Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Sự kiện Thái Bình 1997



Sự kiện Thái Bình năm 1997 mặc dù được nghe “truyền miệng” nhiều nhưng lại ít thấy có cuốn sách nào, tờ báo chính thống nào nói một cách đầy đủ và hệ thống. Dù sao, nói đến Thái Bình 1997, người ta vẫn giữ thái độ dè dặt và thận trọng khi phát ngôn, bởi người ta vẫn nghĩ nó "nhạy cảm”. Sau khi dư luận lên tiếng về vụ Tiên lãng thì sự ám ảnh nặng nề mỗi lần nhắc đến Thái bình có giảm xuống.

Mới đây TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH chỉ đạo cho ra đời cuốnTỪ ĐIỂN THÁI BÌNH do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản 2010.
Cuốn sách, theo lời giới thiệu của ông Bùi Tiến Dũng – Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh giới thiệu, “gồm 5.000 mục từ với hơn 1.300 trang”, đáng được xem là một công trình từ điển bách khoa về Thái Bình.
Không ngại va chạm để nói đến những sự kiện lịch sử có tính bước ngoặt, lần đầu tiên một ấn phẩm, một công trình đồ sộ do Tỉnh Thái Bình xuất bản chính thức đưa Sự kiện Thái Bình  1997 vào  sách dưới những  đề mục nhỏ, như một  sự công nhận lịch sử mà không hề chối bỏ. 

Cuốn TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH là sách tra cứu và không  phải ai cũng có thể sở hữu vì số bản in không nhiều. Đối với sự kiện Thái Bình năm 1997, có 4 đề mục nhỏ  là: Vụ Quỳnh Hoa, Vụ Quỳnh Hội, Vụ Quỳnh Mỹ và Vụ Thái Thịnh.
Xin trân trọng giới thiệu lại toàn bộ 4 vụ này trong cuôn TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm.
1. Vụ Quỳnh Hoa
"Điểm nóng số 1 của tỉnh. Chiều ngày 16/6/1997, khoảng 300 người dân xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ đã bắt giữ Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã và Phó ban tài chính xã dong lên huyện, đi bộ trên quãng đường 7km dưới trời mưa không cho đội mũ nón, vừa đi vừa lăng mạ, chử bới, đánh đập. UBND huyện cứ người ra tiếp, trong cuộc đối thoại, yêu sách của dân tập trung vào việc đòi xử lý cán bộ xã tham nhũng, tiêu cực; huyện yêu cầu trả tự do cho cán bộ xã và hứa cử đoàn thanh tra về làm rõ, nếu cán bộ vi phạm sẽ xử lý. 
 Sau đó, tại xã Quỳnh Hoa vẫn tiếp tục tiếp diễn tình trạng lăng mạ, vây ép đòi cán bộ xã phải ký vào những văn bản do một số người thảo sẵn. Ngày 12/9/1997, 34 cán bộ xã Quỳnh Hoa gồm Đảng ủy, UBND, Công an, xã đội, các đoàn thể HTX nông nghiệp và 6/10 trưởng xóm mang 6 con dấu và đơn xin nghỉ việc lên trả cho huyện. Không khí ở địa phương rất căng thẳng, ngày nào cũng có hàng trăm người lên UBND xã chất vấn cán bộ. Ngày 12/11/1997, khoảng 400 người dân xã Quỳnh Hoa kéo lên UBND tỉnh khiếu tố, đòi gặp chủ tịch tỉnh.
Do không chấp nhận giải thích của lãnh đạo UBND tỉnh, một số người đã hành động quá khích, gây rối trật tự công cộng, lăng mạ chửi bới cán bộ trước cổng UBND tỉnh. Đoàn người tập trung ngời cổng trụ sở UBND tỉnh từ sáng tới chiều tôi thì nhiều người trèo qua cổng và hàng rào tràn vào UBND tỉnh, đập phá cửa kính, hò hét, chửi bới.
Trước tình hình đó, ngày 13/11 cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt một số người phạm pháp quả tang trong đoàn khiếu kiện tại thị xã và tại xã Quỳnh Hoa. Đối phó lại, ngay chiều tối hôm ấy, tại xã Quỳnh Hoa hàng nghìn người bao vây cản trở không cho công an thi hành nhiệm vụ, lùng sục bắt giữ 23 công an và 1 cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; cướp 1 máy bộ đàm ném xuống ao, phá hỏng 1 xe ô tô; đối xử tàn nhẫn thô bạo với những người bị bắt đồng thời tổ chức rào làng, đặt chướng ngại vật, huy động thanh thiếu niên sử dụng dao kiếm, côn gậy tuần tra canh gác, liê tục đánh kẻng, gõ mõ báo động, kiểm soát chặt chẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” gây không khí căng thẳng.
Trong khi đó, hàng trăm người ở các xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Giao, Quỳnh Thọ, An Ấp, An Thái cũng kéo sang Quỳnh Hoa, càng làm cho tình hình thêm phức tạp.
Sau 2 ngày thuyết phục vận động, đến 16h ngày 16/11/1997, 20 cán bộ chiến sĩ công an mới được trả tự do (4 chiến sĩ đã tự giải thoát)
Hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể xã Quỳnh Hoa hoàn toàn bị tê liệt, không kiểm soát được tình hình. Các đoàn công tác của tỉnh, huyện cũng phải rút khỏi Quỳnh Hoa. Sự kiện Quỳnh Hoa gây chấn động dư luận, thu hút sự quan tâm chú ý của cả nước.
Từ ngày 2 đến 4/7/1998, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật” xảy ra tại Quỳnh Hoa. Vụ án có 40 bị cáo, đông nhất từ trước đến nay ở Thái Bình, 28 bị cáo bị tạm giam, 12 bị cáo tại ngoại, một số bị cáo là thương binh, đối tượng chính sách.
Đào Văn Tá bị xử phạt 11 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Văn Hội 9 năm tù giam, Nguyễn Xuân Hùng 8 năm tù giam. Các bị cáo khác bị phạt tù từ 7 năm đến 18 tháng tù cho hưởng án treo. Đồng thời cơ quan cảnh sát điều tra Thái Bình cũng quyết định khởi tố vụ tham ô tài sản XHCN đối với Nguyễn Thanh Vận, Phan Văn Phền, Chủ nhiệm và nguyên chủ nhiệm  HTX nông nghiệp Quỳnh Hoa."
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1082 – 1083.
2. Vụ Quỳnh Hội
“Sự kiện khởi đầu của tình hình mất ổn định  chính trị - xã hội ở Thái Bình. Trong 2 tháng  cuối 1996, hàng trăm người ở xã Quỳnh Hội huyện Quỳnh Phụ nhiều lần lên xã, huyện, tỉnh khiếu tố về việc UBND huyện Quỳnh Phụ không thực hiện quỹ đất 5% là trái với chủ trương của tỉnh; các khoản dân phải đóng góp quá lớn; cán bộ xã có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Dân yêu cầu cấp trên thanh tra, xử lí cán bộ sai phạm.
Ngày 5/12/1996, UBND huyện Quỳnh Phụ thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tiến hành thanh tra việc xây dựng cơ bản, ngân sách xã và kinh tế HTX Nông nghiệp. Kết quả thanh tra xây dựng cơ bản (trạm bơm, cải tạo mương máng, làm đường giao thông…) bước đầu phát hiện có dấu hiệu tham ô 90.600.000 đồng.
 Thanh tra kinh tế, tài chính xã, phát hiện chi sai nguyên tắc 48.275.000 đồng. Ngoài ra còn có nhiều biểu hiện tiêu cực trong việc mua thóc giống, vay tiền cá nhân sử dụng cho HTX với lãi suất cao…
19h30 ngày 26/12/1996, Chi nhánh điện Quỳnh Phụ ngừng cấp điện cho xã vì còn nợ chi nhánh 3.800.000 đồng. Hàng nghìn người trong xã kéo đến nhà chủ tịch UBD xã thắc mắc và một số người quá khích đã đập phá tài sản, làm thiệt hại khoảng 3.000.000 đồng.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo công an tỉnh, của Thường trực huyện ủy, UBND huyện Quỳnh Phụ, lực lượng công an và các ngành đã tập trung giải quyết nhằm ổn định tình hình.
Ngày 26/12/1996, Công an huyện Quỳnh Phụ đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Toán, Phạm Văn Quýnh, Nguyễn Tiến Mừng.

Ngày 14/1/1997, khởi tố điều tra vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản XHCN, khởi tố 3 bị can: Đặng Đình Thảo (Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Chủ nhiệm HTX), Nguyễn Quốc Dũng (kế toán trưởng), Vũ Thị Tám (thủ quỹ HTX nông  nghiệp).”

Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1083.
3. Vụ Quỳnh Mỹ
Vu gây rối trật tự nghiêm trọng nhất. Ngày 6/5/1997, Phạm Hữu Hoành, Phạm Văn Tới và Nguyễn Văn Ty  tự nhận là đại diện cho nhân dân đứng ra in giấy mời, triệu tập Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Bí thư chi bộ, xóm trưởng, trưởng các ban ngành của xã về Hội trường UBND để họp bàn chống tham nhũng.
Tại đây Phạm Hữu Hoành công khai đả kích , phê phán chính quyền xã, kích động quần chúng kéo lên huyện, tỉnh yêu cầu xử lý những cán bộ mà họ cho là tham nhũng.
Xét hành vi của Phạm Hữu Hoành và Phạm Văn Tới có dấu hiệu về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước và xã hội”, ngày 8/5/1997, Công an huyện Quỳnh Phụ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt Phạm Hữu Hoành và Phạm Văn Tới. Lập tức, từ ngày 9 đến 11/5/1997, hàng nghìn người xã Quỳnh Mỹ và các xã lân cận liên tiếp kéo lên huyện đòi thả người bị bắt.
Chiều 10/5, khoảng 3.000 người đã tràn vào Viện kiểm sát nhân dân huyện, một số người đã đập phá phòng làm việc và lăng mạ, súc phạm Viện trưởng; thu và xé tài liệu của Viện kiểm sát nhân dân.
Tình hình càng căng thẳng khi hàng trăm người của xã Quỳnh Hồng cùng số dân xã Quỳnh Mỹ kéo đến bao vây trụ sở công an huyện. Trong suốt 6 giờ đồng hồ (từ 19 giờ ngày 10/5 đến 1 giờ sáng ngày 11/5) khoảng 2.000 người tụ tập trước trụ sở công an huyện. Lợi dụng đêm tối, một số người quá khích hò hét, chửi bới, xô đổ cổng, dậu của Công an huyện và trường Đảng huyện; dùng gạch đá tấn công trụ sở và cán bộ chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ. Họ còn dùng các vật cản chắn đường ô tô, ngăn không cho lực lượng công an tỉnh và công an các huyện tăng cường; đồng thời tổ chức săn lùng, đánh đuổi các chiến sĩ công an. 11 cán bộ chiến sĩ công an bị thương, nhiều tài sản bị hư hỏng, trong đó có 3 xe chữa cháy, 1 xe cứu thương, 1 xe chở quân, vỡ nhiều lá chắn, hỏng toàn bộ cánh cửa nhà 2 tầng, hệ thống chiếu sáng và nhiều máy móc thông tin liên lạc..
Để giảm bớt áp lực của quần chúng, tạm ổn định tình hình, Thường trực Tỉnh ủy và UBND Tỉnh đã họp bàn thống nhất chủ trương tạm tha 2 đối tượng bị bắt. Được thể, một số người ở Quỳnh Mỹ đã ép Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện phải ký vào văn bản họ viết sẵn, thừa nhận việc bắt người là sai rồi công bố trên Đài truyền thanh xã Quỳnh Mỹ và tổ chức ăn mừng thắng lợi.
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1083 - 1084.
4. Vụ Thái Thịnh
Vụ tham nhũng, tiêu cực và gây rối trật tự công cộng điển hình ở huyện Thái Thụy. 
Ngày 25/6/1997, 60 người dân xã Thái Thịnh lên UBND tỉnh kiến nghị giải quyết thanh quyết toán các công trình xây dựng của xã và tố cáo Chủ tịch xã vi phạm luật đất đai, tham nhũng. Buổi tối cùng ngày, quần chúng họp tại 2 địa điểm xóm 1 và xóm 5 để nghe thông báo kết quả đi khiếu kiện ở tỉnh về.
14h ngày 26/6/1997, trong lúc Đảng bộ xã đang họp bàn chủ trương thực hiện công văn số 279 của UBND tỉnh, hơn 200 người kéo đến bao vây trụ sở, yêu cầu xã phải thực hiện ngay công văn số 279. Chủ tịch xã ra giải quyết yêu cầu mọi người giải tán. Quần chúng không  nghe và có lời lẽ thô tục, lăng mạ.
5h chiều cùng ngày, Chủ tịch huyện cùng đoàn cán bộ huyện Thái Thụy về xã  Thái Thịnh để giải quyểt, hứa sẽ chỉ đạo xã thực hiện nghiêm túc công văn 279 của UBND tỉnh. Có tới hàng nghìn quần chúng tụ tập tại trụ sở UBND xã. Những người quá khích đã ào lên vây giữ Chủ tịch huyện và đoàn cán bộ. Lực lượng công an tìm cách đưa được Chủ tịch huyện ra ngoài. Chủ tịch xã  và Trưởng công an huyện bị một số phần tử xấu hành hung trọng  thương. 6 cán bộ khác của xã, trong đó có Bí thư Đảng ủy và 3 an ninh viên bị xâm phạm đến thân thể. Toàn bộ bàn ghế, cánh cửa, tủ đựng tài liệu, tăng âm, loa đài của xã và HTX bị đập phá và mất 13,600,000 đồng quỹ UBND xã.
Sau đó, họ kéo đập phá nhà, tài sản gia đình Phạm Văn Chiêm (Chủ tịch xã), Phạm Văn Nghị (Phó Chủ tịch xã), Đinh Thị Tâng (Cán bộ địa chính xã), gây nhiều thiệt hại. 
Tình hình rối loạn diễn ra từ 7 giờ tối ngày 26/6 đến 1 giờ sáng ngày 27/6/1997.
Để giải quyết ổn thỏa tình hình xã Thái Thịnh, Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo 3 ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án tiến hành đồng thời việc điều tra truy tố những đối tượng quá khích, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật với việc truy tố những cán bộ xã có hành vi tham nhũng, tiêu cực là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc khiếu kiện phức tạp của quần chúng.
Ngày 3/7/1997, Công an tỉnh đã thực hiện lệnh bắt 5 đối tượng chủ yếu (Vũ Văn Kiện, Vũ Văn Tuấn, Phạm Văn Vịnh, Ngô Thị Duyên, Phạm Văn Khuynh) trong 36 đối tượng gây rối trật tự công cộng, cố ý hủy hoại tài sản XHCN, tài sản công dân, cố ý gây thương tích, xảy ra đêm 26/6/1997 tại Thái Thịnh.
Đồng thời, Công an tỉnh khẩn trương điều tra, xác định Phạm Văn Chiêm (Chủ tịch xã từ 1991 – 1997) đã cấp trái phép 23.686m2 đất và đã cùng Phạm Văn Thiện (Phó ban tài chính xã) vi phạm các quy định về chế độ, nguyên tắc quản lí kinh tế nhà nước, gây thất thoát ngân sách xã hơn 220 triệu đồng. Chiêm tham ô 24.670.000 đồng, Thiện tham ô 63.804 ngàn đồng.
Một số cán bộ  chủ chốt khác của xã như Phạm Thanh Nghị (Phó chủ tịch xã) , Phạm Văn Thái  (Bí thư Đảng ủy xã), Phạm Huy Khản (Phó Bí thư Đảng ủy xã), Phạm Thị Duyên (Thủ quỹ UBND xã) đồng phạm gây thất thoát 154 triệu đồng ngân sách xã. Ngoài ra, Nghị còn tham ô 13 triệu đồng, Thái 11 triệu đồng, Khản hơn 2 triệu đồng, Duyên 5 triệu đồng, Tăng hơn 13 triệu đồng.
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1084 - 1085.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Hai vụ xử oan chết người ở Bác giang, nghĩ về bọn trên cả luật ở đất nước này.


Nghĩ mãi việc khởi tố thẩm phán xử ông Chấn sai phạm ở đâu. Thằng công an trình ra chứng cứ chặt chẽ không thể bắt bẻ được, thằng cha Viện cứ khăng khăng buộc tội. Mấy lần xừ đi xử lại vẫn thế. Tôi nói thật ông thẩm phán tài giời mới trả lại được hồ sơ và dừng phiên toà.
Nói thế để thấy cội nguồn của tội ác là từ khâu đầu tiên : VIỆC BẮT NGƯỜI CỦA CÔNG AN.
Ủng hộ triệt để cho công an là thằng KIỂM SÁT ( các bạn nhớ cho là thằng Kiểm sát nó ‘’kiểm’’ từ lúc bắt ( phê chuẩn lệnh bắt ) đến buộc tội tại phiên toà ( đồng thời kiểm sát cả phiên toà ). Tài thánh ông thẩm phán dám tha cho ông Chấn.
Nay tôi tóm tắt một vụ nữa cũng ở Bắc giang, cũng thời điểm ấy, cả cái bọn luật pháp ở tỉnh này mê lú đến cỡ nào !
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 19 giờ ngày 26.6.2005 vợ chồng anh Sơn, chị Liễu ở xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đi làm đồng về phát hiện con gái mình là cháu Nguyễn Thị Yến (5 tuổi) mất tích. Đến sáng hôm sau thì phát hiện xác cháu bé ngoài đồng, khám nghiệm hiện trường và tử thi cho thấy nạn nhân bị hiếp dâm rồi bị giết.
Sau khoảng 4 tháng không tìm ra manh mối thủ phạm, cơ quan điều tra tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và phát động nhân dân tố giác tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của bà Ngô Thị Khuyến (SN 1930) và con gái là Trương Thị Năm (SN 1960) đều tố cáo bị Hàn Đức Long ở cùng thôn hiếp dâm.
Sau khi bị bắt giữ, Hàn Đức Long đã thú nhận việc hiếp dâm hai mẹ con bà Khuyến. Không những vậy cơ quan điều tra còn xác định Hàn Đức Long là thủ phạm hiếp giết cháu bé Yến.
Năm 2007, TAND tỉnh Bắc Giang đưa Hàn Đức Long ra xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa bị cáo kêu oan và cho rằng bị ép cung nhục hình. Mặc dù vậy Hàn Đức Long vẫn bị cho là có tội và bị tuyên án tử hình. Sau đó TAND Tối cao xét xử phúc thẩm cũng tuyên y án tử hình.
Lần kháng nghị thứ nhất cách đây đã hơn 5 năm, tháng 7/2009 thì Hội đồng Giám đốc thẩm đã có quyết định hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 504/2007/HSPT ngày 25/6/2007 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2007/HSST ngày 31/1/2007 của TAND tỉnh Bắc Giang
Đến năm 2011 TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai vụ án Hàn Đức Long, bị cáo vẫn bị tuyên án tử hình. Đến phiên phúc thẩm TAND Tối cao xử cũng tuyên án tử hình.
Bản Kháng nghị giám đốc thẩm số 29 được ký ngày 9/5/2014 có nội dung kháng nghị hủy án phúc thẩm và sơ thẩm do vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và nội dung, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kết án Hàn Đức Long.
Đây là lần thứ hai bản án tử đối với Hàn Đức Long bị Chánh án TANDTC kháng nghị, đề nghị hủy án khi mà bị án này đang chờ thi hành án.
Vụ án của Hàn Đức Long có sự trùng hợp với vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn ở chỗ, cả hai đều có “đơn tự thú” sau khi bị triệu tập lên cơ quan điều tra, đều kêu oan và tố cáo các Điều tra viên đã đánh đập, ép phải nhận tội. Ngoài ra, Kiểm sát viên của cả hai vụ án này đều là ông Đặng Thế Vinh (VKSND tỉnh Bắc Giang). Mới đây, ông Đặng Thế Vinh đã bị Cơ quan điều tra VKSNDTC khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Làm sai lệch hồ sơ vụ án” trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn. Hãy chờ xem thêm ở vụ ông Hàn Đức Long.
Ảnh ông Hàn Đức Long tại phiên toà. Ảnh ghép ông Long và ông Chấn.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Thư Chất Vấn và Kiến Nghị Gởi Hội Nghị Trung Ương 13 - Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khoá 9

Thư Chất Vấn và Kiến Nghị Gởi Hội Nghị Trung Ương 13 - Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khoá 9
Nguyễn Văn Thi
Ngày 23 tháng 09 năm 2005
Kính gửi:
• Tổng Bí thư và Bộ Chính trị
• Ủy ban Kiểm tra Trung ương
• Ban chấp hành Trung ương khoá 9
Đồng kính gửi:
• Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
• Đại tướng Võ Nguyên Giáp
• Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
• Đồng chí Nguyễn Đức Tâm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
• Đồng chí Phan Minh Tánh (tức Chín Đào), nguyên Trung ương Ủy viên, nguyên Phó Bí thư Thành ủy sau 1975
• Đồng chí Mười Hương, nguyên Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.
Căn cứ Điều lệ Đảng hiện hành về quyền của Đảng viên tại Điều 3 mục 3 và thể theo di nguyện của hai đồng chí trên 60 tuổi Đảng vừa quá cố là Phạm Văn Xô và Đồng Văn Cống, tôi Nguyễn Văn Thi (Năm Thi) sinh năm 1920, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, Ủy viên Tỉnh ủy, Ủy viên thường trực Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương - Bình Phước) từ năm 1942 đến 1946, Chi đội trưởng Chi đội 1, Liên trung đoàn 301 - 310, Tư lệnh đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn 1950, Bí thư Đảng bộ nhà tù Côn Đảo 1953, thời chống Pháp; Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Chỉ huy miền thời chống Mỹ, nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh, viết thư chất vấn kiến nghị này gởi Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 13, nội dung sau:
Những vụ việc chính trị nghiêm trọng xẩy ra trong 20 năm qua từ vụ Xiêm Riệp 1983, Sáu Sứ 1991, vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2 với quyền hạn siêu Đảng siêu Nhà nước, được hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh tình báo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định 96 của Chính phủ, vụ T4 (1997-1999) đến vụ vận động thay đổi, nói xấu, vu khống, lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước Đại hội 9 đều do bàn tay của nguyên cố vấn Lê Đức Anh.
Tôi đã có thư gởi Trung ương Đảng 3 lần để báo cáo sự thật về Lê Đức Anh.
- Lần thứ nhất, trước Đại hội 6 ngày 02/08/1986 tôi có thư gởi cho đồng chí Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Tâm để nói rõ “Tháng 02/1945 mới tổ chức Mặt trận Việt Minh trong công nhân cao su. Ngày vào Đảng (của Lê Đức Anh) do Đảng bộ Thủ Dầu Một có thể là đúng. còn trước 1945 tôi (Năm Thi) chưa thấy rõ, vì không có sự giới thiệu nào là một đồng chí Đảng viên nằm vùng”.
- Lần thứ hai, trước Hội nghị Trung ương 12 khoá 9 ngày 03/02/2005 tôi cùng đồng chí Phạm Văn Xô và đồng chí Đồng Văn Cống có thư gởi Ban Chấp hành Trung ương để báo cáo về 6 vấn đề của Lê Đức Anh mà ba chúng tôi hiểu biết rất rõ là:
  1. Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su.
  2. Lê Đức Anh không phải là Đảng viên từ năm 1938.
  3. Lê Đức Anh đã hai lần để sổng Toàn quyền Decoux, Thống đóc nam Kỳ Hoffen và chủ đồn điền De Lalant, sĩ quan Phòng nhì của Pháp.
  4. Lê Đức Anh đã bỏ chạy không tổ chức cho lực lượng võ trang đánh trả quân Pháp tập kích vào Thuận Lợi, đã phá huỷ một khối lượng lớn cơ sở vật chất dự trữ của miền Đông thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
  5. Lê Đức Anh đã phạm nhiều sai lầm từ 1979 đến 1989 khi lãnh đạo và chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu và giúp bạn ở Cămpuchia.
  6. Lê Đức Anh là người chồng phản bội ra Bắc được mấy năm nhờ Lê Đức Thọ ủng hộ bỏ vợ cũ trong Nam lấy vợ mới ngoài Bắc; còn cho chị Bảy Anh là phản động theo giặc, nhưng thực tế chị vẫn là một Tỉnh ủy viên đang công tác. Nay nghỉ hưu ở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lần thứ ba, ngày 11/04/2005 tôi thay mặt hai đồng chí Phạm Văn Xô và Đồng Văn Cống đã có thư thứ 3 gởi Ban Chấp hành Trung ương (Ban chấp hành Trung ương) Khoá 9 nhắc lại nội dung thư ngày 03/02/2005 và yêu cầu trả lời.
Ngày 23/05/2005 Ủy ban Kiểm tra Trung ương có văn bản số 2935/CV/KTTW gởi ba chúng tôi cho biết đã nhận được thư phản ảnh về lý lịch chính trị Lê Đức Anh và đã chuyển Ban bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương xem xét báo cáo Bộ Chính trị. Sau Hội nghị Trung ương 12 Ban Tổ chức Trung ương có quyết định do đồng chí Trần Đình Hoan ký cử đoàn cán bộ vào làm việc với ba chúng tôi do đồng chí Phạm Văn Thọ công bố quyết định và giới thiệu đoàn do đồng chí Phạm Văn Đồng - Chánh văn phòng Ban bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương làm trưởng đoàn và một số thành viên khác, tại 87 Trần Quốc Thảo - Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn đã gặp hai đồng chí Phạm Văn Xô và Đồng Văn Cống nhưng vì đang bệnh nặng không làm việc được đã yêu cầu đoàn làm việc với tôi (Năm Thi). Tiếp theo đoàn đã hai lần làm việc tại nhà riêng của tôi. Cả ba lần làm việc với đoàn, tôi đều có ký vào biên bản và đoàn hứa sẽ giao lại biên bản cho tôi để công bố cho hai đồng chí Phạm Văn Xô và Đồng Văn Cống được rõ. Nhưng đoàn vẫn không trả lại biên bản cho đến khi hai đồng chí Phạm Văn Xô và Đồng Văn Cống qua đời vẫn không rõ các nội dung biên bản đó. Ngày 15/09/2005 đoàn quay lại gặp tôi lần thứ tư cũng không cung cấp biên bản đã làm việc như lời hứa.
Trước đó Lê Đức Anh cùng thư ký Khuất Biên Hoà vào bệnh viện Thống Nhất thăm đồng chí Phạm Văn Xô. Lê Đức Anh hỏi đồng chí Xô: “Nghe nói anh có thư gởi Trung ương Đảng phải không?” đồng chí Phạm Văn Xô trả lời “Đúng, đây là vấn đề lịch sử của Đảng”. Thế mà Khuất Biên Hoà đã lược ghi cuộc gặp này trên báo Hà Nội Mới số ra ngày 14/07/2005 không đưa ra ý kiến này. Có lẽ đó cũng là lịch sử chính trị Lê Đức Anh!
Qua ba lần đoàn cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương vào làm việc với tôi đều không nhằm làm sáng rõ nội dung thư 03/02/2005 của ba chúng tôi về lịch sử chính trị Lê Đức Anh. Cách làm việc của đoàn đã nhiều lần thể hiện tính chất xét hỏi, điều tra, thậm chí có cả lời lẽ rúng ép, dọa dẫm đối với tôi, một Đảng viên đã 65 tuổi Đảng, người đã nắm vững lịch sử chính trị Lê Đức Anh từ trước 1945 cho đến khi là Chủ tịch nước, là Cố vấn Trung ương Đảng. Đoàn này làm việc với tôi đầy dụng ý nhằm bảo vệ Lê Đức Anh, chứ không phải tìm hiểu thêm chứng cứ về 6 vấn đề của Lê Đức Anh mà chúng tôi đã đưa ra để giải quyết làm sáng tỏ nhằm bảo vệ uy tín của Đảng.
Nay vì đã ký các biên bản làm việc với đoàn cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương nhưng đoàn không giữ lời hứa gởi lại biên bản, thực hiện di nguyện của hai đồng chí Xô và Cống đã qua đời, tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung các biên bản đó. Tôi bác bỏ các biên bản đó vì đã hơn 3 tháng đoàn vẫn không gởi biên bản có chữ kỹ của Ban Tổ chức Trung ương cho tôi. Đã có tài liệu đưa ra hai bản lý lịch tự khai của Lê Đức Anh. Bản thứ nhất trước Đại hội 4 tháng 11/1976 Lê Đức Anh khai: “Thành phần gia đình trung nông - Bản thân viên chức - Tham gia cách mạng 1937. Vào Đảng 07/1945 - Chính thức 08/1945”. Bản thứ hai 04/1986 để bước vào Đại hội 6 Lê Đức Anh khai: “Thành phần gia đình trung nông - Bản thân công nhân - Ngày và nơi tham gia cách mạng 1937 - Ngày nhập ngũ 08/1945 - Ngày vào Đảng 30/05/1938 - Ngày chính thức 02/08/1938”. Trong bản tóm tắt lý lịch tự khai thứ nhất 11/1976, Lê Đức Anh ghi rõ: “Chưa sinh hoạt Chi bộ”. Như vậy rõ ràng cả hai lần tự khai lý lịch để vào Đại hội 4 và 6, Lê Đức Anh đều khai “tiền hậu bất nhất”, đều thừa nhận là chưa sinh hoạt Chi bộ, thì làm gì có kết nạp, có công nhận chính thức là Đảng viên?
Dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về lịch sử chính trị Lê Đức Anh từ 02/1945 tôi và hai đồng chí Phạm Văn Xô và Đồng Văn Cống đã nói rõ trên thư ngày 03/02/2005 về 6 vấn đề của Lê Đức Anh, nay xin kiến nghị đến Ban chấp hành Trung ương khoá 9 tại Hội nghị Trung ương 13 như sau:
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 9 có trách nhiệm bằng tài liệu lưu trữ về lịch sử chính trị của Lê Đức Anh và bằng thư của ba chúng tôi là nhân chứng lịch sử chính trị Lê Đức Anh là đầy đủ cơ sở vật chứng và nhân chứng để xử lý Lê Đức Anh theo Điều lệ Đảng hiện hành. Điều 36 mục 3 Điều lệ Đảng hiện hành đã quy định: “Ban chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật Đảng viên, kể cả Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị”. Với Lê Đức Anh dù đã là nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, có quân hàm Đại tướng nay chỉ là một Đảng viên hưu trí mà lý lịch tự khai lần đầu bất nhất và chưa sinh hoạt Chi bộ, đã kết luận là man khai lý lịch thì hình thức kỷ luật là không công nhận là Đảng viên, không cần và không thể áp dụng Điều 39 về 9 bước xử lý kỷ luật Đảng viên như điều lệ hiện hành được. Nếu trong Ban chấp hành Trung ương khoá 9 có đồng chí Ủy viên Trung ương nào là nhân chứng nơi kết nạp, nơi công nhận chính thức là Đảng viên của Lê Đức Anh hãy lên tiếng để Ban chấp hành Trung ương khoá 9 công bố công khai minh chứng cho Lê Đức Anh.
2. Lý lịch Lê Đức Anh tự khai như nói ở trên, cơ sở nào để xác định tuổi Đảng của Lê Đức Anh là 60 tuổi? Cơ quan nào đã đề nghị công nhận và ai đã ký quyết định công nhận Lê Đức Anh là 60 tuổi Đảng chắc Ban Tổ chức Trung ương khoá 9 còn lưu trữ đầy đủ hãy lấy ra công khai tại Hội nghị Trung ương 13 để Ban chấp hành Trung ương khoá 9 xử lý trách nhiệm cho dù người đó đã nghỉ hưu?
3. Hội nghị Trung ương 13 của Ban chấp hành Trung ương khoá 9 cần công khai nội dung các biên bản của Đoàn cán bộ Ban tổ chức Trung ương đã làm việc với tôi để thấy rõ quan điểm trước sau như một, từ 1945 hay từ 1986 đến nay tôi đều nhất quán đánh giá lịch sử chính trị Lê Đức Anh chỉ là một Đảng viên tự khai nên chưa sinh hoạt Chi bộ nào, là người xuất thân từ một tên cai đồn điền, đã phạm nhiều tội lỗi trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp và phạm nhiều sai lầm 10 năm ở Campuchia. Nếu Ban chấp hành Trung ương khoá 9 không công khai và cung cấp các biên bản của đoàn cán bộ Ban tổ chức Trung ương đã làm việc với tôi càng chứng tỏ dư luận trong Đảng hiện nay về thế lực của Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã và đang làm cho nội tình Trung ương Đảng bị phân hoá, uy tín của Ban chấp hành Trung ương giảm sút đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
4. Nếu các vụ chính trị nghiêm trọng mà các khoá trước đã bàn giao lại cho khoá 9 và khoá 9 đã mấy kỳ Hội nghị Trung ương của Ban chấp hành Trung ương đều khoanh lại, tôi kiến nghị Ban chấp hành Trung ương khoá 9 tại Hội nghị Trung ương 13 không được khoanh lại mà phải giải quyết dứt điểm trước Đại hội 10, không được bàn giao lại Đại hội 10 được nữa! Đồng thời Hội nghị Trung ương 13 cũng cần vạch rõ lý do vì sao các kỳ Hội nghị Trung ương trước cứ khoanh lại, để xem xét tư cách một số Ủy viên Bộ Chính trị mà dư luận cho là phe cánh của Lê Đức Anh, Đỗ Mười phải không?
Kết luận: Dù chúng tôi đã ba người ký tên gởi thư ngày 03/02/2005 đến Ban chấp hành Trung ương khoá 9 nay hai người đã qua đời, tôi (Năm Thi) dù đã ngoài 65 tuổi Đảng, đã 86 tuổi đời luôn sát cánh cùng nhiều đồng chí đã đấu tranh từ mặt trận Việt Minh, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Nam bộ, hễ tim còn đập còn tiếp tục đấu tranh bảo vệ Đảng bảo vệ chế độ.
Trải qua hai cuộc kháng chiến, 30 năm đã hơn 3 triệu người hy sinh trong đó rất nhiều Đảng viên Cộng sản Việt Nam để giành độc lập thống nhất đất nước, không thể và không cho phép một thế lực nào tìm cách ngăn cản mọi tố cáo vạch trần của tôi về lịch sử chính trị Lê Đức Anh đã chui sâu leo cao, gây ra bao vụ việc chính trị nghiêm trọng, gây bè phái trong lãnh đạo Trung ương Đảng và quân đội, chống lại người chân chính như tôi và nhiều đồng chí khác.
Ban chấp hành Trung ương khoá 9 không giải quyết dứt điểm các vụ chính trị nghiêm trọng và lý lịch chính trị Lê Đức Anh - Đỗ Mười là có tội với bao nhiêu người đã hy sinh vì sự nghiệp của Đảng 75 năm qua, là có tội với lịch sử vẻ vang của Đảng đã để trong Đảng tồn tại những Trung ương Ủy viên như Lê Đức Anh - Đỗ Mười. Khoá 9 không xử lý dứt điểm thì lịch sử dù 10 năm, 20 năm nữa sẽ phán xét Ban chấp hành Trung ương khoá 9 là thiếu trách nhiệm, là không cương quyết giải quyết dứt điểm để làm mất lòng tin của cán bộ Đảng viên trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trên đây là toàn bộ nội dung thư chất vấn và kiến nghị của tôi xin gởi đến đồng chí Tổng Bí thư - Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương khoá 9 tại Hội nghị Trung ương 13 để xem xét giải quyết và trả lời. Đồng gởi đến các đồng chí lão thành cách mạng để thấy rõ tâm nguyện đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ của tôi và các đồng chí ở Nam Bộ.
Chúc Hội nghị Trung ương 13 của Ban chấp hành Trung ương Khoá 9 thành công tốt đẹp.
Trân trọng kính chào.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Thư của ông Nguyễn Đức Tâm Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.



Kính gửi:
- Bộ chính trị
- Ban chấp hành trung ương Đảng

1- Chúng tôi một số cách mạng lão thành chiều 24/01/2001 đã được đồng chí Phạm Thế Duyệt do Bộ Chính trị phân công gặp. Những người đã có thư phát biểu với Bộ Chính trị, với Trung ương xung quanh việc chuẩn bị Đại hội IX của Đảng.
Tôi đã phát biểu ý kiến trong cuộc gặp mặt đó, nay tôi xin nói cụ thể và phân tích kỹ hơn về hoạt động của các đồng chí Cố vấn.
Tôi phải viết rõ vấn đề này vì trước hết là sự đoàn kết trong toàn Đảng và cũng là vì sự nghiệp của Đảng, sự tồn vong của đất nước nếu những hoạt động đó không bị chặn đứng ngay lại.
Tôi rất vốn quý trọng các đồng chí Cố vấn và quá trình hoạt động cách mạng, vì sự đóng góp cho cách mạng các đồng chí đã được Đảng và Nhà nước ghi công bằng tấm huân chương sao vàng. Nhưng các hoạt động gần đây của các đồng chí đó chính là đồng chí Đỗ Mười và đồng chí Lê Đức Anh xung quanh vấn đề nhân sự của Đại hội IX đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều, nên tôi không thể không phát biểu ý kiến đấu tranh với những hoạt động mà tôi cho là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức của Đảng, là lộng quyền, là đặt mình lên trên Đảng.
Ở đây, tôi chỉ nêu những vấn đề mà tôi trực tiếp chứng kiến, chứ không nêu những vấn đề tôi mới nghe nói lại như việc họp một số cán bộ lão thành ở thành phố Hồ Chí Minh, gọi dây nói cho một số cán bộ để vận động, việc Quân uỷ Trung ương họp để xem xét kỷ luật những đồng chí có liên quan đến việc Lý Tống lái máy bay rải truyền đơn khu vực thành phố Hồ Chí Minh ... (Những vấn đề này đã có mấy đồng chí phát biểu trong cuộc gặp mặt của đồng chí Phạm Thế Duyệt nói ở trên). Dưới đây là một số việc cụ thể:
2- Sau khi tôi đề nghị với Bộ chính trị cho triệu tập chúng tôi ít ra là những đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ chính trị để chúng tôi phản ánh một số tình hình, phổ biến cho chúng tôi về hướng chuẩn bị nhân sự để khi có anh em đến chơi hỏi chúng tôi thì chúng tôi có thể giải thích theo hướng chung của Bộ Chính trị, phản ánh với Bộ Chính trị tình hình chúng tôi nghe, và chúng tôi cũng có thể góp ý kiến riêng của mình về nhân sự Đại hội. Đề nghị này nhờ đồng chí Phạm Thế Duyệt chuyển đến Bộ Chính trị. Đồng chí Duyệt hứa sáng hôm sau họp sẽ báo cáo với Bộ Chính trị. Đến trưa hôm sau, đồng chí Đỗ Mười gọi dây nói cho tôi báo là tối nay 13/01/2001 tôi sẽ đến nhà anh để thông báo một số tình hình. Nhưng tôi nói: 13h 30’ hôm nay tôi phải đi Thái Bình, hôm nào về tôi sẽ báo lại anh. Rồi anh Mười bận vì đi vào Nam, sau Tết ra mãi tới 06/02/2001 mới gặp tôi được.
Khi gặp tôi, anh Mười hỏi ngay: Anh Lê Đức Anh cho người thông báo với anh, anh có ý kiến gì? (tôi nghĩ ngay là hai người đã bàn bạc với nhau và phân công nhau đi thông báo). Tôi trả lời là nghe qua thư như thế, còn phải tìm hiểu thêm rồi mới có ý kiến được. Anh Mười nói ngay: Rõ ràng rồi, còn phải tìm hiểu gì? Có gì không rõ sao không hỏi mình. Thế rồi anh phân tích, phê phán những sai trái về quyết định thành lập A10.
Sau đó anh đưa cho tôi một bản dài 7-8 trang, bảo tôi xem đi rồi sẽ nói chuyện. Bản này có những báo cáo về hoạt động và nhận xét về 3 người: Đặng Thị Thu Hà, Vũ Thị Dung và người nữa tôi không nhớ tên, với ý chính là: Thu Hà bám rất chặt đồng chí Lê Khả Phiêu, mà Thu Hà lại quan hệ chặt chẽ với Thị Dung và người thứ ba nữa (hai người này là tình báo của Đức, một là tình báo của ....)
Ghi chú: Bản báo cáo này không đề ngày tháng, không nguồn những tin đã được cung cấp. Cũng chẳng nói là do ai gửi và gửi cho ai? Tôi nghĩ: tài liệu này vô giá trị.
Tiếp đó anh Mười đưa cho tôi xem một số ảnh, cũng nói là ảnh thu thập được từ nước ngoài và báo chí nước ngoài.
Rồi anh Mười lại hỏi: Anh làm về tổ chức, theo anh thì giải quyết thế nào?
Tôi nói: Theo tôi căn cứ tình hình các mặt trong nước và nước ngoài, kẻ địch đang tìm cách phá hoại ta, ở biên giới thì Gia Lai, Đắc Lắc vừa có bạo loạn, cho nên ta rất cần phải ổn định chính trị xã hội. Nếu thay đổi đến 50% số Uỷ viên Bộ Chính trị nhất là thay đổi 3 đồng chí chủ chốt và đồng chí Nông Đức Mạnh cũng phải chuyển vị trí công tác thì phức tạp quá. Anh Mười suy nghĩ một chút rồi nói có thể để Phan Văn Khải một vài năm nhưng cũng phải có nghị quyết. Khải chỉ được làm đến thời gian đó để chuẩn bị người thay rồi phải nghỉ. Còn Lê Khả Phiêu phải xét kỷ luật trước Đại hội.
(Tôi nghĩ: Tại sao lại có cách giải quyết như thế này? Phải chăng đó là ý đồ lật đổ đồng chí Tổng Bí thư.)
3- Về đồng chí Lê Đức Anh thì khoảng 16-17/01/2001 có cho đồng chí Son, thư ký riêng của anh đến gặp tôi để thông báo về quyết định thành lập A10 và nói đây là vi phạm nguyên tắc Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước và thông báo cho tôi về báo cáo của anh Lê Đức Anh với Bộ Chính trị về 6 hay 7 điều gì đó sai lầm của đồng chí Lê Khả Phiêu. Đồng chí Son cũng nói: “Hôm qua tôi đã báo cáo với anh Tố Hữu, anh Tố Hữu cũng cho đây là vi phạm nguyên tắc rất nghiêm trọng phải xử lý”. Sau đó một vài ngày, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên gọi dây nói hỏi tôi: “Tôi vừa nghe thư ký của anh Lê Đức Anh đến báo cáo anh có biết không?” Rồi anh Nguyễn Thanh Bình cũng gọi dây nói hỏi tôi như vậy... anh Chu Huy Mân cũng nói vậy ...
4- Tôi thấy đây là cuộc vận động có chuẩn bị khá kỹ. Có phân công rõ ràng, với ý đồ không trong sáng trước thềm Đại hội IX, là vi phạm nguyên tắc tổ chức của Đảng, vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm thông báo số 554 ngày 29/11/2000 của Bộ chính trị vì:
- Đã tổ chức cuộc vận động của cá nhân mấy người nhằm loại trừ một số cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ra khỏi cương vị của họ.
- Nội dung cuộc vận động là đả kích nhằm buộc đồng chí Tổng Bí thư phải từ chức, thậm chí phải bị kỷ luật trước khi Đại hội họp, trong khi đó Bộ Chính trị, Trung ương Đảng chưa có nhận xét kết luận gì về đồng chí Tổng Bí thư.
Qua những hoạt động trên đây của các đồng chí Cố vấn, tôi rất suy nghĩ, nhiều đêm không ngủ được vì sự mất đoàn kết trong Đảng chưa từng xảy ra như thế này. Rồi một loạt câu hỏi đặt ra:
- Vì sao Cố vấn lại vi phạm đến mức này? Không phải các đồng chí đó không hiểu nguyên tắc đâu, các đồng chí ấy buộc người khác về nguyên tắc thì rất chặt chẽ. Có phải các đồng chí Cố vấn tự cho mình cái quyền cao hơn Bộ Chính trị, cao hơn Trung ương nên coi thường điều lệ không ? Hay vì quyền lợi cá nhân nào đó? Hay vì muốn đưa những người “thân tín”, “tin cậy” của mình vào để dễ bề sai khiến, để theo cái gậy chỉ huy của mình không? Hay còn vì lý do sâu xa nào khác nữa? Tôi không thể giải đáp nổi xin đề nghị:
A- Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương kiểm điểm các đồng chí Cố vấn và quyết định đình chỉ ngay lập tức những hoạt động bè phái đó lại, nếu không, chậm ngày nào sẽ gây ra tác hại càng lớn cho Đảng trong khi kẻ thù trong và ngoài đang lợi dụng mọi cơ hội để phá hoại Đảng ta, Nhà nước ta. Trong khi Đảng ta đang lãnh đạo toàn Đảng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đang ngày càng có tín nhiệm lớn trong nhân dân. Bạn bè Quốc tế đang tin tưởng ở Đảng và Nhà nước ta.
Sau đó cần nghiên cứu, thu thập đầy đủ tài liệu hơn, phân tích kỹ nguyên nhân trước mắt và sâu xa hơn để có thái độ xử lý vấn đề thật thỏa đáng.
Tôi phát biểu ý kiến đây không phải cường điệu hoá vấn đề đâu, nếu không giải quyết kịp thời thì sẽ gây ra tai hại trước mắt và hậu quả không lường cho lâu dài không xa.
Tôi tin tưởng ở sự sáng suốt vững vàng của tập thể Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng.
5- Nhân đây tôi cũng xin báo cáo với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng:
Ngày 27/02/2001 đồng chí Năm Thi trong Nam ra có đề nghị gặp tôi hỏi lại: Trước đây đồng chí có gửi đồng chí Lê Đức Thọ và tôi, và có gửi cho đồng chí Nguyễn Văn Linh khi đang làm Bí Thư ở thành phố Hồ Chí Minh một thư tố cáo đồng chí Lê Đức Anh nhiều vấn đề (6-7 vấn đề). Thư ấy đã được giải quyết ra sao, không được hồi âm mà đồng chí Lê Đức Anh càng ngày càng được lên cao để đến hôm nay gây rối cho Đảng.
Tôi trả lời đồng chí Năm Thi: Hôm qua, Uỷ ban kiển tra Trung ương đã hỏi tôi về vấn đề này, tôi đã trả lời những ý chính, nhưng bây giờ tôi không thể nhớ hết cả được. Anh Hai Xô cùng ngồi nghe ở đó nói: Tôi sẽ mời anh Đồng Văn Cống ra để báo cáo với Bộ Chính trị về vụ Xiêm Riệp trách nhiệm thuộc về ai?
Về thư của đồng chí Năm Thi tố cáo đồng chí Lê Đức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Đức Thọ, anh Thọ có ý kiến cụ thể như sau: Đây là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau này sẽ tiếp tục kiểm tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Đại hội VI). Sau khi Đại hội VI tôi cũng đã đặt vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh Linh cũng không giao trách nhiệm để tổ chức kiểm tra (lý do cụ thể rất phức tạp, tôi không dám viết ra đây chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Uỷ ban kiểm tra Trung ương).
Thư đã khá dài nhưng như vậy mới đủ cơ sở để Bộ Chính trị và Trung ương xem xét. Rất mong được Bộ Chính trị sớm giải quyết để không thể tiếp tục gây tác hại cho Đảng.
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2001
Nguyễn Đức Tâm
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

BẢN BÁO CÁO TỐI MẬT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG VỀ LÊ ĐỨC ANH


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ỦY BAN KIỂM TRA
*
Số: 751-/BCKTTW
TỐI MẬT                                                                
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2001
BÁO CÁO
Về việc giải quyết thư phản ánh đối với đồng chí Lê Đức Anh, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng
Vừa qua, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã nhận được nhiều đơn thư của cán bộ, đảng viên phản ánh có liên quan đến đồng chí cố vấn Lê Đức Anh, với nội dung tóm tắt như sau:
1 - Thường xuyên dự sinh hoạt với Bộ Chính trị và dự kiểm điểm của Bộ Chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) vì sao đồng chí không đưa vấn đề Quyết định 234 và thành lập bộ phận A10 ra phê bình, góp ý kiến với đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, mà để đến nay, vào thời điểm sát Đại hội IX mới đưa ra, phải chăng là sự vận động chia rẽ bè phái trong Đảng.
2 - Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11 đã cho Trợ lý đi thông báo ý kiến riêng của mình, phát biểu trước Hội nghị Trung ương phê phán đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục chính trị.
- Đồng chí đã gửi văn bản cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo và Cục trưởng Cục An ninh quân đội về ý kiến của Bộ Chính trị đối với quyết định 234 và chỉ thị phải thực hiện một số việc theo ý kiến riêng của mình.
- Trong dip tết Nguyên đán Tân Tỵ (2001), khi vào miền Nam tiếp xúc các tướng lĩnh quân đội, đồng chí đã nói về Hội nghị của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương lần 11 kiểm điểm đồng chí Lê Khả Phiêu, đồng chí Phạm Thanh Ngân vi phạm nguyên tắc Đảng; đồng chí Lê Khả Phiêu không xứng đáng làm Tổng Bí thư.
3 - Đã thiếu tôn trọng vai trò, vị trí của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương; thiếu tôn trọng tập thể, thiếu bình đẳng, thường áp đặt ý kiến riêng không khách quan, không công bằng; thậm chí sử dụng lực lượng tình báo theo ý kiến cá nhân.
4 - Báo cáo thiếu trung thực một số vấn đề về lịch sử bản thân như: thành phần bản thân, ngày vào Đảng, về gia đình vợ cũ, về thực hiện một số nhiệm vụ được giao trước đây.
Chấp hành ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị trong phiên họp ngày 05 - 3 - 2001 (Công văn số 583-CV/TW, ngày 09 - 3 - 2001) Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nghiên cứu, xem xét các nội dung phản ánh nói trên. Xin báo cáo Bộ Chính trị như sau:
1 - Về việc thư phản ánh nêu đồng chí Lê Đức Anh biết quyết định 234 sớm, nhưng để đến sát Đại hội IX mới phê phán đồng chí Lê Khả Phiêu: Theo báo cáo của đồng chí Vũ Chính, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, khoảng tháng 6 năm 2000 đồng chí có báo cáo với đồng chí Cố vấn Lê Đức Anh về quyết định 234 và Kế hoạch A10 do đồng chí Lê Khả Phiêu ký là sai. Đến Hội nghị Bộ Chính trị bàn chuẩn bị nhân sự Đại hội IX (5 - 1 - 2001) việc này mới đưa ra Bộ Chính trị xem xét. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chưa có điều kiện để xem xét, kết luận về ý kiến phản ánh.
2 - Về việc sau Hội nghị Trung ương 11 đồng chí Lê Đức Anh cử trợ lý đi thông báo ý kiến riêng của đồng chí: Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11, đồng chí Lê Đức Anh đã cử đồng chí trợ lý Nguyễn Bắc Son đi gặp trực tiếp một số đồng chí lão thành cách mạng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Ủy viên Trung ương và tướng lĩnh quân đội. Đồng chí Nguyễn Bắc Son đã đến gặp 19 đồng chí: Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết, Tố Hữu, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Thanh Bình, Đồng Sĩ Nguyên, Hoàng Minh Thảo, Phùng Thế Tài, Trần Văn Quang, Đặng Quân Thụy, Hoàng Anh, Nguyễn Chơn, Trần Lê, Nguyễn Hữu Khiếu, Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Trọng Xuyên, Lê Hai, Phạm Văn Long, Nguyễn Thị Bình. Nội dung cuộc gặp là truyền đạt ý kiến của Cố vấn Lê Đức Anh thông báo một số vấn đề có liên quan đến Bộ Chính trị bàn về nhân sự Đại hội IX; đọc nguyên văn quyết định số 234, Kế hoạch A10 và bài phát biểu của đồng chí Lê Đức Anh tại Hội nghị Trung ương 11. Việc làm trên là vi phạm nguyên tắc.
- Tại Hội nghị ngày 5 - 1 - 2001, Bộ Chính trị thảo luận phân tích việc đồng chí Lê Khả Phiêu ký quyết định số 234 là vi phạm nguyên tắc lãnh đạo tập thể và đã chỉ thị phải hủy bỏ ngay Quyết định 234 và giải tán ngay bộ phận A10; nhưng không kết luận việc lập bộ phận A10 với động cơ mục đích theo dõi nội bộ cán bộ cấp cao và cũng chưa có cơ sở để kết luận bộ phận A10 đã tổ chức theo dõi nội bộ cấp cao. Nhưng ngày 9 - 1 - 2001, đồng chí Lê Đức Anh đã có văn bản gửi Tổng cục Tình báo và Cục An ninh quân đội, yêu cầu: “phải chấm dứt ngay mọi hoạt động như việc điều tra Ủy viên Bộ Chính trị; việc lấy danh nghĩa và uy tín quân đội để vận động cho người này, nói xấu người kia, nói xấu các đồng chí Cố vấn, phát biểu mập mờ để gây nghi ngờ một số đồng chí Bộ Chính trị”.
Việc đồng chí Lê Đức Anh ra văn bản ngày 9 - 1 - 2001 chỉ thị cho Tổng cục Tình báo và Cục An ninh quân đội phải chấm dứt ngay mọi hoạt động điều tra Bộ Chính trị … là không đúng về nội dung kết luận của Bộ Chính trị trong phiên họp ngày 5 - 1 - 2001 và vượt quá thẩm quyền đồng chí Cố vấn.
3 - Về ý kiến phản ánh đồng chí thiếu tôn trọng Trung ương, không khách quan, không công bằng … Đối với nội dung này Ủy ban Kiểm tra Trung ương chưa có điều kiện xem xét đầy đủ. Nhưng có một số việc như: Việc máy bay Lý Tống rải truyền đơn phản động ở thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh, ngày 17 - 11 - 2000 và bắn nhầm máy bay dân dụng, ngày 18 - 11 - 2000, có liên quan trách nhiệm và khuyết điểm của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà và một số đồng chí khác; Bộ Chính trị đang chỉ đạo kiểm điểm xử lý những tập thể và cá nhân liên quan. Nhưng tại Hội nghị Đảng ủy Quân sự Trung ương, ngày 12 - 11 - 2001, đồng chí Lê Đức Anh phát biểu là trong tình hình hiện nay mà đặt vấn đề kỷ luật các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng sẽ gây hoang mang trong quân đội, là thiếu trách nhiệm với Tổ quốc. Ngược lại, đối với đồng chí Lê Khả Phiêu là Tổng Bí thư của Đảng, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, thì đồng chí đã quy kết nặng nề và đặt vấn đề phải thông báo cho các cấp uỷ trong toàn Đảng và các cấp lãnh đạo, chỉ huy trong toàn quân. Đồng chí còn biết rõ vụ Xiêm Riệp, xảy ra từ năm 1983 và đã được xử lý xong. Đồng chí Lê Khả Phiêu không ở trong số các đồng chí có trách nhiệm phải xem xét, nhưng đến nay, đồng chí lại đưa vấn đề này ra Bộ Chính trị để xem xét.
Qua các sự việc đã xem xét cho thấy, khuyết điểm của đồng chí Lê Đức Anh đã gây phân tâm và mất lòng tin của cán bộ đảng viên và nhân dân đối với Đảng, tạo sơ hở để các phần tử thù địch và cơ hội lợi dụng gây chia rẽ, bè phái trong Đảng.
Còn nội dung thứ 4 và một số vấn đề khác chưa đủ thời gian và điều kiện xem xét, kết luận. Vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xin báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thường vụ Bộ Chính trị
(để báo cáo)
- Lưu hồ sơ T/M ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
PHÓ CHỦ NHIỆM
Đã ký
Vũ Quốc Hùng

Tiếng sấm rền vang bên hồ Trúc Bạch



Trời Hà Nội đã sang tiết mùa thu gần một tháng rồi mà vẫn còn rầm rì tiếng sấm- Đó là tiếng sấm "nổ", báo hiệu một mùa bội thu. Sáng chủ nhật ngày 05/9/2004 (21/7 năm Giáp Thân) ấy, bầu trời Hà Nội trong xanh, nhưng ở số 1 phố Trấn Vũ bên góc hồ Trúc Bạch lại bỗng vang lên tiếng "sấm tay" rầm rầm từng đợt, từng đợt... Đó là niềm reo vui của các tướng lĩnh, các sĩ quan, các cựu chiến binh dự lễ kỉ niệm 59 năm ngày thành lập bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Những ai qua đấy lúc đó cũng đều ngỡ ngàng và đứng lại lắng nghe. Đây là sử kiện đáng ghi vào sử sách của người dân Hà Nội khi cả nước đang hướng tới kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô.
Hội trường đông nghịt, ghế không còn chỗ trống, nhiều người phải đứng. Tôi nhìn thấy bốn chiến hữu thân thiết, vội bước đến bắt tay và ôm nhau mừng rỡ. Đó là đại tá Hùng Cường (Cường sứt), người đã tố cáo 5 uỷ viên Bộ chính trị phái cực đoan là tay chân của Lê Đức Anh; đó là đại tá Như Thiết - nguyên Cục phó Cục tác chiến, người đã kiến nghị với Đảng và Nhà nước yêu cầu mở ngay Toà án đại hình, bắt những tên phản động Lê Đức Anh, Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh... phải đứng trước vành móng ngựa để xét xử về tội phản quốc, phá hoại Đảng, phá hoại đất nước trước khi mở đại hội Đảng X; Đó là tác giả bài viết "Vương triều Vũ Chính" và tác giả bài viết "Lê Đa là ai"" nổi tiếng.
8 giờ 30, Lê Đức Anh mặc quân phục đại lễ đeo quân hàm đại tướng với nhiều huân chương lấp lánh trên ngực lò dò bước vào. Mọi người đều nhìn thấy nhưng đã lờ đi và ngồi thản nhiên nói chuyện vui với nhau. Rồi Lê Đức Anh tự tìm chỗ và ngồi im lìm như một xác chết chờ cho thời gian trôi đi mà không có ai đến bắt tay, hỏi chuyện. Tôi cảm thấy lúc này Lê Đức Anh bị cô lập hơn bao giờ hết!
Đúng 9 giờ, Ban tổ chức nhận được tin: "Anh Văn mệt, chưa chắc đã đến dự" (!"). Thế là lễ kỉ niệm bắt đầu. Mọi người đều cảm thấy buồn vì vắng người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, do đó chương trình của ban tổ chức thay đổi như sau:
- Đầu tiên là đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Phùng Quang Thanh lên phát biểu - Ông nói rất ngắn, nội dung không có gì đặc biệt nên tiếng vỗ tay không được hào hứng.
- Tiếp đến là đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phạm Văn Trà lên phát biểu. Ông nói dài hơn một chút, nhưng nội dung cũng không có gì đặc biệt, nên tiếng vỗ tay cũng không được sôi nổi.
- Khi ông Phạm Văn Trà phát biểu gần hết, Lê Đức Anh nhấp nhỏm muốn đứng dậy, tay móc túi áo lấy ra mấy trang giấy. Và khi ông Phạm Văn Trà vừa dứt lời, thì Lê Đức Anh vội đứng dậy và vỗ tay trước tiên, khấp khởi chờ đợi ban tổ chức giới thiệu đến lượt lên chiễm lĩnh diễn đàn. Tiếng vỗ tay vừa dứt, cũng là lúc ông Phạm Văn Trà từ bục bước xuống bậc đầu tiên, thì bỗng cả hội trường rào rào đứng dậy, tất cả quay hướng ra cửa và vỗ tay rầm rầm như sấm và giông tố làm hội trường như vỡ tung ra, mặt nước hồ Trúc Bạch như nổi sóng. Vâng! Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ xuất hiện trước cửa! Thượng tướng Phùng Quang Thanh vội lao ra đón đại tướng Võ Nguyên Giáp vào, trong tiếng vỗ tay từng đợt, từng đợt không ngớt. Không khí hội trường sôi động hẳn lên. Anh Văn giơ hai tay lên vẫy, cười đôn hậu, trìu mến nhìn mọi người và ra hiệu cho mọi người ngừng vỗ tay và ngồi xuống, nhưng không ai chịu chấp hành "lệnh" của vị Tổng tư lệnh năm xưa, kể cả Lê Đức Anh cứ đứng ngây ra sững sờ! (Những năm trước Lê Đức Anh không đứng lên như vậy) Anh Văn phải ra hiệu đến lần thứ ba thì "mệnh lệnh" mới có hiệu lực! Tôi và nhiều người đã ứa nước mắt trong tiếng cười vui sướng.
Thượng tướng Phùng Quang Thanh bước lên bục, giọng vang hội trường: "Kính mời Anh Văn lên nói chuyện!"
Thế là cả hội trường lại đứng lên vỗ tay rầm rầm như sấm và giông tố trong suốt thời gian Thượng tướng Phùng Quang Thanh tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước lên bục. Cũng trong thời gian ấy, một chuyện bất ngờ ngoài dự kiến xảy ra: Lê Đức Anh lặng lẽ, lủi thủi bước ra khỏi hội trường chẳng nói chẳng rằng và cũng chẳng có ai tiễn biệt! Mọi người xì xào, ném theo ánh mắt khinh bỉ và căm giận! Tôi nghe rõ tiếng ai nói: "Đồ vô văn hoá ! Đã như thế còn vác mặt đến đây làm gì""
Rồi không gian lặng đi như thể mọi người đều nín thở chờ lệnh nổ súng. Xốn xang và hồi hộp ! Mọi con mắt đều hướng lên Anh Văn - vị Đại tướng Tổng tư lệnh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Anh Văn sẽ nói những gì" Mà sao Anh Văn không cầm giấy" Phong thái Anh Văn vẫn đĩnh đạc, giọng nói của Anh Văn vẫn ôn tồn như bản chất vốn có mà chúng ta đều biết. (Xin tóm tắt ý chính) : Sau những lời mở đầu, Anh Văn hỏi : "Đồng chí nào trước đây là lãnh đạo của Cục tác chiến"" có 2 vị tướng đứng dậy. Anh Văn hỏi tiếp : "Đồng chí nào trước đây là lãnh đạo của Cục quân báo"" chẳng có ai đứng dậy. Mọi người xì xào : "Không mời Vũ Chính à" Mời làm gì cái thằng phản động ấy! Nếu có mời nó cũng không đến, vì nó sợ và nó cho rằng nó không phải là người của Bộ tổng tham mưu; hay là Vũ Chính chạy trốn rồi"..." (Sự thật Ban tổ chức không mời Vũ Chính). Anh Văn tiếp : "Như hồi tôi lãnh đạo trong Bộ tổng tham mưu gồm có Cục Tác chiến gọi là cục 1, Cục Quân báo gọi là cục 2, Cục Quân lực gọi là cục 3 v.v... có như thế đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nắm được toàn bộ tình hình để giúp Bộ trường Quốc phòng chỉ huy, lãnh đạo. Nhưng bây giờ, Tổng cục 2 không nằm trong Bộ tổng tham mưu nên Tổng tham mưu trưởng không nắm được tình hình địch, vì thế không có kế hoạch tác chiến đúng đắn và chính xác. Việc Lý Tống lái máy bay vào rải truyền đơn ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên quân đội không biết việc xảy ra nên không có kế hoạch đối phó, do đó bị bất ngờ. Đó là hệ quả của việc Tổng cục 2 nằm ngoài Bộ tổng tham mưu. Dứt khoát rồi đây chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục 2 phải như chức năng và nhiệm vụ của Cục Quân báo trước đây và nằm trong Bộ tổng tham mưu dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Tổng tham mưu trưởng ..." Cả hội trường đã vỗ tay hoan hô vang dậy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói ngắn gọn vậy thôi, nhưng rất súc tích. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề nhắc tới "Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng". Mọi người đều hiểu tấm lòng đồng chí Võ đại tướng và thầm hứa luôn luôn xứng đáng là người lính trung thành của người anh cả Quân đội nhân dân Việt Nam và sẵn sàng chiến đấu vì đồng chí Võ đại tướng.
Trong bữa cơm thân mật, tiếng cười nói sao mà vui thế. Mọi người bàn tán công khai về hai bức thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cho rằng Trung Ương và Bộ chính trị phải giải quyết dứt điểm thì uy tín của Đảng mới nâng lên được. Ai cũng muốn đến chúc Anh Văn mạnh khoẻ để tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của Đảng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : "Một Đảng mà bao che khuyết điểm thì cái Đảng đó sẽ hỏng "" Tư tưởng Hồ Chí Minh là như thế.
Ngày nay các vị lãnh đạo Đảng thường hay nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tại sao các vị lại bao che, không giám giải quyết dứt điểm "Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng" " Các vị lãnh đạo Đảng suy nghĩ gì về sự kiện này " Hay là chỉ nghĩ đến xôi thịt thôi "
Sau này qua tìm hiểu mới rõ một số chuyện :
Hằng năm Bộ Quốc phòng đều tổ chức kỷ niệm ngày Bác Hồ giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập Bộ tổng tham mưu . Năm nào Anh Văn cũng đến dự và có mặt cả Lê Đức Anh nữa. Trong những buổi lễ kỉ niệm ấy, Anh Văn bao giờ cũng mặc quân phục, còn Lê Đức Anh thì mặc complet không đeo huân chương. Năm ngoái thôi, ta còn thấy Lê Đức Anh vẫn ngồi cạnh Anh Văn và Anh Văn còn nói chuyện "vui vẻ" với Lê Đức Anh (Thật ra chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng).
Lễ kỉ niệm năm nay, Lê Đức Anh thường xuyên cho người dò la và hỏi xem Anh Văn có đến dự không, thì đều được trả lời : "Anh Văn mệt, chưa chắc đã đến dự" (!"). Ngay buổi sáng hôm 05/9/2004 còn có nhiều cú điện thoại gọi đến hỏi thăm tình hình Anh Văn và đều được trả lời như thế. Lê Đức Anh đinh ninh, lòng bảo dạ và mừng thầm : "Buổi kỉ niệm này sẽ là của ta", nên Thái thượng hoàng mới đóng bộ quân phục đại lễ vào và đeo nhiều huân chương như thế, có cả huân chương trong trânh đánh làm Lê Đức Anh bị chột một mắt (thực ra Lê Đức Anh bị chột mắt là do bị bệnh đậu mùa) để huênh hoang với thiên hạ. Không biết nội dung bài viết sẵn mà Lê Đức Anh móc từ trong túi ra ấy nói những gì " Nhưng chắc chắn là bài phản kích lại bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 03/01/2004 và bức thư của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cũng như dư luận xã hội trong và ngoài nước đang kết tội Lê Đức Anh, Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh ... là những tên phản động, phá hoại Đảng, phá hoại đất nước. Những sự việc xảy ra quá bất ngờ đối với "Thày Sú chột".
Các tướng lĩnh và anh em Cựu chiến binh rất khâm phục về tài thao lược của vị Tổng tư lệnh và cho rằng Lê Đức Anh đã đại bại, bị hạ "nốc ao" trong trận phục kích này. Thực ra mấy hôm ấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp có mệt thật, nhưng vì nhớ anh em quá nên Anh Văn đã cố gắng đến dự để gặp gỡ và động viên các chiến sĩ đã một thời cùng Võ đại tướng xông pha trong lửa đạn để có được ngày hôm nay.
Đau như hoạn, Lê Đức Anh về nổi khùng và mắng Nguyễn Chí Vịnh : "Đồ ăn hại !" Con mắt còn lại của Lê Đức Anh đỏ ngầu như lửa, con mắt chột tràn ra một bãi nhầy nhầy !
Chuyện còn dài và còn nhiều chuyện hấp dẫn sẽ xảy ra từ nay cho đến trước và sau Đại hội Đảng X. Xin mời các bạn chú ý theo dõi.