thấy rõ ai phải ai trái. Thế giới biết và ủng hộ thì Trung Quốc không thể hung hăng được nữa.
Tôi cũng muốn nói thêm, thời đại này muốn phát động vũ lực cũng không phải dễ dàng. Ta càng đấu tranh công khai, càng quốc tế hóa thì thế của ta càng vững.
- Hiện có nhiều ý kiến lo ngại sự chia rẽ trong các nước ASEAN về vấn đề biển Đông cũng tựa như hình ảnh chia bó đũa thiếu sự kết dính. Trung Quốc có thể lợi dụng điều này để giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng có lợi cho họ?

- Một là, nước nào cũng có lợi ích chung và riêng. Hai là, lợi ích trước tiên lúc này là lợi ích kinh tế. Điều đó là tự nhiên. Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ.
Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.
Nếu ta công khai, thì dù một số nước không có quyền lợi thiết thực gắn với biển Đông, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ lên tiếng, ủng hộ cho chính nghĩa, lẽ phải của chúng ta, của bạn bè.
 - Quay trở lại thời gian ông làm đại sứ tại Trung Quốc. Theo ông, báo giới và nhân dân Trung Quốc nhìn nhận ra sao về tranh chấp tại biển Đông?
- Nhân dân Trung Quốc phần đông rất hữu nghị, trân trọng tình cảm với nhân dân ta. Ngay trong những năm 1979 – 1989, khi anh chị em tại Đại sứ quán ta tại Trung Quốc đi chợ, nhân dân Trung Quốc vẫn đối xử vẫn bình thường.
“Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền”
- Trung Quốc tuyên truyền ra sao về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông?
- Họ tuyên truyền rất mạnh, rằng biển Đông là biển Nam Sa của họ. Họ giáo dục rất sâu trong nhà trường, chiếm nhiều tiết học…
- Vậy theo ông, chúng ta làm thế nào nói cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất vấn đề?
- Ta cũng phải tuyên truyền, xuất bản văn kiện bằng tiếng Trung Quốc trên mạng và nhiều hình thức khác.
- Dĩ nhiên, việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông hiện nay rất phức tạp. Theo ông hiện có những tồn tại, trở ngại chính nào trong tiến trình giải quyết vấn đề?
- Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền.
- Thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tục phát triển sức mạnh quân sự với tàu bay, tàu ngầm, tàu sân bay. Dư luận đặt câu hỏi, vậy đâu là sức mạnh Việt Nam?
- Nói về sức mạnh, không đơn thuần chỉ bao gồm những thứ đó. Dân tộc ta đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm lấy ít đánh nhiều, nhỏ thắng lớn. Ngoài ra còn sức mạnh thời đại, thế giới họ nhìn thấy điều đó, ta phải nói cho họ biết.
“Phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa!”
- Muốn giải quyết những trở ngại đó, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam?
- Phải đấu tranh lý lẽ, bằng các tư liệu, bằng báo chí trước tiên. Đưa lên Liên hiệp quốc, nói cái phi pháp của họ ra. Còn tình huống xấu hơn tôi nghĩ sẽ không xảy ra, khi cả thế giới hiểu được ta có chính nghĩa. Việc đó sẽ làm Trung quốc bớt hung hăng đi.
Đồng thời chúng ta phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa… Tôi rất buồn khi ngày nay, nhiều con trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử ta, phim ảnh, truyền hình cũng vậy…
- Hiện có nhiều ý kiến đề nghị phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, theo ông có nên?
- Chúng ta phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh và gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước luật Biển năm 1982. Chúng ta công khai các tài liệu để đấu tranh, cho thế giới biết thực chất vấn đề.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng giữ các chức vụ Chính Ủy Khu 1 (1947), Cục Trưởng Cục Tổ Chức Tổng Cục Chính Trị (1950); Chính Ủy Quân Khu 1 (1958), Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa (1961-1964), Ủy Viên Dự Khuyết Trung Ương Ðảng (1960-1976). 
Theo Giáo dục Việt Nam

BÀI CA TỰ TÌNH - Lưu Trọng Lư

“Mỗi một lần xốc súng lên vai
Không để chồng thêm một từng nghèo đói “
***
Đường lên hạnh phúc chỉ có một mà thôi
Có ai chảy ngược dòng sông
Khi tất cả đang tuôn về biển cả
Sợ gì sóng! Sợ gì gió!
Khi với ta Đổi Mới – chuyện mất còn

1.
Cái lương thiện chết mòn
Cái bất nhân lên mặt
Vẫn nụ cười thơn thớt
Nghênh ngang những hình người

Phải biết bao sông núi
Mới rửa sạch cặn bã tâm hồn
Mới kỳ cọ sạch nham nhở lương tâm
Trong biết bao bộ ngực đẫy đà phồng căng
Không phải những trái tim mà lửng lơ những
thớ thịt

Vét! Vét hết những gì bao đời nhân dân đã
làm nên
Đẹp đẽ, giàu sang, béo bở, uy quyền
Quăng ra, nhả ra từng từng “động biến”
Tắc nghẽn tuần hoàn
Bịt hết lỗ chân lông

Ăn cướp, ăn cắp, đầu cơ, phe phẩy
Những chiếc vòi, những mồi bẫy
Bên thoi thóp những cuộc đời
Chúng rôm rả: Vào! Vào! Vô! Vô!
Một miếng cháy hôm qua nấu thành cháo loãng
Trên tay người lao công khốn cùng, húp,
húp nhanh!
Tội tình giọt mồ hôi trộn bụi sền sệt chảy…

2.
Sau 30 năm bom đạn
Giữa lòng mẹ con vẫn chưa về
Súng trên vai, chiến trường bước thẳng
Cưỡi biên cương đầy trời quân diệt chủng
Có thương đau nào như thương đau nầy
Có tội ác nào như tội ác ấy
Một tiếng “thương” hai trời mẹ gọi

Có hành quân nào như thế – hành quân bay!
Giặc ngoài còn đầy biên ải
Đó đây nổi dậy âm binh
Những tên giặc trong mình
Không gươm, không mác
Đêm đen ngọn đèn thổi phụt
Vườn hoang gậy múa tung hoành
Sợi dây oan nghiệt trói lương tri vào một duộc
Tối thượng đồng tiền rắn độc
Lúc nhúc ngõ ngách hoàng hôn
Tối thượng uy quyền
Trò chơi tàn nhẫn
Giữa phố phường những cuộc đua rửng mỡ
Hoa lài, hoa lý, chết giữa mùi thơm
Mồ hôi thành đứa sai vặt
Đâu đó cuộc đời chỉ phết mãi một mầu sơn
Đâu đó cuộc đời chỉ phết mãi phấn son
Cái giả đuổi
Cái dối trả đuổi
Cái lọc lừa đuổi
Cái sống đuổi
Cái chết đuổi
Cái đói, cái nghèo đuổi
Cái dốt nát đuổi
Cái xác xơ tàn phá đuổi

Hãy tỉnh lại lòng ơi!
Vương miện chẳng làm nên nhân cách
con người
Hãy bắt đầu thế đã
Mồ hôi – người chủ tối cao
Xin người hãy biết nhỏ đúng từng vị trí!
Xin người đừng cúi đầu làm kẻ sai vặt!
Ôi thần thánh mồ hôi
Máu lệ nghìn năm
Thiêng liêng lời nguyện

Hãy xắn tay giành lại lẽ công bằng!
3.
Vẫn là sau 30 năm, một cuộc
Có những lỗi lầm chẳng từ lẽ gian truân
Cuộc sống ơi! Dễ đâu ngươi bướng bỉnh
Từng chân lông ta soi sáng ngọn đèn
Quy luật như con chạch đang lủi bùn đen
Hay chính nó đang dưới ngọn đuốc rực rỡ
Đi lại đứng nằm, mắt thường bị lóa?

Mới và cũ
Nào đâu dung dảy một đường ranh
Đục – trong chung chạ một dòng
Nhưng từ cái cũ vô biên
Mặt trời còn bay mãi
Rất cũ và rất mới
Khi mỗi vòng quay
Hạnh phúc đắp đầy.
Cũ – muôn năm cũ:
Phải gần dân
Mà muôn năm mới.
Nhưng thế nào là “gần”
Khi trong gang tấc
Mà núi cách sông ngăn?
Bến này dân gọi
Bến kia đò chẳng qua sông?

Dù cho tuyệt thế thông minh, siêu việt, tài tình
Dù cho hiền truyện thánh kinh
Cũng không thể một lời dân sánh nổi!
Thì ý chí, quyền uy, người chớ vội vàng ra lệnh,
Cuộc đời đâu dễ cúi đầu ngay
Một chiếc trứng con cũng phải đủ tháng, đủ ngày
Không thể lôi xoạch ra ngoài khoác áo đính đầy lông cánh
Khi cuộc đấu tranh giữa vòng quyết liệt
Cái quan liêu còn nằm trên đệm thịt
Cái kiêu ngạo, nôn nóng nhơn nhơn
Và sáu tấm ván huân chương
Đâu dễ ôm tròn cái bảo thủ mà nhốt
Bên cái ấu trĩ tả khuynh
Cái hữu khuynh áp sát 
Được dịp cái “vô chủ” hê hê êm ả buông mình.

 4.
Cái mới từ đâu lại?
Cái mới đi từ đâu?
Có phải từ trên da thịt của mình
Cái khổ, cái đau, cái đói, cái nghèo, đã véo từng cái véo – một báo cáo trung thực nhất
Cái báo cáo từ trên lưng nhân dân oằn bao
gánh nặng.
Chớ ai bảo ta yếu hèn khi ta không ngăn được dòng nước mắt
Khi cái ham muốn tuột bậc của Hồ Chí Minh:
“Ai cũng được học hành. Ai cũng cơm no áo ấm” vẫn còn là giấc mơ xa lắc
Mà đất trời mờ mịt
Đòi phen cái vô luân thả nổi, cái phi pháp
tung hoành
Bao trảng trống, vào ra ngọn gió độc
Bao anh hùng súng đã buông hàng loạt giữa những “Đầu cầu”
Cuộc đời lẫn lộn vàng thau
Lập lờ mình đây, thù đó
Hổ báo đêm nay sẽ theo vào giấc ngủ
Tắc kè trên vọng gác đã rời canh?
Sáng mai lẽ nào mặt trời khi mọc
Vẫn hồng hào tươi rói một bình minh?
5.
Phải trả lại bình mình cho bình minh
Phải trả lại lịch sử cho lịch sử
Ôi Đại Việt một thuở oai hùng
Xin tạ lỗi với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du
Tạ lỗi Bạch Đằng, tạ lỗi Điện Biên, tạ lỗi
Trường Sơn
Và các mẹ, chúng con ngàn lần tạ lỗi các mẹ
Những đứa con của các mẹ đã ngã xuống
Nào đâu chỉ để đỏ ngực, xanh mồ?

Không! Chẳng gì dễ mất!
Chẳng gì dễ chết!
Lịch sử còn kia!
Sự thật còn kia!
Của anh, của em hôm nào giọt nước mắt
Cũng chẳng hề chết bao giờ
Cả hôm nay phụt phùi giở gió
Lòng ơi! Ta muốn trăm lần, nghìn bận
Giữa muôn vàn cay đắng
Hôn lên ngọn cờ tố quốc
Hôn lên lời thề non nước

“Thù đếch sợ” – “Gian nan   đếch sợ”
Đời ta chỉ biết sợ… thời gian
Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại.

Ôi, tổ quốc không nằm trên đệm gấm
Tổ quốc theo chân cơn bão chín, cơn bão mười
Tổ quốc trong từng nhịp đập tươi trẻ trái tim
Đuổi giông
Đuổi lũ
Đuổi đói
Đuổi nghèo
Đuổi vô luân
Đuổi dốt nát, thờ ơ, vô cảm
Đuổi cái thói coi con người chỉ là cán cờ,
cán cuốc.

Sẽ có một ngày, ôi tổ quốc to đẹp đàng hoàng
No đủ giàu sang
Ngẩng đầu kiêu hãnh
Thịt gân ta đang vặn mình chuyển động
Trên áo ta mặc đang bứt xé những đường khâu.

“Chở thuyền là dân
Lật thuyền là dân”
Bao đổ vỡ động trời
Nhân dân chuyển mình rầm rập
Sắp đóng lại rồi thế kỷ hai mươi
Lòng nghe cho rõ, lòng ơi!
Ngọn gió mới đang thổi tới
Chải lại đi vòng tóc rối
Cho sáng đẹp mặt mày
Không phải với ai khác
Tôi đang nói với người
Giấc mơ đẹp của lòng tôi.
Và thơ ơi!
Nếu trái tim ngươi nguội lạnh
Ta viết sẵn rồi cho ngươi đây lời điếu văn
vĩnh biệt
Một câu thơ đã đến lúc cũng có quyền bất diệt
Nhưng trước hết người ơi!
Muôn lần bất diệt: Con người.

1985

Phan Thiết : Bạo động lớn vì công an đánh người đổ máu

Theo danlambao.
danlambao - Đêm ngày 12/06, tại trụ sở Công an Phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết đã xảy một vụ bạo động lớn giữa hàng ngàn người dân và lực lượng công an. Nguyên nhân bùng nổ bạo động được xác định là do Cảnh sát giao thông đánh người đổ máu, khiến nạn nhân bất tỉnh.

Bản tin trên báo Bình Thuận, trích lời Đại tá Nguyễn Văn Lâm, Trưởng Công an Tp. Phan Thiết cho biết có 4 thanh niên bị bắt giữ trong khi xô xát. Cũng theo ông Lâm, nguyên nhân vụ việc xảy ra lúc 16h30 phút ngày 12/06, Tổ kiểm soát giao thông của Trung úy Nguyễn Hồng Nguyên cùng với hai thanh niên xung kích là là Võ Ngọc Lâm và Đinh Quốc Toàn phát hiện và chặn xe của anh Vũ Hoàng Long. Sau đó đôi bên có xảy ra xô xát, mà theo tường thuật của ông Trưởng CA TP Phan Thiết thì :

"Trong lúc đang nói chuyện thì Long thộp cổ đồng chí Nguyên và giằng co làm đứt dây nịt đeo ngang người. Đồng chí Nguyên yêu cầu hai thanh niên xung kích đưa Long vào công an phường giải quyết. Quá trình dẫn giải vào công an phường giữa Long và hai thanh niên xung kích có xảy ra xô xát, dẫn đến anh Long chảy máu mũi. Sau đó vợ Long cùng hai thanh niên uống rượu say đến công an phường chất vấn về việc tại sao công an đánh Long rồi bắt đầu hô hoán. Công an sau đó đã đưa Long qua trạm xá điều trị và theo yêu cầu người nhà, Long được đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để cấp cứu."

Một nguồn tin cho biết, anh Vũ Hoàng Long đã bị đánh trọng thương bất tỉnh, ở mũi và đầu đổ nhiều máu . Đến 0 giờ ngày 13/06, nạn nhân vẫn chưa hồi tỉnh, gia đình phải đưa về Sài Gòn chữa trị.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, người nhà nạn nhân đã đến trụ sở CA phường Hàm Tiến để phản đối, đồng thời, người dân quanh vùng nghe chuyện bất bình cũng kéo đến. Đặc biệt, nhiều người đã phẫn nộ khi hay tin công an đánh người trọng thương, nhưng không để người nhà đưa đi chữa trị. Một Blogger có facebook là Lê Văn Tuynh có mặt lúc đó tại hiện trường tường thuật :

“Lúc 18h, đi làm về qua đồn CA phường Hàm Tiến - Phan Thiết thấy tụ tập rất đông, từ xa như tắc đường, lại gần thấy khoảng 200 -250 người (cả người đi đường) đang tụ tập trước đồn CA và 2 bên lề đường. Dừng xe hỏi mấy người dân địa phương, họ nói là Công An giao thông đánh một thanh niên ngay tại sân trụ sở, nạn nhân bị chảy máu đầu, dập sống mũi phải đưa vào tận Sài Gòn cấp cứu, đến giờ vẫn chưa tỉnh, chưa biết sống chết thế nào.”

Trước làn sóng bất bình, phía công an có vẻ như cố gắng thuyết phục bằng cách đổ tội cho hai thanh niên xung kích, đồng thời phủ nhận việc CSGT tên Nguyên đánh người. Không đồng ý với lối giải thích này , người dân kéo đến phản đối mỗi lúc một đông hơn, khiến công an phường phải gọi hàng trăm Cảnh sát cơ động 113 đến chi viện. Theo lời kể của người dân, Blogger Lê Văn Tuynh tường thuật lại :

- Cao điểm là lúc 21:30, cảnh sát cơ động bắn đạn hơi cay giải tán đám đông, hàng ngàn người dân phẫn nộ phản đòn bằng cách ném đá tới tấp, hai bên lao vào cận chiến.

- Dân dùng đá cuội từ công trình kế bên để chiến đấu, sau đó được tiếp ứng thêm một xe đá nữa. Cảnh sát cơ động không chịu nổi nhiệt bởi làn đá chạy tán loạn.

- Dân xông vào lôi chiếc xe máy của CSGT đánh người ra đốt, lửa cao qua nóc nhà. Bên địch điều cảnh sát 113 ra bắn đạn cay, rồi tóm một vài người, dân họ xông vào cứu. Công an bị lãnh đạn đá, hai tên 113 chạy mất, một tên bị đánh nhừ tử. Dân lôi thêm một xe U Oát ra đập nát bươm, trụ sở Công an nát hết kính.
Cuộc loạn đả kéo dài đến tận khuya, “lúc 23 giờ đêm vẫn còn nghe 4-5 tiếng súng nổ (đạn hơi cay). Có trên 1000 dân tụ tập. Khoảng 60 cảnh sát cơ động chặn 2 đầu, tổng lực lượng địch khoảng 100 và 8 chiếc xe đủ loại. Một số người tiếp tục ném đá, trong khi cảnh sát cơ động chỉ còn đứng chịu trận.”

Lúc 0h30 phút thì đám đông đã giải tán bớt, chỉ còn lại phân nửa. Đến 2 giờ sáng thì cuộc xô xát giữa dân và công an mới chấm dứt. Chiếc xe Dylan của viên CSGT đánh người (trị giá khoảng 120 triệu) bị đốt, đồng thời nhiều phương tiện khác trong trụ sở CA phường cũng bị vỡ kính, thiệt hại nặng nề

Trưởng CA TP Phan Thiết là Đại tá Nguyễn Văn Lâm cáo buộc vụ việc là do những thanh niên say rượu quá khích, trong khi người dân địa phương nhận xét : Báo chí đã xuyên tạc và đổ tội cho 2 thanh niên xung kích, chứ không nói là công an đánh người. Xe CS 113 là do dân nổi giận đập, họ lại viết là do thanh niên say rượu. Báo chí thật tài tình.

Theo tin mới nhất thì hiện nay anh Vũ Hoàng Long đã hồi tỉnh, anh cho biết là mình đã bị đánh trong trụ sở công an, tuy nhiên phía công an thì lại bảo rằng họ chỉ có "va chạm" chứ không đánh.

Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều đơn thư tố cáo về việc một số cán bộ, công an phường Hàm Tiến vô cớ bắt người, thậm chí có trường hợp còn bị bỏ đói trong khi giam giữ.

THƯ CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN HỮU ANH

Lời dẫn của Bauxite Việt Nam
BVN nhận được lá thư sau đây của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, trực tiếp gửi đến chúng tôi nhờ công bố trên mạng, bày tỏ thái độ không đồng tình với lời phát biểu của Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, trong buổi gặp mặt truyền thống của Sư đoàn Đồng Bằng. Xin trân trọng đăng lên để bạn đọc xa gần hiểu rõ.
Bauxite Việt Nam
Hà Nội ngày 3-3-2011
Thư ngỏ gửi Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Chúng tôi được nghe một số đồng chí cựu chiến binh dự buổi gặp mặt ngày truyền thống Sư đoàn Đồng Bằng nói lại, trong buổi nói chuyện với đông đảo anh chị em hôm đó, đồng chí phê phán một số lão thành và tướng lĩnh viết những bức thư ký tập thể gửi lên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương là thiếu xây dựng, mang tính chất kích động.
Là một Trung tướng, lại là Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, sao đồng chí lại ăn nói hồ đồ như vậy?
Hàng chục bức thư mà nhiều lão thành và Tướng lĩnh chúng tôi góp ý kiến với Đại hội thông qua Bộ Chính trị – Ban bí thư – Ban Chấp hành TƯ không ngoài mục đích mong cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ tâm, đủ tầm để lái con con thuyển Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, mong sao có nhiều đồng chí đủ đức đủ tài vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Sao đồng chí lại cho đó là thiếu xây dựng, là kích động?
Đồng chí đã xúc phạm đến danh dự chúng tôi, những lão thành cách mạng, những tướng lĩnh, chưa nói chiến tích đầy mình, quá trình cách mạng không thể so sánh, mà về quân hàm và chức vụ có người còn cao hơn đồng chí.
Nếu không có lời cải chính và xin lỗi trên báo quân đội hoặc báo cựu chiến binh chúng tôi sẽ tiếp tục viết nhiều nữa về thái độ thiếu văn hóa của đồng chí.
Thay mặt một số Lão thành cách mạng và Tướng lĩnh.
Nguyễn Hữu Anh
Thiếu tướng, Lão thành cách mạng

Một người dân nhặt được 85 phiếu bầu cử HĐND xã

Chiều 29/6, ông Lê Huỳnh Kỳ, phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, cho biết thường trực HĐND tỉnh đã nhận được đơn và 85 phiếu bầu do bà Trịnh Kim Hoa (ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) gửi đến.
“Đây là vụ việc phức tạp, chúng tôi sẽ kiểm tra để sớm có kết luận” - ông Kỳ nói.
Ngày 28/6, bà Trịnh Kim Hoa tìm đến Phòng dân nguyện - văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Cà Mau để giao nộp 85 phiếu bầu cử HĐND cấp xã (nhiệm kỳ 2011-2016) do bà nhặt được, đồng thời tố cáo tổ bầu cử gian lận để một ứng cử viên trúng cử vào HĐND xã Khánh Bình Tây. 
Theo bà Hoa, ngày 22/5 (ngày diễn ra bầu cử), trên đường đi bán cá bà nhặt được bịch nilon màu đen, giở ra thấy xấp phiếu bầu cử HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011-2015, tổ bầu cử số 9 (ấp Kinh Hòn và ấp Kinh Hòn Bắc).
Phiếu bầu gồm sáu ứng cử viên, cử tri bầu lấy bốn, có đóng dấu đỏ. Bà Hoa mang về nhà, tự kiểm phiếu với kết quả của 85 phiếu thì ứng cử viên nói trên chỉ được một phiếu bầu (ấp Kinh Hòn có 776 cử tri).
Bà Hoa còn cho biết: “Sau khi mang đơn tố giác nhiều nơi, đến ngày 22/6 tôi tiếp tục mang 85 phiếu bầu đã lượm được cho thường trực HĐND tỉnh Cà Mau xem xét và người tiếp đơn chỉ hứa sẽ giải quyết”.
Chiều 29/6, ông Thái Hồng Tư - phó bí thư, chủ tịch HĐND xã Khánh Bình Tây - nói: “Phiếu của bà Hoa lượm được có thể là phiếu dự phòng được tổ bầu cử đóng dấu sẵn. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại số phiếu phát ra, số phiếu thu vào và số phiếu dự phòng mới biết được 85 phiếu này thất lạc ở khâu nào. Sự thiếu sót ấy cần phải làm rõ. Đồng thời chúng tôi sẽ kiểm tra lại toàn bộ quy trình giới thiệu, bầu cử và lý lịch của ứng cử viên mà bà Hoa tố cáo”.
Tổ bầu cử số 9 được đặt tại trụ sở Ban nhân dân ấp Kinh Hòn. 
(Theo TTO)

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Sắp đói to rồi.

Tin các báo:

TT - Xuất khẩu cao su chính ngạch và tiểu ngạch tại nhiều cửa khẩu biên giới phía Bắc đang diễn ra sôi động. Các nhà nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục thông báo nhu cầu lớn các mặt hàng cao su, thủy sản...
Tại các vùng nguyên liệu, thương nhân Trung Quốc đang vơ vét nguồn hàng, tranh mua với doanh nghiệp trong nước.
Gom khoai mì xuất sang Trung Quốc . Nhiều mặt hàng nông sản như khoai mì (sắn), cao su, thủy sản... đang được các thương lái thu gom để xuất thô sang Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều nhà máy chế biến ở trong nước lại đang lâm cảnh “đói” nguyên liệu, thậm chí nhiều nơi phải nhập khẩu trở lại nguyên liệu thay thế.
Tại nhiều địa phương như Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai..., thương nhân Trung Quốc còn đưa người đến tận các vùng trồng khoai mì để thu mua khi những cánh đồng chưa đến vụ thu hoạch.Hiện giá khoai mì tại nhiều nơi đang bị đẩy lên cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn một tháng nay, tại khu vực miền Đông Nam bộ nhiều thương lái đổ xô đi thu gom khoai mì tươi, tạo ra hiện tượng “sốt giá” ngay tại nhiều cánh đồng trồng mì. Bán cả khoai mì non

Trong nước khan hiếm
Việc xuất khẩu ồ ạt khoai mì thô trước mắt đã tác động nặng nề đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và cồn sinh học (ethanol). Theo ông Phạm Đức Bình - chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu mì được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi khá nhiều, chiếm 30-40%, nhưng do xuất khẩu quá nhiều nên thực tế chưa bao giờ các nhà máy trong nước mua đủ khoai mì để sản xuất.
Nguồn cung thiếu, giá trong nước tăng cao nên nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển sang sử dụng nguyên liệu khác thay thế, trong đó phần lớn phải nhập khẩu như: bắp, cám gạo, lúa mì... có giá cao hơn.
Mặt hàng thức ăn chăn nuôi, từ đầu năm đến nay tăng giá hơn mười lần, tổng cộng 25%, và sẽ còn tiếp tục tăng thêm vào các tháng tới. Việt Nam vẫn nhập 60 – 70% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhưng ít ai biết mỗi năm chúng ta “nhượng” cho Trung Quốc 1,5 – 2 triệu tấn khoai mì lát với giá rẻ. Khoai mì lát sử dụng 20% trong thức ăn chăn nuôi và đây là mặt hàng có lợi thế duy nhất mà Việt Nam tự sản xuất được.
Ba tháng trước, ông Chamnan, phó tổng giám đốc công ty C.P nói rằng, nguồn cung khoai mì lát nội địa vốn dồi dào nhưng gần đây trở nên khan hiếm. Kiểm tra nguồn cung cấp ông mới vỡ lẽ có thêm nhiều ông chủ Trung Quốc vào thu gom, đẩy giá lên 6.700 – 7.000 đồng/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái có 1.500 – 2.000 đồng. Giá cao mà vẫn khó mua, nên không chỉ C.P mà nhiều doanh nghiệp khác phải tìm đến nguồn lúa mì nhập từ Ấn Độ để thay thế.
Cần xem lại mình
Hiện nay, giá tiêu trên thị trường đang ở mức bình quân 105.000 đồng/kg, nhưng ngày 13.6 vừa qua, một thương nhân Trung Quốc đã chấp nhận mua giá 109.000 đồng/kg và gom luôn 35 tấn tiêu từ công ty nông sản Thiết Hà ở Dăk Nông.
Ông Phạm Thanh Thiết, phụ trách kinh doanh công ty này, kể: “Họ, gồm một người Trung Quốc và một người phiên dịch, đến tận nơi, cầm hàng lên xem, cắn thử, nhìn màu, rồi ngã giá và trả tiền luôn”. Hình ảnh người mua hàng nói tiếng Hoa đã trở nên quen thuộc với các nhà kinh doanh nông sản.
Nhiều doanh nghiệp thích bán cho những khách như trên do chọn lựa dễ dàng, chấp nhận giá cao, giao luôn tiền mặt và không đòi hỏi phải hỗ trợ dịch vụ vận chuyển hay làm các thủ tục xuất khẩu. Ông Thiết bảo: “Mình chỉ bán, còn họ mua xong tự lo cách mang hàng đi. Cứ đến nhiều điểm bán, mua được đầy xe thì họ dừng, hôm khác lại đến”. Với cách mua này, theo ông Thiết, có lợi cho nông dân vì vừa bán giá cao, vừa có tiền liền nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa.
“Chúng tôi không xuất khẩu trực tiếp nhưng nhận tiền cọc từ khách hàng để cung cấp tiêu theo hợp đồng. Giá thường chốt trước và có khi đến lúc giao hàng mới tổ chức thu mua nên sẽ gánh rủi ro khi thương nhân Trung Quốc gom hàng, tăng giá”, ông Thiết nói thêm.
Bà Nguyễn Thị Lụa, phó giám đốc công ty cung ứng hàng nông sản có trụ sở tại Ba Đình, Hà Nội cũng cho biết, mấy hôm nay đang phải tranh mua đậu xanh với thương nhân Trung Quốc vì sắp vào mùa bánh trung thu, họ sang các vùng trồng đậu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng săn lùng ráo riết.
Cụ thể theo bà Lụa, các doanh nghiệp ở Hà Nội thường quen với cách người bán mang hàng lên chào mẫu, công ty thăm dò thị trường có khách đặt, mới dám mua. Nay các thương nhân Trung Quốc đến tận các vùng trồng đậu mua gom, trả tiền ngay, nên hàng không về đến Hà Nội.
Muốn có hàng, các doanh nghiệp Việt Nam đành phải cử nhân viên đi thu mua nhưng cũng không cạnh tranh lại cách trả tiền liền và tổ chức vận chuyển hàng đi ngay trong ngày của thương nhân Trung Quốc.
Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng, doanh nghiệp xuất khoai mì thô được 1 đồng, thì doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc thu lợi 10 đồng vì họ biết tạo ra giá trị gia tăng nhờ chế biến cồn, thực phẩm.
Chính vì vậy, theo ông, việc xuất khẩu khoai mì là cần thiết, vì mỗi năm ngoài đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn, bột ngọt… thì vẫn thừa 4 – 5 triệu tấn. Tuy nhiên, thay vì xuất thô, doanh nghiệp cần được hỗ trợ đầu tư thiết bị để chế biến sản phẩm tinh. Với cách làm hiện nay, thu được vài trăm triệu đôla Mỹ xuất khẩu khoai mì thì doanh nghiệp sản xuất thức ăn lại phải bỏ ra chừng ấy để nhập lúa mì và các nguyên liệu khác thay thế.
“Giá nguyên liệu khoai mì khô tăng không ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất thức ăn, vì họ nâng giá bán, nhưng giá thành chăn nuôi sẽ tăng và người tiêu dùng là đối tượng gánh chịu cuối cùng”, ông Lịch phân tích.

 Gom mủ cao su
Vơ vét nguyên liệu thủy sản
Ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc Công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), cho biết từ tháng 7 đến nay thương nhân Trung Quốc đã tràn vào miền Trung và miền Nam để gom nguyên liệu. Tại cảng cá, chợ cá nào cũng xuất hiện đội ngũ này.
Càng đến cuối năm, các thương nhân Trung Quốc càng mạnh tay trả giá. Tại khu vực biên giới Lào Cai, các công ty buôn bán biên mậu của các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam (Trung Quốc) cũng thông báo cần nhập số lượng lớn tôm, mực, cá đông lạnh. Nhu cầu lên tới 530 triệu USD/năm.
Đói nguyên liệu
Theo ông Trần Văn Lĩnh, giá nguyên liệu bị đẩy lên cao khiến nhiều nhà máy thủy sản ở miền Trung không mua đủ hàng chế biến.
Thương nhân Trung Quốc đổ xô tới Vietfish mua thuỷ hải sản
SGTT – 7 giờ trước
SGTT.VN - Một đoàn thương nhân Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tại hội chợ triển lãm quốc tế thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) tìm mua thuỷ hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga… Sự xuất hiện với số lượng đông bất ngờ của các thương nhân Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng lúng túng khi tìm không đủ phiên dịch...
Trung Quốc ồ ạt gom nông sản VN
Thanh Niên – Thứ tư, ngày 15 tháng sáu năm 2011
Trong khi giá cả trong nước tăng cao, nhiều mặt hàng nông sản khan hiếm thì các thương nhân Trung Quốc (TQ) vẫn ồ ạt gom hàng khiến nguồn cung càng thêm căng thẳng. Nhiều doanh nghiệp trong nước hiện không thể cạnh tranh mua nguyên liệu.
Trung Quốc gom hàng, nhiều loại thực phẩm trong nước lên giá
SGTT – Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2011
Nhiều loại thực phẩm như trứng, thịt, đường, củ quả đang được gom mạnh bán sang Trung Quốc. Đây được cho là nguyên nhân khiến các mặt hàng này tăng giá.
Giá trứng gia cầm bán lẻ tại TP.HCM đang tăng. Trứng vịt loại 1 bán tại chợ đã là 30.000 – 31.000 đồng/vỉ… Tăng nhiều nhất là trứng vịt muối, từ mức 3.500 đồng/trứng lên 5.000 đồng/trứng.
Trung Quốc thu mua cả vịt đẻ
Thương nhân Trung Quốc tranh mua thủy sản, cao su...
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 24 tháng mười một năm 2010

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

CÓ LẼ NÀO

Cảm xúc khi đọc tin tướng Trung quốc tuyên bố “ sẽ cho Việt nam một bài học lớn hơn “ và  “Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc” của TTXVN ngày 26/6/2011.

Bao tháng ngày rong ruổi, đa mang
Rồi bỗng hôm nay thấy tâm hồn trống vắng
Bởi khi đọc bản tin trên báo
“Thông tin báo chí chung hai nước Việt-Trung”

Trung Quốc vừa rồi gây hấn Biển Đông
Vi phạm chủ quyền 200 hải lý
Quan hệ Việt-Trung mà sao phi lý?!
“… phát triển lành mạnh, đáp ứng nguyện vọng chung”…

Đầu óc quay cuồng, lẫn lộn, mông lung
Chẳng biết rồi đây điều gì đang đến
Biển đảo, chủ quyền, đâu còn, đâu mất…
Ta về đâu, ôi Tổ Quốc Việt Nam?!

Quan hệ Việt-Trung sao thật trái ngang
Kẻ mạnh xảo ngôn, bá quyền nước lớn
Bất chấp lương tri, pháp quyền quốc tế
Chính nghĩa về mình… ta bỏ phí thời cơ?!

Gốc nhân dân ai đã quên rồi
Lối cũ năm xưa trượt dài không lối thoát
Dòng máu Lạc Hồng mấy nghìn năm bất khuất
Có lẽ nào
               Bất lực
                               trước thù xưa?

26.6.2011
Của bạn tôi gửi cho tôi

BIỂN CỦA AI

1 - Tin từ Bộ Chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, sáng 10-6, tàu cá QNG 94257 TS của ông Nguyễn Kiệm (ngụ xã Phổ An, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã cập bờ báo cáo về việc bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 309 bắt giữ lúc đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa vào chiều 24/5.

2 - Lúc 10 giờ 5 phút sáng 1/6, thuyền trưởng Lê văn Giúp cấp báo về Bộ chỉ huy bbooj đội biên phòng Phú yên, báo tin bị tàu Trung quốc bắn và kìm kẹp ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt nam.

3 – Sáng 17/6, Bộ chỉ huy biên phòng Quảng ngãi cho biết, từ tháng 5/2011 đến nay, Quảng ngãi có 5 tàu cá khi hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng sa đã bị Trung quốc tịch thu tài sản trên biển.

4 - Gần đây nhất là vào khoảng 9 giờ sáng ngày 14/6, tàu cá QNg 66 047 của ông Trần Hiền (1980), quê ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, trên tàu có 10 ngư dân, khi qua khu vực đảo Đá Lồi thì bị tàu 45 012 của Trung Quốc khống chế và trấn lột trên 500 kg hải sản. Khi về cảng Lý Sơn vào chiều hôm qua 16.6, ông Hiền báo cáo vụ việc này ngành chức năng và cho biết, tàu 45 012 có trang bị vũ khí.

Theo thống kê, đây là trường hợp thứ 5 tàu cá của Quảng Ngãi hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu Trung Quốc trấn lột tài sản. Đó là các tàu cá QNg 90 016 của thuyền trưởng Phạm Hà, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn; tàu QNg 66 369 TS của thuyền trưởng Huỳnh Công Nhiệm (30 tuổi) ở xã An Hải – Lý Sơn; tàu QNg 66 101 TS, do thuyền trưởng Lê Vinh, quê ở xã An Vĩnh điều khiển và tàu QNg 90 019 TS của thuyền trưởng Võ Đào, quê ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.

Trao đổi với chúng tôi sáng 17.6, ông Phùng Đình Toàn – chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi, cho hay: "Chỉ tính từ năm 2009 đến tháng 6.2011, phía Trung Quốc đã bắt, xử phạt, tịch thu tài sản đến 62 tàu/867 ngư dân của Quảng Ngãi".

Đại tá Dương Đề Dũng  - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP TP. Đà Nẵng cho biết : Chỉ tính từ tháng 3/2011 đến nay, đã có trên 100 tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Vụ việc mới nhất là ngày 10/5, theo tin báo từ các tàu cá ngư dân về Ban tác chiến, 3 tàu cá Trung Quốc hành nghề câu mực ngang nhiên vào tận vùng biển Đà Nẵng, cách Đà Nẵng 30 hải lý về hướng Đông Bắc.

Trước đó, ngày 5/5, Ban tác chiến Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cũng phát hiện 7 tàu cá Trung Quốc vào sâu vùng biển Việt Nam, cách Đà Nẵng 40 hải lý về phía Đông Bắc.

Ngày 25/4, 30 tàu cá Trung Quốc hành nghề câu mực cách Đà Nẵng 38 hải lý… Thông thường, tàu cá Trung Quốc đi theo đoàn, ban đầu dò la vùng lân cận, sau đó, ngày càng có biểu hiện đánh bắt sâu vào vùng biển Việt Nam, phổ biến cách Đà Nẵng 25- 30 hải lý về hướng Đông, Đông Bắc, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 30 – 50 hải lý.
Ngày 31/5, đại úy Đỗ Trọng Đại - Trợ lý tác chiến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên, cho biết, liên tục những ngày gần đây, có khoảng 200 tàu cá Trung Quốc xâm phạm vào ngư trường thuộc vùng biển Phú Yên (tại tọa độ 10 - 15 độ vĩ Bắc; 111 độ 40 - 113 độ 30 độ kinh Đông, cách Mũi Điện (Phú Yên) 120 hải lý về phía đông). Đây là vùng biển mà các tàu câu cá ngừ đại dương của Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định hay đánh bắt.

Ngoài ra, ngư dân Trần Văn Nhựt - thuyền trưởng tàu cá PY - 92648 (Phú Yên), cũng cho biết, tại tọa độ 10 - 12 độ vĩ Bắc; 111 độ 40 - 112 độ 30 độ kinh Đông, cách đảo Trường Sa 80 hải lý, cũng có khoảng 200 tàu cá Trung Quốc hay xuất hiện hành nghề câu mực.
Theo ông Nhựt, tàu đánh cá của Trung Quốc có công suất đèn lớn, kích thước rộng và dài gấp từ 2 – 3 lần tàu ngư dân Việt Nam, nên gây khó khăn cho việc đánh bắt trên biển của tàu cá Việt Nam.

Bộ đội Biên phòng Phú Yên đã báo cáo các sự việc trên cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, và đề nghị Hải quân Vùng 4 cùng Cảnh sát biển Vùng 3 can thiệp giúp đỡ ngư dân ta.

Tất Thành tổng hợp

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Trung Quốc 'tập trận liên tục'

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) dẫn các tờ báo tiếng Hoa là Nhật báo Giải phóng quân Nhân dân, tờ Tấm gương trụ sở ở Bắc Kinh và tờ Nhật báo Thanh niên, cho hay đã có ít nhất ba cuộc tập trận, trong đó có một cuộc dò phá mìn ngoài biển và một vụ bắn thử tên lửa.
Thứ Sáu tuần trước 17/06, quân đội Trung Quốc cho biết là đã tập trận hỗn hợp ba ngày ở Biển Đông. Cuộc tập trận có sự tham gia của cảnh sát biển và lực lượng hải giám đã diễn ra gần đảo Hải Nam.
Tuy không nói rõ thời điểm của cuộc tập trận, nhưng thông tin được công bố trên Nhân dân Nhật báo hôm thứ Sáu nói tổng cộng 14 tàu tuần tra, chiến hạm săn tàu ngầm và hai chiến đấu cơ đã có mặt.
Mục tiêu của hoạt động này là luyện tập chống tàu ngầm, hậu cần và phòng thủ đảo nhằm ứng phó với các khủng hoảng nảy sinh.
Bên cạnh các cuộc tập trận nói trên, còn có tin đăng trên tờ Ta Kung Pao cũng của Hong Kong về ít nhất sáu cuộc tập trận khác trong tháng Sáu này, trong có các cuộc đổ bộ trên đảo Hải Nam.
Tàu tuần dương lớn nhất của Trung Quốc mang tên Hải Tuần 31 vừa cập cảng Singapore sau khi đi qua các vùng Biển Đông đang còn tranh chấp.
Giới quan sát nói chuyến hải hành của Hải Tuần 31, cũng như các cuộc tập trận, là thông điệp khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời cũng là tín hiệu cảnh báo các nước trong khu vực về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Lý Hồng Mai, người chủ trì một chuyên mục thường kỳ trên tờ báo chính thống Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa có phân tích nói Hà Nội cần "thức tỉnh trước nguy cơ".
Bà Lý nói các hành động như diễn tập bắn đạn thật hay chỉ thị về điều kiện nhập ngũ... của Việt Nam cho thấy Việt Nam đang muốn "huy động ủng hộ của quốc tế" trong tranh chấp với Trung Quốc.
"Một trong các lý do là Việt Nam, cũng giống như các nước quanh Nam Hải (Biển Đông), vẫn còn mang ảo tưởng về bàn tay giúp đỡ của Mỹ trong trường hợp xung đột leo thang thành chiến tranh".
 Cây bút này đanh thép tuyên bố rằng điều này không phải là cơ hội cho các nước với "tham vọng vô đáy" như Việt Nam "tính sổ với Trung Quốc".
Theo BBC

Đại Tướng Lê Đức Anh nói về cách hành xử với TQ ở Biển Đông


Đại tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trò chuyện về câu chuyện biển Đông ngày 2/6/2011: "Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền khu vực đó, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất" .
Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân
Thưa ông, cảm nghĩ của ông về câu chuyện biển Đông tại thời điểm này như thế nào?
Tin là ta thuộc về lẽ phải. Thế giới bây giờ công khai rồi, có ai giấu được ai chuyện gì đâu, nữa là chuyện trên biển Đông. Nước nào dù có ý đồ không tốt đi nữa cũng phải tôn trọng lẽ phải. Không giấu được. Giấu thì người ta lại tưởng mình sợ.
Và vì thế, với thế giới ta phải công khai minh bạch và nói rõ thông tin, không những các nước Đông Nam Á sẽ đồng tình và đấu tranh mà cả thế giới nữa. Ngay cả người dân Trung Quốc họ hiểu, họ ủng hộ và tôn trọng lẽ phải. Không phải người dân Trung Quốc bất chấp lẽ phải đâu. Họ cũng muốn hòa hiếu, muốn ổn định, hòa bình.
Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân.
Theo Bee.net

Lời  "tám" thêm của Tất Thành " Bọ Lập đã có thơ " Chúng tao chỉ có hai hòn, mày mà cắt mất tao còn sống sao    "


- .

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Ông Quý Ơi

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chúng tôi lẽ ra đã có thể giành được hơn nhiều, nhiều lắm. Chúng tôi đã thỏa thuận trước với người Trung Quốc về mọi vấn đề - nhưng Chu Ân Lai đã họp kín với Măng-đét Phrăng, và tất cả đều bị thay đổi. Nếu lúc đó chúng tôi cứ tiếp tục chiến tranh, thì có lẽ chúng tôi đã thắng và được tất cả. Phải nói rằng người Trung Quốc đóng một vai trò cực kỳ nguy hiểm trong suốt cuộc thương lượng, và đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện nhất”.
“Chúng tôi đã học được một bài học lớn qua những mưu đồ của Trung Quốc – trong những cuộc thương lượng ngoại giao, điều quyết định là phải nắm chắc mọi việc trong tay mình. Đừng để cho người khác can thiệp vào! Chỉ thương lượng vì lợi ích của chính mình – Chính vì vậy mà tại Hội nghị Pa-ri chúng tôi đã giữ vững quyền kiểm soát – điều này làm cho người Trung Quốc hết sức bất bình. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh và có đủ khả năng lập lại hòa bình, hoặc ít ra là bảo đảm cho mình một thế thắng trong trường hợp phải cần đến một vòng nữa trên trường đấu.
Một điều mà Trung Quốc và Ních-xơn, Kít-xinh-giơ đã thỏa thuận trong các cuộc hội đàm ở Bắc Kinh đều nhằm áp đặt các điều kiện, để lợi dụng các chiến thắng của chúng tôi trên chiến trường. Nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng tôi, và mãi mãi sẽ là bạn của chúng tôi. Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đã lợi dụng xương máu của chúng tôi vì lợi ích của chính họ; dùng hình hữu nghị Việt – Trung vào những mục đích bành trướng của chính họ.
Vì những sự phản bội ở Giơ-ne-vơ, cuộc đấu tranh của chúng tôi đã phải kéo dài thêm 20 năm; những kinh nghiệm của chúng tôi về quân sự, chính trị và ngoại giao đã chứng minh một điều: phải tuyệt đối độc lập. Đây là một thực tế sống đụng đến xương máu của chính mình”.

Tàu chiến Hoa Kỳ vào thăm Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tàu chiến Hoa Kỳ sẽ vào thăm Việt Nam
Tại cuộc họp báo hàng tuần ở Hà Nội hôm nay 23/6/2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tàu chiến Hoa Kỳ sẽ vào thăm Việt Nam và "tăng cường quan hệ" cùng hải quân nước chủ nhà.
Bà Nguyễn Phương Nga trả lời nhà báo nước ngoài nói: "Về việc tàu Hải quân Mỹ tới thăm cảng của Việt Nam thì hiện hai bên vẫn đang trao đổi để thống nhất chương trình cụ thể."
Điều này cho thấy hai bên vẫn chưa công bố thời gian, địa điểm cụ thể về chuyến thăm mà một số hãng tin nước ngoài cho là sẽ diễn ra vào tháng 7 năm nay.
Về đường lối chung, bà Phương Nga nói: "Việt Nam có các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa hải quân Việt Nam với hải quân của một số nước. Và việc tàu hải quân của các nước tới thăm cảng của Việt Nam cũng là việc bình thường và cũng đã được tiến hành trong một số năm gần đây."
Bà xác nhận rằng "những hoạt động sắp tới của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam cũng là hoạt động định kỳ hàng năm và cũng đã được trao đổi, thỏa thuận trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước".
Tuy không dùng từ "diễn tập hải quân" nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hải quân hai bên hợp tác " với mục đích thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi các vấn đề chuyên môn và về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn".
Được biết hai tàu khu trục và một tàu cứu hộ của Hoa Kỳ chuẩn bị tham gia diễn tập cùng quân đội Philippines từ 28/6/2011.
"Cuộc diễn tập hải quân chung sẽ được khai mạc vào ngày 28/6 tại Bộ Tư lệnh Hải quân miền Tây" của Philippines, theo lời Thiếu tướng Jose Miguel Rodriguez, cho báo chí biết hôm giữa tháng 6.
Ngay từ đầu tháng, báo nước ngoài nói tàu chiến Mỹ từ hạm đội Thái Bình Dương có 10 ngày tập trận tại vùng biển Đông Nam Á, với Philippines và sau đó là với Việt Nam.
Phía Philippines cho hay cuộc diễn tập hải quân chung đã lên kế hoạch từ trước được gọi là "Hợp tác Sẵn sàng Chiến đấu và Huấn luyện Trên biển" (CARAT) sẽ diễn ra ở vùng biển Sulu.
Còn cho tới nay, Việt Nam và Hoa Kỳ chưa công bố chi tiết cuộc diễn tập dự kiến hai bên cùng tổ chức là ở đâu và ngày giờ ra sao.
Năm ngoái, hải quân Mỹ - Việt đã có cuộc diễn tập cứu hộ chung ở Biển Đông, bất chấp phản đối từ Bắc Kinh.
Trung Quốc gần đây, qua lời một Thứ trưởng Ngoại giao, lại phê phán việc Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Biển Đông.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Khi học giả quốc tế "chỉnh huấn" Trung Quốc về Biển Đông

"Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét. Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".

TNS John Mc Cain: Trung Quốc đang hành xử hiếu chiến và yêu sách tham lam ở Biển  Đông.

GS Tô Hạo đến từ ĐH Ngoại giao Trung Quốc trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông:  "Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc sợ và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông". 

Ối Trời ơi. Xem đầy đủ ở :
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-22-khi-hoc-gia-quoc-te-chinh-huan-trung-quoc-ve-bien-dong

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?

Thề quyết tử vì Tổ Quốc

-         Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Hoàng Sa là của Việt Nam - những minh chứng lịch sử

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều đó đã được minh chứng bằng những tài liệu lịch sử có sức thuyết phục. Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam phải kể đến là tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại (1926-1945) viết trên giấy cỡ 21,5x31cm, một phần trong đó mang nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vừa được nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm thấy, bàn giao cho Bộ Ngoại giao hôm 26/6.
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An (trái) trao tờ Châu bản gốc cho đại diện Bộ Ngoại giao. Ảnh giadinh.net

Tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại được tìm thấy tại Phủ Ngọc Sơn công chúa (con gái vua Đồng Khánh và là em ruột vua Khải Định), có nội dung: Vào ngày 10/2/1939, Tòa khâm sứ Trung kỳ có đề nghị Nam triều nên thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung kỳ, vì họ đã có công trong việc dẹp loạn “man di” ở miền núi và có công trong “việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa”.

Đến ngày 15/2/1939, Tổng lý ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh dâng lên hoàng đế Bảo Đại để nhà vua duyệt và nhà vua đã phê vào văn bản là “chuẩn y”. Một lần nữa văn bản này khẳng định, dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

 
 Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa. Ảnh tư liệ

Thêm vào đó là sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm. Đã được hậu duệ của dòng họ Đặng, ông Đặng Văn Thanh trao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.  Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835). Đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sắc chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong buồm đến Hoàng Sa để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này.
Từ sắc chỉ này, theo nghiên cứu của giới sử học Quảng Ngãi, công việc bảo vệ Hoàng Sa thời xưa kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở quần đảo Hoàng Sa. Không chỉ tộc họ Đặng mà ở huyện đảo Lý Sơn còn có các tộc họ Võ, Phạm, Nguyễn... cũng liên tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa theo lệnh của triều đình
Bia chủ quyền VN ở Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930 (ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng)
 Và mới đây nhất cũng từ tủ sách gia đình tại phủ của Công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em vua Khải Định, cô ruột vua Bảo Đại) ở 31 Nguyễn Chí Thanh, TP Huế, nhà Huế học Phan Thuận An vừa tìm thấy thêm một Châu bản của triều Nguyễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo ông Phan Thuận An : Tờ Châu bản này khẳng định thêm một lần nữa là trước khi diễn ra Thế chiến thứ 2 và quân đội Nhật tấn công, xâm chiếm vùng châu Á - Thái Bình Dương, đảo Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc thì Hoàng Sa vẫn trở lại thuộc chủ quyền của nước ta như cũ”.

Ông Nguyễn Văn Đức
Và qua lời kể của ông Nguyễn Văn Đức, 35 năm trước cùng các cộng sự vượt trùng dương đến với Hoàng Sa. Nhiệm vụ của ông là canh giữ biển trời Tổ quốc với chức vụ là đảo trưởng theo lệnh của Bộ chỉ huy biệt khu Quảng Đà. Khi đó quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, thuộc về người Việt, đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Theo lời ông Đức có hai di tích ở đảo Hoàng Sa ông không thể nào quên. Đó là cái miếu nhỏ ở góc đảo mà anh em lính đảo vẫn thường ra đó để tìm chút an bình giữa sóng gió. Và một nghĩa trang có hơn 30 ngôi mộ là hài cốt của những chiến sĩ người Việt ngã xuống vì bệnh tật nơi đảo xa, là nắm xương của những người con Việt đã nằm xuống sau những lần đụng độ với âm mưu xâm lược của ngoại bang.

Ở đó còn có cả hài cốt của những ngư dân từ miền Trung, miền Bắc gặp nạn trên đường mưu sinh. Và cũng có cả những nắm xương của lính nước ngoài bị chúng ta hạ gục khi âm mưu đánh chiếm đảo.

Ngoài ra, trên đảo còn có  một tấm bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930.

Đến năm 1974, Trung Quốc là nước có tranh chấp với Việt Nam và đã chiếm đóng trái phép quần đảo này.

Những người con đã hy sinh vì đất nước mãi mãi được vinh danh

Ngày 19-1-1974, ngày quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - một phần máu xương của Tổ quốc Việt Nam. Theo lời kể của ông ông Lữ Công Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4 thì vào thời điểm ấy phía Trung Quốc đã cho người bí mật làm những nấm mộ giả trong mộ không có xương cốt, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đã dựng lên để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo.

Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa - Ảnh tư liệu


Trong các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15-1-1974, quân Trung Quốc đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond)...

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc, đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Và trận hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra ngày 19-1-1974.

Cả ngày 17 và 18-1-1974, biển Đông dậy sóng. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nửa đêm 18-1, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã ra đến nơi chi viện. Đêm ấy, bầu trời Hoàng Sa tối đen như mực, một đêm cực kỳ căng thẳng.
 Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974

Nhiều người con của Việt Nam đã hy sinh anh dũng để giành lại lãnh thổ nước nhà. Những chiến sỹ bị thương nguyện chiến đấu đến cùng để bảo vệ Hoàng Sa, Ông Lữ Công Bảy nhớ lại: Tình hình bắt đầu căng thẳng, báo hiệu một trận đụng độ sinh tử không thể nào tránh khỏi.

Phía Trung Quốc nổ súng trước. Vào lúc 8g30, một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Tiếp đó, hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng.

HQ-4 và HQ-5 quay đầu về hướng nam. Sau đó một giờ không còn thấy HQ-5 ở đâu. HQ-5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục nên “rớt” lại đâu đó. Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một mình. Đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, hạm trưởng Vũ Hữu San đã vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.
Ông Lữ Công Bảy
Lúc này tôi mới rời được đài chỉ huy. Trên đường xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng... Hơn 130 binh sĩ bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang phòng ăn.

Ngay sau đó, tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo: “Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”. Nhìn sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động, không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử hy sinh cho dân tộc Việt Nam.                           
Tôi vào phòng hải đồ phía sau đài chỉ huy mệt lả và thiếp đi, đến khi thức dậy trời tối hẳn, trung sĩ nhất giám lộ Khiết cho biết tàu đang quay đầu về Đà Nẵng. Anh nói hạm trưởng San báo cáo thẳng với tư lệnh hải quân là HQ-4 không còn khả năng chiến đấu, lương thực cạn, cơ số đạn không còn đủ để tác chiến, các khẩu đại bác đều có trục trặc... Lệnh từ đất liền: các tàu quay về, hủy bỏ lệnh tấn công tái chiếm Hoàng Sa.

Những người con anh dũng hy sinh cho dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi được ghi công, các anh đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của đất nước, nguyện quyết tử đến cùng để  giành  lại một phần máu xương của Tổ quốc, các anh hy sinh vì quyền lợi của cả dân tộc Việt Nam. Riêng với những chiến sỹ may mắn sống sót trong trận chiến sinh tử  năm 1974 như ông Lữ Công Bảy , Nguyễn Văn Đức lại luôn đau đáu một nỗi niềm, như ông Đức đã từng nói : "Tôi  sợ những bạn trẻ sẽ quên, sẽ không biết và không nhớ về Hoàng Sa, sẽ quên mất một phần máu thịt của Tổ quốc, sẽ quên mất rằng có rất nhiều người con của đất Việt đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong ngày đáng nhớ 19-1-1974". Có lẽ đó không phải điều trăn trở của riêng ông.
* Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

* Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng sa.

* Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.

* Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.
PV
Tin biên tập
Nguồn tin: Vitinfo.vn