Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

“Quả đấm thép” đang đấm ai ???


 Sau khi Vinalines “chìm tàu”, điều mà dư luận quan tâm không phải là Chủ tịch Hội đồng thành viên của “quả đấm thép” này vì sao có thể bỏ trốn, trốn ở đâu, mà là sẽ còn Vina gì gì nữa sẽ tiếp tục đổ bể.
Vinalines giống Vinashin không phải chỉ ở hai chữ Vina, không phải vì tính chất sinh đôi trong cùng một mô hình tập đoàn kinh tế. Bởi những sai phạm của họ cũng không mảy may khác Vinashin, và có lẽ, cũng chẳng có gì khác các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác.
Y hệt “người tiền nhiệm” Vinashin, chỉ trong 4 năm, Vinalines đã “tung vốn” vào 158 doanh nghiệp. Trong đó các Vinalines “con” tung vốn tại 94 công ty cháu. Rồi cũng sử dụng vốn trái phiếu (1.000 tỷ) trái mục đích. Chi hơn 22.000 tỷ đồng cho việc mua về 73 tàu mà có tới 23,3% số trong đó quá đát.
1.836 tỷ đồng đầu tư dang dở không phát huy hiệu quả, gây lãng phí lớn. Thậm chí, chỉ một chiếc ụ tàu “quá đát” đã gây lãng phí 489,6 tỷ đồng. Kinh hoàng nhất là chỉ riêng một lễ khởi công cho Dự án Cảng quốc tế Vân Phong, 4,114 tỷ đồng đã được ném ra, vượt tới 80 lần quy định. Đổi lại không gì khác ngoài “lỗ” và “nợ”.
Chính phủ không phải là không nhìn thấy “gót asin” của mô hình tập đoàn, tổng công ty. Bằng chứng là trong Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, có đề ra thời hạn thoái vốn 2015, có vô số gạch đầu dòng bắt đầu bằng hai chữ “sứ mệnh”, “hoàn thiện”, “đổi mới”. Thậm chí có tới 8 cái “hoa thị” (*) là những thông tin mà các “quả đấm thép” này phải công bố để công khai, minh bạch hóa các hoạt động.
Tại buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 21.5, báo cáo thẩm tra Đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã đặt câu hỏi lớn về mô hình các tập đoàn, tổng công ty này. Ngoài yêu cầu đánh giá khách quan, toàn diện chương trình thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, Ủy ban Kinh tế còn yêu cầu trước là “giảm tối đa tính độc quyền”, sau là buộc chúng phải hoạt động theo các nguyên tắc của thị trường.
Đó là việc: Không dùng doanh nghiệp nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô. Có lộ trình cho việc thoái vốn của các “quả đấm thép” này ra khỏi các ngành kinh doanh không liên quan nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính. Kiên quyết tách bạch nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận với các nhiệm vụ an sinh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận.
Dù chưa đủ, nhưng đây mới thực sự là thuốc.
Theo Đào Tuấn

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Đề nghị bí thư tỉnh ủy Thừa thiên Huế (không cần ra Hà nội) ra Thanh hóa mà học tập


. Theo thống kê bước đầu của chính quyền xã Hồng Thượng, đã có hơn 10ha đất canh tác của người dân ở các thôn Kăn Tôm, Kăn Te và Kăn Sâm nằm ngoài phạm vi lòng hồ bị ngập sâu từ 1-3m. Toàn bộ cây trồng trên những diện tích đất này đã chết rụi, thiệt hại nặng nề.
Ông Hồ Xuân Trăng- Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, huyện đã kiến nghị tỉnh chỉ đạo Công ty CP Thủy điện miền Trung cam kết về mốc thời gian để giải quyết những tồn tại, bất cập của dự án. Nếu công ty vẫn không giải quyết dứt điểm thì huyện sẽ tạm ngưng các hoạt động liên quan đến việc vận hành nhà máy.
Ngày 3.5, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trương Công Giới - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện miền Trung cho biết, ông vừa chỉ đạo cấp dưới đi kiểm tra thông tin nước thủy điện gây ngập đất sản xuất và mồ mả của dân. Theo ông Giới, kết quả kiểm tra cho thấy chỉ có… hơn 500m2 đất của một hộ dân ở xã Sơn Thủy bị ngập(?!).
Ông Giới cho rằng, sở dĩ chính quyền địa phương thông tin hàng chục ha cây cối, hoa màu của dân bị thủy điện nhấn chìm do họ nhập nhằng giữa diện tích nằm trong và ngoài lòng hồ. Về việc chính quyền huyện A Lưới cho rằng công ty chậm bồi thường cho dân, ông Giới cho biết ông đang bận đi công tác nên chưa thể trả lời.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Vụ Tiên Lãng: Kiến nghị xem xét lại hướng dẫn của Bộ TN&MT


Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên Lãng đề nghị Bộ TN&MT thay vì cho ông Vươn thuê đất, nay hướng dẫn UBND Thành phố Hải Phòng tiếp tục ban hành quyết định giao đất…
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có văn bản hướng dẫn TP.Hải Phòng cho ông Vươn thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS), ngày 12/5/2012, Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên Lãng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng kiến nghị xem xét lại văn bản này của Bộ TN&MT với các lý do như:
Đất của ông Vươn đã được Nhà nước giao từ năm 1993, 1997 được hình thành, tạo lên từ nhóm đất chưa sử dụng qua quá trình quai đê lấn biển của chính công sức và tiền của của chính gia đình ông Vươn nay đã được Nhà nước thừa nhận là đất nông nghiệp, không phải nhóm đất chưa sử dụng;
Đất của ông Vươn đủ điều kiện để được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 50 Luật đất đai năm 2003;
Ông Vươn có quyền cho thuê lại đất theo quy định tại Điều 106, 113 Luật đất đai năm 2003;
Đất của ông Vươn chỉ bị Nhà nước thu hồi khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế do Chính phủ quy định: Căn cứ vào Điều 40 Luật đất đai năm 2003, Điều 36 Nghị định 181/2004 của Chính phủ thì đất của ông Vươn chỉ bị thu hồi khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất của ông Vươn để phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế do Chính phủ quy định; …
Theo kiến nghị của Liên chi hội NTTT nước lợ huyện Tiên Lãng, việc Bộ TN&MT chỉ căn cứ vào các Điều 31, 35, 37, 67, 80 Luật đất đai năm 2003; Điều 1 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định số 38 ngày 26/5/2011 mà không căn cứ vào Điều 42 Nghị định 181/2004 của Chính phủ để cấp đổi CNQSD đất cho ông Vươn hoặc hướng dẫn TP.Hải Phòng căn cứ vào Điều 108 Luật đất đai 2003 cho phép ông Vươn lựa chọn quyền xin giao đất hay cho thuê đât thay bằng cho ông Vươn thuê đất của chính ông Vươn. Điều này sẽ là bất cập, không hợp lý và có sự mâu thuẫn. Bởi:
Thứ nhất: Theo khoản 2 Điều 67 và Điều 70 Luật đất đai năm 2003 thì đất của ông Vươn được Nhà nước giao năm 1993, 1997 là 40,3 ha. Như vậy, đất vượt hạn điền của ông Vươn là 37,3 ha, phải chuyển sang thuê đất từ điểm này chắc chắn sẽ nảy sinh 2 vấn đề:
Một là: Ông Vươn phải cho các cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước thuê lại 37,3ha để phù hợp với quy mô sản xuất (3ha ) theo quy định của Điều 70 Luật đất đai năm 2003. Như vậy, ở điểm này nó sẽ phù hợp với Điều 106, 113 Luật đất đai 2003 là ông Vươn có quyền cho thuê lại đất.
Hai là: 37,3 ha đất vượt hạn điền của ông Vươn sẽ bị lấy ra để cho chính ông Vươn thuê thì vô hình dung đã tước đi quyền cho thuê lại đất của ông Vươn mà Nhà nước đã thừa nhận và sẽ vi phạm Điều 106, 113 Luật đất đai 2003.
Thứ hai: Nếu lấy đất của ông Vươn ra để cho chính ông Vươn thuê mà không bồi thường cho ông Vươn thì sẽ vi phạm Điều 42 Luật đất đai 2003, Điều 8 Nghị định 197/2004 của Chính phủ;
Ngược lại, nếu lấy đất của ông Vươn ra để cho chính ông Vươn thuê lại, mà bồi thường cho ông Vươn thì sẽ vi phạm Điều 40 Luật đất đai/2003, Điều 36 Nghị định 181/2004 của Chính phủ …
Liên chi hội NTTT nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng, điều 34 Nghị định 181/2004 của Chính phủ đã ghi “Tiếp tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp; gia hạn thời hạn sử dụng đất hoặc thu hồi đất khi hết thời hạn sử dụng”. Như vậy, theo các Quyết định giao đất số 447/QĐ-UB ngày 04/10/1993 và 220/QĐ-UB ngày 09/4/1997 của UBND huyện Tiên Lãng thì đất của ông Vươn là được giao chứ không phải thuê. Tại sao Bộ TN&MT không hướng dẫn TP.Hải Phòng tiếp tục giao đất cho ông Vươn mà là thuê đất? Vì vậy, Bộ TN&MT xem xét lại vấn đề này không những cho ông Vươn mà cho tất cả nông dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam có đất được giao vượt hạn điền.
Cuối văn bản, Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên Lãng đề nghị Bộ TN&MT thay vì cho ông Vươn thuê đất, nay hướng dẫn UBND TP. Hải Phòng tiếp tục ban hành quyết định giao đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cho gia đình ông Vươn tiếp tục sử dụng đến hết 2013, 2017.
Đồng thời, Liên chi hội NTTS nước lợ huyện Tiên Lãng cũng đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi điều 67, điều 70 Luật đất đai 2003 theo hướng giao vĩnh viễn cho nhân dân để nhân dân sản xuất và bỏ hạn điền để tích tụ ruộng đất nhằm mục đích giúp nông dân tiến tới sản xuất lớn trên quy mô lớn; đưa đất đai vào danh mục hàng hóa và coi là tư liệu sản xuất để đất đai được vận hành theo nền kinh tế thị trường; thừa nhận đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai; sửa đổi lại luật đất đai, trong đó thay vì ba nhóm đất nay đổi lại thành bốn nhóm đất: Nhóm đất sản xuất, nhóm đất làm nhà ở và xây dựng, nhóm đất chưa sử dụng và nhóm đất có yếu tố đầu tư của nước ngoài.
Kiên trung

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

CHÁNH VĂN PHÒNG TỈNH HƯNG YÊN: ĐÂY LÀ DANH DỰ CỦA TÔI. ÔNG ƠI – ÔNG LÀM GÌ CÓ DANH DỰ.


Văn Giang đã cưỡng chế đúng luật, an toàn.
Ngày 24-4-2012, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) tổ chức cưỡng chế tại xã Xuân Quan, giải toả mặt bằng để giao đất cho chủ đầu tư dự án xây dựng Khu đô thị thương mại- du lịch (Ecopark). Phóng viên Báo Người cao tuổi có cuộc trao đổi với Ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên xung quanh việc này…

Phỏng vấn nhanh Ông Chánh văn phòng UBND huyện Văn Giang
Phóng viên (PV): Ông cho biết kết quả cuộc cưỡng chế tại huyện Văn Giang ngày 24-4-2012?
Ông Bùi Huy Thanh: Vừa qua, huyện Văn Giang tổ chức cưỡng chế thu hồi đất tại dự án Ecopark tại xã Xuân Quan…..  Cân nhắc các yếu tố, Hưng Yên đã tiến hành cưỡng chế, lấy đất giao cho nhà đầu tư. Việc cưỡng chế là đúng luật, an toàn. Tất nhiên, khi cưỡng chế cũng có một số dư luận, nhưng tôi khẳng định đó là dư luận sai lầm.
PV: Ông có thể nói qua về dư luận sai đó để mọi người hiểu cho đúng.
Ông Bùi Huy Thanh:
Có người nói UBND huyện Văn Giang ra quyết định, mặt trước ghi tên hộ dân này nhưng mặt sau lại ghi hộ dân khác chịu trách nhiệm. Khi nghe tin này tôi đã đến ngay UBND huyện, yêu cầu anh em lấy toàn bộ hồ sơ cưỡng chế ra kiểm tra. Tôi yêu cầu phải đưa ngay, sợ nếu chậm thì người làm sai sẵn con dấu sẽ làm lại quyết định khác. Nhưng qua kiểm tra thấy hoàn toàn không có việc đó.
Nhà báo cứ yên tâm đi, đây là danh dự của tôi. Các hồ sơ cưỡng chế được rà soát kĩ lưỡng bởi 3 cơ quan cấp tỉnh: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh do đích thân Viện trưởng xuống kiểm tra, đoàn Sở Tài nguyên môi trường và Sở Tư pháp phối hợp cùng làm nên bảo đảm không thể có sai sót.
PV: Thưa ông, sắp tới Hưng Yên có tiếp tục cưỡng chế để thu hồi diện tích còn lại giao cho nhà đầu tư hay không?
Ông Bùi Huy Thanh:
Khi nào nhà đầu tư hoàn thành xong công trình ở diện tích đất đã được giao thì Hưng Yên mới giao tiếp diện tích còn lại. Hiện nay thì Hưng Yên không giao tiếp đất nên không cưỡng chế.
PV: Xin cảm ơn ông!
Còn đây là danh dự của ông Thanh: 
1 - Văn bản sai:
Ngày 5-4-2012, UBND huyện Văn Giang ra quyết định cưỡng chế gửi đến các gia đình trong diện thu hồi đất ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang do không thực hiện quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai (Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ kí). Quyết định số 629/QĐ-CCK ghi tại trang 1 áp dụng cưỡng chế đối với ông Lê Văn Tuệ (Dũng) ở thôn 5, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên, trên trang 2 lại ghi: Mọi chi phí liên quan đến việc cưỡng chế nêu trên do ông Đàm Văn Dư (Lâm) chịu trách nhiệm chi trả(?).
Xem ra, tất cả các ông bà từ tỉnh đến huyện đều như bà Đặng Thị Bích Thuỷ chỉ biết cưỡng chế, còn việc cưỡng chế có đúng đối tượng, đúng pháp luật hay không thì…không quan tâm!

2 - Bị đánh dã man:
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết: “Sáng 24.4, tôi và nhà báo Phi Long được cử đến hiện trường nắm bắt thông tin, tuyên truyền đúng định hướng. Cả hai tới Nhà văn hóa thôn 1, xã Xuân Quan khoảng 9 giờ sáng.
Đang đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn 1, tôi bỗng thấy một nhóm cảnh sát và người mặc thường phục đeo băng đỏ đi vào nghĩa trang liệt sĩ và nhảy qua hàng rào nghĩa trang để sang khu vực Nhà văn hóa thôn. Lúc đó tôi nhìn thấy phóng viên Hán Phi Long đội mũ bảo hiểm đang đứng trên bờ móng Nhà văn hóa thôn, tay cầm máy ảnh”.
Theo nhà báo Ngọc Năm: “Đi đầu nhóm cưỡng chế là 2 công an. Họ đến bên nhà báo Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh.
Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang Nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay làm bằng chứng. Nhưng chỉ được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần:
“Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ, không được đánh”. Nhưng họ không những không nghe, mà còn vặn 2 tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi.
Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần: “Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?”. Tôi bị mấy người vặn tay về phía sau, dẫn giải về trước cửa nghĩa trang liệt sĩ và tiếp tục đánh hội đồng. Một công an nói lớn: “Đừng đánh vào mặt nó”… rồi tôi bị còng tay số 8, mũ bảo hiểm rơi mất lúc nào không biết…
Còng tay tôi xong, một trung úy (cao, béo) và một thiếu úy (thấp, gầy) áp giải tôi đi theo hướng cánh đồng đang bị cưỡng chế, chờ xe thùng tới chở về trụ sở công an huyện… Sau này tôi được biết, Phi Long bị đánh đau, được mấy người can và khi tôi xuất hiện thì họ bỏ Long lại để tấn công tôi, nên Phi Long chạy thoát vào một nhà vệ sinh gần đấy với nhiều vết sưng tím trên mặt và vệt máu loang cả ra quần áo. Tôi nhờ một phụ nữ lấy điện thoại ra và nói cho Long biết: “Anh bị bắt về Công an huyện Văn Giang. Em về đây đi”.
Nhà báo Hán Phi Long - người bị hành hung trước tiên và chịu hậu quả nặng nề hơn, kể lại về buổi sáng kinh hoàng đó: Khi tôi được người dân đưa về trạm xá, máu đang chảy đầy mặt. Nhân viên y tế xác định tôi bị rách môi ngoài, giập môi trong, vùng mặt phù nề với kích thước 4x4cm, ngực phải đau tức.
“May mà lúc đó cả hai chúng tôi đều đội mũ bảo hiểm, nếu không không biết hậu quả sẽ ra sao khi cả hai đều phải liên tiếp nhận những cú đánh bằng dùi cui chí tử nhắm vào đầu từ những người xưng là lực lượng cưỡng chế của huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên”.
Nửa tháng, chưa hồi âm
 Sau khi về tới trụ sở Công an huyện, khi nhận ra 2 anh là nhà báo đang tác nghiệp, lực lượng chức năng của huyện Văn Giang đã lấy lời khai ban đầu của hai anh, cho anh Long kiểm tra thương tích, lập biên bản kiểm thể và sau đó cho cả hai về.
“Tại trụ sở Công an huyện Văn Giang, tôi đã viết một đơn tường trình sự việc gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Tôi đã gửi trực tiếp đơn này cho cán bộ công an lấy lời khai của tôi là thiếu tá Tiến (Đội trưởng Đội trọng án – Công an tỉnh Hưng Yên).
Tuy nhiên, đến 26.4, tôi gọi điện cho đại tá Nguyễn Huy Ngạn – Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên thì ông Ngạn cho biết vẫn chưa nhận được đơn của chúng tôi. Ngày 2.5, tôi lại viết tiếp một đơn khác, gửi theo đường chuyển phát nhanh cho ông Ngạn.
Ngày 3.5, lãnh đạo VOV cũng làm công văn gửi cho ông Ngạn để yêu cầu trả lời vụ việc. Nhưng, cho tới thời điểm này (8.5), đã nửa tháng trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía công an cũng như lãnh đạo tỉnh Hưng Yên”.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu - Chánh văn phòng công an tỉnh cho biết vụ việc còn đang được xem xét.

Tại cuộc giao ban báo chí sáng nay sự việc hai nhà báo bị hành hung đã được thông báo. Vậy là ngược lại hoàn toàn với báo cáo của lãnh đạo Hưng Yên với Thủ tướng. Đây là việc chà đạp lên luật pháp, Luật Báo chí, dối trá đến vô liêm sỉ. Đây là sự bôi nhọ ghê tởm với truyền thống tự do báo chí ngôn luận của chúng ta. Như vậy không phải do kẻ thù địch nào mà lãnh đạo Hưng Yên bịt mắt nhân dân như thế ? Cảm ơn những nhà báo không lề đã khui ra vụ việc đáng xấu hổ này để chúng ta chỉnh đốn. Còn ông chánh văn phòng tỉnh thì làm gì có danh dự .

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Hàn Quốc thu giữ hàng ngàn viên thuốc tạo nên từ 99,7% là thịt thai nhi từ Trung Quốc.

Cơ quan hải quan Hàn Quốc hôm 7/5 tiết lộ họ đã phát hiện hàng ngàn viên thuốc chứa bột thịt thai nhi được khách từ Trung Quốc chuyển vào nước này. Những viên thuốc được cho là chữa “bách bệnh”

Những viên thuốc này được đưa từ Trung Quốc sang, nơi một số nhân viên y tế đã “phím” cho các công ty y tế khi có trường hợp nạo phá thai hoặc các bé bị sinh non.
 Những bào thai nhỏ bé này sau đó được mang đi, bảo quản trong tủ lạnh của các gia đình liên quan đến đường dây buôn bán, trước khi được mang tới các trung tâm y tế và được đưa vào lò vi sóng y tế để sấy khô. Tiếp đó các bào thai khô được tán thành bột và được đưa vào các viên thuốc cùng với thảo dược để che giấu thành phần thực sự của nó, nhằm đánh lừa các nhà điều tra y tế và các nhân viên hải quan.

Cơ quan hải quan Hàn Quốc (SBS) hôm nay cho hay họ đã tăng cường tìm kiếm các gói thuốc đáng ngờ trên được khách đi từ Trung Quốc mang vào nước này. Theo các nhân viên hải quan, kể từ tháng 8 năm ngoái, 35 vụ tuồn thuốc thịt trẻ em đã được tiến hành, với hơn 17.000 viên thuốc được cải trang là “thuốc tăng lực” được thu giữ.

Tờ San FranciscoTimes đưa tin các cuộc kiểm tra đối với những viên thuốc này cho thấy chúng được tạo nên từ 99,7% là thịt người. Các cuộc kiểm tra cũng xác định được giới tính của các em bé được sử dụng.

Đây là việc làm thể hiện sự dã man của những kẻ sản xuất trong một “ xã hội của bọn đang ở trong chế độ ăn thịt người “ ( TBT Lê Duẩn đã ghi như vậy trong sổ tay công tác ).
Ảnh: Cơ quan hải quan Hàn Quốc đã thu giữ được 17.000 viên thuốc thịt người từ tháng 8 năm ngoái.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

NSND - Đảng viên Lan Hương vi phạm kỷ luật đảng.


NSND Lan Hương đã có đơn gửi Chính phủ và Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản VN yêu cầu làm rõ việc đoàn kịch hình thể - thể nghiệm của mình bị bỏ rơi. 
Hành động gửi đơn khiếu nại vượt cấp này của bà đã phạm phải điều Đảng viên không được làm.
Đảng viên tham gia dùng vũ lực, trấn áp dân ( DÂN nhé, không phải ĐỊCH ) đảng động viên làm. Trấn áp giỏi, khiêng dân, đạp vào mặt dân ư – không sao. Nổ súng, phá nhà dân – kể cả Mẹ VNAH, mẹ Liệt sỹ - vô tư đi. 
Đảng ơi. Ông Nguyễn Phú Trọng ơi. Là một cây lý luận của đảng, ông giải thích vấn đề này như thế nào để “ số không nhiều “ chưa hư hỏng của đảng và dân chúng tôi hiểu những vấn đề đảng đang giải quyết. Trong khi ông thừa nhận trước cử tri quận Ba đình rằng đảng đã bị hư hỏng kể cả ở tầng lớp lãnh đạo.
Tôi không đủ trình độ để viết như ông Lê Hiếu Đằng. Nhưng tôi đồng thuận với ông ấy qua bài viết: Ai biến chất chính trị và ai là người tự diễn biến?
Tôi vẫn nhớ lời Bác Hồ giải thích về khái niệm dân chủ. Trả lời câu hỏi dân chủ là gì??? Bác nói theo văn phong của Bác cho kẻ ngu nhất cũng hiểu được: DÂN CHỦ LÀ ĐỂ DÂN ĐƯỢC MỞ MỒM RA.
Nhưng hình như vào thời điểm này, dân lại không muốn mở mồm ra nữa. Vì ăn uống thì toàn chất phụ gia độc hại nhập từ TQ, nói thì “ chăm phần chăm “ đi Trung tâm giáo dục cỡ Thanh hà Thanh hiếc gì đấy.
Chả lẽ nôn??? Mà lấy gì mà nôn cơ chứ.

Tòa án thu hồi quyết định đưa vụ án ra xét xử

Bản tin về ngày xét xử các thành viên CLBNBTD được loan tải trên internet sẽ là ngày 15/05/2012 thì một diễn biến mới lại xảy ra: Tòa án lập tức thu hồi quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khoảng 04 giờ chiều nay, 04/05, cán bộ công an đích thân đến tận văn phòng các luật sư để thu hồi lại quyết định đưa vụ án ra xét xử do thẩm phán Vũ Phi Long ban hành trước đó. Lý do phía CA đưa ra rất đơn giản: "Thay đổi ngày xét xử" !
Cùng lúc đó thư ký tòa án là ông Hà Đình Lăng thông báo với luật sư và thân nhân của các Blogger là "chưa biết chắc là phiên xử sẽ diễn ra ngày nào".

Điều này cho thấy ngay đến cả giấy tờ, văn bản quyết định của Tòa án cũng có thể dễ dàng bị CA thu hồi, thậm chí còn bị đem ra làm một thứ công cụ để đánh lừa dư luận.

Bạn bè và người thân của các Blogger cho rằng đây có thể là một âm mưu do nhà cầm quyền dựng lên, mục đích để gây nhiễu loạn thông tin, khiển cho truyền thông và các tổ chức bảo vệ nhân quyền bị tổn hại nhất định nếu muốn theo dõi phiên tòa. Như vậy, nếu nhà cầm quyền làm thêm vài lần như vậy sẽ gây nghi ngờ lớn, khi dư luận mất cảnh giác thì họ sẽ bất ngờ tuyên bố ngày xử và tiến hành phiên tòa một cách chóng vánh.
Về mặt hình thức tố tụng thì coi như phiên tòa được hoãn lại. Một thẩm phán giấu tên hiện đang công tác ở tòa án thành phố nói với phóng viên Dân Làm Báo là nhiều khả năng phiên xử sẽ dời lại sau ngay 15.5 này.
Tuy nhiên, một phóng viên nội chính đã thì lại phân tích : vì tòa án, công an sợ quyết định đưa vụ án ra xét xử được công bố sớm trên mạng internet, nên họ phải vội vàng thu hồi lại quyết định này. Theo nhận định của phóng viên này, khả năng vụ án vẫn được xét xử như dự kiến : "Để chuẩn bị một phiên tòa có màu sắc chính trị như thế này thì phải "tác chiến" nhiều ngành với nhau, và cùng phối hợp. Khi tính toán kỹ người ta mới công bố lịch xử đâu phải muốn hủy một sớm một chiều là được. Không thể buổi sáng ra quyết định thì buổi chiều thu hồi hủy bỏ".
Liên quan đến việc bào chữa cho nhà báo tự do Tạ Phong Tần thì luật sư Đạt mới nhận được quyết định bào chữa vào sáng 4.5.2012, cùng lúc với quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 15.5 này. Nghĩa là cho đến hết ngày 4.5.2012 thi luật sư Đạt chưa được gặp mặt nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Nhiều khả năng là sớm nhất cũng trong tuần sau thì luật sư Đạt mới gặp mặt trao đổi với nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Theo tin từ bạn bè, chị Tạ Phong Tần đã tuyệt thực suốt 35 ngày, hiện sức khỏe chị đang rất yếu.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, việc bắt bớ các thành viên CLBNBTD là do cơ quan An ninh Thành Phố HCM đứng ra đạo diễn, mục đích để trả thù anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải là chính. Hai Blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) có liên quan vì đều là thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Thông tin tiếp vụ Thanh tra CP tống tiền tại Khánh hòa


Liên quan đến vụ Thanh tra Chính phủ tống tiền tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam:     Đời có vay – có trả… Khởi tố vụ án        
Báo cáo Kết luận Thanh tra khẳng định: “UBND tỉnh Khánh Hòa có Thông báo (Khẩn) số 390/TB-UBND ngày 7-10-2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc tổ chức Cưỡng chế lấy đất của dân giao cho dự án. Nhưng tại thời điểm Cưỡng chế chưa có quyết định giao đất cho chủ đầu tư là hoàn toàn trái pháp luật”. Đến ngày 25-11-2009, UBND TP.Nha Trang và UBND phường Phước Long đã tổ chức Cưỡng chế (đợt 1) lấy đất của 22 hộ dân. Đến ngày 15-4-2010 Cưỡng chế đợt 2 lấy đất của 6 hộ dân giao cho dự án (!?) Sau khi Cưỡng chế, chủ đầu tư đã phân lô bán nền với giá 5 triệu đồng/m2. Việc phân lô bán nền của chủ đầu tư khi chưa có Quyết định giao đất là hoàn toàn vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của công dân, cần phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật (!?)
    Mới đây, Cục điều tra (Cục 6) Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Việt Nam đã khởi tố vụ án, liên quan đến vụ Thanh tra Chính phủ có dấu hiệu tống tiền tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa,Việt Nam. Rồi đây, một ổ chuột là các quan tham của Khánh Hòa và Thanh tra Chính phủ sẽ phải ra hầu tòa để trả giá cho sự đời “có vay – có trả” trong vụ án “cướp ngày”.  

Thanh tra Chính phủ tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa


Như một nghiệp đoàn tống tiền
Báo cáo Kết luận Thanh tra số 157/KL-TTCP ngày 30-1-2011 của Thanh tra Chính phủ; Cùng với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; tại Văn bản số 1561/VPCP-KNTN ngày 15-3-2011 của Văn phòng Chính phủ, đồng ý với Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, sau kết luận thanh tra này, ông Nguyễn Chiến Thắng – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa có Văn bản số 17/BC-UBND ngày 16-2-2011 gửi đến Thủ tướng Chính phủ nại rằng: Kết luận của Thanh tra Chính phủ không đúng với thực tế… (!?)

    Mặt khác, đông đảo nhân dân Tổ 2 Phước Thái, Tổ 2 Phước Trung, phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại tiếp tục làm đơn tố cáo (tiếp theo) về những “Dấu hiệu tống tiền của Đoàn Thanh tra Chính phủ”, nhằm bao che cho những sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa:

    Kết luận đúng…    
                                                                        
   Cuối tháng 8-2010, thời điểm kết thúc thanh tra tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, (theo quyết định số 1730/QĐ-TTCP ngày 18-6-2010 của Thanh tra Chính phủ) - Đoàn thanh tra này do ông Trần Quốc Thắng làm Trưởng đoàn, ông Phạm Hùng và ông Đỗ Đình Luân là Thanh tra viên. 

   ông Trần Quốc Thắng – Trưởng Đoàn Thanh tra tại Dự án Phước Long

TTra viên Phạm Hùng

TTra viên Đỗ đình  Luân

    Đến cuối tháng 10-2010, Đoàn thanh tra này đã “tung bản dự thảo” thanh tra dầy 35 trang vào TP.Nha Trang Khánh Hòa với nội dung rất đúng với những sai phạm của chính quyền tỉnh Khánh Hòa tại dự án Khu đô thị mới Phước Long cụ thể như sau: “UBND tỉnh Khánh Hòa tự ý cho Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh thực hiện đầu tư Dự án Khu dân cư Sông Tắc 1 là trái thẩm quyền, được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chỉnh phủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Trái với Điều 38 Luật đất đai năm 2003… Làm thiệt hại đến Ngân sách Nhà nước…”.  Như vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến Ngân sách của Nhà nước. Nhưng Thanh tra Chính phủ không xác định mức thiệt hại đến Ngân sách Nhà nước là bao nhiêu tiền, để từ đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, theo quy định của Bộ Luật hình sự  Việt Nam (!?)
                                                                                               
      Dự thảo Báo cáo Kết luận Thanh tra khẳng định: “UBND tỉnh Khánh Hòa tự ý cho dự án được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 5-10-2001 của Chính phủ - quy định về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê là hoàn toàn trái pháp luật, làm thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước…” Nhưng mức thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước là bao nhiêu tiền, Thanh tra Chính phủ cũng không xác định cụ thể, để có căn cứ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật (!?) Đồng thời, Thanh tra Chính phủ nhận định: UBND tỉnh Khánh Hòa sử dụng 24,6 tỷ đồng Ngân sách để chi phí san lấp mặt bằng... là hoàn toàn trái pháp luật…” Do đó, dự thảo Thanh tra kiến nghị chuyển toàn bộ hồ sơ đến Cơ quan CSĐT (Bộ Công An) để xem xét xử lý hình s. Thế nhưng, khi có Báo cáo Kết luận chính thức, Thanh tra Chính phủ lại cắt bỏ hoàn toàn nội dung này (!?)

    Bản “Dự thảo kết luận thanh tra” dầy 35 trang giấy A4 với những nội dung rất nặng được tung ra tại Khánh Hòa, nên đã xuất hiện rất nhiều “cò chạy án” đã khống chế các quan chức trong bộ máy công quyền nhà nước của UBND TP.Nha Trang và UBND tỉnh Khánh Hòa, cũng như  Chủ đầu đầu tư dự án, kể cả ông Nguyễn Hữu Dinh (nguyên Chủ tịch UBND phường Phước Long)… để gạ gẫm tống tiền (!?) Do đó, đông đảo nhân dân, cũng như dư luận tại địa phương hết sức bất bình và xôn xao cho rằng: “Phải chăng Đoàn Thanh tra Chính phủ đang tống tiền tại Khánh Hòa”. Điều này nhân dân đã có Văn bản Báo cáo với ông Trần Quốc Thắng – Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ số 1730/QĐ-TTCP. Nhưng đến nay, mọi việc vẫn … “im như thóc” (!?)
                         
    Đúng như dự đoán của dư luận: Sau hơn 3 tháng kể từ ngày “Tung dự thảo Kết luận thanh tra”, đến cuối tháng 1-2011, Thanh tra Chính phủ có Báo cáo Kết luận Thanh tra chính thức số 157/KL-TTCP ngày 30-1-2011; Cùng với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; tại Văn bản số 1561/VPCP-KNTN ngày 15-3-2011 của Văn phòng Chính phủ về việc “xử lý sau kiểm tra, xác minh khiếu tố liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Thế nhưng, toàn bộ phần Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra đã bị Thanh tra Chính phủ cắt bỏ hoàn toàn, mà chỉ đề nghị “xử lý hành chính” một cách cho có lệ (!?)

    Chính vì vậy, dự luận xã hội tại Khánh Hòa đã suy đoán rằng: “Mục đích tung dự thảo Kết luận thanh tra với những nội dung sai phạm rất nặng của Đoàn Thanh tra Chính phủ nhằm mục đíchđể  tống tiền” là có cơ sở, nên khi có Kết luận Thanh tra chính thức, toàn bộ phần kiến nghị xử lý trách nhiệm hình sự đã bị cắt bỏ hoàn toàn” (!?)


                      Kiến nghị sai…

       Như vậy, nội dung Báo cáo Kết luận thanh tra, Đoàn Thanh tra Chính phủ đã khẳng định như sau: Toàn bộ hồ sơ, trình tự thủ tục lập và thẩm định dự án Khu dân cư Sông Tắc 1 TP.Nha Trang; đến việc cho thành lập pháp nhân mới để thực hiện “Dự án Khu đô thị mới Phước Long…” UBND tỉnh Khánh Hòa đã hoàn toàn vi phạm pháp luật, được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Trái với Khoản 2 Điều 38 Luật đất đai năm 2003; không chấp hành Chỉ thị số 09/CT–TTg ngày 6-4-2007 của Thủ tướng Chính phủ; cũng không chấp hành Văn bản chỉ đạo số 120/TTg-CN ngày 18-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, liên quan đến trình tự hồ sơ thủ tục lập và thẩm định đầu tư dự án…

    Do đó, đồng nghĩa với việc UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ “chấp hành” và làm theo sự “chỉ đạo” của chủ đầu tư… gây thiệt hại đến Ngân sách Nhà nước(!?) Đồng thời, tổ chức cưỡng chế chiếm đoạt tài sản, đất đai của 625 hộ dân (khoảng 3.000 nhân khẩu) có đất nằm trong dự án; làm mất trật tự an ninh chính trị tại địa phương; Để xẩy ra nhiều cuộc biểu tình của đông đảo người dân, cùng với nhiều băng rôn, khẩu hiệu mang dòng chữ: “đả đảo bọn tham nhũng”; khiến nhiều cơ quan báo chí trong và nước phản ánh gay gắt; làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với  Đảng và Nhà nước…

 Mặc dù Báo cáo Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã xác định đúng những sai phạm của chính quyền tỉnh Khánh Hòa tại “Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang”. Tuy nhiên, phần Kiến nghị xử lý, Thanh tra Chính phủ chỉ  Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý hành chính là chưa thỏa đáng. ( đã có dấu hiệu tống tiền của Đoàn thanh tra Chính phủ). Chính vì vậy, hiện nay chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng – tại Văn bản số 1561/VPCP-KNTN ngày 15-3-2011 của Văn phòng Chính phủ về việc “xử lý sau kiểm tra, xác minh khiếu tố liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.
                                             
      Báo cáo Kết luận Thanh tra xác định:“Khi chưa có quyết định phê duyệt dự án, cũng chưa có quyết định giao đất cho chủ đầu tư, nhưng ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (nay là Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa) ký Công văn số 1156/UBND ngày 26-2-2008 cho phép Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Nha Trang (HUD Nha Trang) làm chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án Khu dân Sông Tắc 1 Nha Trang, thay cho Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh…”

    Thế nhưng trong thực tế đây là hành vi “bán dự án” của Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh. Bởi vì: Tổng vốn đầu tư “Dự án Khu đô thị mới Phước Long” của Công ty UHD Nha Trang là 673,915 tỷ đồng (dự án mới), nhưng cá nhân ông Nguyễn Văn Khải - Giám đốc Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh (chủ đầu tư cũ) chiếm 15% cổ phần (khoảng 100 tỷ đồng), nhưng ông Khải chỉ phải nộp bằng giá trị đầu tư 4,4 tỷ đồng  tiền thuế sử dụng đất đã nộp năm 2005 (do được hưởng chế độ ưu đầu tư theo Nghị định 71/NĐ-CP trái pháp luật). Thế nhưng, Thanh tra Chính phủ cho rằng: “Đơn tố cáo của công dân về hành vi bán dự án là chưa có cơ sở…” Đây là một“dấu hiệu bao che cho hành vi bán dự án trái pháp luật” của Đoàn Thanh tra Chính phủ do đã tống tiền, ăn hối lộ  của chủ đầu tư (!?)

    Báo cáo Kết luận Thanh tra khẳng định: “UBND tỉnh Khánh Hòa có Thông báo (Khẩn) số 390/TB-UBND ngày 7-10-2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc tổ chức Cưỡng chế lấy đất của dân giao cho dự án. Nhưng tại thời điểm Cưỡng chế chưa có quyết định giao đất cho chủ đầu tư là hoàn toàn trái pháp luật”. Đến ngày 25-11-2009, UBND TP.Nha Trang và UBND phường Phước Long đã tổ chức Cưỡng chế (đợt 1) lấy đất của 22 hộ dân. Đến ngày 15-4-2010 Cưỡng chế đợt 2 lấy đất của 6 hộ dân giao cho dự án (!?) Sau khi Cưỡng chế, chủ đầu tư đã phân lô bán nền với giá 5 triệu đồng/m2. Việc phân lô bán nền của chủ đầu tư khi chưa có Quyết định giao đất là hoàn toàn vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của công dân, cần phải  được xử lý nghiêm minh theo pháp luật (!?) Thế nhưng, Đoàn thanh tra Chính phủ không đề nghị Thủ tướng xử lý trách nhiệm hình sự đối với quan tham làm trái pháp luật (!?)


   Căn cứ vào những hành vi sai phạm nêu trên tại dự án khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang (theo dự thảo của Đoàn Thanh tra Chính phủ), đông đảo nhân dân đã gửi nhiều đơn Kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ như sau:


    1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ – Kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương – chỉ đạo Viện sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an… vào cuộc, nhằm xác minh, điều tra làm rõ động cơ và mục đích “Tung dự thảo kết luận thanh tra với nội dung rất nặng để tống tiền của Đoàn Thanh tra Chính phủ”- (do ông Trần Quốc Thắng làm Trưởng đoàn); cũng như những sai phạm của các “quan chức” trong các cơ quan công quyền Nhà nước tại UBND tỉnh Khánh Hòa và TP.Nha Trang. Đồng thời, nếu có dấu hiệu phạm tội thì Khởi tố vụ án, Khởi tố bị can để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, bất cứ người đó là ai.

     2. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thu hồi, tịch thu xung công quỹ Nhà nước số tiền 2,76 tỷ đồng thu bất hợp pháp, do chủ đầu tư “Bôi trơn” cho UBND phường Phước Long (số tiền này Thanh tra Chính phủ đang tạm giữ). Cũng như 10 triệu đồng bà Lê Thị Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long đã nhận của chủ đầu tư theo Hợp đồng số 15/XN trước đây. Nhưng khi Kết luận thanh tra chính thức, Thanh tra Chính phủ lại đề nghị trả lại cho nhà đầu tư . Đây là điều chưa đúng với Luật Thanh tra, có dấu hiệu bao che cho tham nhũng, hối lộ của Thanh tra Chính phủ (!?)


     3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ – kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương - chỉ đạo cho Thanh tra Chính phủ – tiếp tục Thành lập Đoàn Thanh tra, thanh tra toàn diện các nguồn thu chi tài chính tại dự án này; xác định rõ hành vi cố  ý làm trái các quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho Ngân sách nhà nước cụ thể là bao nhiêu tiền, để có căn cứ xử lý trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

    4. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định hủy toàn bộ “Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang” , do đây là một dự án hoàn toàn trái pháp luật. Đồng thời, Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tính toán lại diện tích tính thuế sử dụng đất, nhằm truy thu gần 200 tỷ đồng nộp Ngân sách Nhà nước (do UBND tỉnh Khánh Hòa cho dự án hưởng chế độ ưu đãi đầu tư theo Nghị định 71/NĐ-CP trái pháp luật). Thu thuế sử dụng đất sai với thực tế (chỉ có 14 ha/37 ha), trái với Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 198/NĐ-CP ngày 3-4-2004 của Chính phủ quy định căn cứ để tính thuế sử dụng đất.

    5. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý trách nhiệm cá nhân một số quan chức của UBND tỉnh Khánh Hòa và UBND TP.Nha Trang về hành vi không ban hành Quyết định giải quyết Khiếu nại của công dân; Đây được coi là hành vi “Tước đoạt quyền Khiếu nại - Tố cáo của công dân” theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo; Cũng như hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, tổ chức Cưỡng chế – “Tước đoạt tài sản đất đai của công dân” một cách thô bạo – trái pháp luật theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (!?)
                                          

    Nhằm bảo vệ nền Pháp chế chế độ XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi tán đồng quan điểm với nhân dân tại địa phương, đồng Kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng xử lý nhưng sai phạm nói trên, nhằm giữ nghiêm kỷ cương phép nước; Đặc biệt là hành vi “Tống tiền” của Đoàn Thanh tra Chính phủ tại Dự án Khu đô thioj mới Phước Long, TP.Nha Trang để làm gương cho bọn tội phạm tương tự khác nhưng chưa được phát hiện.

  PTT sưu tầm và biên soạn.