Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

'Trần trụi' về quan hệ Việt – Trung

Tình hình “biển Đông dậy sóng” thời gian qua không nằm ngoài bối cảnh tham vọng lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc cũng như mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa hai nước Việt - Trung.

Phóng viên Đất Việt online đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Ngọc Vương, ĐH Quốc gia Hà Nội, người đã nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, về điều này.
PV: Ông đánh giá thế  nào về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, không chỉ là mối quan hệ ngoại giao hiện tại, mà là dưới góc độ lịch sử, văn hóa?
PGS.TS. Trần Ngọc Vương: Thực tế thì từ trước đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một quan hệ rất phức tạp. Dù công khai hay không công khai thừa nhận thì đó là một thực tế không ai có thể che giấu được.
Mối quan hệ phức tạp đó được thể hiện trên nhiều phương diện: chính trị, văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, chân chính hay không chân chính, lành mạnh hay không lành mạnh, trong đó có cả tâm lý đám đông.
Trước hết, cần phải khẳng định quan hệ Việt – Trung từ quá khứ lịch sử đến tận ngày nay là một quan hệ nhiều chiều phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy nghịch lý, mâu thuẫn.
Năm 1998, tại Đại học Bắc Kinh, tại cuộc gặp mặt và trao đổi trực tiếp giữa học giả 2 nước Việt Nam, Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đã hỏi tôi: Ông nghĩ như thế nào về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Tôi muốn nhắc lại một ý mà tôi đã trả lời lúc đó, như là một nhận thức đã trở thành công thức cố định: Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ít nhất phải nhìn trong 3 góc độ, 3 tư cách của Trung Quốc.
Trong lịch sử, Việt Nam tiếp thu nhiều từ Trung Quốc, cho nên tư cách đầu tiên của Trung Quốc đối với Việt Nam là tư cách ông thầy. Đây là điều không chối cãi được do Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc cả một thiên niên kỷ. Trong suốt thời gian dài đó, người Việt đã học tập rất nhiều điều từ người Trung Quốc. Chúng ta không thể nào không kính trọng một dân tộc có nền văn minh, văn hóa thuộc loại hàng đầu thế giới.
Tư cách 2: Trung Quốc với Việt Nam là bạn: Bạn ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa và được quy định bởi nhiều điều kiện.
Thứ nhất, là 2 nước láng giềng có chung đường biên giới rất dài cả trên đất liền và trên biển. Do có chung đường biên giới quá dài nên để có thể sống với nhau ổn định, cần có sự hữu nghị cả về phương diện cộng đồng, xã hội lẫn phương diện quốc gia. Bản thân tôi cũng có những người bạn Trung Quốc.
Thứ hai, chữ “bạn” ở đây được hiểu vừa là đối tác, vừa là đối thủ. Ngay trong một cộng đồng nhỏ cũng tồn tại những đối thủ, huống hồ là giữa 2 đất nước. Nếu bỏ qua tư cách đối thủ, tự anh sẽ làm hại anh do sẽ dẫn đến mất cảnh giác. Điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Nhưng không vì vậy mà yếu tố đối thủ làm triệt tiêu yếu tố đối tác, bằng hữu.
Nhưng theo tôi, nếu xét trên tư cách bằng hữu, sự hợp tác giữa 2 nước chưa cao. Bởi muốn hợp tác có hiệu quả thì 2 nước phải có những mục tiêu và lợi ích chung. Phải có định hướng về tầm nhìn là cùng nhìn về 1 hướng thì sự hợp tác mới lâu bền và toàn diện. Nếu quay lưng lại với nhau hay người này tìm cách tranh thắng hơn so với người kia thì không thể hợp tác được. Trong hợp tác, nguyên tắc “Cả 2 cùng thắng” mới là nguyên tắc quan trọng nhất, chứ không phải kẻ thắng người thua.
Tư cách bằng hữu này về lâu về dài vẫn cần phải duy trì để cùng tồn tại.
Tư cách 3: Việt Nam thường xuyên là nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sự bành trướng đế chế của Trung Quốc: Trong thực tế, do nhiều lý do lịch sử, Việt Nam không phải là nước lớn để đặt đồng đẳng trên bàn cân so với Trung Quốc. Cho nên, tồn tại bên cạnh một đế chế khổng lổ có dân số chiếm 1/5 nhân loại không phải là điều đơn giản. Rõ ràng, so về tiềm lực, quốc lực, Việt Nam không phải là đối thủ cạnh tranh bình đẳng của Trung Quốc. Không nhận thức được điều này thì sẽ mất nước. Tôi cũng muốn sử dụng khái niệm “sự bành trướng đế chế” như là một thuật ngữ của khoa học lịch sử.
Chính vì điều này, ngay từ quá khứ lịch sử đã luôn đặt ra 1 tình huống, đó là: mất cân bằng.
Đối với nước nhỏ bé hơn, đây bao giờ cũng là hiểm họa. Điều này không có gì lạ, khắp nơi trên thế giới đều như vậy. Nói một cách lạnh lùng hơn, đây là một quy luật, có thể gọi là “chủ nghĩa Darwin xã hội”, đó là quy luật sinh tồn cạnh tranh về mặt xã hội.
Quy luật này chính các nhà kinh điển Mác – Lênin đã nhận thức và coi là quy luật bất di bất dịch: Quốc gia nào mạnh sẽ đi xâm lược, quốc gia nào yếu sẽ bị xâm lược. Không có một quốc gia đạo đức thuần túy nào từng xuất hiện trên trái đất. Chủ nghĩa bành trướng như là một lẽ đương nhiên của các nước lớn. Trung Quốc từ xưa đến nay, trừ những giai đoạn tự mâu thuẫn, tự đấu tranh nội bộ, khi họ đạt được sự thống nhất nhất định thì họ đều có tư thế nước lớn. Và khi có tư thế nước lớn, họ tự có thuộc tính bành trướng.
Khi bàn về đế chế Sa Hoàng, Lênin đã phải thừa nhận một thực tế khách quan, tất yếu: Khi nó đã là đế chế, là một quốc gia có quy mô lớn như đế chế Nga thì nó hút theo nó rất nhiều sự phụ thuộc, ép các cộng đồng dân tộc xung quanh nó trở thành vệ tinh.
Tôi xin nhắc lại, đế chế nào, quốc gia lớn nào cũng vậy. Sức ảnh hưởng, bành trướng của các đế chế này là sức hút nam châm, có xu hướng hút và cuốn các nước xung quanh vào bên trong nó. Nếu chống lại được lực hút đó thì được độc lập, còn nếu không li tâm được thì tất yếu sẽ bị phụ thuộc.
Tôi cho rằng, xu thế chung của nhân loại và nói riêng các quan hệ khu vực  trong khoảng một thiên niên kỷ trở lại đây là những quốc gia như Việt Nam ngày càng thể hiện tư thế độc lập hơn, tự quyết, tự chủ hơn so với các đế chế kiểu như Trung Quốc. Mặc dù có những thời điểm trong lịch sử, xu thế đó không phải là dạng đồ thị tiến thẳng, có những lúc người cầm quyền Việt Nam tỏ ra bạc nhược, yếu hèn, nhưng nhìn tổng thể thì Việt Nam ngày càng độc lập hơn.
Việt Nam hoàn toàn đủ nội lực để tự mình trở thành một quốc gia độc lập hơn nữa, bình đẳng hơn nữa với các thế lực bên ngoài. Điều kiện của quốc tế hiện đại cho phép thực hiện được, hiện thực hóa được xu hướng đó.
Báo chí và các trang mạng Trung Quốc, kể cả các tờ được coi là chính thống và quan trọng hàng đầu, kể cả Đài Truyền hình Trung ương, hiện nay đang liên tục xuyên tạc về Việt Nam, tôi xin gọi là nói rất láo về Việt Nam.

PV: Tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề cần giải quyết trong quan hệ giữa hai nước.  Một bước tiến  có thể nói khá quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp này  là  các bên đồng thuận không sử  dụng vũ lực.  Vậy vì sao gần đây tình hình lại đột ngột “nóng” lên, cùng  với đó là sự đe dọa  sử dụng vũ lực  từ phía Trung Quốc?


PGS Trần Ngọc Vương: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về cái gọi là việc sắp xếp lại trật tự thế giới,  cấu trúc lại những vùng ảnh hưởng trên thế giới. Nhìn theo nhiều lĩnh vực, có thể xuất hiện những cường quốc khác nhau, thậm chí có thể gọi là những siêu cường khu vực. Nhìn một cách tổng thể, rõ ràng Trung Quốc đang có khát vọng trở thành một siêu cường, ít nhất là siêu cường khu vực.
Từ năm 1978, khi khởi xướng lên việc định hướng lại và cải cách kinh tế để tạo vị thế của Trung Quốc, cho đến gần đây, Trung Quốc nêu lên một số mệnh đề mà tôi cho rằng đặc biệt cần chú ý.
Thứ nhất là mệnh đề: “Một hữu đới đầu” - Nhất quyết không đi đầu. Họ chấp nhận không làm người dẫn đầu, không gánh vác trách nhiệm trước thế giới. Điều này có thể dễ dàng hiểu được, cũng là do họ chưa đủ điều kiện để làm vậy dù họ muốn. Tôi cho rằng, về tầm nhìn, đó là một tầm nhìn dài hạn và khôn ngoan của họ.
Mệnh đề thứ hai là “thao quang dưỡng hối”, tức là che bớt ánh sáng, nuôi dưỡng cái tù mù. Trung Quốc muốn giữ cho riêng mình một vùng bí mật rộng lớn trong các quốc sách cũng như trong việc đo đếm, tính toán quốc lực của họ. Đây là một cách giữ gìn bí mật quốc gia để quốc tế không thể biết được tiềm lực thực sự của Trung Quốc. Dù bên ngoài có nói xấu hay nói tốt, nói hay hay nói dở, Trung Quốc cũng không phản đối hay khẳng định quyết liệt.
Mệnh đề thứ ba là “nhất quốc lưỡng chế”, tức là một nước hai chế độ. Chính mệnh đề này đã gây ra tranh luận giữa tôi với các học giả Trung Quốc năm 1998, thời điểm khi họ đang tiếp nhận Hồng Kông.
Khẩu hiệu “Nhất quốc lưỡng chế” mà Đặng Tiểu Bình đưa ra là một tôn chỉ mà họ đang thực hiện và sẽ còn lâu mới thực hiện xong. Đây chính là câu khẩu hiệu gây nhiều suy nghĩ cho tôi.
Tôi đã hỏi các giáo sư, học giả Trung Quốc ở Đại học Bắc Kinh rằng: Một nước 2 chế độ, nghĩa là một bên anh duy trì XHCN, một bên anh duy trì TBCN? Vậy thì CNXH có phải mục đích tối hậu của Trung Quốc không? Đó của phải là hệ tư tưởng của Trung Quốc không?
Họ nói theo họ là như vậy. Tôi nói: Vậy thì theo logic, anh phải tồn tại 2 chế độ, dù cho tầm nhìn xa đến đâu, khoảng thời gian dài đến đâu, nhưng nếu đến “một lúc nào đó”, tình trạng đó sẽ được / bị xóa bỏ, thì đó vẫn cứ là một công thức mang tính chiến thuật, dù nó không ngắn hạn về mặt thời gian. Cuối cùng anh phải giải quyết vấn đề 2 chế độ ra sao chứ? Phải nhất thể hóa thành một chế độ chứ? Nếu khẳng định như thế, tôi không tin là trên bốn chục triệu người ở mấy vùng lãnh thổ kia để yên cho anh “sáp nhập” dễ dàng.
Trong trường hợp ngược lại, nếu anh nói rằng đó là một tôn chỉ lâu dài, không xác định về mặt thời gian thì tức là anh từ bỏ về mặt nguyên tắc đối với chủ nghĩa cộng sản. Vì trong một nhà nước phải có, và chỉ có một hệ tư tưởng. Giả sử các vùng lãnh thổ như Đài Loan sáp nhập với Trung Quốc thì hệ tư tưởng lúc đó chắc chắn phải khác hệ tư tưởng bây giờ. Vậy hệ tư tưởng đó là gì? Các học giả Trung Quốc không trả lời được. Họ hỏi ý kiến của tôi thế nào. Tôi nói: đó chính là chủ nghĩa tư bản, hoặc một dạng khác, xác thực hơn nữa: chủ nghĩa dân tộc. Họ im lặng nhưng sa xẩm mặt mày.
“Thao quang dưỡng hối” và “không đi đầu” thì hiện nay Trung Quốc đang dần dần từ bỏ. Tức là họ công khai bộc lộ và thị uy sức mạnh, đồng thời một bộ phận kích động chủ nghĩa dân tộc.
Nguy cơ về sự bùng lên và khó lòng kiểm soát của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là điều có thật. Cái tâm lý này nằm cả ở những người ở cấp cao, tuy tôi chưa dám nói những nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc thì ở mức độ như thế nào.
Vì thế, tôi cho rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc bùng nên và khó kiểm soát đang thực sự là một nguy cơ đối với chúng ta. Tôi theo dõi báo chí và các trang mạng Trung Quốc, qua các thống kê của chính các trang đó, tôi thấy các con số về tỷ lệ người Trung Quốc đòi “dạy cho Việt Nam một bài học” là rất cao. Điều này phản ánh một tỉ lệ trung bình cộng mà chúng ta cần phải hết sức cảnh giác. Đương nhiên là các nhà chính trị không dễ dàng đưa ra các quyết định dựa trên những thống kê trên mạng như vậy, nhưng cũng chắc chắn họ sẽ bị chi phối bởi điều này.
Để hiểu tận căn nguyên, tôi không chỉ theo dõi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mà tôi còn phải theo dõi cả thực thể Trung Hoa, tôi cho rằng hiện nay, những vấn đề mâu thuẫn nội tại của xã hội Trung Quốc là căng thẳng nhất thế giới. Có người đã nói ví von là: Giữa những tỷ phú giàu nhất thế giới đã có người Trung Quốc, nhưng những cộng đồng nghèo đói nhất thế giới cũng có người Trung Quốc. Điều đó dẫn đến những bất an về mặt xã hội.
Những bất an xã hội đó khiến tôi rất lo lắng. Không phải chỉ lo và thương cho người Trung Quốc. Tôi không dám nói đó là tất yếu, nhưng theo những lối mòn của lịch sử, để trấn an nội bộ, trong mấy nghìn năm qua, Trung Quốc luôn dùng phương pháp chuyển mâu thuẫn ra ngoài. Tức là cứ mỗi lần nội bộ Trung Quốc có vấn đề lớn, các nhà cầm quyền Trung Quốc lại tiến hành xâm lược một vùng nào đó. Họ dùng “võ công” để răn đe và giải quyết mâu thuẫn bên trong. Tức là họ không đánh trực tiếp đối thủ trong nước mà tấn công bên ngoài để làm giảm áp lực và xả bớt lực căng xã hội. Xin nói thật, đây là điều tôi sợ nhất vì Việt Nam có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, các tỷ lệ thống kê cao trên mạng phản ánh đúng điều này.
Báo chí và các trang mạng Trung Quốc, kể cả các tờ được coi là chính thống và quan trọng hàng đầu, kể cả Đài Truyền hình Trung ương, hiện nay đang liên tục xuyên tạc về Việt Nam, tôi xin gọi là nói rất láo về Việt Nam.

Tôi nghĩ là người Trung Quốc đâu thù Việt Nam đến thế. Những người làm chính trị, quan sát chính trị đều nhận thấy trong thời gian qua Việt Nam đã nhẫn nhịn rất nhiều. Thế giới không ngây thơ để tin vào những tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc là Việt Nam luôn gây hấn và kích động. Rõ ràng là người Việt Nam luôn có tâm lý hòa hiếu, muốn yên ổn. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Võ công thiên tài và chiến công hiển hách như Quang Trung mà trước khi đánh trận Đống Đa còn yêu cầu Ngô Thì Nhậm viết sẵn biểu tạ tội, rồi biểu cầu phong.
Vì vậy, vấn đề ở đây là chúng ta phải tránh để bị Trung Quốc biến thành vật hi sinh. Nhưng đồng thời, ta không chỉ giữ thể diện với dân mà về lâu dài cần phải nuôi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta. Như cụ Hồ đã nói một câu thể hiện tất cả: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Chúng ta vừa phải mềm mỏng, nhẫn nhịn nhưng cũng luôn phải tự cường, rắn rỏi.
PV: Hòa bình, đó là khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam. Song, cũng như ý chí nhân dân, các vị lãnh đạo của Việt Nam luôn khẳng định “chủ quyền là số một”. Từ cái nhìn lịch sử, theo Giáo sư,  làm thế nào để giữ được cả hai điều này?
PGS Trần Ngọc Vương: Mặc dù có những cái đầu ở Trung Quốc đang rất nóng, và cả nhiều cái đầu ở các nước láng giềng của Trung Quốc, đương nhiên cả ở ta, cũng đang nóng, nhưng theo tôi chúng ta nên coi đó là chuyện bình thường. Có những phản ứng cực đoan thái quá là bình thường. Cả ở đây nữa, “trái tim có những lý lẽ riêng mà cái đầu không thể hiểu”. Nhưng đó không phải là tất cả. Vấn đề là các nhà cầm quyền phải biết giữ tỉ lệ cực đoan đó ở mức có thể kiểm soát được và không gây ra tác hại. Các nhà lãnh đạo cần có cách hành xử và giải quyết vấn đề phù hợp.
Tôi cho rằng với diễn biến của tình hình vừa rồi, sự bộc lộ thái độ và hành động của cộng đồng và người dân Việt Nam là hợp lý. Giữ mức độ như thế là hợp lý.
Với tư cách là người cũng đã nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tôi cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay đối với chúng ta là làm thế nào để cân bằng được niềm tự hào dân tộc, khí phách dân tộc với hoạt động thực tiễn chính trị tỉnh táo để đạt được mục tiêu quan trọng hàng đầu là giữ gìn độc lập dân tộc. Đồng thời tránh cho dân tộc khỏi những tổn thất, va chạm không cân sức và không cần thiết.

-  Xin cảm ơn Giáo sư.


Thực hiện : Bá Mạnh

Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu

Vũ ơi : Việt Nam đã coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu.

 

Nguồn: TTXVN
Ngày 23/8, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Thượng nghị sỹ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam của Thượng nghị sỹ.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao các chuyến thăm gần đây của Thượng nghị sỹ Jim Webb tới Việt Nam và cảm ơn những đóng góp tích cực của ông đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương và những quan tâm của ông đối với các vấn đề hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng bày tỏ vui mừng về sự phát triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian qua, khẳng định trong triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp tục coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược.

Thượng nghị sỹ Jim Webb chúc mừng Bộ trưởng Phạm Bình Minh đảm nhiệm cương vị mới, bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam, mong muốn tiếp tục góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước.

Thượng nghị sỹ Webb cũng khẳng định cá nhân ông và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình trong khu vực, khẳng định Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ giải pháp đa phương và hòa bình đối với các tranh chấp trên Biển Đông.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Thượng nghị sỹ Jim Webb trong năm nay. Lần gần đây nhất ông Webb thăm Việt Nam vào tháng Tư./.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

LAO ĐỘNG KHÔNG PHÉP Ở CÀ MAU: HẾT HẠN XỬ LÝ, LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG VẪN ĐẦY CÔNG TRƯỜNG!

Ngày 19.8 là thời hạn để xử lý lao động Trung Quốc (LĐ TQ) không phép ở dự án Khí – điện – đạm Cà Mau. Thế nhưng, hôm qua ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy trên công trường này vẫn còn rất nhiều LĐ TQ làm việc tay chân…
Như Thanh Niên đã thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có công văn yêu cầu Sở LĐ-TB-XH, Công an, Ban quản lý dự án (BQLDA) cụm khí – điện – đạm Cà Mau và các nhà thầu TQ đang tham gia xây dựng Nhà máy đạm (NMĐ) Cà Mau (KCN khí – điện – đạm Cà Mau, xã Khánh An, H.U Minh, Cà Mau) báo cáo, xử lý tình trạng LĐ TQ không phép đến ngày 19.8. Công văn này cũng nêu rõ, đối với những LĐ phổ thông TQ sẽ đưa về nước và thay thế bằng LĐ phổ thông của địa phương.
Ngày 21.8, PV Thanh Niên có mặt ở công trường NMĐ Cà Mau, thấy những LĐ phổ thông TQ vẫn làm việc bình thường. Đến khu vực nào cũng bắt gặp LĐ TQ tham gia các khâu LĐ chân tay.
Trước đó, ông Văn Tiến Thanh, Phó trưởng BQLDA cụm khí – điện – đạm Cà Mau cung cấp cho PV Thanh Niên số lượng LĐ TQ trên công trường NMĐ Cà Mau là 1.733 người, trong đó có 1.056 LĐ không phép và LĐ phổ thông là 440 người.
Cùng ngày, khi tiếp xúc PV Thanh Niên, nhiều công nhân người địa phương cho biết trong những ngày qua, những LĐ TQ vẫn làm việc bình thường. Họ còn cho biết thêm, lâu lâu lại thấy công nhân TQ đào hố chôn vụn sắt xuống đất (sâu khoảng hơn 1m). Còn trong thi công, phát hiện lựu đạn, bom (lẫn trong cát xây dựng) công nhân TQ lấy giấy gói lại, quăng xuống sông Cái Tàu (cảng của NM) và những chỗ nào mà mọi người ít phát hiện, chứ không báo cho công binh đến lấy (?).
Theo quy định, những vụn sắt đó nhà thầu phải gom về một chỗ nhưng như thế sẽ tốn thời gian và công sức nên họ lấp xuống đất và cho làm đường lên. Việc này chính quyền địa phương từng một lần phát hiện.
Cũng theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, hiện BQLDA cụm khí – điện – đạm Cà Mau cùng các nhà thầu đã bổ sung hồ sơ xin cấp phép cho LĐ của họ, nhưng số lượng bao nhiêu thì lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH “xin khất” câu trả lời. Tương tự, việc đến khi nào sẽ đưa hết số LĐ phổ thông TQ về nước như chỉ đạo của UBND tỉnh và đến ngày 21.8 các nhà thầu đã tiến hành đưa được bao nhiêu LĐ về nước…, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng “xin khất” câu trả lời.
Theo Thanhnien

Sẽ thẩm tra lại tư cách một đại biểu Quốc hội

Vừa qua, nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã đăng tải thông tin về tư cách cũng như những việc làm sai phạm của một vị ĐBQH mới trúng cử. Dư luận cũng đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải xác minh làm rõ các vấn đề liên quan. 
Ngày 21/7, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thẩm tra tư cách của 500 ĐBQH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (22/8), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề xuất Thường vụ nên quan tâm đến các thông tin này. Dù Quốc hội đã tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu nhưng trước những luồng thông tin dồn dập trên báo chí vừa qua, Ban công tác đại biểu nên xác minh để làm rõ.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng Quốc hội không nên đứng ngoài cuộc trước các luồng thông tin khác nhau trong công luận.
“Nếu đứng ngoài cuộc là chúng ta vô cảm với chính vị đại biểu đó cũng như vô cảm với công luận. Chẳng hạn, trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, nhiều cử tri hỏi tôi về trường hợp này nhưng tôi không biết trả lời thế nào”, ông Ksor Phước nói.
Theo ông, những luồng thông tin về sai phạm của vị ĐBQH này đã râm ran trong công luận ngay trước kỳ họp Quốc hội, nhưng rồi trong quá trình thẩm tra tư cách đại biểu, vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Để đến khi kết thúc kỳ họp, thông tin lại lan rộng thêm trên nhiều tờ báo.
“Bài học rút ra là chúng ta phải chú ý xử lý thông tin ngay trong quá trình Quốc hội đang họp. Bây giờ mọi chuyện đã công khai rồi, cả nước đều đã biết, nên chăng Thường vụ Quốc hội giao ban công tác đại  biểu đi thẩm tra lại và công khai kết quả xác minh cho toàn dân  biết”, ông Ksor Phước nói.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, tiếp thu ý kiến thường vụ, Ban công tác đại biểu và các cơ quan có trách nhiệm sẽ tiến hành thẩm tra tư cách vị đại biểu này trong thời gian tới.
Theo VNN

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Nhìn các BÀ ĐBQH khóa này nghĩ về CHỊ Phạm thị Vách


Quốc hội khóa 3 có NGƯỜI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, được gọi bằng CHỊ thôi cũng xứng đáng bằng hàng vạn BÀ. Tôi nhớ về CHỊ Đại biểu quốc hội khóa 3 Phạm thị Vách. Khi nước lụt dâng cao, nguy cơ vỡ đê, đe dọa ngập Hà nội. CHỊ đứng trên thuyền cùng chống lụt với chúng tôi. CHỊ yêu cầu đánh đắm một thuyền chở chuối xanh để lấp cửa khẩu bị vỡ. Chủ thuyền hỏi Bà là ai mà ra lệnh. CHỊ nói : Tôi là ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Và lệnh của CHỊ được chấp hành.

Nay ở Quốc hội khóa 13 bà ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI đỏng đảnh, thích gây scandan, là “ Tiến sỹ “ dởm Chu thị Châu Anh, tôi muốn hỏi lại những điều mà một kẻ ngu như tôi chưa biết : Bà đại diện cho ai ???  Và có mách bảo với BÀ rằng : với kiểu cách của BÀ, khi tiếp xúc với cử tri cố gắng kiềm chế đừng hỏi “ trồng cây gì ?? nuôi con gì ??“ để tránh  hiểu nhầm.

Nay Quốc hội khóa 13 bà ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI  Đỗ Thị Thu Hằng đứng đầu một doanh nghiệp đang tàn phá môi trường để thu lợi. Vedan là MỘT doanh nghiệp nước ngoài nên họ không thèm đếm xỉa đến quyền lợi của người Việt chúng ta. Còn bà ĐẠI BIỂU gom nước thải của những BỐN MƯƠI HAI doanh nghiệp rồi đổ ra môi trường. Đây là tiêu chí của doanh nghiệp do bà lãnh đạo chứ không phải lỗi vô ý. Tội phạm hình sự thì thấy hậu quả ngay nên người ta quan tâm nhiều. Còn tội phạm về môi trường có khi nó giết chết cả một thế hệ thì dửng dưng là không được.

Nay Quốc hội khóa 13 bà ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Đỗ thị Hoàng Yến mà với việc tòa án Tỉnh Long an xử vụ ly hôn của bà ở  đã làm tốn rất nhiều giấy mực, công sức của nhiều người quan tâm đến sự trong sạch của bà. Báo Công an TP Hố Chí Minh – và nhiều báo khác là căn cứ để các bạn tham khảo, tôi không viết dài nữa bởi không thể đầy đủ như các anh chị ở các báo đã viết. Nhưng đau đáu trong lòng câu hỏi : tại sao tòa án Việt nam lại xét xử bằng sự công nhận luật pháp Hoa kỳ tại Việt nam. Bao nhiêu vụ án nữa sẽ lấy luật pháp Hoa kỳ để xét xử trên đất nước ta.

Điều lớn nhất theo tôi là tất cả các cơ quan chức năng của Quốc hội – nơi lòng dân gửi gắm  sự tin yêu lại im lặng. Có phải đây là sự IM LẶNG ĐÁNG SỢ hay là SỢ MINH BẠCH MÀ IM LẶNG.

Hãy làm cho dân tin tưởng, dân nghe theo. Đảng ta từ năm 1930 đã biết cách rồi mà.
"Một người có đức tin tương đương với sức mạnh của 100.000 người chỉ có các mối quan tâm" Hình như John Stuart Mill nói thế, mặc dù tôi không muốn lấy lời triết gia Anh quốc làm lời nhấn nhưng tôi chưa tìm được câu nào thích hợp. Tha lỗi cho tôi.

Thư gửi Chủ tịch Quốc hội.

Kính gửi :                          Ông Nguyễn Sinh Hùng
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt nam
Chủ tịch quốc hội Nước CHXHCN Việt nam.
.
Ngày 24.7.2011 tôi đã có thư gửi Chủ tịch về việc đục bỏ lời Bác Hồ khắc trên bia dựng ở đền thờ Quang Trung tại núi Quyết. Sau tôi đã rõ là chỉ ốp lên để bịt lại chứ không phải đục bỏ. Nay không bịt nữa. Tôi cám ơn Chủ tịch rất nhiều vì đã nghe thấu đề nghị của dân.
Thế mới biết là góp ý kiến cho Chủ tịch không khó và dứt khoát là có kết quả. Nên với tinh thần công dân, cương quyết bảo vệ đảng, bảo vệ uy tín của chế độ, hôm nay tôi có thư này, trình bày với Chủ tịch nỗi bức xúc khi tôi thấy không chỉ Chủ tịch bị người ta đánh lừa, mà cả chúng tôi cũng bị lừa dối bằng những thủ đoạn thô thiển nhất. Mà đau đớn nhất, khốn nạn nhất là kẻ lừa đảo lại gồm những thành viên của Chủ tịch, đang đóng vai đại biểu của chúng tôi.
Không biết trong muôn vàn bận rộn, Chủ tịch đã biết chưa : Trên các báo phát hành thời gian qua, tôi được biết 3 đại biểu quốc hội có những sai trái – theo tôi đến mức – mà nếu còn là đại biểu quốc hội thì chỉ làm xấu hình ảnh một quốc hội do đảng ta lãnh đạo. Tôi xin làm người tố giác trực tiếp với chủ tịch. Nếu không tặng phần thưởng thì Chủ tịch cũng đừng ghép tôi vào tội chống đối.

Cụ thể như sau :

1 – Đại biểu Châu Thị Thu Nga
Khai man lý lịch ứng cử đại biểu quốc hội. Ngay trước khi bầu cử đã bị dư luận xôn xao, cho là bà Nga đã "khai man học vị Tiến sĩ để ứng cử ĐBQH". Chả biết sức ép từ "báo lề trái" mạnh hay tiền của bà này đè chết người, mà trước ngày diễn ra bầu cử, Báo Đại Đoàn kết (Cơ quan của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đăng bài to đùng với đầy đủ tài liệu, chứng cứ để nằng nặc bảo vệ: "Ứng cử viên ĐBQH Châu Thị Thu Nga không khai man lý lịch".

Thậm chí, Báo Đại Đoàn kết còn phán như... Hội đồng Bầu cử Trung ương: "Như vậy từ trình độ học vấn, chuyên môn đến việc công nhận học vị Tiến sỹ cho bà Nga chỉ còn là vấn đề thể thức. Trong khi đó trong tiểu sử tóm tắt bà Nga khai là trình độ chuyên môn Tiến sỹ Quản trị kinh doanh và
đang là Nghiên cứu sinh  là có thể chấp nhận được. Việc “nâng cao quan điểm, chụp mũ” cho ứng cử viên Châu Thị Thu Nga là khai man lý lịch trong lúc bà Nga đã qua 3 lần hiệp thương và chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày bầu cử QH là một điều rất không nên, cần được các cơ quan có trách nhiệm lưu tâm".
Sau đó còn có chuyện cơm không lành canh chẳng ngọt giữa bà Nga với báo ĐĐK là chuyện khác.

Nhưng  đang là Nghiên cứu sinh  thì sao lại xưng là Tiến sỹ thì tại sao kém nhất thì bà Nga, cao nhất thì Chủ tịch cho ý kiến xem sự việc thực hư thế nào. Nói dối trước quốc dân mà quốc hội không có chế tài gì ư ??? Theo tôi lỗi này phải bãi miễn.

2 – Đại biểu  Đỗ Thị Thu Hằng.
Theo báo  Người Lao động : “  … Rạng sáng 4/8, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an đã bắt quả tang nhà máy xử lý nước thải của KCN Long Thành (huyện Long Thành - Đồng Nai) xả nước thải có mùi hôi đen đặc, hôi nồng nặc ra rạch Bà Chéo (thông với sông Đồng Nai).
Ngay khi phát hiện hàng ngàn m³ nước bẩn tuôn ào ạt ra từ cửa xả của nhà máy, các trinh sát đã ập vào phòng điều hành hệ thống xử lý của nhà máy này và phát hiện các nhân viên của nhà máy đang vận hành để nước thải ô nhiễm tuôn ra môi trường qua hệ thống cống ngầm.

Chỉ đêm 3/8, đã có hơn  9.000 m³ nước thải chưa được xử lý từ nhà máy này tống thẳng ra rạch nối với sông Đồng Nai.

Chiều 4/8, Đại tá Phan Hữu Vinh, Phó Cục trưởng C49, đã chỉ đạo các trinh sát kiểm tra sơ đồ nhà máy và khui đào một số vị trí chôn cống ngầm để kiểm tra. Đại tá Vinh nhận định thủ đoạn xả thải của nhà máy này rất tinh vi, cống ngầm âm sâu khoảng 2-3 m dưới đất. Các trinh sát đã kiểm tra sơ đồ vận hành nhà máy và khai quật nhiều điểm có đường cống ngầm.

Nhà máy xử lý chất thải này của công ty Sonadezi trực thuộc Tổng công ty Sonadezi – là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Đồng Nai. Nhà máy có nhiệm vụ gom nước thải của 42 công ty trong KCN Long Thành để xử lý. Ngay sau khi bị bắt quả tang, lãnh đạo công ty Sonadezi đã ký vào biên bản vi phạm hành chính của C49.”

Bà Hằng nói: “Hiện nay chúng tôi đang chờ kết luận của cơ quan chức năng, là cơ quan chủ quản, khi có kết luận cuối cùng chúng tôi sẽ phối hợp để xử lý theo kết luận trên. Nếu có sai sót chúng tôi sẽ sửa chữa đúng theo tiêu chí hoạt động của công ty”.

Kính thưa Chủ tịch. Thủ tướng nói rằng : “ Môi trường là vấn đề đại sự của đất nước “ thì sao đây. Chả lẽ cho qua ông ấy, mặc ông ấy nói gì thì nói à. Mất thiêng thủ tướng đáng kính của chúng ta.
 Đại biểu quốc hội, ngồi trong hội nghị mà Chủ tịch làm chủ tọa đấy, tham gia một tổ chức mà chủ tịch đứng đầu đấy. Chủ tịch cho một lời để DÂN BIẾT rồi mới  BÀN được chứ. Theo tôi tội này phải đi tù.

2 – Đại biểu : Đặng thị Hoàng Yến.

Báo Cựu chiến binh ( 22/07/2011 ) trên mục Chống tiêu cực có bài : Cần xem xét tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIII của bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Trích “… Bà Đặng Thị Hoàng Yến cùng với em trai là Đặng Thành Tâm tham gia điều hành Công ty cổ phần Tân Tạo tại TP Hồ Chí Minh và làm nhiều dự án ở Long An và các tỉnh miền Tây. Do làm ăn gian dối, bà Yến đang bị một công ty ở Long An khởi kiện. Một điều khiến dư luận đang xôn xao khi được tin bà Đặng Thị Hoàng Yến và em trai là Đặng Thành Tâm đều trúng ĐBQH. Gia đình này đại phúc, thật hiếm có. Nhưng dư luận thì cho rằng đất nước này đại họa vì một người có lai lịch xấu như chị em bà Yến, có chồng quốc tịch Mỹ đã chui vào được QH. Dư luận trong cán bộ đang đặt ra nhiều câu hỏi việc bà Yến vào QH có thể chứa đựng mưu đồ chính trị của nước ngoài. Vì sao bà Yến là kẻ phạm tội, khi từ Mỹ về lại không bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ và xử lý? Ngược lại, lại được chấp nhận vào QH trong khi ông Chủ tịch UBND tỉnh Long An lại thất cử. Nhân dân ở tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh đồn rằng: Chị em bà Yến đã chi nhiều tiền cho việc tranh cử ở Long An. Dư luận còn cho rằng khi ở Mỹ, Đặng Thị Hoàng Yến được giới cầm quyền Mỹ đứng sau. Khi về Việt Nam, bà Yến đã quan hệ thân thiết với nhiều quan chức trong chính quyền. Bà Yến được “một ông rất to” ở T.Ư giới thiệu cho tỉnh Long An giới thiệu bà ứng cử vào QH khóa XIII. Cán bộ tỉnh Long An ngậm ngùi chịu thiệt…
Tôi là một trong hàng ngàn cán bộ Long An lấy làm hổ thẹn, thực sự lo lắng và mất lòng tin vào cơ quan nhân sự của QH của ta đã để lọt một phần tử xấu vào cơ quan dân cử cao nhất. Không ai lường được sắp tới sẽ xảy ra điều gì ở QH? “Diễn biến hòa bình” là từ đây.”
Và Chủ tịch xem tiếp : Hồi âm bài báo “Cần xem xét tư cách ĐBQH khoá XIII của bà Đặng Thị Hoàng Yến”: Vu cáo hay sự thật?  (11/08/2011)
Sau khi Báo CCB Việt Nam số 872, ra ngày 21-7-2011 đăng bài “Cần xem xét tư cách ĐBQH khóa XIII của bà Đặng Thị Hoàng Yến”, ngày 26-7-2011, bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo, Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Đức, Chủ tịch HĐQT Đại học Tân Tạo, ĐBQH khóa XIII có đơn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng Báo CCB Việt Nam truyền bá nội dung của các Blog và báo phản động chống Đảng và Chính phủ Việt Nam, Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam vu cáo, bôi nhọ bà Yến, tiếp tay cho các thế lực thù địch nước ngoài phá hoại Quốc hội (!). Vậy Báo CCB Việt Nam vu cáo hay đã nói lên sự thật? ( Xem toàn bài trên báo CCB )
Về bà này, cứ như mấy anh nhà báo CCB nói – mà tôi tâm niệm Báo chí  là vũ khí của Đảng – thì tôi thấy vấn đề lớn hơn nhiều. Chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng ( trích bài báo ) : “ Để tránh hậu họa cho Đảng, là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Long An - chúng tôi cũng đã sơ bộ trao đổi với nhau phải kiến nghị với T.Ư xem xét lại tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm, không để họ ở QH. Tôi cũng xin đề nghị cơ quan tổ chức của Đảng, cơ quan công an làm rõ mối quan hệ của bà Yến ở trong nội bộ ta và điều tra về hành vi phạm pháp của bà Đặng Thị Hoàng Yến và Jimmy Trần để làm rõ mục đích chính trị họ trở lại Việt Nam.
Kính thưa Chủ tịch. Lòng dân dành cho đảng là vô bờ. Lòng tin yêu tự nguyện là sức mạnh vô địch. Tôi rất tin tưởng ở đảng cũng như những tuyên bố của 4 vị đứng đầu hiện nay. Nhưng tôi hơi sốt ruột vì những mối quan tâm của chúng tôi, lòng tin của chúng tôi -  có phải vì quá mê mải những việc khác – mà như là Chủ tịch và các vị đồng nhiệm để xuống thứ yếu.

Kính mong Chủ tịch thể hiện thật tốt vai trò công bộc của dân như Thủ tướng đã long trọng tuyên bố với nhân dân.
 Xin dừng ở đây để không mất nhiều thì giờ của Chủ tịch. Mong Chủ tịch giúp chúng tôi làm tốt khẩu hiệu : DÂN BIẾT – DÂN BÀN – DÂN KIỂM TRA để thể hiện rõ lòng yêu nước của chúng tôi.
Kính chúc Chủ tịch một nhiệm kỳ làm việc có nhiều thành tích, thể hiện rõ nét một Quốc hội, một nhà nước CỦA DÂN – DO DÂN – VÀ DÂN.

                                                                                 Kính thư

                                                                  Phan Trí Đỉnh Cựu chiến binh
                                                         36 B Ngõ 278 Thái Hà – Phường Trung Liệt.
                                                                 Quận Đống đa – TP Hà nội
                                                                      
                                                           

Vụ “đại gia” ly hôn và bản án kỳ lạ: Rút kháng nghị vì : bản án phù hợp với luật pháp nước... Mỹ!

* Viện trưởng VKS tỉnh Long An: Rút lại kháng nghị theo chỉ đạo của VKS tối cao?
Quá nhiều sai phạm nghiêm trọng liên quan đến vụ án “xin ly hôn” giữa nguyên đơn Đ.T.H.Y và bị đơn Trần Jimmy, trong đó có những sai phạm quá lộ liễu, thể hiện rõ sự xem thường pháp luật! Chính vì thế nên ngày 20-1-2011, Phó viện trưởng VKS tỉnh Long An Nguyễn Công Pha ký quyết định số 05/QĐ/KNPT kháng nghị bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của TAND tỉnh Long An theo thủ tục phúc thẩm. Đề nghị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xét xử vụ kiện theo hướng hủy cả hai bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về TAND tỉnh Long An xét xử lại đúng quy định pháp luật.
Quyết định kháng nghị của VKS có đầy đủ căn cứ, đúng pháp luật. Thế nhưng ngày 28-2-2011, Viện trưởng VKS tỉnh Long An Đinh Văn Sang ký quyết định số 11/QĐ/KNPT-DS, rút kháng nghị số 05/QĐ/KNPT vì xét thấy: “Bản án sơ thẩm số 19/2010/HN-ST của TAND tỉnh Long An đã được Tòa án khu vực tư pháp thứ 309 quận Harris, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ công nhận phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, theo công điện số 46/LS-TLSQ ngày 24-2-2011 của Tổng lãnh sự quán VN tại Houston, Texas do ông Tổng lãnh sự Lê Dũng ký. Cho đến nay, hai bên đương sự vẫn không có ý kiến khiếu nại vấn đề gì liên quan đến quyết định của bản án”. Từ “xét thấy” trên, Viện trưởng Đinh Văn Sang cho rằng việc duy trì kháng nghị số 05/QĐ/KNPT của VKS tỉnh Long An là không cần thiết (?!). Thật khó tin, VKS đã vạch rõ những vi phạm nghiêm trọng của bản án nhưng Viện trưởng Sang lại rút kháng nghị chỉ vì sự công nhận phù hợp của một tòa án cấp quận ở tận nước Mỹ xa xôi!
Sau khi rút kháng nghị, ngày 14-3-2011, Viện trưởng Sang ký văn bản số 57/BC.VKS dài 8 trang giấy vi tính gởi Thường trực Tỉnh ủy Long An báo cáo quá trình kiểm sát giải quyết vụ án “xin ly hôn” giữa Đ.T.H.Y và Trần Jimmy. Qua báo cáo, Viện trưởng Sang đã chỉ rõ cho lãnh đạo Tỉnh ủy thấy hàng loạt vi phạm cả thủ tục tố tụng lẫn nội dung của bản án số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của TAND tỉnh Long An do thẩm phán Lê Văn Lắm ngồi ghế chủ tọa xét xử. Trong đó, Viện trưởng Sang nhấn mạnh ba điểm sai (mang tính đặc biệt nghiêm trọng) như Báo CATP đã phản ánh.
Thứ nhất, ngày 6-1-2011, VKS tỉnh Long An nhận được bản án số 19/2010/HN-ST do TAND tỉnh Long An chuyển sang dài 9 trang giấy. Trong khi đó, bản án gốc lưu trong hồ sơ của TAND tỉnh dài đến 10 trang, không có bản án 9 trang! Đến ngày 18-1-2011 qua đường bưu điện, VKS tỉnh nhận được bản án 19/2010/HN-ST dài 10 trang (giống với bản án lưu). Nguyên đơn Đ.T.H.Y có đơn gởi TAND tỉnh ngày 5-10-2010 đề nghị trong việc xét xử và ra quyết định cần đảm bảo và công bố rõ các nội dung như “sự bảo hộ chung về quyền xét xử công bằng...; không gian lận...; không có những vấn đề hay việc các bên chưa được giải quyết...; tòa án được thành lập một cách hợp pháp và phù hợp...” (Báo CATP đã phản ánh trong số báo phát hành ngày 16-8-2011). Ngày 6-10-2010, tòa xét xử và tống đạt bản án số 19/2010/HN-ST cho bà Y. Ngày 7-10-2010, bà Y. có đơn gửi tòa, cho rằng bản án còn sai sót về mặt văn phong và lỗi chính tả nên đề nghị tòa chỉnh sửa lại để “đạt chuẩn như quy đinh”. Căn cứ vào hai đơn nêu trên của bà Y., Viện trưởng Sang kết luận: “Có cơ sở xác định bản án bà Y. nhận ngày 6-10-2010 là bản án 9 trang (giống như bản án của TAND tỉnh Long An gửi VKS tỉnh). Bản án 10 trang có sau khi bà Y. gửi đơn ngày 7-10-2010 đề nghị tòa án chỉnh sửa lại”. Việc “bổ sung” thêm vào bản án cả một đoạn dài hơn trang giấy vi tính là trái với quy định pháp luật.
Thứ hai, biên bản kết thúc phiên tòa thể hiện trong hồ sơ vụ án lúc 11 giờ 5 phút ngày 6-10-2010. Thế nhưng, trước đó lúc 11 giờ tòa đã có sẵn bản án để tống đạt cho bà Đ.T.H.Y. Viện trưởng Sang kết luận: “Việc tòa án phát hành bản án trước khi kết thúc phiên tòa xét xử công khai là điều không thể có đối với một phiên tòa xét xử bình thường”.
Thứ ba, theo đơn khởi kiện ngày 10-5-2010, bà Y. nêu rõ tài sản chung giữa bà và bị đơn Trần Jimmy không có. Nhưng tại phiên tòa ngày 6-10-2010 bà Y. yêu cầu tòa công nhận những tài sản giá trị cực lớn (có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng) gồm tiền mặt, tài khoản, hàng hóa, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, đồ kim hoàn... Viện trưởng Sang kết luận: Tòa đã xác định và giao hết tài sản cho bà Y. là không có cơ sở.
Cũng trong văn bản số 57/BC.VKS, Viện trưởng Sang nêu rõ: Qua hai ngày làm việc tại VKS tỉnh Long An (17 và 18-2-2011), sau khi xem xét các tài liệu do đương sự và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp, hồ sơ vụ án, nội dung đã kháng nghị và qua làm việc trực tiếp với bà Đ.T.H.Y ngày 18-2-2011, Vụ 5 - VKS tối cao kết luận: “Quyết định kháng nghị của VKS tỉnh Long An là có căn cứ; hồ sơ có nhiều tài liệu do TAND tỉnh hợp thức hóa”. Tuy nhiên VKS tối cao cho rằng bản án số 19/2010/HN-ST đã được Tòa án khu vực tư pháp thứ 309 quận Harris, tiểu bang Texas công nhận phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, từ đó chỉ đạo VKS tỉnh Long An rút kháng nghị.
Viện trưởng Sang khẳng định: “Kháng nghị số 05/QĐ/KNPT ngày 20-1-2011 của VKS tỉnh Long An là có căn cứ, VKS tỉnh rút kháng nghị là do VKS tối cao chỉ đạo. Do đó, những vấn đề sai phạm liên quan đến quá trình giải quyết và ban hành bản án của TAND tỉnh Long An đề nghị Thường trực Tỉnh ủy có biện pháp chỉ đạo xử lý vụ việc nghiêm túc để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”.
Là người đứng đầu cơ quan giám sát thực thi pháp luật, Viện trưởng Đinh Văn Sang khẳng định kháng nghị có cơ sở nhưng lại rút vì có sự chỉ đạo. Ai là người chỉ đạo rút kháng nghị số 05/QĐ/KNPT ngày 20-1-2011 có cơ sở, đúng pháp luật của VKS tỉnh Long An? Việc chỉ đạo này bằng “miệng” hay văn bản với lý do đưa ra có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Với hàng loạt sai phạm (trong đó có những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng mang tính cố ý) liên quan đến vụ án “xin ly hôn” nhưng lạ thay thẩm phán Lê Văn Lắm chỉ bị “cảnh cáo” (?). Điều này khiến dư luận không khỏi “kinh ngạc”! Công luận đang chờ sự phản hồi đầy trách nhiệm của VKS tỉnh Long An.

Ân Thiên Hoàng – Báo CA TP HCM

“Dân vi quý!” - Bài mới trên báo QDND

Ông cha ta dạy rằng: “Quan nhất thời, dân vạn đại”! Dân tồn tại muôn đời, là yếu tố lớn nhất để tạo nên một quốc gia. Một đất nước, “tồn” hay “vong”- là do dân. Còn làm quan thì chỉ một thời gian, dù quan cao tước lớn đến đâu, đường công danh có thông đồng bén giọt đến đâu, chung quy rồi cũng về hưu, làm thường dân.
Thời nào, ở quốc gia nào cũng vậy, có những người, do có khả năng, tài đức thật sự mà được bổ nhiệm vào các chức vụ này nọ. Họ là những quan chức xứng đáng giữa danh và thực. Nhưng, thực tế thì lắm kẻ đức mọn tài hèn, vô danh tiểu tốt, được ô dù nâng đỡ, hoặc dùng tiền, dùng kế, đã ngoi lên ghế ông nọ bà kia. Nhưng, cái chốn quan trường xưa nay cũng lắm cạm bẫy, hiểm hóc, chông gai, mâu thuẫn - nhiều khi chính các quan cũng hãm hại nhau chứ chẳng phải do dân (Ví như vụ án Lệ Chi Viên, dẫn tới việc Nguyễn Trãi (1380 – 1442) tài cao đức lớn bị tru di tam tộc!). Hết thời, hết vận, mất chức tước, quan lại trở thành dân, thậm chí còn bị tù đầy. Nhiều người làm quan, khi về hưu, không được dân chấp nhận, thậm chí không dám bước ra khỏi cửa nhà mình, vì bị dân căm ghét, khinh bỉ.
 “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Bởi thế, triết gia Trung Quốc cổ đại nổi tiếng là Khổng Tử đã khẳng định: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Câu này Bác Hồ ta đã nhắc lại nhiều lần); nghĩa là: Dân đáng quý trọng nhất, đất nước ở hàng thứ hai, vua chỉ đáng xem nhẹ! Khổng Tử còn đề xuất một câu nói bất hủ: “Phải lấy dân làm gốc”. Thật vậy, có dân, thì mới có quốc gia, từ đấy mới sinh ra vua chúa, quan lại. Những nhà tư tưởng lớn của Nho giáo còn khẳng định và có ý nghĩa cảnh báo: “Làm lật thuyền, mới biết sức dân mạnh như nước”! Thi hào Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến điều hệ trọng này.  
Thời nay, Bác Hồ dạy cán bộ, đảng viên: “Phải làm người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (Di chúc). Bác từng nói: “Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất, đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính” (“Hồ Chí Minh - Toàn tập”, NXB CTQG, Hà Nội, năm 2000, tập 8, tr. 513). Ngày 19-9-1945, trong bài “Chính phủ là công bộc của dân”, Bác viết: “Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính phủ phải làm nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” (“Hồ Chí Minh- Toàn tập”, NXB CTQG, Hà Nội-1995, tập 4, tr.23). Tại buổi gặp mặt cán bộ tỉnh Hà Tây, ngày 10-2-1967, Bác nói: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân”; và Bác nhấn mạnh: “Làm đầy tớ nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân” (“Hồ Chí Minh - Toàn tập”, NXB CTQG, Hà Nội, năm 1995, tập 12, tr.222).
Xưa nay, quan chức cỡ to, cỡ nhỏ, có nhiều quan thanh liêm, có nhiều cán bộ tốt từ trung ương đến địa phương. Mà cũng phải thấy rằng người tốt vẫn là chủ yếu thì đất nước mới đứng vững, phát triển như ngày nay. Tuy vậy, cán bộ chưa tròn trách nhiệm, không là công bộc ngày càng nhiều, có thể thấy ở hai biểu hiện. Một là: Những người thực lòng yêu nước thương dân, sống cần - kiệm - liêm - chính, chí công vô tư. Họ cũng đáng quý. Nhưng trên thực tế, những người này ít hoặc không dám phê phán, phản đối những sai trái của thượng cấp, vì họ sợ bị trù dập, bị vô hiệu hoá, bị “ngồi chơi xơi nước”(!), thậm chí có thể bị kẻ xấu hãm hại, và họ khéo lựa để yên thân nhưng xã hội thì không phát triển được nếu ai cũng như họ. Hai là: Loại “quan chức tham nhũng”. Đảng ta nhận định: “Quốc nạn” tham nhũng là nguy cơ lớn cho sự tồn vong của chế độ và đang ra sức đấu tranh chống các tệ nạn này! Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau khi đắc cử, đã trả lời báo chí: “Nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước hiện nay là phải kiên quyết phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí”! Loại “quan chức tham nhũng” có hai cách thể hiện lối sống của mình: 1- Ngay khi đang tại chức, đã bộc lộ quá rõ cái ham muốn bổng lộc, kẻo khi mất chức hoặc về hưu rồi thì hết thời “làm ăn”. Đây là loại “vũ dũng vô mưu”, dễ bị phát hiện! Đã có một số “quan” loại này bị đưa ra xét xử. 2- Loại tham nhũng “kín võ” bội phần, nhận hối lộ bạc tỷ, vài trăm mét vuông đến hàng héc-ta đất, lại còn bao nhiêu bổng lộc khác nữa, nhưng rất kín đáo, khéo che đậy. Đây là loại nguy hiểm lạ thường. Đến khi “hạ cánh” rồi thì nhiều người trong số họ mới xây biệt thự, sắm ô tô đắt tiền, nhiều vị còn tậu nhà ở nước ngoài, cho con đi du học; còn một số vị khác thì “siêu kín võ”, cứ để... “của chìm”, dành cho nhiều đời con cháu!
Chẳng cái gì lọt được mắt dân! Những người làm quan có nhân có đức, thì khi về làm dân, vẫn được dân kính trọng, khi gia cảnh có sự cố thì được dân giúp đỡ. Còn loại quan tham, dù lộ liễu trắng trợn, hoặc “kín võ” đến mức nào, dù có lọt lưới pháp luật, cũng vẫn bị dân lên án, căm ghét, khinh bỉ, xa lánh. Loại quan này lúc nào cũng nơm nớp, tránh tiếp xúc với dân, lúc nào cũng chúi trong kín cổng cao tường, ra ngoài thì chỉ cụp mắt xuống nhìn đường, nhìn đất! Mới hay, “Ăn cơm với mắm cáy, thì ngáy o o/ Ăn cơm với thịt bò, thì lo ngay ngáy”! Suy cho cùng, chức vị, danh vọng, tiền bạc, của cải - cũng chỉ là những thứ phù vân! Chỉ có thực sự yêu nước, thương dân, làm những việc ích nước lợi dân, có cái tâm, cái đức với dân - mới là điều quý giá tồn tại mãi với đời và mới để được phúc cho con cháu! 
ĐÀO NGỌC ĐỆ

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh đối với cán bộ chính quyền cơ sở

 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. “     Bác Hồ
Trong bộ máy quản lý hành chính, chính quyền cơ sở là cấp thấp nhất, nhưng là cấp có tầm quan trọng đặc biệt; là nơi thực tiễn diễn ra sôi động, phong phú hàng ngày; nơi trực tiếp biến mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động, đồng thời là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách đó. Bởi thế, suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chăm lo xây dựng bộ máy chính quyền các cấp, trong đó đặc biệt chú trọng về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ chính quyền cơ sở.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với việc giải quyết hàng loạt vấn đề nóng bỏng nhằm bảo vệ nền độc lập mới giành được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành nhiều thời gian, tâm sức chỉ đạo việc xây dựng, củng cố chính quyền các cấp. Dưới bút danh Chiến Thắng, Người đã viết một loạt bài đăng tải trên Báo Cứu Quốc, đề cập đến bản chất, chức năng của chính quyền; chỉnh đốn đạo đức tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Đến hôm nay, sau hơn nữa thế kỷ, những vấn đề đó vẫn còn mang ý nghĩa lý luận và thực triển sâu sắc
Nêu lên bản chất của chế độ mới và nguyên tắc hoạt động của bộ máy chính quyền cách mạng, trong các bài “Chính phủ là công bộc của dân” (Báo Cứu Quốc, số 69, ngày 17/10/1945), “Thư gửi uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” (Báo Cứu Quốc, số 69, ngày 17/10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân chứ không để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới chính quyền thống trị của Pháp, Nhật” [1]. Đấy là bản chất cách mạng thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Bởi vậy, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, mục đích của bộ máy chính quyền và thái độ đạo đức, lề lối làm việc của cán bộ các cấp trong chế độ mới phải là vì dân, là công bộc của dân. Điều Người quan tâm trăn trở là làm sao và bằng cách nào để chính quyền các cấp thực sự là chính quyền của dân, phấn đấu mưu cầu tự do, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân: “ngày nay, chúng ta xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thi độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” 2. Độc lập, tự do của nước nhà với hạnh phúc tự do của mỗi người phải là một thể thống nhất, và đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mối quan hệ đó mang ý nghĩa trọn vẹn cả về tinh thần và vật chất, cũng là mục đích cao nhất mà Người yêu cầu chính quyền các cấp phải phấn đấu thực hiện.
Với các tầng lớp nhân dân, Người nhắc nhở phải chứng tỏ tinh thần và sức mạnh của người làm chủ đất nước, thiết thực góp sức vào công cuộc bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ, ra sức xây dựng chính quyền vững mạnh. Đồng thời, Người cho rằng, trong việc xây dựng, cũng cố chính quyền các cấp- mà trước hết là chính quyền phường, xã phải khắc phục khuynh hướng hẹp hòi, cục bộ, bè cánh gây mất đoàn kết nội bộ. Đối với những người trong bộ máy chính quyền mắc khuyết điểm nhỏ, Người mong đồng bào nên có thái độ khoan dung, độ lượng, giải quyết trên tinh thần dân chủ, kỷ cương, đoàn kết; tránh tình trạng trọng kích động bạo lực, thù hằn cá nhân…
Lường trước và thấy rõ những vấn đề sẽ nãy sinh trong bộ máy chính quyền cơ sở và để ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra ở trong một số địa phương. Trong các bài “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” (Báo Cứu quốc, số 69, ngày 17/9/1945), “Thiếu óc tổ chức- một khuyết điểm lớn trong uỷ ban nhân dân” (Báo Cứu Quốc, số 58, ngày 4/10/1945), “Thư gửi uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” (Báo Cứu Quốc, số 69, ngày 17/10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết và nêu ra 6 căn bệnh cần đề phòng và chữa trị: 1) “trái phép”, trị người vì tư thù tư oán. 2) “cậy thế”, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. 3) “hủ hoá”, tham ô lãng phí của công. 4) “tư túng”, kéo bè, kéo cánh đưa người trong họ, người thân vào tổ chức chính quyền, loại bỏ người tài đức. 5) “chia rẽ”, gây mâu thuẩn nội bộ, làm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. 6) “kiêu ngạo”, coi khinh nhân dân, vác mặt làm quan cách mạng… Người yêu cầu cán bộ “ai không phạm những lỗi lầm trên thì nên tránh xa và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lỗi lầm trên thì gắng sức sửa chữa nếu không thì Chính phủ sẽ không khoan hồng”1; đồng thời nghiêm khắc nhắc nhở cán bộ phải hết sức thận trọng trong việc chi dùng công quỹ, tránh tình trạng tổ chức ăn uống linh đình, lấy của công dùng vào việc riêng hoặc chi dùng của công không công khai dân chủ, gây bè kéo cánh, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ…
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để khắc phục những căn bệnh trong nội bộ chính quyền cơ sở, thì nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu là khâu cán bộ. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong các bài “Muốn thành cán bộ tốt phải có tinh thần tự chỉ trích” (Báo Cứu Quốc, số 51, ngày 26/9/1945), “Sao cho được lòng dân” (Báo Cứu Quốc, số 65, ngày 12/10/1945), Người giành trọn nội dung cả hai bài viết để uốn nắn, chỉnh đốn đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên. Theo Người, để có được đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng được những đòi hỏi về phẩm chất, năng lực của những “công bộc” thì việc lựa chọn cán bộ vào các ủy ban nhân dân ở các địa phương là vấn đề đặc biệt quan trọng. Hồ Chí Minh chỉ rõ tiêu chí lựa chọn của cán bộ công chức phải là “những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các ủy ban đó” 1.
Người nghiêm khắc yêu cầu cán bộ phải rèn luyện mình, chí công, vô tư đối với công việc, đặc biệt phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, làm những việc có lợi cho dân, không phạm những nguyên tắc tổ chức của bộ máy chính quyền, vào tự do dân chủ của nhân dân. Trả lời cho câu hỏi làm sao cho được lòng dân? Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dẫu khó khăn đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý” 2. Ngoài ra, cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ phải có tỏ thái độ mềm dẻo, khôn khéo, chân tình, chí công, vô tư khi giải quyết những vấn đề phức tạp trong nội bộ.
Trong các bài “Cách tổ chức các ủy ban nhân dân” (Báo Cứu quốc ngày 11 tháng 9- 1945), “Thiếu óc tổ chức, một khuyết điểm lớn của ủy ban nhân dân” (Báo Cứu quốc ngày 4 – 10-1945), “Tinh thần tự động trong các ủy ban nhân dân” (Báo Cứu quốc ngày 5 – 10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những hạn chế, tiêu cực đang diễn ra trong các ủy ban nhân dân như tình trạng lộn xộn, thiếu óc tổ chức, sử dụng cán bộ không hợp lý, bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả… Đề khắc phục những hạn chế đó, Người đã ký các sắc lệnh qui định cụ thể về vai trò, vị trí của chính quyền địa phương, cách thức tổ chức, cơ cấu nhân sự của các ủy ban nhân dân; phân biệt rõ mô tổ chức bộ máy và công tác quản lý ở đô thị với nông thôn… Đó là một mô hình tổ chức chính quyền gọn nhẹ, khoa học, các vị trí chức danh được xác định rõ ràng, bảo đảm vai trò quản lý của nhà nước xuống đến cấp cơ sở.
Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ sau ngày đất n­ước giành được độc lập là cẩm nang hành động, lý luận dẫn đư­ờng hết sức quan trọng cho đội ngũ cán bộ các cấp và cũng là cơ sở lý luận đ­ược thực tiễn những năm đầu cách mạng tháng Tám thành công kiểm nghiệm, bổ sung để đến năm 1947, Ng­ười viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” nổi tiếng . Như tên gọi của nó, mục đích của tác phẩm là nhằm sửa chữa những sai sót, lệch lạc, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, đảng viên, chấn chỉnh công tác đảng theo những chuẩn mực về tư cách của người đảng viên và những nguyên tắc, cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ trong bộ máy chính quyền các cấp…Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc chỉ ra hầu hết những khuyết điểm, những căn bệnh đã mắc hoặc chớm nãy sinh trong bộ máy chính quyền cách mạng; chỉ rõ nguyên nhân và cách khắc phục những biểu hiện tiêu cực đó; hướng dẫn cặn kẽ cách lựa chọn, sử dụng và đào tạo cán bộ….
Ngày nay, đọc lại những chỉ dẫn của Người về xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, chúng ta càng thấm thía giá trị lý luận, thực tiễn của nó và khâm phục trước tầm nhìn rộng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người sớm chỉ ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế của đội ngũ cán bộ, đảng viên và bộ máy chính quyền với mong muốn xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân vững mạnh toàn diện. Và chỉ có như thế, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, đoàn thể mới đến được dân, để biến phong trào cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân, mới có thể động viên cao độ sức mạnh tiềm tàng của lòng yêu nước, yêu chế độ trong nhân dân vào công cuộc xây dựng, bảo vệ chính quyền, vào việc tăng cường thực lực để bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Và, cũng chỉ như thế, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh do Đảng đề ra mới có điều kiện triển khai sâu rộng trong cả nước.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng chính quyền cấp cơ sở vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Nhìn vào thực tế xã hội hiện nay, khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi mọi quan hệ xã hội đang chịu sự tác động nhiều chiều, chúng ta thấy rõ các căn bệnh thường gặp ở chính quyền cấp cơ sở mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, đã cảnh báo là không thể xem thường. ở nhiều nơi đã và đang xẩy ra hiện tượng vi phạm nguyên tắc dân chủ, tham ô, hối lộ, hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Trong công cuộc cải cách hành chính, đổi mới công tác cán bộ  hiện nay, những quan điểm và chỉ dẫn về xây dựng chính quyền cơ sở của Người vẫn thực sự hữu ích trong việc nghiên cứu, thiết kế bộ máy ủy ban nhân dân các cấp, trong đó có cấp cơ sở; góp phần cảnh tỉnh, nhắc nhở cán bộ chính quyền cơ sở phải nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

( Theo Tạp chí Văn hóa Nghệ an )

1, 2 Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1995, tr 56

1 Sđd, tr 58
1,2,3 Sdd, trang 22, 47-48

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Hãy cứu ngư dân Quảng bình bị TQ bắt giữ

SGTT.VN - Ngày 18.8, ông Nguyn Ngc Hiếu, ch tch UBND xã Bo Ninh, Đng Hi, Qung Bình, cho biết mt tàu đánh cá cùng năm ngư dân đang đánh cá trên bin đã b phía Trung Quc bt gi.

Tàu b
bt gi mang bin hiu QB 1825 TS, do ông Nguyn Văn Thnh làm ch tàu, bn thuyn viên khác b bt cùng ông Thnh gm Nguyn Văn Tiến, Lê Văn Hiến, H Văn Tnh, Nguyn Văn Hnh. Theo ông Hiếu, tàu cá ca ông Thnh b bt vào chiu ngày 8.8 nm trong khu vc đánh cá chung. Ngày 18.8, bà Nguyn Th Hng, v ông Thnh nhn đin thoi t Trung Quc, thông qua mt phiên dch, cho biết phía Trung Quc đòi chuc 6.250 USD mi th tàu và năm người v.

Chi
u ngày 18.8, mt cán b cc Lãnh s, b Ngoi giao xác nhn vi phóng viên Sài Gòn Tiếp Th, có mt tàu cá ca ngư dân xã Bo Ninh, Đng Hi, Qung Bình b phía Trung Quc bt gi. Theo s Ngoi v Qung Bình, ngày 8.8, tàu cá QB 1825 TS, do ông Nguyn Văn Thnh làm ch tàu cùng bn thuyn viên khác đã b lc lượng ngư chính Trung Quc bt gi ti to đ 17°50’ vĩ đ bc, 109°20’ kinh đ đông. Hin nay s Ngoi v chưa có thông tin gì t phía Trung Quc, đang ch tin t cc Lãnh s.

Qu
c Nam – Vit Anh