Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Tư liệu về Hội nghị Thành Đô



Hội nghị Thành Đô là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 Tháng 9, 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.
Thành phần tham dự:
Cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990, hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở các nước cộng sản Đông Âu kể cả Liên Xô lần lượt bị dao động đến rạn nứt suy sụp. Kế tiếp là sự kiện Thiên An Môn, khiến các nước Tây phương đồng thanh công kích chính phủ Bắc Kinh, làm cho Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam càng lo lắng trước nguy cơ đổ vỡ của chế độ. Hà Nội bèn tìm cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhấn mạnh xung đột giữa khối tư bản và cộng sản trong khi hòa hoãn với Bắc Kinh mặc dù hai bên đã xung chiến trong thời gian dài trên bộ trong cuộc chiến tranh Biên giới Việt Trung 1979 và ngoài khơi trong Hải chiến Trường Sa 1988.
Quan hệ Việt Trung bấy giờ đã căng thẳng hơn 10 năm. Xúc tiến của Đảng Cộng sản Việt Nam chuyển chính sách sang giai đoạn liên minh "bảo vệ Xã hội Chủ nghĩa" tức là trở lại quan điểm Mác-Lê trước kia chia thế giới làm hai khối tư bản và cộng sản. Vì mất hậu thuẫn của Liên Xô, Việt Nam trước hoàn cảnh cô lập, thay vì đối đầu với Bắc Kinh, đành phải làm hòa với Trung Quốc để tránh cái họa chiến tranh tái diễn giữa hai nước cộng sản. Lãnh đạo Việt Nam lấy yếu tố hai nước cùng chung ý thức hệ nên phải liên kết lại, trong khi bỏ qua vai trò "bá quyền" và "bành trướng" của Trung Quốc được nhấn mạnh bấy lâu. Quan điểm này được thuật lại rõ ràng khi Lê Đức Anh sang Phnom Penh cuối năm 1990. Anh thông báo lại với bộ Chính trị Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung là: "Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc." Kể từ đó nhà nước Việt Nam càng đề cao cảnh giác diễn biến hòa bình trong khi củng cố liên hệ với các nước cộng sản còn lại.
Trước Hội nghị Thành Đô một năm vào Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Nhân dân Lào kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào, khi sang thăm Trung Quốc có đề cập tới việc bình thường hóa bang giao Việt Hoa với Đặng Tiểu Bình. Bình ra điều kiện, Việt Nam phải hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia.
Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại phòng khách Trung ương ĐCSVN. Ngày 16 tháng 8 năm 1990, Hoàng Nhật Tân, con trai Hoàng Văn Hoan, đến Đại sứ quán Trung Quốc gặp Trương Đức Duy để nhắn lời của Nguyễn Văn Linh, là muốn gặp trực tiếp phía lãnh đạo Trung Quốc.
Ngày 21 Trương Đức Duy trực tiếp tới gặp Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, thay vì Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng bộ Ngoại giao vì thái độ chống Trung Quốc của Thạch. Duy ngỏ ý muốn nói chuyện thẳng với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Sáng ngày 22, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến với Trương Đức Duy tại Nhà khách Bộ Quốc phòng. Đến ngày 28 sứ quán Trung Quốc nhận được chỉ thị, là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và cố vấn Trung ương ĐCSVN Phạm Văn Đồng thăm Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990. Do Á vận Hội sắp cử hành ở Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên họ sắp xếp địa điểm hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Đáng ghi nhận là Hà Nội không cử Nguyễn Cơ Thạch đi tham dự vì phải nhượng bộ Bắc Kinh vốn không chấp nhận lập trường của Thạch.
Hội nghị diễn ra tại khách sạn Kim Ngưu, Nội dung chính trong cuộc hội nghị là vấn đề giải quyết chính trị xung đột Campuchia và vấn đề khôi phục bình thường quan hệ Trung - Việt.
Tuy Việt Nam nhấn mạnh liên minh Xã hội Chủ nghĩa khi hòa hoãn với Trung Quốc, Bắc Kinh coi cuộc gặp gỡ chủ yếu là buộc Việt Nam phải rút khỏi Campuchia. Bắc Kinh chỉ thay đổi lập trường khi Hoa Kỳ công bố sẵn sàng bình thường hóa bang giao Việt Mỹ. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch lúc bấy giờ đang xúc tiến với Ngoại trưởng Mỹ là James Baker nhưng việc đó không thành tựu.
Kết quả thực hiện sau Thành Đô
Quân sự
Sau hội nghị, Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia.
Trao đổi thương mại và nối lại bang giao
Ngày 5 Tháng 11, 1991, tức hơn một năm sau cuộc họp ở Thành Đô, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7 Tháng 11, 1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Quan hệ Trung-Việt dần trở lại bình thường.
Theo nhà phân tích ngoại giao Carl Thayer thì Việt Nam muốn tạo một liên minh quân sự giữa Bắc Kinh và Hà Nội nhưng đề nghị này bị Bắc Kinh bác bỏ. Lập trường của Bắc Kinh là hai nước có thể là "đồng chí nhưng không phải đồng minh". Ngược lại Bắc Kinh đòi Hà Nội phải nhận cho hồi hương người Hoa, nhượng bộ lãnh thổ, và hoàn trả những khoản nợ trước kia. Hà Nội không chấp nhận những điểm đó.
Trong khuôn khổ bang giao Việt-Hoa thì Tháng 2 năm 1999, lãnh đạo Trung Việt lại công bố "Tuyên bố chung", xác định phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, nội dung có thể tóm lại thành 16 chữ vàng: "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện".
Lập trường đối ngoại của Việt Nam
Trong khi đó Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch vì bị Bắc Kinh coi là người cản trở quan hệ Việt Hoa nên bị loại bỏ khỏi Bộ Chính trị năm 1991. Mặt khác Việt Nam cũng nỗ lực giao hảo với các nước lân bang trong khối ASEAN và Tây phương cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1992 vẫn đặt ưu tiên vào các nước Mác-Lê và coi Trung Quốc, Cuba, Bắc HànLào là những nước bạn thân hơn cả. Tuy vậy theo nhận xét của Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang dựa trên lịch sử Trung-Xô, Việt-Trung, và Việt-Miên thì kỳ vọng giảm xung đột vì chung ý thức hệ là một "ảo tưởng" vì những quốc gia kể trên tuy chung khối Xã hội chủ nghĩa vẫn giao chiến.
Chính sách đối nội
Về mặt đối nội lịch sử, chính quyền Việt Nam kể từ sau Hội nghị Thành Đô ém nhẹm và không nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 nữa.
Sửa đổi Hiến pháp
Hội nghị Thành Đô theo nhận xét của vài nhà chuyên môn thì đã tác động sâu rộng đến việc Việt Nam soạn lại cả hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 đích danh lên án "bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược" nhưng Hiến pháp năm 1992 bỏ hẳn lập trường chống Bắc Kinh trong văn bản pháp lý của nhà nước.
Bí mật chưa được công bố
Hiện thời chính phủ Việt Nam và báo chí nhà nước không đưa ra một thông tin nào về Hội nghị Thành Đô, đưa tới những tin đồn, là vì sự lo sợ về sự tồn tại của Đảng, phía Việt Nam đã nhượng bộ quá mức, đưa tới sự lũng đoạn của Trung Quốc vào hậu trường chính trị của Việt Nam.
Trong những lời đồn đó có việc Trung Quốc làm áp lực với phía Việt Nam loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho là: "Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch...".
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng cùng quan điểm này: "Trung Quốc rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ. Phái đoàn của ta lúc bấy giờ chả hiểu các ông ấy như thế nào mà lại chấp nhận cái điều kiện ấy của nó."
Theo Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, "kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là "Biên bản tóm tắt" gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia có dẫn chứng), còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả."
Ngày 2 Tháng 9, 2014, danh sách 20 cựu giới chức quân nhân gửi kiến nghị lên Chủ tịch nước Trương Tấn SangThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đòi chính quyền công bố những ký kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Hoa mà đến nay vẫn coi là "tấm màn bí mật". Họ cho rằng những cam kết đó tổn hại đến chủ quyền đất nước. Tên tuổi ký tên trong lá thư ngỏ có Trung tướng Lê Hữu Ðức, Thiếu tướng Trần Minh Ðức, Thiếu tướng Huỳnh Ðắc Hương, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Thiếu tướng Bùi Văn Quỳ, và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.


Báo Nhân Dân về sự kiện 14-3-1988: Một tội ác ghê tởm



             Từ tháng 2-1988 đến tháng 4-1988, báo Nhân Dân đã đăng rất nhiều bài về âm mưu và hành động gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đây là bài trên báo Nhân Dân, số ra ngày 24-3-1988.                                        
                                                          SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA
          Cuộc tiến công bằng tàu khu trục, tên lửa của Trung Quốc vào ba tàu vận tải không có vũ khí tiến công của ta ở vùng đảo Sinh Tồn.
          Sự kiện ngày 14-3 xảy ra ở vùng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa – một vùng lãnh thổ của Tổ quốc ta ở xa đất liền nên chúng ta mới chỉ được nghe thông báo qua hệ thống thông tin. Chỉ có các cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải đã bị các tàu khu trục 502, 506 và 531 của Trung Quốc được trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm vô cớ tiến công, bắn chìm, mới biết rõ cụ thể sự việc xảy ra.
          Chúng tôi đã gặp nhiều cán bộ, chiến sĩ trên các con tàu vận tải mang số 604, 605 và 505 làm nhiệm vụ vận chuyền hàng hóa, lương thực, phương tiện sinh hoạt và trực tiếp bảo vệ đảo.
Ở trên các con tàu khác nhau nhưng tất cả mọi người đều kể lại diễn biến cuộc tiến công của các tàu chiến Trung Quốc một cách cụ thể, thông nhất cả về những tình tiết nhỏ.

Từ buổi chiều ngày 13-3, các làu vận tải cùa ta neo đậu ngay trước thềm các đào Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc vùng đảo Sinh Tồn. Từ đây, nhìn về hướng bắc hơi chếch sang phía đông thấy rõ đảo Sinh Tồn. Thời gian này, các tàu chiến Trung Quốc sau khi xâm phạm trái phép và đưa lực lượng quân sự lên hai bãi đá ngầm Chữ Thập và Châu Viên thuộc lãnh thồ của ta, tiếp tục gây khiêu khích, ngăn cản các tàu vận tải cùa ta, có lúc tàu chiến Trung Quốc bám đuôi và áp mạn tàu ta hăm dọa. Cậy thế tàu chiến, vũ khí hiện đại, chúng định đe dọa, làm nhụt ý chí cán bộ, chiến sĩ vùng đảo Trường Sa. Trên các con tàu nhỏ nhoi, chỉ có trang bị vũ khí bộ binh, cán bộ, chiến sĩ ta với tư thế là người chủ vùng đảo nén căm thủ, nhắc nhau tránh khiêu khích để hoàn thành nhiệm vụ. Đã hàng chục ngày đêm như thế, nên không   khí vùng đảo rất căng thẳng. Cán bộ, chiến sĩ trên các đảo dăm bảy   đêm liền chưa yên một giấc ngủ. Với những chiếc tàu vận tải loại nhỏ 50 - 60 tấn, các sĩ quan và thủy thủ của ta  đã vượt sóng gió cấp 5, cấp 6 đi lại hàng trăm hải lý. Trước âm mưu kẻ thù, với nhiệm vụ  nặng nề    được giao, không ai thấy mệt mỏi. Những đợt sóng lớn như muốn hất  nguợc con tàu lên đảo. Những chiếc nồi quân dụng vừa đổ nước, tàu bị sóng lắc mạnh, nước đồ cạn ráo. Lại thêm một bữa phải ăn lương   khô. Bấy giờ đã nhìn thấy những chiếc tàu chiến Trung Quốc lù lù xuất hiện ở phía tây và phía tây-nam vùng đảo.
Đêm 13-3, các con tàu vận tải cùa ta vẫn trấn giữ ở các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Cán bộ, chiến sĩ không ai ngủ, dõi mắt chăm chú lọc màn đen và vệt sáng của sóng biển, quan sát hoạt động của tàu chiến Trung Quốc. Mệnh lệnh chỉ huy và hoạt động cùa các thủy thủ trên tàu sôi nổi làm cho họ thấy gắn bó với con tàu vả mong muốn trời chóng sáng để lên đảo làm nhiệm vụ.
Rạng sáng, khi những vệt đỏ tím của ánh sáng mặt trời từ phía đông rọi xuống trên sóng biển, các tàu chiến Trung Quốc lại tiếp tục khiêu khích. Ba chiếc tàu lớn của chúng án ngữ phía ngoài. Ba chiếc tàu chiến mang số 566, 553 và 552 của chúng áp sát các tàu vận tải của ta. Có lúc tàu 506, 502 mở hết tốc độ như muốn lao thẳng vào các tàu 604 và 505 của ta ở Gạc Ma và Cô Lin.
Lúc đó trên đảo Gạc Ma, các chiến sĩ ta đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, ra hiệu cho các tàu chiến Trung Quốc biết đây là vùng đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bất chấp luật pháp quốc tế và do cố ý dùng sức mạnh, các loại vũ khí hạng nặng trên các tàu chiến Trung Quốc đều chĩa vào các tàu vận tải của ta. Bị uy hiếp nghiêm trọng, các tàu của ta vẫn bình tĩnh, từ kiềm chế, tránh khiêu khích, nhưng bám trụ kiên cường.
Trên tàu 604, loại tàu “Đại Khánh” do Trung Quốc sản xuất, trọng tải 50 tấn, ta đã sử dụng hàng chục năm nay, đồng chí Thông, cán bộ chỉ huy đứng trước mũi tàu nhắc nhở chiến sĩ tỉnh táo không để mắc mưu khiêu khích của địch. Đồng chí ra lệnh, giọng vang át cả sóng biển:
- Tất cả không được nổ súng khi tôi chưa ra lệnh!
Có chiến sĩ chưa ra trận trước thử thách này trở nên bình tĩnh, tự tin. Số đông chiến sĩ trên tàu 604 quê ở Bình Trị Thiên. Anh em từ hồi còn là học trò đã biết Tường Sa xa xôi. Nay tận mắt thấy kẻ thù của vùng đảo. Trên tàu, các chiến sĩ không ai rời vị trí.
Thượng úy Uông Xuân Thọ, 27 tuổi, máy trưởng tàu 605 bám con tàu trên biển từ mồng 2 Tết đế nay. Anh Nguyễn Duy Hòa, 30 tuổi, thượng úy đài trưởng thông tin tàu 505. Các anh đều nhận được lệnh của người chỉ huy quyết tâm gắn bó với đảo, quyết không rời  đảo, vất chấp mọi hành động ngang ngược của địch.
Khiêu khích, đe dọa không làm cho cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải của ta nhụt chí, không ai mắc mưu chúng, tàu chiến số 502 của  Trung Quốc liền lao vào tàu vận tải 604 của ta. Con tàu 604 vẫn hiên ngang, không nhổ neo. Ngay phía sau tàu 604, một số cán bộ, chiến sĩ do thiế úy Trần Văn Phương, trung đội trưởng thuộc đoàn Trườn Sa trực tiếp chi huy đang làm nhlệm vụ trên đảo có cắm lá cờ của Tổ quốc. Chủ quyền vùng đảo của chúng ta được khẳng định bằng chiếc tàu đang neo tại bến và các chiến sĩ trên đảo. Một phân đội nhỏ được lệnh xuống chiếc ghe nhỏ, chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào bờ, không mang theo vũ khí.
   Điên cuồng trước thất bại uy hiếp tàu vận tải 604 của ta, từ trên chiếc tàu số 502, bọn chi huy Trung Quốc ra lệnh cho bọn lính chuyển xuống xuồng máy, tiến công vào đảo Gạc Ma. Có 71 tên do một tên cầm súng ngắn chỉ huy. Đứa nào cũng cắt tóc ngắn, lăm lăm súng AK đeo đầy băng đạn trước ngực, súng đã giương lê. Một số tên nhảy vào cắt dây từ chiếc tàu 604 của ta dùng để kéo chiếc ghe nhỏ chở các chiến sĩ. Chiến sĩ Lục xông vào nối dây, bị chúng đánh bằng súng AK vào đầu. Tên chỉ huy lăm lăm khẩu súng ngắn cùng hàng chục tên tràn lên bãi đảo của ta, nơi đã có lá cờ Tổ quốc Việt Nam và các chiến sĩ đoàn Trường Sa.
Quen thói hung hăng, chúng chĩa mũi súng vào Trần Văn Phương. Một số tên nói tiếng Việt trắng trợn gào thét: Đây là vùng đảo của Trung Quốc”. Phương và các chiến sĩ ta vừa lên tiếng trả lời: “Hãy bỏ súng xuống, không nên gây đổ máu!” Câu nói của Phương chưa dứt, một tên đã nhào vô hòng nhổ lá cờ đỏ sao vàng. Phưong nhanh tay giằng lấy. Nguyễn Văn Lanh, binh nhất, 22 tuổi lao lên giữ cờ. Một tên lính Trung Quốc cao to, giữ chiếc máy bộ đàm nhỏ trên tay nắm ngay chiếc xà beng của chiến sĩ ta để trên đảo, từ phía sau lao xả vào lưng Lanh. Anh kịp tránh. Phương giữ chặt lá cờ Tổ quốc thì bị một tên khác bắn xả vào anh một loạt đạn AK. Trần Văn Phương ngã xuống. Nguyễn Văn Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay tên chỉ huy thì một tên lính khác dùng lưỡi lê đâm thẳng vào phía sau lưng Lanh, trệch vào bả vai bên trái. Nó bắn tiếp viên đạn AK vào Lanh, trúng sát vết lê đâm. Anh gục xuống trong đống máu đỏ.
Lúc đó vào khoảng 7 giờ 45 phút, chiếc tàu chiến 502 của quân Trung Quốc ở cách khoảng 400 mét dùng pháo 100 mm nã đạn thẳng và đài chỉ huy, vào khoang máy, rồi khoang thủy thù của tàu vận tải 604 chúng ta. Một tội ác ghê tởm, bất ngờ, vô cùng dã man. Tàu 604 của ta bị cháy, chúng còn quay nòng pháo bắn tiếp hàng loạt đạn vào phía trước, phía sauu con tàu. Chỉ có một số ít cán bộ, chiến sĩ trên con tàu kịp nhảy xuống biền, bơi vào bờ đảo.


Một kế hoạch tiến công trắng trợn đã được chuẩn bị sẵn. Cùng lúc đó, các tàu chiến số 502, 556 và chiếc 502 đều dùng pháo lớn bắn tới tấp vào các tàu vận tải 505 và 605 của ta đang neo đậu ở bờ đảo Cô lin và Len Đao. Chiếc tàu khu trục 556 bắn vào tàu vận tải 605 của ta ở cự ly chưa đầy 350 mét.
Sự thật tội ác của quân Trung Quốc ở vùng đảo Trường Sa là như vậy. Cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải của ta đã chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên, quyết tâm giữ vững vùng đảo thân yêu của Tổ quốc, không nổ súng trước để mắc mưu gây chiến của kè thù. Nhưng tội ác của chúng đã vượt lên khỏi mọi đạo lý thông thường, mọi pháp luật quốc tế. Chiếc tàu vận tải 505 bị bắn cháy, hôm nay vẫn nằm trên đảo Cô Lin, các chiến sĩ ta đang có mặt ở đảo Len Đao, dấu vết của cuộc chiến đấu trên đảo Gạc Ma, nơi có lá cờ Tổ quốc chúng ta cắm đầu tiên, nơi nhiều cán bộ, chiến sĩ ta anh dũng hy   sinh vì nghĩa vụ bảo vệ vùng đảo yêu thương là những bằng chứng thực tế, nói lên hành động ngang ngược, tàn bạo của quân Trung Quốc.

Bức thư nghe đồn là của bà vợ hai Lê Duẩn.

Mấy hôm nay, lan truyền một bức thư 16 trang của một người xưng là vợ hai của ông Duẩn gửi 16 ông lãnh đạo cao nhất nước, trong thư bà nói những chuyện về Đại tướng của chúng ta. Một là có kẻ xui bà viết, đội vỏ ông Duẩn, hai là có kẻ ghen ăn tức ở vì dân không dành tình cảm cho mình như Đại tướng. Một bọn hèn hạ làm một việc đê tiện, như vài con kiến hôi bò luẩn quẩn dưới chân tượng đài Đại tướng trong lòng dân. Xin thưa các bạn, kẻ viết thư này không phải địch – chắc chắn không phải địch – mà là ta 100%. Tôi đăng toàn bộ 16 trang thư đó ở đây ( các bạn xếp đặt lại số thứ tự khi đọc nhé ).
Và đây là câu trả lời đích đáng của Lực lượng vũ trang dành cho bọn khốn nạn đó.
“… Sáng 22/9, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng và Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã đến số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tưởng nhớ một năm ngày Đại tướng về với cõi vĩnh hằng (30/8 âm lịch).
Bên ban thờ Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kính cẩn nghiêng mình, tưởng nhớ, tri ân những đóng góp to lớn của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam…”
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-doi/lanh-dao-bo-quoc-phong-dang-huong-dai-tuong-vo-nguyen-giap/322955.html
















Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Về oan sai trong Cải cách ruộng đất.



Trong CCRĐ, gia đình tôi cũng có người chết, bị oan sai. Ông ngoại tôi ( đồng nhiệm với những Trần Hữu Dực, Nguyễn Hữu Khiếu, Chu văn Biên, Nguyễn Quang Xá ) cũng không dám ra tay công khai cứu mẹ tôi bị quy là QDĐ để em tôi phải chết trong nhà giam của Đội. Nhưng có một trường hợp mà tôi lại cảm thấy nhức nhối nhất là bà Cát Hanh Long, nếu không có bà cắm cờ đỏ sao vàng lên xe nhà, chạy qua vùng còn chiếm đóng, lên báo cho chiến khu là khởi nghĩa đã thành công ở HN thì chắc trung ương vẫn mù tịt. Người đã nuôi cơm ăn áo mặc cho hàng trung đoàn quân Vệ quốc rồi bị hành xử đến tận cùng của tội ác – không - đây không chỉ là sai lầm.

Ngày 21-7-1953, báo Nhân dân đăng bài “Địa chủ ác ghê”. Sau đây là toàn văn bài báo:

“Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:Giết chết 14 nông dân. Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống. Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên. Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”.

Tác giả bài báo được ghi là: C.B

Tổ sư thằng nhà báo khốn nạn, bịa đặt 100% về một nhà buôn trẻ tuổi Nguyễn Thị Năm, chính nhà văn Nguyễn Đình Thi giác ngộ, tham gia Mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng rồi sau đó bà gặp, công tác phục vụ, giúp đỡ nhiều cán bộ cách mạng. Sau này bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện...

Khó kể hết những đóng góp của nhà tư sản ấy cho cách mạng. Từng ủng hộ Việt Minh trước Cách mạng Tháng Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng) rồi sau này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần lễ Vàng” ở Hải Phòng với hơn một trăm lạng vàng.
Và rồi để sau gần 3 tháng, ngày cũng như đêm liên miên đấu tố bà năm luôn bị cách lý vói gia đình. Bà bị bắt bị đấu tố với tội danh tư sản địa chủ cường hào gian ác, bị xét xử ngày 22/5/1953  rồi bị lôi ra pháp trường xử bắn ngày 20-7-1953 - ngày 29 tháng Năm Âm lịch. Sự kiện bi thảm ấy diễn ra vào lúc 8 giờ tối - bà vừa tuổi 47 ( 1906 – 1953 ).

     Tháng 6 năm 1953, Nguyễn Hanh được chỉ thị về nước có lệnh gấp. Chẳng cần phải khi cánh cổng trại cải tạo Tuyên Quang doang rộng và mình được điệu cổ vào, Nguyễn Hanh mới biết mình đang lâm nạn mà thái độ thù địch của những người dẫn anh đi khi qua biên giới đã báo trước cho Nguyễn Hanh những sự dữ.  Những ánh mắt như tóe lửa khi hướng về phía anh. Cả những lời phũ phàng bật ra ở địa điểm đón đầu tiên Con cái bọn bóc lột cường hào ác bá…
            Còn Nguyễn Cát, người con trai thứ thời điểm bà Năm bị thụ hình, đang được học tập chỉnh huấn chỉnh cán bên Trung Quốc có điều không cùng nơ,. ông em lúc ấy đã là Trung đoàn trưởng của sư 308. Hoàng Công là tên hồi Nguyễn Cát hoạt động bí mật.
Cũng như ông anh, từ Trung Quốc, Trung đoàn trưởng Nguyễn Cát bị dẫn ngay về nước và vào thẳng trại một trại cải tạo Thái Nguyên.

Cái điều Hanh – Cát  không biết là mẹ mình đã bị bắn.

Mãi cuối năm 1956, các ông mới được tha. Tận hơn 30 năm sau, năm 1998 ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn Cát hai con trai của bà Năm đã được công nhận là cán bộ  hoạt đông lâu năm, cán bộ tiền khởi nghĩa. Còn người  con dâu Đỗ Thị Diệp, sớm hơn năm 1980 đã được xác nhận danh hiệu cán bộ hoạt động lâu năm. Riêng Cụ Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long thì vẫn… đợi. 
Hằng bao năm nay, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện cho trọn vẹn Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29-4-1995. Đó là một nghị định nhân văn như tên gọi của nó: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ; mà vận dụng cụ thể vào trường hợp cụ Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm theo đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ!

Người con trai còn lại duy nhất của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi - ông có đợi được cho mẹ Cát Hanh Long của mình không ?